Xu Hướng 9/2023 # Bản Đồ Đất Nước Triều Tiên (North Korea) Khổ Lớn Năm 2023 # Top 9 Xem Nhiều | Xfsq.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Bản Đồ Đất Nước Triều Tiên (North Korea) Khổ Lớn Năm 2023 # Top 9 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bản Đồ Đất Nước Triều Tiên (North Korea) Khổ Lớn Năm 2023 được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xfsq.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

INVERT cập nhật mới nhất năm 2023 về bản đồ Triều Tiên chi tiết như bản đồ giao thông, bản đồ du lịch, rất hi vọng bạn đọc có tra cứu những thông tin hữu ích về bản đồ Triều Tiên khổ lớn phóng to chi tiết nhất.

Đường ranh giới giữa nước Triều Tiên và Hàn Quốc

Giới thiệu về Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

Triều Tiên nằm tại bán đảo Triều Tiên tại Đông Á, giáp liền với Trung Quốc về hướng tây bắc và Nga về hướng đông bắc, Nhật Bản ở đông nam qua eo biển Triều Tiên. Tổng diện tích của đất nước Triều tiên là 120,410 km2. 

Triều Tiên rất giàu tài nguyên thiên nhiên, có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ. Đất nông nghiệp được tập thể hóa, các ngành công nghiệp đều do nhà nước quản lý dưới hình thức sở hữu nhà nước. Công nghiệp nặng được chú trọng đặc biệt, nhất là công nghiệp quốc phòng.

Tuy nhiên, do vẫn trong tình trạng đình chiến với Hàn Quốc, nên Triều Tiên phải tập trung nhiều nguồn lực cho quốc phòng, trong khi tình trạng kinh tế gặp khó khăn vì bị nhiều thế lực bên ngoài bao vây, cấm vận…, dẫn đến việc Triều Tiên gặp nhiều khó khăn trong giao lưu với thế giới bên ngoài và bên ngoài cũng khó tiếp cập được với những thông tin đầy đủ về Triều Tiên.

Lịch sử: Từ năm 918 – 1392, vua Wang Kon lập ra nước Koryo. Từ 1312 – 1910, vua Ly Sơng Kie lập ra nước Cho Son (Triều Tiên) thủ đô là Seoul. Bán đảo Triều Tiên được biết đến từ triều đại Koryo (Cao Ly), phiên âm quốc tế là Korea.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Triều Tiên chia thành hai miền bằng vĩ tuyến 38 dưới quyền kiểm soát của Liên Xô và Mỹ.

Năm 1948, ở khu vực quân đội Mỹ chiếm đóng thành lập nước Cộng hòa Triều Tiên (Hàn Quốc). Cùng năm đó, ở miền Bắc, tại kỳ họp thứ nhất Hội nghị nhân dân tối cao vào ngày 9/9/1948 đã tuyên bố thành lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên.

Tên đầy đủ Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên Tên tiếng Anh North Korea Loại chính phủ Nhà nước cộng sản tập trung cao Đơn vị tiền tệ Won Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên (Wn); 1 Wn – 100 chon Thủ đô Bình Nhưỡng (Pyongyang) Ngày Quốc Khánh 09/9 (1948) Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam 31/01/1950 Các Thành phố lớn Chongjin, Nampo, Hamhung, Chongjin, Nampo, Wonsan, Sinuiju, Kaechon, Kaesong, Sariwon Diện tích 219,155 km² Vị trí địa lý  Nằm ở Đông Bắc Á, nửa phía bắc của bán đảo Triều Tiên, giáp Nga, biển Nhật Bản, Hàn Quốc, vịnh Hoàng Hải và Trung Quốc. Tọa độ: 40000 vĩ bắc, 127000 kinh đông. Khí hậu Ôn hòa, mưa vào mùa hè. Nhiệt độ trung bình tháng 1: -50C, tháng 7: 240C. Lượng mưa trung bình: 900 – 1.500 mm. Địa hình Chủ yếu là đồi và núi, đồng bằng ven biển ở phía tây và phía đông. Tài nguyên thiên nhiên Than đá, chì, vonfram, kẽm, than chì, manhê, sắt, đồng, vàng, pyrit, muối ăn, tiềm năng thủy điện. Dân số 25.949.919 người Ngôn ngữ chính Tiếng Triều Tiên. Tên miền quốc gia .kp Tôn giáo Phật giáo, Tôn giả Shaman, Chongdogyo, Kitô; Các hoạt động tôn giáo hầu như không tồn tại kể từ năm 1945. Các dân tộc Người Triều Tiên; chỉ có một số ít cộng đồng người Hoa và người Nhật Bản. Múi giờ +9:00 Mã điện thoại +850 Giao thông bên Phải

