Xu Hướng 9/2023 # Ăn Vải Có Thể Gây Nguy Hiểm Nếu Sai Thời Điểm # Top 18 Xem Nhiều | Xfsq.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Ăn Vải Có Thể Gây Nguy Hiểm Nếu Sai Thời Điểm # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Ăn Vải Có Thể Gây Nguy Hiểm Nếu Sai Thời Điểm được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xfsq.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Vải tuy là một loại trái cây ngon và bổ dưỡng, nhưng khi chúng ta ăn vải vào những thời điểm không thích hợp thì có thể sẽ gây hại đến cho cơ, đặc biệt là phụ nữ mang thai, người béo phì.

Theo chúng tôi Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, quả vải có nhiều tác dụng như tăng cường sức khỏe tim mạch, ham muốn tình dục, chữa táo bón, chống cúm.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, chúng còn có những tác hại, tác dụng phụ ít người biết. Loại quả này có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người. Bên cạnh đó, quả vải cũng làm ảnh hưởng đến cân bằng hormone trong cơ thể. Vì vậy, ăn quá nhiều có thể gây chảy máu trong, sốt hoặc các vấn đề khác.

TS Sơn lưu ý phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn vải cho đến giai đoạn cho con bú vì chúng có thể gây ra xuất huyết và nhiễm khuẩn, có hại cho trẻ. Loại quả này cũng giàu hàm lượng đường. Đó là lý do người thừa cân và người bị tiểu đường chỉ nên ăn lượng vừa phải.

Chuyên gia cho biết thêm do vải có khả năng nhiễm nấm độc candida tropicalis nên khi ăn, tuyệt đối không sử dụng những quả dập nát, ủng thối. Trước khi ăn, người dân nên ngâm qua nước muối để tránh ngộ độc.

Thời điểm không nên ăn vải

Ăn khi đói: Ăn vải tươi khi đói sẽ khiến cơ thể nạp quá nhiều đường trong một thời gian ngắn có thể gây say với các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn.

Theo TS Sơn, thời điểm tốt nhất để ăn vải là sau bữa cơm, bởi lúc này cơ thể đã tích lũy đủ lượng nước muối qua thức ăn nên không sợ say, nóng.

Nếu gặp hiện tượng say vải, bạn nên uống một cốc nước đường để cải thiện sức khỏe. Điều đó giúp bù đắp lượng đường do insuline trong cơ thể đã tăng lên để hạ nồng độ đường trong máu xuống quá mức.

Phụ nữ khi trước và trong kỳ “đèn đỏ”: Trong một vài ngày trước chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ thường lo âu, trầm cảm, căng thẳng về tình cảm, mất ngủ, khó chịu, bồn chồn, mệt mỏi, do sự mất cân bằng hormone estrogen và progesterone. Do đó, khi đang trong giai đoạn này, chị em cần hạn chế ăn nhiều vải thiều.

Người không nên ăn vải

Người bị tiểu đường: Quả vải tươi chứa một hàm lượng đường cao. Khi người bệnh tiểu đường ăn vải sẽ khiến gan không chuyển hóa hết được frucotose. Lúc đó, lượng đường trong máu sẽ tăng cao bất thường.

Lượng đường cao trong quả vải sẽ tạo cảm giác no khiến chúng ta không muốn ăn các loại tinh bột khác. Điều này gây ra tình trạng hạ đường huyết, đặc biệt nguy hiểm với người bị bệnh tiểu đường.

Người đang bị bệnh tích nhiệt, mụn nhọt: Quả vải tính nóng có thể gây ra mụn nhọt và khiến người bị bệnh nhiệt càng thêm trầm trọng.

Ngoài ra, những người có bệnh tích đờm trong cổ họng, đang bị bệnh thủy đậu, mụn nhọt, rôm sảy, lẹo mắt, cần hạn chế ăn vải.

Trẻ em: Nên hạn chế ăn vải vì hệ tiêu hóa còn kém, lượng đường trong vải cao dễ làm các vi khuẩn trong cơ thể sinh sôi. Ăn nhiều vải có thể khiến các bé bị bệnh.

Phụ nữ mang thai: Nên hạn chế ăn vải vì ăn quá nhiều sẽ khiến đường huyết tăng vọt. Khi đó, phụ nữ có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, ngoài ra còn có nguy cơ xuất huyết và nhiễm khuẩn, biến chứng, có hại cho trẻ.

TS Sơn cho biết chúng ta nên ăn vải vì loại quả này có một số lợi ích nhất định đối với sức khỏe, tuy nhiên nên cân nhắc đến tình trạng sức khỏe của bản thân và ăn với lượng vừa phải, đúng thời điểm.

