Xu Hướng 9/2023 # 7 Cây Cầu Trọng Yếu Của Thủ Đô Hà Nội # Top 11 Xem Nhiều | Xfsq.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # 7 Cây Cầu Trọng Yếu Của Thủ Đô Hà Nội # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 7 Cây Cầu Trọng Yếu Của Thủ Đô Hà Nội được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xfsq.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cầu Nhật Tân

Cầu Nhật Tân là một trong những cây cầu huyết mạch của thủ đô Hà Nội, là cây cầu dây văng dài nhất Việt Nam với độ dài lên đến 9km. Sự hoành tráng và hiện đại của cầu Nhật Tân bắt nguồn từ mẫu thiết kế tiên tiến và việc áp dụng công nghệ bê tông cốt thép dự ứng lực đột phá của thế giới. Là một trong những công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh, kết cấu nhịp cầu chính theo dạng cầu dây văng nhiều nhịp với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng. Cầu được xem là biểu tượng mới của Thủ đô Hà Nội với 5 nhịp dây văng tượng trưng cho 5 cửa ô. Cầu Nhật Tân không chỉ có ý nghĩa lớn về kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị, xã hội trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Tổng chiều dài dự án là 8.933m, trong đó cầu Nhật Tân dài 3.755,0m, mặt cắt ngang 33,2m theo quy mô cầu thiết kế vĩnh cửu. Cầu chính là cầu dây văng liên tục 5 trụ tháp với tổng chiều dài 1.500m (các nhịp chính có chiều dài 300m). Đường hai đầu cầu có tổng chiều dài là 5.178,8m. Trên toàn tuyến sẽ có 4 nút giao, trong đó có 3 nút giao khác mức. Đây là công nghệ sản xuất bê tông hiện đại nhất thế giới hiện nay và lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam. Công nghệ này chính là nền tảng để tạo nên sự bền vững vượt bậc cho cầu Nhật Tân. Theo thông tin từ nhà thiết kế, thì cầu Nhật Tân có thể chịu được động đất cấp 8, độ bền dự kiến lên đến hàng trăm năm.

Cầu Đông Trù

Cầu Nhật Tân

Cầu Đông Trù được áp dụng công nghệ mới và là cầu vòm ống thép nhồi bê tông đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á, có khả năng chịu được động đất cấp 8. Đây là một cây cầu “trẻ” nối huyện Đông Anh với quận Long Biên tuy chỉ dài 1,1km bắc qua sông Cầu Đông Trù nằm cách cầu Đuống và cầu Long Biên khoảng 4,5 đến 5km. Cầu có chiều dài 1.240m, đoạn cầu chính dài khoảng 500m, chiều rộng 55m với 8 làn xe chạy theo cả 2 chiều.

Cầu Đông Trù được chính thức khởi công và ngày 10/9/2006 và sau 8 năm thi công thì cầu được khánh thành vào ngày 9/10/2014. Đuống nhưng đây được coi là công trình không chỉ là bước đột phá trong tiến trình phát triển của thủ đô, mà còn là đòn bẩy góp phần thúc đẩy các khu công nghiệp, đô thị phía Bắc sông Hồng.

Cầu Đông Trù có mặt cắt rộng 55m với 8 làn xe. Ngoài hệ thống đường dẫn hai đầu, cầu gồm 3 nhịp chính trong đó 2 nhịp biên dài 80 m và nhịp giữa sông dài 120 m được áp dụng công nghệ mới là cầu vòm ống thép nhồi bê tông, lần đầu tiên có ở khu vực Đông Nam Á.

Cầu Đông Trù

Cầu Vĩnh Tuy

Cầu Đông Trù

Cầu Vĩnh Tuy thuộc địa phận P. Vĩnh Tuy, TP. Hà Nội, là một cây cầu bắc qua sông Hồng, một đầu cầu hướng về bên trung tâm Hà Nội, nối Q. Hai Bà Trưng và Q. Long Biên. Ngay bên dưới do phù sa bồi đắp tạo thành một một bãi đất rộng, thoáng mát và cực kì lý tưởng.

Nơi đây như là một địa điểm bị lãng quên giữa chốn ồn ào đô thị vậy, chỉ cách trung tâm hơn 30 phút đi xe, bước những bước chân đầu tiên dưới chân cầu, bạn sẽ cảm nhận được ngay sự khác biệt bởi không khí trong lành, thoáng đãng. Đây là cầu kết cấu dầm hộp bêtông cốt thép dự ứng lực, sơ đồ cầu liên tục nhiều nhịp. Cầu được thi công với công nghệ đúc hẫng và đạt kỉ lục về chiều dài nhịp đúc hẫng của Việt Nam (135m so với cầu Thanh Trì là 130m).

Cầu Vĩnh Tuy được khởi công xây dựng vào ngày 3 tháng 2 năm 2005, sau khi xây dựng tăng cường khả năng lưu thông giữa hai bên bờ sông Hồng, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày một tăng cao giữa trung tâm Thủ đô với khu vực phía bắc và đông bắc thành phố.

Cầu Chương Dương

Cầu Vĩnh Tuy

Cầu Chương Dương là cây cầu huyết mạch nơi cửa ngõ phía Đông của Hà Nội, kết nối đôi bờ sông Hồng. Trong suốt hơn 3 thập kỷ qua, cây cầu là một chứng nhân lịch sử trong quá trình đổi mới đi lên của đất nước, là một phần lịch sử của Thủ đô Hà Nội.

Cầu Chương Dương có chiều dài 1.230 m, gồm 21 nhịp, trong đó 11 nhịp thép, 10 nhịp bê tông. Cầu chia làm 4 làn xe chạy, ở giữa có phần cánh gà mỗi bên rộng 5m, phía ngoài cùng có làn đường dành cho xe máy rộng 1,5m. Ban đầu, cầu Chương Dương được xây dựng trên ý tưởng thiết kế là cầu treo với 3 nhịp chính vượt sông. Để làm được cầu này, điều quan trọng nhất là phải đóng được cọc của các trụ nhịp chính xuống sông Hồng ở độ sâu khoảng 60m. Lý thuyết là vậy, nhưng lúc đó chúng ta không có búa lớn có đủ năng lực xung kích để đóng cọc xuống cao độ yêu cầu. Yếu tố quan trọng nữa khi xây dựng cầu treo là cáp chủ để thi công từ bờ Nam sang bờ Bắc, lại không có. Trước tình hình đó, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải đã triệu tập một cuộc họp và ông quyết định chuyển phương án làm cầu Chương Dương từ cầu treo thành cầu cứng.

Đây là cây cầu lớn lần đầu tiên được thiết kế và thi công tại Việt Nam không cần có sự trợ giúp kĩ thuật của các kỹ sư nước ngoài nối trung tâm quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên. Cây cầu này được xây dựng một cách nhanh chóng bằng các vật liệu “đầu thừa đuôi thẹo” trong sự dở dang của cầu Thăng Long. Nằm ở vị trí đắc địa kết nối trung tâm quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên và các vùng lân cận, từ năm 1985 đến nay, cầu Chương Dương đóng vai trò quan trọng đối với giao thông, phát triển kinh tế Thủ đô. Cầu đã góp phần giải quyết cơ bản việc giao lưu kinh tế, xã hội giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố phía Bắc sông Hồng, khiến vùng đất phía Đông của Hà Nội “thay da đổi thịt”. Làng mạc và những cánh đồng ngày nào giờ đây đã mọc lên những khu công nghiệp, nhà máy, phố xá đông vui. Chính vì vậy cây cầu mang rất nhiều ý nghĩa lịch sử và văn hóa. Nhưng cầu Chương Dương đã đi vào lịch sử Hà Nội với tất cả tình yêu của mỗi người dân Thủ đô khi trở thành “cứu cánh” cho cầu Long Biên đang ngày “yếu” đi.