Bản đồ hành chính nước Triều Tiên khổ lớn năm 2023

PHÓNG TO

North Korea Map 2023

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

Bản đồ du lịch nước Triều Tiên

Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Phú Yên Khổ Lớn Năm 2023

Cập nhật mới nhất về bản đồ Phú Yên chi tiết như bản đồ giao thông, bản đồ hành chính các xã, huyện, thành phố trên địa bản tỉnh Phú Yên, rất hi vọng bạn có thêm những thông tin mới bổ ích về Bản đồ Phú Yên khổ lớn phóng to chi tiết nhất.

Phú Yên có diện tích đất tự nhiên 5.045 km² và chiều dài bờ biển 189 km, là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Hiện tại, Tỉnh Phú Yên có 9 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện với 110 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 16 phường, 8 thị trấn và 86 xã.

Bản đồ hành chính tỉnh Phú Yên năm 2023

Bản đồ du lịch Phú Yên

Bản đồ thành phố Tuy Hòa Phú Yên

TP Tuy Hòa có 16 đơn vị hành chính gồm 12 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, Phú Đông, Phú Lâm, Phú Thạnh và 4 xã: An Phú, Bình Kiến, Bình Ngọc, Hòa Kiến.

Bản đồ thị xã Đông Hòa 

Thị xã  Đông Hòa có 10 đơn vị gồm 5 phường: Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Nam, Hòa Hiệp Trung, Hòa Vinh, Hòa Xuân Tây và 5 xã: Hòa Tâm, Hòa Tân Đông, Hòa Thành, Hòa Xuân Đông, Hòa Xuân Nam.

Bản đồ thị xã Sông Cầu

Thị xã Sông Cầu có 13 đơn vị hành chính gồm 4 phường: Xuân Đài, Xuân Phú, Xuân Thành, Xuân Yên và 9 xã: Xuân Bình, Xuân Cảnh, Xuân Hải, Xuân Lâm, Xuân Lộc, Xuân Phương, Xuân Thịnh, Xuân Thọ 1, Xuân Thọ 2.

Bản đồ huyện Đồng Xuân

Huyện Đồng Xuân có 11 đơn vị hành chính gồm thị trấn La Hai (huyện lỵ) và 10 xã: Đa Lộc, Phú Mỡ, Xuân Lãnh, Xuân Long, Xuân Phước, Xuân Quang 1, Xuân Quang 2, Xuân Quang 3, Xuân Sơn Nam, Xuân Sơn Bắc.

Bản đồ huyện Phú Hòa

Huyện Phú Hòa có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Phú Hòa (huyện lỵ) và 8 xã: Hòa An, Hòa Định Đông, Hòa Định Tây, Hòa Hội, Hòa Quang Bắc, Hòa Quang Nam, Hòa Thắng, Hòa Trị.

Bản đồ huyện Sơn Hoà

Huyện Sơn Hòa có 14 đơn vị hành chính gồm thị trấn Củng Sơn (huyện lỵ) và 13 xã: Cà Lúi, Ea Chà Rang, Krông Pa, Phước Tân, Sơn Định, Sơn Hà, Sơn Hội, Sơn Long, Sơn Nguyên, Sơn Phước, Sơn Xuân, Suối Bạc, Suối Trai.