Sứa Biển Cắn Có Nguy Hiểm Không?

Vào những ngày hè chúng ta thường rất thích được bơi lội ở những bãi biển. Một trong những tai nạn thường gặp khi bơi ở biển đó là bị sứa cắn. Vấn đề này xảy ra tương đối phổ biến và có thể ở mức độ từ nhẹ đến nặng. Vậy khi bị sứa biển cắn sẽ biểu hiện như thế nào và nó có gây nguy hiểm hay không? Chuyên gia từ YouMed sẽ giúp chúng ta giải đáp ngay sau đây.

Loài sứa được tìm thấy ở khắp các đại dương trên thế giới và đã xuất hiện từ hàng trăm triệu năm trước. Sứa là loài không xương sống và 95% cơ thể của chúng là nước. Kích thước của loài sứa rất thay đổi, có con chỉ bằng đầu ngón tay nhưng có con lên tới 2,5 mét. Xúc tu của sứa có thể dài đến 60 mét và mỗi xúc tu chứa hàng ngàn sợi lông dạng xoắn giống như một chiếc kim có chứa nọc độc.

Cơ chế tự vệ chính của sứa là tiêm chất độc vào kẻ thù. Khi con mồi bị mắc kẹt trong những xúc tu thì những chiếc kim xoắn duỗi thẳng ra giống như chiếc lưỡi câu. Con mồi sẽ bị tiêm chất độc vào người khi mắc phải những chiếc lưỡi câu này. Khả năng tiêm chất độc của sứa rất nguy hiểm, thậm chí một con sứa đã chết vẫn còn khả năng tiêm chất độc. Đồng thời xúc tu của sứa vẫn có thể tiêm chất độc ngay cả khi nó đứt khỏi cơ thể của nó.

Sứa không chủ động cắn con người khi đang bơi ở biển. Thông thường là do chúng ta vô tình chạm phải con sứa khi đang bơi và dính các kim xoắn chứa nọc độc của nó. Trường hợp khác là do đùa ngịch, chạm vào hay dẫm đạp lên những con sứa đã chết trên bờ biển. Chính những chất độc từ xúc tu sẽ tiêm vào cơ thể của chúng ta và gây nên những triệu chứng của sứa cắn.

Những biểu hiện thường thấy của một người khi bị sứa cắn đó là:

Cảm giác bỏng rát, đau nhức, châm chích

Xuất hiện các lằn đỏ, nâu hay tím ở trên da

Cảm giác ngứa

Da sưng vù

Cảm giác đau theo nhịp đập và lan theo cánh tay hoặc chân

Trong trường hợp nặng thì có thể xuất hiện các triệu chứng ảnh hưởng lên các cơ quan trong cơ thể. Những triệu chứng này xuất hiện một cách nhanh chóng và nặng dần lên trong vòng vài giờ sau khi bị cắn. Biểu hiện của mức độ nặng khi bị sứa cắn đó là:

Đau bụng, buồn nôn, nôn ói

Chuột rút hay đau cơ

Nhức đầu

Yếu cơ, lơ mơ hay ngất xỉu

Khó thở

Tim đập nhanh hay các rối loạn tim mạch khác

Biến chứng nặng nề có thể xảy ra sau khi bị sứa cắn nếu không sơ cứu đó là:

Da nổi bóng nước, phát ban kéo dài 1-2 tuần sau khi bị sứa cắn

Xuất hiện hội chứng Irukandji tức là các biểu hiện đau ngực, đau bụng, tăng huyết áp và các vấn đề tim mạch

Mức độ nặng hay nhẹ của các triệu chứng sau khi bị sứa cắn phụ thuộc vào:

Loại sứa và kích thước của chúng

Độ tuổi, sức khỏe của người bị sứa cắn. Trẻ em hoặc người lớn tuổi có sức khỏe kém sẽ bị các triệu chứng nghiêm trọng hơn

Thời gian tiếp xúc với các xúc tu chứa chất độc của con sứa

Kích thước vùng da của người tiếp xúc với các xúc tu của con sứa

Loài sứa xuất hiện phổ biến ở vùng biển nên những người bơi lội hay lặn sẽ gặp nhiều nguy cơ bị sứa cắn. Ngoài ra khả năng chúng ta sẽ bị sứa cắn cao hơn nữa nếu như:

Đi bơi hoặc lặn vào mùa sứa xuất hiện với số lượng lớn

Không mặc quần áo bảo hộ khi bơi hoặc lặn

Chạm vào hay dẫm đạp lên những con sứa trôi dại vào bờ

Bơi hoặc lặn vào vùng biển có nhiều sứa

Sau khi bị sứa cắn chúng ta nên đến khám ngay bác sĩ nếu có những biểu hiện sau:

Cảm thấy khó thở, đau ngực hay đau cơ ở vùng bị sứa cắn

Khi bị sứa cắn ở vùng miệng mà sau đó cảm giác khó nuốt hay mất cảm giác ở lưỡi

Trẻ em hay người lớn tuổi nên nhanh chóng đến khám bác sỹ vì có nguy cơ diễn tiến nặng

Khi một diện tích lớn trên cơ thể bị sứa cắn nên nhanh chóng đến khám bác sỹ vì tiếp xúc với một lượng lớn độc tố

Đối với nhũng người bị triệu chứng nhẹ như đỏ da, ngứa nhưng kéo dài nhiều ngày cũng nên đến khám bác sỹ để xem có bị nhiễm trùng hay không

Sứa biển cắn là tai nạn xảy ra rất phổ biến ở những người có hoạt động bơi lội hay lặn. Tai nạn này tăng lên vào mùa hè khi mà nhiều người yêu thích bơi lội ở bãi biển. Phản ứng của cơ thể khi bị sứa cắn rất đa dạng từ nhẹ đến nặng.

Khi bị sứa cắn, mọi người nên cảnh giác và nhanh chóng đến khám bác sỹ khi triệu chứng trở nặng. Đặc biệt ở những đối tượng là trẻ em hay người lớn tuổi để hạn chế biến chứng nặng nề.

Bác sĩ Võ Thị Ngọc Hiền

Nhiễm Amip Naegleria Có Nguy Hiểm Không?

Nhiễm amip naegleria là một bệnh gây nhiễm trùng não hiếm gặp và thường gây tử vong. Bệnh do một loại amip thường được tìm thấy trong các hồ nước ngọt, sông và suối nước nóng. Khi bơi hoặc chơi thể thao dưới nước ở những khu vực này, con người có thể bị nhiễm amip naegleria.

Tên đầy đủ của loại amip này là Naegleria fowleri. Amip di chuyển từ mũi lên não và gây tổn thương nghiêm trọng cho não. Hầu hết những người bị nhiễm naegleria tử vong trong vòng một tuần sau khi nhiễm.

Mỗi năm, hàng triệu người tiếp xúc với amip naegleria nhưng chỉ một số ít trong đó bị bệnh. Các chuyên gia y tế vẫn chưa biết tại sao một số người bị nhiễm sau tiếp xúc trong khi một số người khác thì không.

Có thể phòng tránh nhiễm loại amip này bằng cách tránh ngâm cơ thể ở những khu vực nước ngọt như hồ nước ngọt, sông, suối hoặc đeo kẹp mũi khi bơi trong những khu vực đó.

Naegleria gây ra một bệnh gọi là viêm não – màng não nguyên phát do amip. Bệnh này gây ra tình trạng viêm não kèm phá huỷ nhu mô não.

Sau khi tiếp xúc với amip từ 2 đến 15 ngày, những triệu chứng sau có thể xuất hiện:

Thay đổi về khứu giác hoặc vị giác.

Sốt.

Đột ngột đau đầu dữ dội.

Cứng cổ.

Nhạy cảm ánh sáng.

Buồn nôn và nôn.

Lú lẫn.

Mất khả năng giữ thăng bằng.

Buồn ngủ.

Co giật.

Ảo giác.

Các triệu chứng thường diễn tiến nhanh chóng và thường dẫn đến tử vong trong vòng 1 tuần. Do đó, bạn nên đến bác sĩ ngay nếu đột ngột xuất hiện những triệu chứng như sốt, đau đầu, cứng cổ và nôn, đặc biệt sau khi bạn vừa bơi ở những vùng nước ngọt về.

Amip với tên khoa học là Naegleria fowleri thường được tìm thấy trong những vùng nước ngọt trên khắp thế giới. Bệnh hay xuất hiện vào những tháng hè, khi thời tiết ấm. Đôi khi amip này cũng được tìm thấy trong đất. Khi tiếp xúc với nước hoặc bụi nhiễm amip, nó sẽ vào cơ thể qua đường mũi và thông qua dây thần kinh khứu giác để di chuyển lên não của người bị nhiễm.

Chỉ một tỷ lệ rất nhỏ trong hàng triệu người từng tiếp xúc với amip naegleria bị nhiễm bệnh. Hiện tại, các chuyên gia y tế vẫn chưa rõ tại sao lại có hiện tượng này.