Cầu Thăng Long

Cầu Chương Dương

Cầu Thăng Long cách cầu Long Biên 11 km về phía thượng lưu sông Hồng. Cầu Thăng Long có quá trình chuẩn bị, thiết kế và thi công rất dài. Cầu được xem là công trình thế kỷ của tình hữu nghị Việt Xô sau 11 năm thi công (1974-1985) đồng thời là cây cầu có quy mô lớn vào loại bậc nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á thời điểm đó. Cầu được khởi công xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 1974 và chính thức khánh thành vào ngày 9 tháng 5 năm 1985. Đây là cây cầu duy nhất của Hà Nội có thời gian thi công lâu nhất (11 năm, ban đầu do Trung Quốc giúp xây dựng, tuy nhiên đến năm 1978, Trung Quốc đã đơn phương phá vỡ cam kết, cắt viện trợ và rút hết các chuyên gia về nước khiến cho công trình bị bỏ dở và sau đó Liên Xô tiếp quản, viện trợ, khôi phục lại thi công từ tháng 6/1979 và cơ bản kết thúc vào năm 1985). Đây là cây cầu nối huyện Đông Anh với quận Bắc Từ Liêm, nối liền Thủ đô với sân bay quốc tế Nội Bài, cửa ngõ quan trọng đưa khách quốc tế đến Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

Cầu Thăng Long được thiết kế gồm hai tầng, tầng trên dành cho ô tô chạy, tầng dưới dành cho đường sắt. Cầu đường sắt dài hơn 5 km, cầu đường bộ cho ô tô dài trên 3,1 km. Tổng chiều dài của toàn bộ cầu xấp xỉ 10,7 km – dài nhất Việt Nam tính ở thời điểm đó.

Cầu Thăng Long

Cầu Long Biên

Cầu Thăng Long

Được người Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ 20 trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914), cầu Long Biên đã trở thành biểu tượng lịch sử chứng kiến bao đổi thay của Thủ đô Hà Nội. Khi mới xây dựng, cầu chủ yếu dành cho xe lửa và hai bên có đường cho người đi bộ, thưa thớt vài loại xe thô sơ, chủ yếu là xe tay kéo. Từ năm 1920 trở đi, khi ô tô du nhập vào Việt Nam và phổ biến hơn thì hai bên đường mới được mở rộng.

Năm 1897, dự án xây dựng cầu Long Biên đã được Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer thông qua với mục đích nâng cao cơ sở hạ tầng và cần thiết cho công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp. Năm 1898, Toàn quyền Đông Dương đã chọn công ty Daydé & Pille làm nhà thầu chính trong việc thiết kế và thi công cầu với số tiền chi tiêu cho phép là 5.900.00 Franc. Tuy nhiên, trên thực tế, tổng số tiền chi phí cho công trình lớn nhất Đông Dương này là 6.200.000 Franc. Việc cho xây dựng cầu Long Biên còn có ý nghĩa giúp lưu thông hàng hóa dễ dàng từ trung tâm đồng bằng Bắc Bộ đến Hải Phòng và quay vào Hà Nội. Ngày 13/9/1889, cầu chính thức được khởi công xây dựng bên bờ tả ngạn sông Cái và được công ty Daydé & Pille thiết kế theo kiểu có rầm chìa.

Cầu Long Biênđã chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước. Điển hình là 1954, cây cầu đứng đó chứng kiến niềm hân hoan trong biển cờ hoa của dân tộc mừng ngày giải phóng thủ đô. Và cứ thế 21 năm sau, cầu Long Biên lại một lần nữa chứng kiến miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất. Không chỉ là một cây cầu vô tri vô giác, cầu Long Biênnhư thể một nhân chứng lịch sử ghi lại tất cả hành trình đấu tranh giải phóng của nước ta.

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên nằm bắc ngang qua sông Hồng, nối hai quận Long Biên và Hoàn Kiếm của thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, cầu Long Biên còn được xem là một chứng tích lịch sử quan trọng đã chứng kiến những thăng trầm của Hà Nội qua cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

Cầu Thanh Trì

Cầu Long Biên

Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng, nối quận Hoàng Mai với quận Long Biên, được coi là dự án cầu lớn nhất Đông Dương hiện nay. Đây là cây cầu nối tuyến cao tốc huyết mạch của Thủ đô nối đi các tỉnh phía Bắc tạo điều kiện thuận lợi cho các xe trọng tải lớn được lăn bánh mà không phải chờ đợi vì cảnh ách tắc giao thông. Dự án cầu Thanh Trì có tổng mức đầu tư 5.700 tỷ đồng (410 triệu USD), sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản (thông qua Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản-JBIC). Chủ đầu tư là Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, và Ban quản lý dự án Thăng Long làm đại diện chủ đầu tư. Cầu Thanh Trì thông xe năm 2007, là một trong những cây cầu bê tông cốt thép dự ứng lực dài và rộng nhất Việt Nam, đồng thời cũng là công trình cầu được thi công với nhiều ứng dụng công nghệ mới. Đây cũng là 1 trong 6 cây cầu bắc qua sông Hồng thuộc địa phận Hà Nội.

Cầu chính dài 3.084 m với tổng chiều dài hơn 12.000 m, rộng 33,10 m với 6 làn xe chạy (4 làn xe cao tốc), tốc độ cho phép 100 km/h. Trên toàn tuyến còn có 5 nút giao thông lập thể tại: Đầu tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ, đường Nguyễn Tam Trinh, đường đê Lĩnh Nam, đường đê Gia Lâm và đầu tuyến đường Hà Nội – Lạng Sơn tại quốc lộ 5 Gia Lâm.

Cầu Thanh Trì

Đăng bởi: Nhật Tiến Lê

Từ khoá: 7 Cây cầu trọng yếu của Thủ đô Hà Nội

Vi Vu Ngắm Thủ Đô Bằng Xe Buýt 2 Tầng Hà Nội

Giới thiệu về xe bus 2 tầng ở thủ đô Hà Nội

Xe buýt 2 tầng được biết đến lần đầu tiên khi nó xuất hiện trên đường phố London nước Anh. Đối với người dân Anh và nhiều quốc gia khác lúc bấy giờ, chiếc xe buýt 2 tầng màu đỏ (Ominibuses) đã trở thành biểu tượng khó quên của London, bên cạnh tháp đồng hồ Big Ben và những chiếc xe taxi màu đen.

Cho đến ngày nay, xe buýt 2 tầng đã bắt đầu phổ biến hơn ở nhiều quốc gia như Mỹ, Pháp, cho đến châu Á và ngay cả Việt Nam cũng đã xuất hiện. Đây là hình thức di chuyển vô cùng mới mẻ, đặc biệt được các công ty về tham quan hay tour ứng dụng để mang đến những trải nghiệm độc đáo và mới lạ cho du khách.

Xe buýt 2 tầng là loại xe có thiết kế 2 tầng hoặc 2 sàn nằm trong cùng 1 phương tiện. Trong đó, tầng 1 của xe là khoang khép kín, tầng 2 thì tùy từng loại xe cụ thể mà có thể thiết kế thêm mái vòm che, hộp kín hay thiết kế dạng mui trần. Xe còn sử dụng các công nghệ cực kỳ hiện đại như hệ thống thông báo điểm đến đa ngôn ngữ, hệ thống wifi miễn phí, các camera giám sát, cổng sạc điện thoại… nhằm mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho du khách.

Khung giờ chạy và giá vé xe buýt 2 tầng Hà Nội

Xe buýt 2 tầng Hà Nội khởi hành từ 9h00 sáng đến 17h00 mỗi ngày.

Giá vé ban ngày:

Giá vé 4 giờ: 300.000 đồng

Giá vé 24 giờ: 450.000 đồng

Giá vé 48 giờ: 650.000 đồng

Giá vé ban đêm (Từ sau 17h00): 250.000 VNĐ/khách. Lưu ý chỉ được đi 1 lượt và không dừng đỗ xuyên suốt lộ trình.

Chính sách giá vé đối với trẻ em (bao gồm cả tour ngày và đêm):

Điều kiện áp dụng: Trẻ phải có người lớn đi kèm.

Trẻ dưới 6 tuổi: Miễn phí (điều kiện: 1 vé người lớn chỉ được miễn phí một trẻ em dưới 6 tuổi đi cùng).