Bản đồ huyện Sông Hinh

Huyện Sông Hinh có 11 đơn vị hành chính gồm thị trấn Hai Riêng (huyện lỵ) và 10 xã: Đức Bình Đông, Đức Bình Tây, Ea Bá, Ea Bar, Ea Bia, Ea Lâm, Ea Ly, Ea Trol, Sơn Giang, Sông Hinh.

Bản đồ huyện Tây Hòa

Huyện Tây Hòa có 11 đơn vị hành chính gồm thị trấn Phú Thứ (huyện lỵ) và 10 xã: Hòa Bình 1, Hòa Đồng, Hòa Mỹ Đông, Hòa Mỹ Tây, Hòa Phong, Hòa Phú, Hòa Tân Tây, Hòa Thịnh, Sơn Thành Đông, Sơn Thành Tây.

Bản đồ huyện Tuy An

Huyện Tuy An có 15 đơn vị hành chính gồm thị trấn Chí Thạnh (huyện lỵ) và 14 xã: An Cư, An Chấn, An Dân, An Định, An Hiệp, An Hòa Hải, An Lĩnh, An Mỹ, An Nghiệp, An Ninh Đông, An Ninh Tây, An Thạch, An Thọ, An Xuân.

Hệ thống giao thông đường bộ trọng yếu tại Phú Yên

+ Quốc lộ 1A nối với Bình Định và Khánh Hòa.

+ Quốc lộ 25 nối với Gia Lai.

+ Quốc lộ 1D nối Thị xã Sông Cầu với thành phố Quy Nhơn.

+ Quốc lộ 29 nối thị xã Đông Hòa (từ Vũng Rô) với thị xã Buôn Hồ Đăk Lăk.

+ Quốc lộ 19C khởi đầu từ QL 1A ở thị trấn Diêu Trì huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định chạy dọc theo đường sắt Bắc – Nam qua thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân rồi rẽ lên huyện Sơn Hòa tới thị trấn Hai Riêng huyện Sông Hinh qua huyện M’Đrăk tỉnh Đăk Lắk rồi gặp QL26.

Phú yên cũng có đường sắt Bắc-Nam đi qua với ga chính là Ga Tuy Hòa.

Về hàng không, Phú Yên hiện đang vận hành Sân bay Đông Tác (Hoạt động từ tháng 4/2003) với 2 đường bay chính: Tuy Hòa-Hà Nội và Tuy Hòa-Thành phố Hồ Chí Minh.

Bản Đồ Châu Âu (Europe Map) Khổ Lớn Phóng To Năm 2023

INVERT cập nhật mới nhất năm 2023 về Bản đồ các nước Châu Âu trên Thế Giới chi tiết, hi vọng bạn có thể tra cứu được những thông tin cần tìm về bản đồ Châu Âu bằng tiếng anh và tiếng Việt khổ lớn phóng to này.

15 Cách Hack Nick Facebook năm 2023 tỷ lệ thành công 100% 

Điềm Nháy mắt trái (mắt trái giật) của Nam và Nữ năm 2023

Giải mã Nháy Mắt Phải, Mắt Phải Giật ở nam & nữ năm 2023

Giới thiệu sơ lược về Châu Âu

Các nước ở Châu Âu hay còn gọi là Liên minh châu Âu (the European Union, gọi tắt là EU) hiện gồm 51 nước thành viên: Pháp , Ukraine , Tây Ban Nha, Thụy Điển, Đức, Phần Lan, Na Uy, Ba Lan, Ý,  Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, România , Belarus, Nga (Nga thuộc châu Âu), Hy Lạp, Bulgaria, Iceland, Hungary, Bồ Đào Nha, Serbia, Áo, Cộng hòa Séc, Irelandb, Litva, Latvia, Svalbard và Jan Mayen, Croatia, Bosnia và Herzegovina, Slovakia, Estonia, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Hà Lan, Moldova, Bỉ, Albania, Bắc Macedonia, Slovenia, Montenegro, Kosovo, Transnistria, Luxembourg, Quần đảo Faroe, Andorra, Malta, Liechtenstein, Jersey, Guernsey, San Marino, Gibraltar, Monaco, Thành Vatican.