Ngoài ra, amip naegleria không truyền từ người sang người và người uống phải nước có chứa amip cũng sẽ không bị nhiễm. Những hồ bơi được vệ sinh và khử trùng đúng cách sẽ không có amip naegleria.

Những yếu tố sau làm tăng nguy cơ bị nhiễm amip naegleria:

Bơi ở vùng nước ngọt. Hầu hết những người bị nhiễm đều từng đi bơi ở hồ nước ngọt trong vòng 2 tuần trước đó.

Môi trường ấm nóng. Amip này phát triển mạnh trong môi trường nước ấm hoặc nóng.

Tuổi tác. Trẻ em và thanh niên là những nhóm tuổi dễ bị nhiễm nhất, có thể vì những người độ tuổi này có khả năng hoạt động và ở dưới nước lâu hơn.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đưa ra những biện pháp sau giúp giảm nguy cơ nhiễm naegleria:

Không bơi hoặc nhảy xuống những hồ nước ngọt hoặc những con sông có nhiệt độ ấm.

Bịt mũi hoặc sử dụng kẹp mũi khi nhảy xuống hồ hoặc khi lặn xuống những vùng nước ngọt.

Tránh làm xáo trộn lớp trầm tích lắng dưới đáy khi bơi ở vùng nước ngọt.

Hình ảnh học

Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể phát hiện những vùng phù hoặc xuất huyết trong não.

Chọc dò tuỷ sống

Amip naegleria có thể được quan sát dưới kính hiển vi trong dịch não tuỷ (dịch bao quanh não và tuỷ sống). Dịch này được lấy bằng cách đưa kim vào giữa hai đốt sống thắt lưng. Chọc dò dịch não tuỷ cũng giúp bác sĩ biết áp lực trong khoang dịch não tuỷ và tìm xem có tế bào viêm hay không.

Thậm chí được điều trị, rất ít bệnh nhân có thể sống sau khi nhiễm naegleria. Chẩn đoán và điều trị ở những giai đoạn sớm mang tính quyết định cho sự sống còn của bệnh nhân.

Phương pháp điều trị đầu tay cho nhiễm amip này là thuốc kháng nấm amphotericin B. Thuốc sẽ được tiêm vào tĩnh mạch hoặc tiêm vào khoang quanh tuỷ sống để tiêu diệt amip.

Một thuốc khác đang được thử nghiệm được gọi là miltefosine. Thuốc này được dùng để điều trị khẩn cấp những trường hợp nhiễm naegleria. Miltefosine khi được dùng chung với những thuốc khác và kết hợp kiểm soát phù não có thể cải thiện tiên lượng sống cho bệnh nhân.

Bác sĩ Nguyễn Văn Huấn

Nhiều Học Sinh ‘Có Nguy Cơ Tự Gây Thương Tích’

Kết quả nghiên cứu được thạc sĩ Mai Mỹ Hạnh, Phó trưởng khoa Tâm lý học, trường Đại học Sư phạm TP HCM, trình bày tại hội thảo Chăm sóc sức khỏe tinh thần do trường Đại học Sư phạm chúng tôi tổ chức, sáng 27/12.

Bà Hạnh dẫn một nghiên cứu do bà thực hiện từ năm 2023 đến nay, qua khảo sát 3.480 học sinh 10-18 tuổi tại TP HCM và 9 tỉnh, thành phía Nam, hơn 37% (1.289 trẻ) có nguy cơ tự hủy hoại bản thân bằng những hành động gây thương tích trực tiếp trên cơ thể. Tiếp tục sàng lọc lần hai với những em này, có 6,1% (213 trẻ) đã tự gây tổn thương cho mình, với tần suất 1-4 lần/năm.

“Trên thế giới, tỷ lệ trẻ vị thành niên có hành vi tự hủy hoại bản thân dao động khoảng 5-7%, tùy quốc gia, một số quốc gia châu Âu có tỷ lệ cao lên đến 12%”, bà Hạnh nói, cho biết đây là vấn đề được quan tâm trên toàn cầu. Nhiều quốc gia đã có những biện pháp phòng ngừa vấn đề này từ rất lâu, trước khi có dịch Covid-19.

Có nhiều năm làm việc tại trường phổ thông, ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, nói những học sinh có hành vi hủy hoại bản thân, tự tử thường rơi vào 3 trường hợp: Học sinh đã tự tử nhưng thầy cô, bố mẹ, bạn bè không nhận ra dấu hiệu nào bất thường trước đó; Học sinh đã được can thiệp hỗ trợ tâm lý nhưng không được; Học sinh có biểu hiện nhưng gia đình, thầy cô, bạn bè không kịp nhận ra.