Trẻ từ 6-12 tuổi: 200.000Đ/khách

Trẻ trên 12 tuổi: Tính giá như vé người lớn.

Lưu ý:

Du khách có thể tùy ý lựa chọn điểm lên và điểm xuống mà không bị ràng buộc về thời gian cũng như địa điểm; sau đó du khách có thể đón chuyến kế tiếp để tiếp tục hành trình tham quan của mình.

Trường hợp du khách có chuyện đột xuất không đi được thì có thể chuyển vé cho người khác sử dụng bình thường.

Lộ trình xe buýt 2 tầng Hà Nội 1. Tuyến số 1: Hà Nội City tour được điều hành bởi công ty vận tải Hà Nội (Hanoi Transerco)

Đối với các ngày trong tuần : (Bắt đầu tại bãi đỗ xe Bờ Hồ) từ Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục đến Lê Thái Tổ, Tràng Thi, Điện Biên Phủ, Độc Lập rồi tiếp tới Hoàng Văn Thụ, Hùng Vương, Thanh Niên, Yên Phụ và quay đầu tại điểm mở ở dưới chân cầu đi bộ ngay gần số nhà 40C Yên Phụ, qua Yên Phụ, Thanh Niên, Hùng Vương, Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu đến Lê Hồng Phong, Hùng Vương, rẽ vào Nguyễn Thái Học, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Thái Học, Cửa Nam, Phan Bội Châu qua Lý Thường Kiệt, Phan Chu Trinh, Hai Bà Trưng, Lê Thánh Tông đến Tràng Tiền, Đinh Tiên Hoàng và kết thúc tại bãi đỗ xe Bờ Hồ.

Vào dịp cuối tuần: (Khi mà tuyến phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm bắt đầu hoạt động): Khởi hành tại nhà hát Lớn đến Tràng Tiền, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Quang Trung rồi Tràng Thi, Điện Biên Phủ, Độc Lập qua Hoàng Văn Thụ, Hùng Vương, Thanh Niên, Yên Phụ, Phan Đình Phùng tiếp đến là Hoàng Diệu, Lê Hồng Phong, Hùng Vương, Nguyễn Thái Học, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Tôn Đức Thắng rồi quay ngược lại Nguyễn Thái Học, Cửa Nam, Phan Bội Châu, Lý Thường Kiệt, Phan Chu Trinh qua Hai Bà Trưng, Lê Thánh Tông và kết thúc tại điểm Nhà hát Lớn.

2. Tuyến số 2: Hà Nội – Thăng Long City Tour được điều hành bởi công ty cổ phần du lịch Việt Nam

Lộ trình bao gồm: Xuất phát từ bảo tàng lịch sử quân đội Việt Nam qua Hoàng thành Thăng Long đến Đền Quán Thánh, Chùa Trấn Quốc rồi tiếp là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Nhà tù Hoả Lò, Nhà thờ Lớn qua Bảo tàng phụ nữ Việt Nam và kết thúc tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội.

Tuyến này còn có điểm xuất phát tại Vườn hoa con cóc (phố Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội). Cũng như cung cấp nhiều dịch vụ khác như: Tour đi xe đạp điện, bán tour thưởng thức ẩm thực, tham quan mảnh đất Hà Thành về đêm… với giá vé vô cùng “hạt dẻ”.

Cách đặt vé xe buýt 2 tầng

Vườn hoa Diên Hồng hay có tên gọi khác là vườn hoa Con Cóc, nằm đối diện 51 Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội ( Đây là điểm mua vé xe bus 2 tầng Hà Nội chính thức của Thương hiệu Vietnam Sightseeing)

Số 28 Hàng Dầu, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội (Đây là chi nhánh phân phối chính thức của Thương hiệu Vietnam Sightseeing)

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể mua vé online qua fanpage của các nhà phân phối chính thức hay các sàn thương mại điện tử như chúng mình, Klook,… để được hưởng nhiều ưu đãi độc quyền.

Trải nghiệm hấp dẫn khi sử dụng xe buýt 2 tầng Hà Nội

Xe buýt 2 tầng luôn được trang bị đầy đủ wifi miễn phí, cổng sạc, tủ lạnh mini, màn hình và camera quan sát. Điểm nổi bật ở xe buýt 2 tầng là được phép mở mui để hành khách có thể tự do ngắm trọn vẹn cảnh thành phố ở những tuyến đường mà xe đi qua.

Với hệ thống thuyết minh các điểm đến bằng nhiều thứ tiếng như: Việt, Anh, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Nga… du khách có thể tự do lựa chọn ngôn ngữ thế mạnh của bản thân. Với mỗi điểm dừng chân, hệ thống này sẽ tự động thuyết minh, giới thiệu thông tin của điểm đến tới du khách.

Trong hành trình city tour bằng xe buýt 2 tầng, bạn không nên dừng lại tham quan quá lâu tại một địa điểm, bởi vậy thì bạn sẽ không có đủ thời gian để đến các địa điểm khác.

Một vài lưu ý khi trải nghiệm xe buýt 2 tầng Hà Nội

Khi du khách ngồi ở tầng 2, bạn hãy nghiêm túc thực hiện các biện pháp an toàn. Chẳng hạn như: thắt dây đai bảo hộ, không đứng lên ngắm cảnh khi xe đang chạy, không đưa tay và nhoài người ra khỏi xe…

Hãy luôn luôn mang theo CMND/ thẻ căn cước,…

Hãy mang một balo nhỏ đựng điện thoại, mũ nón và các đồ dùng tư trang cá nhân. Để thuận tiện khi vào tham quan các điểm đến của du khách.

Bạn cần căn chuẩn thời gian để tận dụng hết giá trị của vé xe buýt 2 tầng. Vì xe chỉ hoạt động kéo dài từ khoảng 09h00 – 17h00.

Để tránh trường hợp hết vé, làm ảnh hưởng đến không khí cuộc vui, bạn nên đăng ký vé trước khoảng từ 3 – 5 ngày tại các công ty du lịch để được hỗ trợ.

Bạn nên mặc trang phục lịch sự, kín đáo khi đến tham quan những nơi thờ tự linh thiêng như chùa hoặc đền.

Đặc biệt không gây ồn ào, mất trật tự khi tham quan các địa điểm du lịch tại Hà Nội.

Đăng bởi: Quách Toàn

Từ khoá: Vi Vu Ngắm Thủ Đô Bằng Xe Buýt 2 Tầng Hà Nội

Cầu Tràng Tiền Huế – Check In Cây Cầu Đẹp Nhất Cố Đô (2023)

Cầu Tràng Tiền ở Huế

Giới thiệu chung về Cầu Tràng Tiền

Cầu Tràng Tiền ở đâu? 

Cầu Tràng Tiền Huế nằm ngay trung tâm thành phố và còn được gọi là cầu Trường Tiền, cầu Thành Thái. Cầu nối liền hai bờ sông Hương với đầu phía bắc thuộc phường Phú Hòa. Đầu phía nam thuộc phường Phú Hợi. Đây là cây cầu đầu tiên ở khu vực Đông Dương. Được xây dựng theo kỹ thuật và vật liệu nhập từ phương Tây. Cầu được xây dựng bằng thép với tổng chiều dài 402,60 mét. Gồm 6 nhịp dầm thép có dạng vành lượng, khẩu độ mỗi nhịp là 67 mét.

Cầu Tràng Tiền ở đâu?

Sông Hương, Núi Ngự từ lâu đã gắn liền với cuộc sống người dân xứ Huế, những cảnh đẹp này còn đi vào thơ ca, nhạc họa của những người yêu mến mảnh đất này.  Với nét đẹp bình dị và êm đềm, cầu Tràng Tiền luôn tạo được ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người dân hay du khách đến Huế. Hình ảnh Cầu Tràng Tiền cổ kính trầm mặc soi bóng trên dòng sông Hương đã khiến không ít người phải trầm trồ khen ngợi.