Hiện nay Châu Âu được chia làm 4 khu vực, gồm: Bắc Âu, Nam Âu, Tây Âu, Đông Âu.

Tổng diện tích các nước ở châu Âu khoảng 10.180.000 km² (3.930.000 dặm vuông) thuộc loại nhỏ thứ 2 thế giới về diện tích (sau châu Úc), chỉ lớn hơn Châu Đại Dương. Châu Âu hiện đang đứng thứ 3 trên thế giới về dân số. Theo số liệu từ Liên Hợp Quốc, tính đến ngày 08/09/2023, tổng dân số ở Châu Âu khoảng 747.708.709 (chiếm 9,48% dân số thế giới). 

Châu Âu có tất cả 44 quốc gia và được phân chia thành 4 khu vực: Bắc Âu – Đông Âu – Nam Âu – Tây Âu.

Khu vực

Số quốc gia

Tên quốc gia

Bắc Âu

10

Anh, Latvia, Lithuania , Phần Lan, Thụy Điển, Estonia, Đan Mạch, Ireland, Na Uy, Iceland

Đông Âu

10

Belarus , Romania, Bulgaria, Hungary , Slovakia, Nga, Ukraine, Moldova, Ba Lan, Cộng hòa Séc

Nam Âu

15

Slovenia, Nước Ý, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Andorra, Vatican , San Marino, Albania, Serbia, Bosnia & Herzegovina, Croatia, Macedonia, Malta, Montenegro.

Tây Âu

9

Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Thụy Sĩ, Áo, Đức, Liechtenstein, Pháp, Monaco

Châu Âu có vị trí tiếp giáp như sau: phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Tây giáp Đại Tây Dương, phía Nam giáp Địa Trung Hải và biển Đen, về phía Đông thì hiện chưa xác định

Về mặt địa lý, châu Âu nằm trong đại lục rộng hơn là lục địa Âu Á. Ranh giới của lục địa châu Âu với châu Á bắt đầu từ dãy Ural ở Nga phía đông, đến đông nam thì không thống nhất, có thể coi là sông Ural hoặc sông Emba. Từ đó ranh giới này kéo đến biển Caspia, sau đó đến sông Kuma và Manych hoặc dãy Kavkaz, rồi kéo đến Biển Đen; eo biển Bosporus, biển Marmara, và eo biển Dardanelles chấm dứt ranh giới với châu Á. Biển Địa Trung Hải ở phía nam phân cách châu Âu với châu Phi. Ranh giới phía tây là Đại Tây Dương, tuy thế Iceland, nằm cách xa hẳn so với điểm gần nhất của châu Âu với châu Phi và châu Á, cũng nằm trong châu Âu. Hiện tại việc xác định trung tâm địa lý châu Âu vẫn còn trong vòng tranh luận.

Trên thực tế, biên giới của châu Âu thông thường được xác định dựa trên các yếu tố chính trị, kinh tế, và văn hóa. Do vậy mà kích thước cũng như số lượng các nước của châu Âu sẽ khác nhau tùy theo định nghĩa. Hầu hết các nước trong châu Âu là thành viên của Hội đồng châu Âu, ngoại trừ Belarus, và Tòa Thánh (Thành Vatican).

Khái niệm lục địa châu Âu không thống nhất. Vì châu Âu không được bao bọc toàn bộ bởi biển cả nên nhiều người coi nó chỉ là bán đảo của lục địa Âu Á. Trong quá khứ, khái niệm lãnh thổ Kitô giáo được coi là quan trọng hơn cả đối với châu Âu.