Ông Trọng đánh giá vấn đề sức khỏe tinh thần của học sinh là vấn đề nóng, phức tạp, có chiều hướng tăng lên. Các chuyên gia tâm lý, nhà giáo dục, phụ huynh có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh, quan trọng nhất là giai đoạn phòng ngừa.

Thạc sĩ Mai Mỹ Hạnh. Ảnh: Lam Thanh

Thạc sĩ Mai Mỹ Hạnh đánh giá trẻ vị thành niên là một giai đoạn đặc biệt, chuyển tiếp từ trẻ em thành người lớn, trẻ phát triển nhanh nhưng không ổn định, đặc biệt về cảm xúc. Lứa tuổi này cũng có đặc điểm bộc lộc cảm xúc, cá tính thái quá, bộc phát, bốc đồng. Khi đối diện với các tác nhân gây tổn thương, các em nhạy cảm hơn những độ tuổi khác.

Từ kết quả nghiên cứu, bà Hạnh đề xuất 3 nhóm biện pháp phòng ngừa việc tự hủy hoại bản thân ở trẻ vị thành niên, gồm: Nâng cao nhận thức cho phụ huynh, giáo viên, trẻ vị thành niên, tích hợp các nội dung này vào chương trình giáo dục công dân, các hoạt động trải nghiệm ở trường học; Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho trẻ, gồm tổ chức chuyên đề tâm lý, giáo dục kỹ năng sống; tham vấn tâm lý cho học sinh có nguy cơ tự hủy hoại bản thân.

Advertisement

Trong khi đó, ông Trịnh Duy Trọng cho biết sắp tới Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Y tế TP HCM sẽ ký kết nhiều chương trình phối hợp về y tế học đường giai đoạn 2023-2027, trong đó chú trọng chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho học sinh.

Lam Thanh

Phun Môi Có Nguy Hiểm Không? Có Biến Chứng Gì Không?

Chỉ mất

3

phút để đọc bài viết

Phun môi có nguy hiểm không?

Phun môi có nguy hiểm không?

Phun môi đang là một trong những phương pháp làm đẹp phổ biến giúp khắc phục tình trạng môi thâm, môi nhợt nhạt, thiếu sức sống một cách hiệu quả. Sau khi thực hiện phun môi, các chị em có thể thoải mái ra ngoài mà không cần phải tốn quá nhiều thời gian cho việc trang điểm hoặc phải luôn mang theo cây son bên mình.

Quá trình thực hiện phun môi rất đơn giản, các chuyên gia sẽ dùng kim chuyên dụng kết hợp với mực phun xăm sau đó sử dụng máy phun xăm lướt trên bề mặt môi. Màu mực sẽ được kim tiêm đưa vào bề mặt da để tạo màu cho môi, mang lại một đôi môi đẹp, đều màu giúp khuôn mặt trở nên tươi trẻ hơn.  

Vì có kỹ thuật và quá trình thực hiện vô cùng đơn giản nên phương pháp phun môi không gây ra nguy hiểm cho người sử dụng trong quá trình thực hiện. Sau khi phun môi bạn cũng không cần phải tốn quá nhiều thời gian để nghỉ dưỡng mà có thể trở lại sinh hoạt bình thường.

Quá trình phun môi được diễn ra nhanh chóng và giúp bạn có được đôi môi đẹp

Tuy nhiên nếu hỏi rằng phun môi có nguy hiểm không thì câu trả lời sẽ là KHÔNG NGUY HIỂM. Nếu thực hiện phun môi ở các cơ sở thẩm mỹ uy tín an toàn, thiết bị sử dụng như máy phun môi, công nghệ phun môi, kim và mực xăm môi đảm bảo chất lượng thì vẫn sẽ không gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người sử dụng sau khi phun môi.

Phun môi có ảnh hưởng tới sức khỏe không?

Bên cạnh phun môi có nguy hiểm không thì phương pháp này có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không cũng là điều được quan tâm. Bởi trên hết an toàn cho sức khỏe phải được đặt lên hàng đầu cho dù bạn sử dụng dịch vụ phun môi hay là bất kỳ phương pháp làm đẹp nào. 

Theo các chuyên gia thẩm mỹ, phun môi sẽ không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bạn nếu được thực hiện tại cơ sở phun xăm uy tín, có giấy phép của Bộ Y tế. Vì chỉ có nơi uy tín mới đảm bảo có đầy đủ máy móc, thiết bị phun môi tân tiến, có bác sĩ/ chuyên viên lành nghề tuân thủ đúng kỹ thuật phun môi cùng đôi tay khéo léo, và dùng mực xăm cao cấp, thành phần lành tính, để hạn chế tối đa rủi ro. 