Lịch sử hình thành cầu Tràng Tiền

Năm 1897, tức năm Thành Thái thứ 9, nhà cầm quyền Pháp Levécque đã quyết định cho khởi công xây dựng cầu Tràng Tiền. Người chịu trách nhiệm thiết kế cho cây cầu lúc đó là Gustave Eiffel – người đã tạo nên kỳ quan tháp Eiffel ở Paris (Pháp).

Người dân xứ Huế thường có câu: “Tràng Tiền là chiếc cầu định mệnh của Huế. Tới Huế mà không lên cầu thì chưa coi là tới Huế, đó mới chỉ là tạt qua Huế mà thôi…” Quả thật, đối với người dân nơi đây thì Huế dù có sở hữu rất nhiều công trình kiến trúc độc đáo, hay danh lam thắng cảnh nổi tiếng được xếp hạng thế giới thì cây cầu này vẫn luôn là niềm tự hào, một biểu tượng tiêu biểu.

Lịch sử hình thành cầu Tràng Tiền

Kỹ thuật xây cầu và vật liệu được sử dụng hồi đó hoàn toàn đến từ phương Tây. Cầu được xây dựng hoàn thành vào 2 năm sau. Chính vì vậy, cầu được gọi với tên chính thức là cầu Thành Thái. Chi phí xây cầu thời điểm đó lên tới 400 triệu đồng Đông Dương, một khoản tiền không hề nhỏ.

Cầu Tràng Tiền vẫn hiên ngang bắc ngang qua dòng Hương Giang cho đến tận bây giờ mặc dù đã chứng kiến bao nhiêu thăng trầm lịch sử của đất nước. Nhắc tới biểu tượng đặc trưng của xứ Huế mộng mơ, người ta thường nhớ tới hình ảnh chiếc cầu Tràng Tiền duyên dáng soi bóng dưới dòng sông Hương. 

Nguồn gốc tên gọi của cầu Tràng Tiền

Cầu Tràng Tiền hay cầu Trường Tiền?

Hai tên gọi trên đều đúng. Trước khi được đổi tên thành Trường Tiền, cầu có tên gọi là Tràng Tiền. Từ khi đất nước thống nhất, cầu được đổi sang tên Tràng Tiền. Cho đến năm 2004 thì chính thức đổi lại thành Trường Tiền. Cái tên này xuất phát từ việc trong quá khứ phía đối diện tả ngạn của cầu là nơi xưởng đúc tiền của triều Nguyễn hoạt động.

Cầu Tràng Tiền hay cầu Trường Tiền?

Cách di chuyển đến cầu Trường Tiền

Vị trí của cầu Tràng Tiền nằm ở ngay trung tâm thành phố Huế. Cây cầu nối liền hai bờ sông Hương. Phía bắc thuộc phường Phú Hòa. Phía nam thuộc phường Phú Hội. Để đến tham quan cầu bạn có thể sử dụng phương tiện đường bộ như xe máy, xe đạp, ô tô hoặc cũng có thể đi bằng đường sông.

Cách di chuyển đến cầu Trường Tiền

Phương thức nhanh chóng và an toàn nhất chính là đi đường bộ. Bạn liên hệ thuê xe trong thành phố hoặc tại khách sạn nơi bạn ở. Ngoài ra cũng có thể gọi taxi hay xe ôm. Nếu đi bằng đường sông thì bạn sẽ ngồi đò lênh đênh trên dòng sông Hương. Với hình thức này bạn sẽ vừa được chiêm ngưỡng phong cảnh thơ mộng, yên bình. Vừa được hít thở bầu không khí trong lành, tươi mát của mảnh đất Cố đô.

Nên đi cầu Tràng Tiền vào thời gian nào?

Để có chuyến du lịch Huế hoàn hảo nhất thì bạn cần tìm hiểu trước về thời tiết. Khí hậu của Huế phân hóa thành 2 mùa là mùa khô (tháng 3 đến tháng 8) và mùa mưa (tháng 10 đến tháng 2). Trong mùa khô, đặc biệt là các tháng mùa hè thì tiết trời ở Huế khá nóng bức, mức nhiệt có khi lên tới 40 độ.

Nên đi cầu Tràng Tiền vào thời gian nào?

Còn vào tầm tháng 10 thì mưa nhiều, bão lớn và trời khá lạnh. Do vậy, thời điểm đẹp nhất để bạn đi Huế là tầm tháng 1 đến tháng 3, tiết trời giao mùa mát mẻ, dễ chịu. Lúc này, bạn có thể tận hưởng chuyến đi và chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của sông Hương cũng như xứ Huế mộng mơ.

Kiến trúc đẹp vượt thời gian của cầu Trường Tiền

Cầu Trường Tiền có bao nhiêu nhịp?

Được thiết kế theo phong cách Gothic, cầu có tổng chiều dài của cầu là 402,60 mét, chiều cao 5,45 mét, chiều rộng 6 mét. Kết cấu của cầu gồm 6 nhịp và 12 vài, ghép với nhau thành 6 cặp. Sáu nhịp cầu bằng dầm thép, mang hình vành lược, khẩu độ mỗi nhịp là 67m. Khi mới xây dựng, cầu không có lối đi cho người đi bộ. Mặt cầu chỉ được lát bằng ván gỗ lim. Qua nhiều lần tu sửa và khắc phục thì có nhiều thay đổi đáng kể, trở thành cây cầu như ngày nay.

Cầu Trường Tiền có bao nhiêu nhịp?

Kiến trúc đặc trưng mang phong cách Châu Âu

Cầu Tràng Tiền có kiến trúc đặc trưng theo phong cách Gothic lừng danh của châu Âu. Tổng chiều dài của cầu là 402,60 mét, chiều cao 5,45 mét, chiều rộng 6 mét. Xứ Huế có câu ca nổi tiếng “Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp…”. Thực tế, kết cấu của cầu gồm 6 nhịp và 12 vài, ghép với nhau thành 6 cặp.

Kiến trúc đặc trưng mang phong cách Châu Âu

Trong 5 năm từ 1991 – 1995, khi cầu được tiến hành trùng tu lại sau chiến tranh thì có nhiều thay đổi đáng kể, trở thành cây cầu như ngày nay. Lúc đó do cần ghép thêm ống nẹp vào 2 bên lan can cầu nên phần ban công hai bên bị bỏ đi. Lối đi dành cho phương tiện cũng thu hẹp lại so với trước. Màu sơn nguyên bản của cầu là ghi xám, cũng được đổi sang sơn màu nhũ bạc kể từ đó.

Trải nghiệm hấp dẫn khi tham quan cầu Tràng Tiền

Thả bước thong dong trên cầu

Nếu đến Huế vào những ngày đẹp trời thì đừng quên thả bước thong dong bên phần đường dành cho người đi bộ trên cầu Tràng Tiền. Trong lúc tản bộ ngắm cảnh bạn sẽ cảm nhận được rõ rệt nhịp sống bình lặng, mộc mạc của vùng đất Cố đô xưa.

Thả bước thong dong trên cầu

Ngắm dòng sông Hương thơ mộng

Tầm view đẹp nhất để ngắm dòng sông Hương thì không đâu ngoài cầu Tràng Tiền. Đừng từ trên cầu bạn sẽ hòa vào không gian bao la của sông nước, mây trời, tận hưởng những phút giây thư thái lạ lùng. Khi nhìn xuống, bạn sẽ thấy dòng nước lững lờ trôi, điểm xuyết vài con đò hay chiếc thuyền Rồng. Tất cả khiến du khách cảm giác như thời gian ngừng trôi ngay khoảnh khắc ấy.

Ngắm dòng sông Hương thơ mộng

“Sống ảo” thả ga với những bức hình mộng mơ

Nét đẹp cổ kính và mang vẻ bình yên đến lạ của cầu Tràng Tiền được du khách đặc biệt ưa thích. Và lựa chọn làm background trong những tấm hình kỷ niệm tại Huế. Đảm bảo khi ghé địa danh này, bạn sẽ chụp được cả tá những bức hình mộng mơ hết cỡ luôn đấy!