Châu Âu được chia làm 4 khu vực: Bắc Âu, Nam Âu, Tây Âu, Đông Âu. Cụ thể:

Đông Âu: Ukraine, Moldova, Romania, Ba Lan, Nga, Hungary, Cộng hòa Séc, Bulgaria, Belarus, Slovakia.

Tây Âu và Trung Âu: Áo, Pháp, Đức, Hà Lan, Monaco, Bỉ, Thụy Sĩ,  Luxembourg, Liechtenstein.

Bắc Âu: Thụy Điển, Đan Mạch, Latvia, Ireland, Iceland, Estonia, Nauy, Lithuania, Anh, Phần Lan.

Nam Âu: Thành Vatican, Bồ Đào Nha, Serbia, Albania, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Slovenia, Andorra, San Marino, Bosnia, Malta, Herzegovina, Croatia, Macedonia, Ý, Cyprus.

Trên thực tế, châu Âu ngày càng được dùng là cách gọi tắt để chỉ Liên minh châu Âu (EU) và các 27 thành viên hiện tại của nó. Một số nước châu Âu đang xin làm thành viên, số khác dự kiến cũng sẽ tiến hành thương lượng trong tương lai (xem Mở rộng Liên minh châu Âu).

Bản đồ các nước ở Châu Âu khổ lớn năm 2023

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

Bản đồ du lịch Châu Âu

Bản đồ Châu Âu trên bản đồ thế giới

Bản đồ Quốc Kỳ Châu Âu

Bản Đồ Hành Chính Đất Nước Liban (Lebanon Map) Phóng To Năm 2023

INVERT cập nhật mới nhất năm 2023 về bản đồ hành chính đất nước Liban chi tiết như giao thông, du lịch, hành chính, vị trí địa lý, rất hi vọng bạn đọc có thể tra cứu những thông tin hữu ích về bản đồ Liban khổ lớn phóng to chi tiết nhất.

1. Giới thiệu đất nước Liban

Vị trí địa lý: Nằm ở Trung Đông, giáp Xy-ri, Ix-ra-en và Địa Trung Hải. Tọa độ: 33o50 vĩ bắc, 35o50 kinh đông.

Diện tích: 10.400 km2

Khí hậu: Địa Trung Hải; ẩm ướt, ôn hòa, lạnh vào mùa đông; nóng khô vào mùa hè; vùng núi có tuyết vào mùa đông. Nhiệt độ tháng 1: 13oC, tháng 7: 28oC. Lượng mưa trung bình: 400 – 1.000 mm.

Địa hình: Đồng bằng ven biển hẹp; thung lũng Bekaa chạy dọc biên giới Li-băng với Xy-ri.

Tài nguyên thiên nhiên: Đá vôi, quặng sắt, muối.

Dân số: khoảng 4.467.400 người (2013)

Các dân tộc: Người A-rập (95%), người Ác-mê-ni (4%), các dân tộc khác (1%).

Ngôn ngữ chính: Tiếng A-rập; các tiếng Pháp, Anh và Ác-mê-ni được sử dụng.

Lịch sử: Li-băng có lịch sử rất lâu đời, từng bị các đế quốc Ai Cập, Ba Tư Assyria xâm lược. Từ đầu thế kỷ XVI đến cuối Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị Thổ Nhĩ Kỳ thống trị. Từ năm 1920 là đất uỷ trị của Pháp. Ngày 22/11/1943, Li-băng chính thức tuyên bố nền độc lập, nhưng đến hết năm 1946, Pháp mới rút quân khỏi Li-băng. Tháng 3-1978, I-xra-en tiến hành chiến tranh xâm lược Li-băng và chiếm một số đất đai của nước này. Kể từ đó Li-băng lâm vào những cuộc chiến tranh liên miên với I-xra-en và những cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng của các phe phái; Liên hợp quốc đã có nhiều nỗ lực giải quyết những vấn đề chính trị xã hội của nước này. Ngày 25/5/2008, Quốc hội Li-băng đã bầu Tổng tư lệnh quân đội Michel Suleiman làm Tổng thống Li-băng, từ đó đến nay đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng kéo dài.