Ngoài những yếu tố trên thì việc bạn chăm sóc môi sau phun xăm tại nhà cũng phần nào ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ và sức khỏe tổng thể. Trong đó, bạn cần tuân thủ đúng trong cách vệ sinh môi, chế độ kiêng khem trong ăn uống. Nếu không vẫn sẽ làm cho môi bị sưng viêm, mưng mủ, nổi mụn nước, thậm chí nhiễm trùng và ảnh hưởng đến sức khỏe lẫn tâm lý.

Phun môi không ảnh hưởng đến sức khỏe nếu thực hiện nơi uy tín

Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau phun môi Nhiễm trùng sau khi phun môi

Nhiễm trùng môi là nguy cơ đầu tiên có thể xảy ra với bạn sau khi phun môi. Biểu hiện cho thấy môi bạn đã bị nhiễm trùng sau khi phun môi đó là: Hiện tượng sưng tấy trong 5 – 6 ngày liên tục và không có dấu hiệu giảm sưng, chảy máu môi, xuất hiện tình trạng nổi mụn mủ, để lại những vết thương gây chảy máu môi.

Tình trạng nhiễm trùng môi xuất hiện phần nhiều là do ảnh hưởng cơ địa của bạn gây ra. Hoặc gây ra dụng cụ phun xăm như máy phun, kim chuyên dụng không đảm bảo vệ sinh cũng sẽ rất dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng sau khi phun môi.

Nếu xuất hiện những biểu hiện trên, tốt nhất bạn nên đến với cơ sở thẩm mỹ để được các chuyên gia chăm sóc và chữa trị ngay lập tức để tránh gặp phải những hậu quả xấu về sau.

Tình trạng nhiễm trùng sau khi phun môi

Quá trình bong tróc môi để lại sẹo lồi

Sau khi phun môi, bạn cần một khoảng thời gian để đôi môi có thể hoàn toàn hồi phục, bong tróc lớp da bên ngoài để có được đôi môi đều màu và đẹp nhất.

Tuy nhiên trong quá trình phục hồi và bong tróc lớp da, đôi môi rất có thể gặp phải những tác động xấu khiến cho quá trình bong tróc để lại sẹo lồi, sẹo xấu trên môi. Tình trạng này thường xuất hiện do trong quá trình chăm sóc sử dụng thực phẩm không phù hợp.

Dị ứng với mực phun môi

Phun môi có nguy hiểm không luôn là điều mà các chị em đặc biệt quan tâm. Trong đó dị ứng với mực phun là một trong những vấn đề có ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe của bạn.

Tình trạng dị ứng với mực phun rất dễ bắt gặp ở những người có làn da nhạy cảm. Mực xăm được đưa vào cơ thể thường là các loại hoá chất có màu, chính vì thế nếu như sử dụng các loại mực xăm không an toàn, không đảm bảo chất lượng sẽ rất dễ gây ra tình trạng da dị ứng với mực xăm.

Hiện nay trên thị trường các loại mực xăm chất lượng sẽ đều được chiết xuất từ các loại thảo mộc, có độ tương thích cao đối với cơ thể và ít gây ra tình trạng dị ứng với da. Những loại mực xăm này thường có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được kiểm định chất lượng.

Trường hợp môi bị dị ứng do sử dụng mực phun kém chất lượng

Tuy nhiên, vì lợi nhuận rất nhiều cơ sở làm đẹp đã sử dụng các loại mực xăm không rõ nguồn gốc, các sản phẩm 100% từ hoá chất độc hại làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và gây nên tình trạng dị ứng với mực xăm.

Có thể bị lây các bệnh truyền nhiễm

Các thiết bị phun xăm sẽ có tác động đến sâu bên trong các tế bào và mạch máu, nếu không vệ sinh và khử trùng đúng cách những thiết bị này sẽ rất dễ gây lây lan các bệnh truyền nhiễm từ người này sang người khác như: Viêm gan B, giang mai, HIV, viêm gan C,… Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tốt nhất bạn hãy nên tìm đến các cơ sở thẩm mỹ lớn, uy tín và chất lượng để thực hiện phương pháp phun môi.

Có nên phun xăm môi hay không?

Sau khi đã biết phun môi có nguy hiểm không từ những phân tích, chia sẻ ở trên thì có lẽ bạn cũng đã biết có nên phun môi không rồi đúng không nào. Nhìn chung phương pháp này khá an toàn cho môi và cũng giúp khắc phục được khuyết điểm trên môi như môi nhợt màu, không đều màu, môi thâm sạm, giúp môi hồng hào, căng bóng, cuốn hút, khuôn mặt nàng rạng rỡ và có sức sống hơn. 