“Sống ảo” thả ga với những bức hình mộng mơ

Dạo phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu dưới chân cầu

Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu là điểm đến thu hút đông đảo du khách khi đến với xứ Huế. Con phố này nằm ngay chân cầu Tràng Tiền và khoác lên mình một dáng vẻ ồn ã, nhộn nhịp mỗi khi màn đêm buông. Ở đây, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức những món ăn đặc sản Huế. Du khách cũng có thể mua những món đồ lưu niệm và tham gia nhiều hoạt động lý thú khác.

Dạo phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu

Gợi ý địa điểm du lịch gần cầu Tràng Tiền ở Huế

Kinh Thành Huế

Nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, di tích Kinh thành Huế – hay còn được nhiều người gọi là Thuận Hóa Kinh Thành. Là một toà thành cổ, thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Du khách đến Huế nhất định phải khám phá địa điểm này. Để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những công trình vượt thời gian cố đô xưa.

Kinh Thành Huế

Núi Ngự Bình 

Núi Ngự Bình có chiều cao khoảng hơn 105m. Đứng từ trên đỉnh núi du khách có thể tận mắt ngắm trọn một bức tranh huyền ảo của thành phố. Với cung điện nguy nga, những mái chùa cổ kính và dòng sông Hương trong xanh. Khi hoàng hôn buông xuống, du khách còn được thưởng thức bức tranh nên thơ. Khoảng trời vàng hòa quyện với sắc xanh của rừng cây. Một vẻ đẹp đặc trưng và trở thành biểu tượng của thiên nhiên Huế.

Núi Ngự Bình

Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ từ lâu đã trở thành một địa điểm nổi tiếng ở Huế. Ngôi chùa cổ này tọa lạc ở đồi Hà Khê, phía tả ngạn sông Hương. Từ trung tâm thành phố Huế đến chùa Thiên Mụ sẽ mất khoảng chừng 5km với thời gian khoảng 10 phút. Chùa Thiên Mụ được xem là một trong những ngôi chùa cổ sở hữu địa thế đẹp nhất ở Huế.

Chùa Thiên Mụ

Lăng Tự Đức

Được đánh giá là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc cung đình thời Nguyễn. Lăng Tự Đức là nơi an nghỉ của vua Tự Đức mang vẻ nhã nhặn. Nằm trong khung cảnh sơn thủy hữu tình. Được xây dựng trong một lung lũng hẹp, Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng) thuộc làng Dương Xuân Thượng, nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế nằm bên phải đồi Cảnh Vọng thơ mộng.

Lăng Tự Đức

Từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất

Cầu Tràng Tiền ở Huế được bắc qua sông

Cầu Tràng Tiền Huế

Cầu Tràng Tiền ở đâu?

Cầu Tràng Tiền hay Trường Tiền

Cầu Tràng Tiền là gì?

Cầu Tràng Tiền bắc qua sông nào?

Cầu Tràng Tiền ở Huế

Đăng bởi: Phượng Lê Thị Thu

Từ khoá: Cầu Tràng Tiền Huế – Check in cây cầu đẹp nhất Cố đô (2023)

Những Món Ở Hồ Tây Mùa Lạnh Ăn Ngon Nhất Thủ Đô Hà Nội

Ẩm thực Hồ Tây luôn là thứ mà mỗi khi ai đến đây đều phải nhắc tới. Món ăn nơi này luôn có hương vị riêng, thơm ngon đến lạ. Đối với một số món ăn cũng giống như các loại quả, khi thưởng thức đúng mùa thì tạo ra sự trọn vị hơn. Cùng Vivu điểm qua một số món ăn ở Hồ Tây mùa lạnh ăn ngon hơn, hấp dẫn hơn.

Hồ Tây mùa lạnh ăn thịt nướng Meat Plus 

Meat Plus Hồ Tây là quán chuyên thịt bò nướng tảng chuẩn phong vị Hàn. Từng tảng thịt bò tươi mọng, mềm ngọt nướng trên than hồng rất hợp ăn trong thời tiết se lạnh. Thịt bò được nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc nên đảm bảo an toàn, chất lượng.

Thịt bò tảng Meat Plus Hồ Tây

Thêm vào nữa bạn có thể thoải mái lựa chọn các loại panchan ăn kèm như kimchi, salad… miễn phí. Ăn cùng lá xà lách cuộn tròn chấm sốt ssamjang dậy vị sẽ khiến bạn như lạc vào một bản giao hưởng của vị giác. Có thể gọi thêm một bát canh sườn bò hoàng đế nóng hổi để làm ấm bụng trong cái tiết lạnh.

Canh sườn bò

Quán nằm tại 73 Trích Sài mặt đường lớn dễ tìm kiếm. Không gian quán rộng rãi thiết kế theo tông màu đỏ đen tạo ra sự ấm cúng. Chế độ hút mùi nhanh chóng tạo không gian thưởng thức luôn sạch sẽ. Nhân viên chu đáo nhiệt tình phục vụ khách “hết mình”. Để có thể tận hưởng một bữa ăn nướng tuyệt vời gọi ngay đến hotline 098 845 73 73 để được tư vấn.

Bánh tôm 

Được làm từ những nguyên liệu rất gần gũi quen thuộc như tôm, khoai lang, trứng vịt, bột mì, thưởng thức bánh tôm Hồ Tây nhất định phải có nước chấm đi kèm. Đó là thứ nước chấm tổng hòa các vị chua, ngọt và cay; thêm một chút dưa ghém làm từ đu đủ, cà rốt thái nhỏ ngâm giấm, làm dịu bớt vị ngậy của món chiên này.

Bánh tôm

Người Hà Nội vốn khéo tay, chế biến ra nhiều món ăn tinh hoa, nhưng có lẽ chỉ có bánh tôm Hồ Tây là giữ được sự bình dị, đặc biệt, ít pha tạp hiếm hoi. Tiết trời mùa lạnh rất thích hợp cho việc nhấm nháp món ăn chuẩn vị bởi thời tiết sẽ không quá oi nóng như mùa hè, sẽ không làm người ta cảm thấy ngấy.

Bánh rán xếp số ở Lạc Long Quân

Quán bánh rán ở Lạc Long Quân cũng là điểm đến ẩm thực hút khách quanh khu vực Hồ Tây. Đặc biệt, rất đông khách khi tiết trời se se lạnh. Dường như ăn đồ chiên rán khi trời chuyển gió, có lẽ những đồ chiên nóng hổi sẽ làm cơ thể họ ấm lên và ăn ngon miệng hơn. Những chiếc bánh phồng to, vàng ươm cùng nhân mộc nhĩ thơm bùi và thịt, đơn giản vậy thôi mà khiến bao người thích mê.

Bánh rán xếp số

Vẫn là nước mắm chấm chua ngọt nhưng không pha loãng để ngoài mà sền sệt, cay cay đổ trực tiếp vào bát bánh đã được cắt miếng. Không rau sống, chỉ bỏ thêm đu đủ xanh vào nữa là thành một suất. Ăn như vậy gọn gàng mà bảo đảm nóng hổi, ngon miệng. Bánh rán ở đây tươi mới, và giá rẻ nên quán luôn thu hút được lượng khách đông đảo thường xuyên ghé tới. Nếu bạn không biết Hồ Tây mùa lạnh ăn gì thì nhất định phải thử món ăn này.

Bánh giò Thụy Khuê – Hồ Tây mùa lạnh ăn

Quán bán bánh giò nổi tiếng đất của Hà Thành luôn đông khách ra vào. Bánh giò ở đây ăn rất ngon và béo. Cái béo không phải ngấy mà lại béo ngậy, nhân bánh giò xào và nêm rất chuẩn vị, làm từ thịt nạc băm nhuyễn cùng nhiều mộc nhĩ, nấm hương ăn giòn sần sật, và tất nhiên không thể thiếu hạt tiêu thứ làm dậy lên hương vị của nhân bánh. Vỏ bánh thì mềm mịn khi ăn tan trong miệng, không bị cứng, sượng.