Tôn giáo: Đạo Hồi dòng Sunni và Shia (70%), Đạo Thiên chúa (30%).

Kinh tế: Cuộc chiến trong những năm 1975 – 1991 đã phá hủy nghiêm trọng hạ tầng kinh tế của Li-băng, làm giảm một nửa tổng sản lượng quốc dân và làm mất vị thế của Li-băng vốn được coi là trung tâm ngân hàng của Trung Đông.

Sản phẩm công nghiệp: Thực phẩm, đồ trang sức, xi măng, hàng dệt, các sản phẩm khoáng chất và hóa chất, các sản phẩm gỗ, dầu tinh lọc, sản phẩm kim loại.

Sản phẩm nông nghiệp: Cam, quýt, nho, cà chua, táo, rau xanh, khoai tây, ô liu, thuốc lá, cây gai dầu, cừu, dê.

Văn hóa: Li-băng từng là ngã ba đường giữa các nền văn minh trong nhiều thiên niên kỷ, vì vậy không ngạc nhiên khi một đất nước nhỏ lại sở hữu một nền văn hóa giàu có và mạnh mẽ đến như vậy. Số lượng lớn các nhóm sắc tộc, tôn giáo ở Li-băng khiến nước này có một nền văn hóa ẩm thực, âm nhạc và các truyền thống văn học cũng như lễ hội rất lớn và đa dạng. Các trường phái nghệ thuật ở thủ đô Bây-rút phát triển đầy sinh khí với nhiều cuộc trưng bày nghệ thuật sắp đặt, triển lãm, các buổi trình diễn thời trang, và các buổi hòa nhạc được tổ chức quanh năm tại các gallery, các bảo tàng, nhà hát và các tụ điểm công cộng.

Giáo dục: Các trường học của Chính phủ chất lượng đào tạo còn hạn chế. Những nhà có điều kiện thì gửi con đến trường tư. Trẻ em được khuyến khích đến trường.

Thủ đô: Bây-rút (Beirut)

Các thành phố lớn: Tripoli, Sayda…

Đơn vị tiền tệ: Bảng Li-băng; 1 bảng Li-băng = 100 piaster

Quốc khánh: 22/11 (1943)

Danh lam thắng cảnh: Thủ đô Bây-rút, các bãi biển, sân trượt tuyết, các di tích của Být-lốt, Baalbek (một trong những thành phố cổ nhất trên thế giới), thung lũng Be-ka, v.v..

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, v.v..

Quan hệ ngoại giao với Việt Nam: Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 12/02/1981

2. Bản đồ hành chính nước Liban khổ lớn năm 2023

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

 

PHÓNG TO

3. Bản đồ Google Maps của nước Liban

Bản Đồ Hành Chính Đất Nước Peru (Peru Map) Phóng To Năm 2023

INVERT cập nhật mới nhất năm 2023 về bản đồ hành chính đất nước Peru chi tiết như giao thông, du lịch, hành chính, vị trí địa lý, rất hi vọng bạn đọc có thể tra cứu những thông tin hữu ích về bản đồ Peru khổ lớn phóng to chi tiết nhất.

1. Giới thiệu đất nước Peru

Vị trí địa lý: Ở phía tây lục địa Nam Mỹ, giáp Ê-cu-a-đo, Cô-lôm-bi-a, Bra-xin, Chi-lê và Thái Bình Dương. Pê-ru cùng với Bô-li-vi-a kiểm soát hồ Ti-ti-ca-ca, một hồ lớn có nhiều tàu bè qua lại.