Bạn hoàn toàn có thể phun môi nếu có nhu cầu làm đẹp bộ phần này

Những lưu ý VÀNG để phun môi không nguy hiểm

Những biện pháp phun môi an toàn sau đây sẽ giải quyết lo ngại của các chị em về việc phun môi có nguy hiểm không.

Lựa chọn cơ sở làm đẹp uy tín, chất lượng

Những thắc mắc về việc phun môi có nguy hiểm không sẽ không còn là vấn đề nếu như bạn lựa chọn được cơ sở thẩm mỹ chất lượng.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở thẩm mỹ cung cấp dịch vụ phun môi ra đời. Để lựa chọn cơ sở thẩm mỹ an toàn và chất lượng, đầu tiên bạn cần phải biết được rằng cơ sở đó đã được Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động hay chưa.

Lựa chọn cơ sở làm đẹp uy tín sẽ đảm bảo an toàn cho bạn khi phun môi

Sử dụng mực phun môi đảm bảo chất lượng

Phun môi có nguy hiểm không ít nhiều phụ thuộc vào việc trung tâm thẩm mỹ đó sử dụng loại mực xăm chất lượng hay không. Mực phun là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm nhiễm, dị ứng sau khi phun môi nếu cơ sở thẩm mỹ bạn chọn kém uy tín, dùng mực xăm không rõ nguồn gốc, chứa chất độc hại.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại mực xăm khác nhau, để có được lợi nhuận cao nhiều cơ sở thẩm mỹ đã sử dụng các loại mực xăm không chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ nên gây ra những tình trạng như viêm nhiễm, dị ứng sau khi phun môi.

Để đảm bảo an toàn cho mình, bạn nên kiểm tra mực phun trước khi sử dụng, đồng thời xem rõ thành phần và nguồn gốc xuất xứ của loại mực đó.

Chuyên viên thực hiện phun xăm có tay nghề cao

Chuyên viên kỹ thuật sẽ là người trực tiếp thực hiện phương pháp phun môi cho bạn. Để có được quá trình phun môi diễn ra an toàn và một kết quả tố với đôi môi đẹp, đều màu thì yêu cầu chuyên viên phải có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm phun môi nhiều năm.

Những chuyên viên có trình độ cao cũng sẽ biết cách lựa chọn màu mực phun chất lượng, đồng thời họ cũng sẽ biết cách vệ sinh, khử trùng thiết bị đúng chuẩn trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Quá trình chăm sóc

Không được sử dụng tay để sờ, chạm vào môi để tránh xảy ra tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.

Tuyệt đối không được son môi, đồng thời không sử dụng các loại sản phẩm chăm sóc da trong khoảng thời gian phục hồi sau phun môi

Che chắn, bảo vệ môi tránh tiếp xúc với ánh nắng và bụi bẩn mỗi khi ra đường.

Hạn chế để môi tiếp xúc với nước, đồng thời không được để môi gặp phải các va chạm mạnh hoặc ngậm các đồ vật như ống hút,…

Sử dụng thực phẩm phù hợp theo đúng chỉ dẫn của chuyên viên để không gây ra tình trạng dị ứng, hoặc tạo sẹo lồi, sẹo xấu sau quá trình bong tróc môi.

Nếu gặp phải những tình trạng bất thường trong quá trình hồi phục, bạn cần đến ngay với cơ sở làm đẹp để được các bác sĩ chăm sóc và ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra.

Chăm sóc sau phun môi đúng cách sẽ giúp bạn có được đôi môi đẹp và an toàn

Tham khảo: Phun môi có được uống nước dừa hay không?

Lời kết

Chỉ cần chị em lựa chọn đúng, và lưu ý những điều cần thiết thì sẽ không cần quá lo lắng phun môi có nguy hiểm hay không? Tham khảo ngay dịch vụ phun xăm thẩm mỹ tại Seoul Center

Nếu có thêm những thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu nhiều hơn về các phương pháp làm đẹp, bạn có thể liên hệ với Seoul Center qua hotline 1800 088 878 để được tư vấn rõ hơn.

Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Có Nguy Hiểm Không?

Một số biểu hiện điển hình của trào ngược dạ dày: ợ nóng, nuốt khó, nuốt đau, đau họng, ho, tức ngực.