Bánh giò Thuỵ Khuê

Nhiều người gọi bánh giò cô Hoa là “bánh giò khổng lồ” thế nên chỉ ăn một suất bánh thôi là đủ ấm bụng cho cả bữa rồi. Tương ớt và dưa chuột là hai gia vị không thể thiếu của món bánh giò, khi có khách gọi, cô chủ hàng mới cắt giò, chả thành từng miếng nhỏ, sắp vào đĩa bánh cùng dưa chuột ngâm chống ngán.

Hồ Tây mùa lạnh ăn gì cũng là một vấn đề khó trả lời với nhiều người. Nếu như bạn đang có một chuyến đi chơi và mong muốn có thể tìm hiểu những địa điểm ăn ngon vào mùa đông thì hy vọng rằng gợi ý này của Vivu bạn sẽ có một chuyến trải nghiệm ẩm thực thú vị.

Đăng bởi: Phúc Hạnh

Từ khoá: Những món ở Hồ Tây mùa lạnh ăn ngon nhất thủ đô Hà Nội

Khách Sạn Mường Thanh Hà Nội – Âm Hưởng Tây Bắc Giữa Lòng Thủ Đô

NỘI DUNG CHÍNH BÀI VIẾT:

1. Đôi nét về Khách Sạn Mường Thanh Hà Nội

Khách sạn Mường Thanh Hà Nội được tọa lạc tại khu vực trung tâm của thành phố Hà Nội, cao 10 tầng. Đây là một vị trí địa láy đẹp để có thể dễ dàng kết nối và khám phá những nét đẹp cổ kính của thành phố đã hơn ngàn năm tuổi với nhiều dấu tích lịch sử oai hùng.

Khi tới đây, du khách thập phương có thể thư thái, nhàn nhã tản bộ để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ của Hồ Gươm xanh biếc như ngọc bích, ngắm nhà hát Opera cổ kính, trầm mặc. Hay bạn cũng có thể tận hưởng nhịp sống phồn hoa đô hội vô cùng náo nhiệt tại khu phố cổ đầy rêu phong, sâu lắng và ý vị. Với sự thuận lợi trong việc di chuyển tới các địa điểm du lịch nổi tiếng, khách sạn này chắc chắn sẽ làm vừa lòng khách du lịch khi tới đây.

Đặc điểm gây được ấn tượng mạnh mẽ với khách du lịch của khách sạn này là sự kết hợp ăn ý, hài hoà giữa những bản sắc của núi rừng Tây Bắc. Điều này đến từ các món ăn ẩm thực, đồ uống thơm ngon tại nhà hàng lãng mạn, không gian rộng thoáng, đến những nhân viên phục vụ mang trang phục sắc Thái truyền thống.

Cùng với đó chính là sự duyên dáng, kín đáo, e ấp của tà áo dài thướt tha, mang đậm đà phong vị của mảnh đất Hà Nội, toát lên sự quyến rũ kì lạ, sẽ mang đến cho du khách thập phương sự hứng thú cùng rất nhiều bất ngờ độc đáo khác trong thời gian các bạn lưu trú tại khách sạn Mường Thanh Hà Nội sang chảnh này.

Về lịch sử hình thành, khách sạn được xây dựng lên vào năm 2023. Trong cùng năm đó thì khách sạn đã được tiên hành trùng tu, nâng cấp và sửa chữa kỹ lưỡng và cẩn thận. Hiện nay, khách sạn này do Công ty Cổ phần Tập đoàn Mường Thanh làm đơn vị quản lý và điều hành.

Tại đây còn có 1 quán bar, 2 nhà hàng ăn uống sẽ đem tới cho chúng ta không gian riêng tư để thư giãn cơ thể. Ngoài ra, phí đưa đón sân bay của khách sạn là: 36000 VND/ người. Đặc biệt, chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn cũng chính là ưu điểm lớn, giúp khách sạn ghi điểm tốt trong lòng du khách thập phương khi họ lưu trú tại nơi đây.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Khách sạn Melia Hà Nội – Nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế giữa thủ đô

Hệ thống khách sạn Mia Hotel Hanoi – Hơn cả một giấc mơ

2. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển tới Khách Sạn Mường Thanh Hà Nội 2.1. Địa chỉ chi tiết 

Địa chỉ:  số 78 phố Thợ Nhuộm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

2.2. Hướng dẫn đường đi tới Khách Sạn Mường Thanh Hà Nội

Những phương tiện di chuyển thuận tiện và nhanh chóng nhất để đến với thủ đô Hà Nội chủ yếu là  bằng: máy bay, tàu hỏa và xe khách.

Đối với du khách di chuyển bằng máy bay: Những hãng hàng không nội địa của nước ta hiện nay đều có chuyến bay đến thủ đô Hà Nội từ TP. Hồ Chí Minh như sau: Vietnam Airline, Vietjet Air, Jet Star. Thời gian cho mỗi chuyến bay sẽ mất khoảng 1 giờ 45 phút; nếu khách du lịch khởi hành từ thành phố Đà Nẵng thì thời gian chuyến bay sẽ chỉ mất khoảng 1 giờ. Sân bay quốc tế Nội Bài nằm cách khách sạn Mường Thanh Hà Nội khoảng chừng 28,6 km, tương đương với khoảng 45 phút lái xe.

Phương tiện di chuyển từ từ sân bay quốc tế Nội Bài về tới khách sạn xinh Mường Thanh Grand Hà Nội   đẹp của chúng ta cũng rất đa dạng như: xe taxi với giá vé rơi vào khoảng 400.000 – 500.000VND/ lượt đối với xe taxi có 4 chỗ, xe bus  đi từ sân bay vào khu vực trung tâm dao động trong khoảng từ 9.000 – 30.000/ lượt/ khách, xe dịch vụ (ngoài) đón tiễn khách du lịch ra sân bay khoảng độ từ 300.000 – 400.000VND/ lượt, tùy thuộc vào khung thời gian đón khách (sáng – tối).

Đối với du khách di chuyển bằng phương tiện là tàu hỏa: Ga tàu hỏa cách khách sạn Mường Thanh Hà Nội chỉ khoảng 900m, tương đương với 6 phút lái xe. Phương tiện để đi từ ga về khách sạn là xe taxi với giá thành rơi vào khoảng từ 30.000 – 50.000VND/ lượt đối với xe taxi 4 chỗ.

Về các phương tiện để khách du lịch di chuyển trong nội đô gồm có: Các phương tiện đi lại thông dụng có xe taxi (như: Vinasun, Mai Linh, Hanoi Tourist, Thăng Long…), xe xích lô (chủ yếu sẽ đưa du khách tham quan, du lịch trong phố cổ), xe máy thuê, xe ôm, hoặc xe bus.

3. Không gian và phong cách thiết kế Khách Sạn Mường Thanh Hà Nội 3.1 Phong cách thiết kế 

Phong cách thiết kế Khách Sạn Mường Thanh Hà Nội Grand Centre  là sự kết hợp hài hoà, ăn ý và đầy thi vị từ 2 lối kiến trúc khác nhau. Đó là kiến trúc tòa nhà cao tầng hiện đại của phương Tây, và không gian đậm đà hơi thở của núi rừng Tây Bắc Việt Nam.

Với nội thất quý phái, xa hoa đậm đà chất liệu boutique, không gian mang lại cảm giác ấm cúng, kèm theo đó là sự phục vụ tận tâm, nhiệt tình và chuyên nghiệp, dịch vụ đi kèm có chất lượng hoàn hảo sẽ làm cho mỗi du khách lưu trú ở nơi đây cảm thấy như đang ở tại chính ngôi nhà thứ hai của mình vậy.

3.2. Hệ thống phòng nghỉ Khách Sạn Mường Thanh Hà Nội

Hệ thống phòng nghỉ Khách Sạn Mường Thanh Hà Nội gồm có tổng cộng là 112 phòng. Bên trong mỗi phòng đều được thiết kế tinh tế, thanh nhã, bày trí đẹp mắt và cuốn hút người nhìn.

3.2.1. Phòng Executive Suite

Phòng Executive Suite tại Mường Thanh Centre Hà Nội có tổng diện tích sử dụng trong phòng là: 53 m². Hướng nhìn của căn phòng này là khung cảnh nhộn nhịp của thành phố. Tại đây, phòng tắm có thêm vòi sen và bồn tắm tiện nghi để chúng ta sử dụng.