Diện tích: 1.285.220 km2

Thủ đô: Li-ma (Lima)

Các thành phố lớn: Callao, Arequipa, Trujillo, Chiclayo, Cusco…

Khí hậu: Nhiệt đới ở miền Đông, sa mạc khô ở miền Tây. Nhiệt độ trung bình ở vùng ven biển: 20oC, vùng núi: 12oC, vùng A-ma-dôn: 24 – 27oC. Lượng mưa trung bình: 700 – 3.000 mm.

Địa hình: Đồng bằng ở ven biển phía tây, dãy Andes ở miền Trung, rừng rậm thuộc vùng đất trũng của lưu vực sông A-ma-dôn ở phía đông.

Tài nguyên thiên nhiên: Đồng, bạc, vàng, dầu mỏ, thiếc, sắt, than, phốt-phát, ka-li các-bon-nát, cá.

Dân số: 30.375.600 người (ước tính năm 2013)

Các dân tộc: Thổ dân da đỏ của Mỹ (45%), người Mestizo (37%), người da trắng (15%) và các dân tộc khác (3%).

Ngôn ngữ chính: Tiếng Tây Ban Nha và tiếng Quechua; tiếng Aymara cũng được sử dụng.

Lịch sử: Trước khi người châu Âu đến đây, trên lãnh thổ Pê-ru là nền văn minh của người da đỏ. Năm 1532, Tây Ban Nha chiếm đóng Pê-ru làm thuộc địa. Năm 1821, Pê-ru tuyên bố độc lập, nhưng từ nửa đầu thế kỷ XX tư bản Mỹ đã nắm nhiều ngành kinh tế chủ chốt của nước này. Năm 1978, Pê-ru tiến hành bầu cử quốc hội lập hiến và soạn thảo hiến pháp mới.

Tôn giáo: Đạo Thiên chúa (90%), đạo Tin lành (5,5%)

Kinh tế:

Tổng quan: Nền kinh tế Pê-ru phát triển theo hướng kinh tế thị trường. Đứng đầu thế giới về đánh bắt cá và chế biến bột cá. Là nước giàu tài nguyên thiên nhiên như kẽm, đồng, bạc, dầu mỏ, Pê-ru đứng thứ 2 về khai thác bạc và thứ 8 về kẽm. Khai khoáng và trồng trọt là hoạt động kinh tế quan trọng. Ngành du lịch thu hút nhiều du khách đem lại nguồn thu đáng kể.

Sản phẩm công nghiệp: Kim loại, dầu mỏ, hàng dệt, hàng may mặc, thực phẩm, xi măng, ô tô, thép, v.v..

Sản phẩm nông nghiệp: Cà phê, bông, mía, gạo, lúa mì, khoai tây, chuối, ca cao; gia cầm, thịt bò, các sản phẩm từ sữa, len; cá.

Đơn vị tiền tệ: Nuevo sol (S); 1 S = 100 centimo

Văn hóa: Văn hóa Pê-ru chủ yếu bắt nguồn từ truyền thống của người da đỏ và người Tây Ban Nha, tuy nhiên cũng chịu ảnh hưởng từ các dân tộc Á, Phi, và Âu. Truyền thống nghệ thuật của Pê-ru có nguồn gốc từ những đồ gốm, đồ dệt may, trang sức, và công trình điêu khắc của văn hóa tiền In-ca.

Văn chương Pê-ru bắt nguồn từ truyền thống truyền khẩu của các nền văn minh thời kỳ tiền Cô-lôm-bô. Người Tây Ban Nha đem đến chữ viết vào thế kỷ XVI; văn chương thuộc địa bao gồm các biên niên sử và văn chương tôn giáo. Âm nhạc Pê-ru có nguồn gốc Andes, Tây Ban Nha và châu Phi.

Giáo dục: Giáo dục được miễn phí và bắt buộc trong 11 năm. Khoảng 46% trẻ em được học trung học. Pêru có hơn 30 trường đại học, trong đó có Trường đại học Tổng hợp San Marcos ở Lima, một trong những trường lâu đời nhất ở Nam Mỹ.