Một số người khi có những biểu hiện này thường chủ quan và không đi khám bác sĩ, tình trạng này xảy ra lâu ngày để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Một số hệ lụy nghiêm trọng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản như:

1. Viêm đường hô hấp

Niêm mạc phổi, họng và mũi xoang rất nhạy cảm. Khi bị trào ngược, chỉ cần một lượng nhỏ axit cũng có thể làm tổn thương niêm mạc những vùng này.

Triệu chứng là ho kéo dài nhưng khi điều trị theo hướng bệnh phổi thông thường thì không thuyên giảm. Một số người bị khàn tiếng do dây thanh quản trong cổ họng bị tổn thương lâu ngày và dày lên.

Giữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản và hen suyễn cũng có mối liên hệ mật thiết. Ngoài ra, cũng có trường hợp người bệnh trào ngược bị mòn răng, viêm tai…

2. Hẹp thực quản

Một biến chứng khác của trào ngược là viêm thực quản rồi dẫn đến loét, hẹp thực quản. Dịch dạ dày trào lên thực quản thường xuyên làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm. Biến chứng viêm có thể làm người bệnh gặp các hệ quả như: khó nuốt, nuốt đau (odynophagia), đau ngực.

Đặc biệt, người bệnh bị đau phía sau xương ức khi ăn uống, buồn nôn, ói mửa, mất cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, xơ hóa do viêm có thể làm thực quản dày lên và hẹp dần dần.

3. Barret thực quản

Thực quản sẽ bị viêm với nhiều mức độ khác nhau gây ảnh hưởng đến việc ăn uống. Biến chứng nặng nề nhất lên thực quản là “Barrett thực quản”. Đây là tình trạng các tế bào niêm mạc ở vùng thấp thực quản bị biến đổi màu sắc.

Chỉ rất ít người mắc phải Barret thực quản khi bị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, nếu đã mắc phải tình trạng này thì đây là dấu hiệu của ung thư thực quản. Đây là một trong những biến chứng rất nguy hiểm của trào ngược dạ dày thực quản.

4. Ung thư thực quản

Đây là biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, nếu chủ quan trong quá trình điều trị thì rất dễ dẫn đến ung thư.

Cần thay đổi chế độ ăn, kiêng rượu bia, cà phê, thuốc lá. Người bệnh nên tránh ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ, chua, cay, nước uống có ga. Trái cây tốt cho sức khỏe nhưng cũng có một loại làm cho trào ngược dạ dày thực quản nặng thêm. Một số loại trái cây nên tránh như cam, chanh, bưởi, cà chua, cóc, me. Bạn nên ăn mỗi ngày 1 hũ sữa chua để hỗ trợ tiêu hóa. Các thực phẩm giàu chất xơ như đu đủ, các loại đậu, táo, bơ, bông cải, atiso… tốt cho sức khỏe.

Người bệnh không ăn quá no, nên chia làm nhiều bữa, ăn ít hơn, không ăn muộn vào buổi tối. Bạn không nằm sau khi ăn ít nhất, không uống quá nhiều nước trong khi ăn. Nên tránh bữa ăn trễ và ăn nhiều. Sau khi ăn, bạn không nên mặc đồ quá chật để dễ tiêu hóa thức ăn.

Khi đi ngủ, đầu nên nằm cao hơn 15cm so với chân. Giảm cân nếu thừa cân, béo phì, ngưng các thuốc kích thích dạ dày.

Bánh mì, bột yến mạch: loại thực phẩm này rất tốt trong việc giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày. Từ đó giúp người bệnh hạn chế những tổn thương đối với người bị trào ngược dạ dày thực quản.

Đỗ, đậu: đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đỏ,…chứa hàm lượng chất xơ cao cùng các amino acid… Nên chúng rất tốt cho những người bị trào ngược dạ dày.

Đạm dễ tiêu: các loại đạm dễ tiêu như thịt thăn lợn, thịt ngan, thịt lưỡi lợn. Những loại đạm này góp phần giúp trung hòa axit, rất tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày.

Sữa chua: sữa chua giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn. Không những thế trong sữa chua có chứa men lợi khuẩn cải thiện tiêu hóa. Người bị trào ngược dạ dày nên sử dụng sữa chua hàng ngày, tuy nhiên không nên ăn khi đói.

Nghệ & mật ong: nghệ, mật ong hỗ trợ điều trị cho người bị trào ngược dạ dày thực quản rất hiệu quả.

Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh mạn tính. Nó để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, do vậy khi có triệu chứng nghi ngờ bạn nên đi khám bác sĩ. Đồng thời, bạn cần có chế độ ăn và lối sống lành mạnh để bệnh không tiến triển quá nặng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Ăn Vải Có Thể Gây Nguy Hiểm Nếu Sai Thời Điểm trên website Xfsq.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!