3.2.2. Phòng Deluxe giường đôi (Deluxe Double)

Phòng Deluxe giường đôi (Deluxe Double) có tổng diện tích sử dụng trong phòng là: 30 m². Hướng nhìn của căn phòng này là đường phố đông vui của thành phố Hà Nội. Trong phòng tắm có thêm vòi sen và bồn tắm xinh xắn.

3.2.3. Phòng Deluxe 2 Giường đơn (Deluxe Twin)

Phòng Deluxe 2 Giường đơn (Deluxe Twin) có tổng diện tích sử dụng trong phòng là: 30 m². Hướng nhìn của căn phòng là khung cảnh sinh hoạt của thành phố. Trong phòng tắm bạn sẽ được dùng vòi sen  và bồn tắm thoải mái trong thời gian lưu trú.

3.2.4. Phòng Superior 2 giường (Superior Twin)

Phòng Superior 2 giường (Superior Twin) có tổng diện tích sử dụng trong phòng là: 25 m². Hướng nhìn của căn phòng là thủ đô sầm uất và đông vui. Trong phòng tắm có bố trí thêm vòi sen để du khách dùng.

3.2.5. Phòng Superior giường đôi (Superior Double)

Phòng Superior giường đôi (Superior Double) tại Mường Thanh Hà Nội Centre có tổng diện tích sử dụng trong phòng là: 25 m². Hướng nhìn của căn phòng là đường phố sôi động và hiện đại của thành phố. Trong phòng tắm có thêm vòi sen tiện nghi và xinh xắn.

3.2.6. Phòng Room Assigned on Arrival

Phòng Room Assigned on Arrival có tổng diện tích sử dụng trong phòng là: 25 m². Hướng nhìn của căn phòng này là thành phố Hà Nội hiện đại và tấp nập. Trong phòng tắm có thêm vòi sen tiện nghi để chúng ta sử dụng.

3.2.7. Phòng Deluxe Double Room 2 Twin Beds

Phòng Deluxe Double Room 2 Twin Beds có tổng diện tích sử dụng trong phòng là: 25 m². Hướng nhìn của căn phòng là thành phố sầm uất và đông vui. Trong phòng tắm có sắp xếp thêm vòi sen cho du khách thập phương.

3.2.8. Phòng Superior (Superior)

Phòng Superior (Superior) tại Muong Thanh Ha Noi có tổng diện tích sử dụng trong phòng là: 25 m². Hướng nhìn của căn phòng là khung cảnh sinh hoạt của thủ đô yêu dấu. Trong phòng tắm có sắp xếp cho chúng ta thêm vòi sen.

3.2.9. Phòng Deluxe 2 giường (Deluxe 2 Beds)

Phòng Deluxe 2 giường (Deluxe 2 Beds) có tổng diện tích sử dụng trong phòng là: 25 m². Hướng nhìn của căn phòng là thành phố Hà Nội lung linh và rực rỡ. Trong phòng tắm có sắp xếp thêm vòi sen để các bạn sử dụng.

3.2.10. Phòng Được sắp xếp tùy ý khi đến (Room Assigned on)

Phòng Được sắp xếp tùy ý khi đến (Room Assigned on) có tổng diện tích sử dụng trong phòng là: 25 m². Hướng nhìn của căn phòng là khung cảnh đường phố đi lại tấp nập và đông vui. Trong phòng tắm có sắp xếp thêm vòi sen để chúng ta sử dụng thoải mái.

4. Các dịch vụ tiện ích nổi bật của Khách Sạn Mường Thanh Hà Nội 4.1. Phòng hội nghị

Phòng hội nghị tại Mường Thanh Grand Hà Nội Centre Hotel nằm ở vị trí tầng 2 của khách sạn với sức chứa lên tới 200 khách cùng lúc. Nơi đây có không gian sang trọng, thiết kế hài hoà, đẹp mắt cùng hệ thống âm thanh, ánh sáng chuẩn sẽ giúp các sự kiện diễn ra thành công tốt đẹp.

Bên cạnh đó, khách sạn còn phục vụ tiệc cưới mang đến cho du khách không gian ấm áp, có khả năng thích hợp được với cả không gian đám cưới truyền thống, lãng mạn hay không gian cưới mang phong cách hiện đại, sôi động và trẻ trung.

4.2. Nhà hàng Cổ Ngư

Một dịch vụ nữa không thể không nhắc tới của khách sạn chính là nhà hàng ăn uống Cổ Như. Đây là dịch vụ mang tới nhiều trải nghiệm độc đáo mà chúng ta nên dành thời gian thưởng thức.

Nhà hàng này mang theo không gian ấm áp, đậm đà hơi thở của nét đẹp cổ kính tại mảnh đất Hà Thành, pha lẫn chút hương vị của thiên nhiên mây ngàn xinh đẹp đến từ vùng rừng núi Tây Bắc ngút ngàn. Hai nét đẹp văn hoá đó cùng được hội tụ tinh hoa một cách tinh tế, ý vị và sâu sắc trong không gian, món ăn, cách trang trí bày biện đồ đạc của nhà hàng Cổ Ngư xinh đẹp.

Đến với nhà hàng Cổ Ngư tại Khách Sạn Mương Thanh- Hà Nội, khách du lịch sẽ được phục vụ những món ăn ngon truyền thống của thủ đô Hà Nội, các bữa sáng đạt tiêu chuẩn quốc tế đảm bảo dinh dưỡng, cùng với nhiều lựa chọn đa dạng, phong phú và mang theo phong  vị, tinh hoa ẩm thực của nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.

Các đầu bếp tài ba, chuyên nghiệp sẽ phục vụ mọi thực khách những món ăn được trình bày hấp dẫn, cuốn hút và vô cùng đẹp mắt, làm hài lòng cả những vị khách khó tính nhất. Ngoài ra, đây còn là nơi thu hút đông đảo du khách thập phương tới đây check-in, chụp ảnh, sống ảo với vô vàn những góc chụp đẹp khác nhau, để làm kỉ niệm về chuyến đi tới thủ đô Hà Nội.

4.3. Sen Spa & Massage 

Nếu bạn yêu thích thư giãn cơ thế và muốn tân trang lại diện mạo của mình thì đừng bỏ qua dịch vụ tiện ích Sen Spa & Massage tại Ks Mường Thanh Hà Nội. Dịch vụ này gồm có 15 phòng tiêu chuẩn đẹp mắt, được thiết kế mới lạ, độc đáo cùng với dịch vụ Jacuzzi nóng và lạnh, phòng xông hơi khô và ướt tuyệt vời sẽ mang đến cho khách du lịch những dịch vụ massage thư giãn sảng khoái khó quên và cực kì ấn tượng.

Tại đây, chúng ta sẽ được thưởng thức phương pháp truyền thống của Việt Nam cùng với phương pháp Spa tân tiến hiện đại, cùng nhau hoà quyện làm một, nhằm mục đích tăng cường hiệu quả để có thể  cải thiện nhanh chóng chất lượng sức khỏe của du khách thập phương.

Vị trí của dịch vụ tiện ích Sen Spa & Massage: Tầng 3

Thời gian hoạt động của dịch vụ là từ:  09:00 – 24:00

5. Review của khách hàng về Khách Sạn Mường Thanh Hà Nội

“Tốt. Khách sạn Mường Thanh Hà Nội Centre sạch sẽ, gọn gàng, nhân viên thân thiện, lịch sự. Vị trí khá gần trung tâm Hồ Hoàn Kiếm khoảng 500m. Món ăn đa dạng và khá vừa miệng. Sẽ ghé lại do dịch vụ tốt.”

“Rất tốt. Khách sạn Mường Thanh Hà Nội Centre nhanh chóng – chuyên nghiệp – thân thiện.Các dịch vụ đi kèm đa dạng, chất lượng ổn với giá thành. Phòng ốc sạch sẽ, nhân viên dọn phòng liên tục. Khách sạn nằm ở vị trí trung tâm tiện đi lại, phòng sạch sẽ, rất hài lòng. Tôi sẽ quay trở lại đây lần nữa khi có dịp thích hợp.”

6. Thông tin đặt phòng Khách Sạn Mường Thanh Hà Nội

Địa chỉ:  số 78 phố Thợ Nhuộm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Số điện thoại: – 025 7777 7777

7. Các địa điểm du lịch gần Khách Sạn Mường Thanh Hà Nội 7.1. Phố cổ Hà Nội

Phố cổ Hà Nội là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách thập phương tới tham quan và du lịch. Nơi đây nằm cách khách sạn Mường Thanh Hà Nội khoảng chừng 1,1km. Khách du lịch thường tới đây trước khi kết thúc chuyến đi của mình để mua những sản phẩm lưu niệm đẹp mắt, có giá trị làm quà.

7.2. Nhà Tù Hoả Lò

Địa điểm thứ hai gần với khách sạn chính là Nhà Tù Hoả Lò. Nhà tù này nằm cách khách sạn khoảng 220m. Nơi đây là một nhà tù do thực dân Pháp xây dựng lên trên khu đất xa xưa thuộc làng Hoả Lò với nhiều dấu tích lịch sử độc đáo, sẽ giúp ta hiểu hơn về một thời kì oai hùng của dân tộc Việt Nam.

7.3. Bảo tàng của phụ nữ Việt Nam

Bảo tàng của phụ nữ Việt Nam nằm cách Khách Sạn Mường Thanh Grand Hà Nội khoảng chừng 420m. Bảo tàng được thành lập lên vào năm 1987, thuộc quyền quản lý của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Người đã đặt nền móng cho sự ra đời của Bảo tàng này chính là bà Nguyễn Thị Định, nguyên là Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam.

7.4. Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh

Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh nằm cách khách sạn khoảng chừng 2km. Đây là nơi mà chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta an nghỉ. Bên trong lăng còn có nhà sàn, ao cá, chùa Một Cột, bảo tàng Hồ Chí Minh, sẽ đem tới cho các bạn những giây phút thư thái, thoải mái và vui vẻ khi tới đây tham quan, du lịch.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Khách sạn Intercontinental Hà Nội – Nghỉ dưỡng bên hồ Tây lộng gió

Pullman Hà Nội – Tiện nghi bên bến bờ bình yên

Đăng bởi: Nguyễn Thế Nhân

Từ khoá: Khách Sạn Mường Thanh Hà Nội – Âm hưởng Tây Bắc giữa lòng thủ đô

10 Món Ăn Ngon “Nhất Định Phải Thử” Khi Đến Với Thủ Đô Hà Nội

Kimbap Jung – Triệu Việt Vương Minh Anh – Mì Vằn Thắn & Lẩu Riêu Cua

Kimbap Jung – Triệu Việt Vương

Quán nằm trên mặt phố rất dễ tìm, tối đến thì quán rất nhiều khách, có chỗ để xe, quán rất thu hút khách hàng. Vào quán ăn khá ấn tượng nhất quả bàn ghế siêu hoành tráng luôn, ghế gỗ to và nặng ngồi rất sướng mỗi tội lại tốn diện tiên gây khó khăn nếu muốn đứng dậy đi ra khỏi bàn, phục vụ nhiệt tình.

Minh Anh – Mì Vằn Thắn & Lẩu Riêu Cua

Chè Bơ

Minh Anh – Mì Vằn Thắn & Lẩu Riêu Cua

Quán nằm ở xã đoạn gần ngã 6, đi từ Hoàng Cầu lên thì ngay bên phải. Là quán vỉa hè, khá đông người, có chỗ để xe và có cả người trông xe. Quán nổi bật là các loại chè như: chè sầu siêng, chè bơ, chè xoài, chè bắp, chè xanh, sữa chua mít, cacao trân châu.

Nhưng nổi tiếng và ngon nhất vẫn là chè bơ, khi ăn chè bơ sẽ thấy một vị rất đặc biệt ăn với cốt dừa thì thơm ngậy và cả kết cấu mềm mại dễ tan ra trong miệng nữa, nói chung rất ngon và ổn, giá cả vô cùng hợp lí, đậm chất sinh viên, phục vụ nhiệt tình thoải mái. Sẽ không làm các bạn thất vọng đâu.

Bún bò Nam Bộ cô Tuân Cơm Rang Gà Quay – Bà Triệu

Bún bò Nam Bộ cô Tuân

Quán ngay gần Bà Triệu nên khá dễ tìm, quán vỉa hè nên đi đường là thấy, quán rất là đông. Nhắc đến cơm rang gà quay chắc ai cũng biết nhỉ, mình cũng nghe nói dịp gần đây cũng có tới, không gian quán không quá chật cũng không quá rộng, vừa phải, có chỗ để xe, phục vụ khá là ok nhiệt tình.

Cơm Rang Gà Quay – Bà Triệu

Chợ Lớn Mì Gia 115 – Triệu Việt Vương Chè sầu thể giao

Chợ Lớn Mì Gia 115 – Triệu Việt Vương

Đã từ lâu, Chè sầu thể giao luôn là cái tên được các tín đồ ẩm thực tin tưởng và nằm trong Top đầu trong ngành ẩm thực tráng miệng, giải khát khu vực.

Trong suốt thời gian qua, Chè sầu thể giao vẫn luôn cố gắng để có thể hoàn thiện ngày một tốt hơn hương vị món chè sầu cũng như thêm thắt, bổ sung một số món mới như rau câu phô mai hay chè bưởi đặc biệt nhằm đem lại sự thưởng thức trọn vẹn cho tất cả các khách hàng mỗi khi đặt chân đến đây, dù là người rất sành ăn. Bên cạnh đó, sự đảm bảo về chất lượng cũng là yếu tố được Chè sầu thể giao đặt lên hàng đầu khi thấu hiểu được mối quan ngại của khách hàng về tình trạng “thực phẩm bẩn”, “thực phẩm không rõ nguồn gốc” trong các hàng quán đang tràn lan khó kiểm soát như trong thời gian gần đây.

Địa chỉ:

51 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

12 Thể Giao, Hai Bà Trưng, Hà Nội

630 Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội

Chè sầu thể giao

Cutisun – Bò Bít Tết

Chè sầu thể giao

Quán nằm ngay đoạn Hoàng Hoa Thám trong ngõ nhưng mà ngõ to đùng, đi một đoạn là thấy luôn. Quán khá là rộng, bàn ghế sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ, không gian hơi cổ tây tây một chút. Giá cả ở đây rất phải chăng, không quá đắt, phục vụ khá nhiệt tình cởi mở. Về món ăn thì ở đây các món khá là ngon, lại bổ rẻ, nổi bật là bít trét với đủ các loại sốt luôn.

Sốt phomai thơm, sốt tiêu cũng khá thơm có mùi thảo mộc rất dễ chịu, salad ngon có lớp sốt kem và dễ ăn nhiều rau, Bít Tết cho người Việt nên rất ngon đủ vị, hợp miệng, nóng hổi, đậm đà. Nói đến đây thôi chắc hẳn các bạn đã rất muốn thưởng thức rồi phải không nào? Còn chần chừ gì mà không đến để ăn và cảm nhận.

Chả Rươi Hưng Thịnh Sữa chua dẻo – Hàng Nón

Chả Rươi Hưng Thịnh

Là một quán vỉa hè rất tiện để các bạn đến quán, giá cả phải chăng phù hợp với tất cả mọi người, không gian khá là thoáng và dễ chịu vừa ngồi ăn được vừa có thể ngắm phố ngắm người qua lại. Sữa chua ở đây khá nổi tiếng và rất đông khách, sữa chua vị khá vừa, không bị quá chua, không bị quá ngọt, miếng sữa chua được trang trí khá bắt mắt.

Đăng bởi: Thảo Trịnh Phương

Từ khoá: 10 món ăn ngon “nhất định phải thử” khi đến với thủ đô Hà Nội

Cập nhật thông tin chi tiết về 7 Cây Cầu Trọng Yếu Của Thủ Đô Hà Nội trên website Xfsq.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!