Quốc khánh: 28-7 (1821)

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế APEC, ECLAC, FAO, G-77, IADB, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, IOC, ITU, OAS, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WTrO, v.v..

Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 14/11/1999.

Danh lam thắng cảnh: Machu Piochu, hồ Titicaca, Thủ đô Lima, v.v..

2. Bản đồ hành chính nước Peru khổ lớn năm 2023

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

PHÓNG TO

3. Bản đồ Google Maps của nước Peru

Những Điều Phụ Nữ Bị Cấm Kỵ Tại Đất Nước Nhật Bản

Mặc dù Nhật Bản là quốc gia rất phát triển và có nền kinh tế dẫn đầu, nhưng trong văn hóa của họ còn chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Á Đông. Điều đó thể hiện qua những điều phụ nữ bị cấm kỵ tại đất nước Nhật Bản.

Nhật Bản là đất nước có nền văn hóa đặc biệt với nhiều lễ nghi, phong tục khác lạ, do vậy trước khi có ý định đến với Nhật Bản bạn cần lưu ý những điều sau để tránh làm mất lòng họ cũng như có chuyến du lịch được thoải mái hơn.

1. Phụ nữ không được leo lên đỉnh núi Omine

Ngọn núi này được ghi tên vào danh sách di sản thiên nhiên Thế giới do UNESCO bình chọn từ năm 2004. Tuy nhiên, trong hàng thế kỷ qua, từ xa xưa, phụ nữ đã hoàn toàn bị cấm lên thăm quan ngọn núi và ngôi chùa linh thiêng này. Hơn 1.300 năm qua, nơi đây chỉ xuất hiện những người đàn ông leo lên ngọn núi dẫn tới một ngôi chùa Phật giáo nằm ở độ cao 1.720 mét ở gần đỉnh núi.

Việc cấm chỉ này được thực hiện từ xa xưa, theo truyền thống Đạo Shinto, bởi người xưa cho rằng phụ nữ hay quyến rũ đàn ông và do đó, khiến những người hành hương nam giới dễ bị xao lãng, quên đi nhiệm vụ tu nghiệp khổ hạnh của mình. Việc thử thách của một người đi hành hương là tìm kiếm sự thuần khiết của tín ngưỡng và vượt qua cảnh giới khước từ những ham muốn cá nhân của bản thân.

Một trong những hướng dẫn viên nữ giới đã khẳng định lệnh cấm này và chia sẻ rằng trong những năm gần đây, họ đã dần dần bắt đầu làm dịu đi lệnh. Hướng dẫn viên chia sẻ rằng mặc dù không ai có thể ngăn cản bạn đi theo con đường núi, người dân địa phương vẫn rất tôn trọng nguyên tắc này và có thể bạn sẽ gặp trở ngại nếu bạn bước vào. Trên hết, du khách nên tôn trọng truyền thống tôn giáo và tín ngưỡng.

2. Phụ nữ Nhật bị cấm thi đấu Sumo

Hiệp hội Sumo tuyên bố rằng bởi vì theo truyền thống, phụ nữ đã không được phép tham gia vào các hoạt động Sumo trong nhiều thế kỷ, nên cần phải tôn trọng và tuân theo luật lệ của thế hệ đi trước đề ra. Phụ nữ Nhật không được phép bước vào vòng tròn thi đấu Sumo thậm chí ngay cả trao thưởng cho các đấu sỹ.

Sumo nữ có tên gọi là onnazumo, đã xuất hiện như là một môn thể thao nghiệp dư từ đầu thế kỷ 18. Hiện nay, đó là một môn thể thao nữ hiện đại ở Nhật dành cho nữ giới ở tất cả các độ tuổi. Song, nữ giới vẫn bị cấm không thể giành được vị thế chuyên nghiệp.

Đối với người Nhật, môn võ Sumo được coi là môn thể thao mang tính biểu tượng quốc gia được người Nhật tôn vinh và coi trọng. Trong văn hóa Nhật, chỉ có nam giới mới xứng đáng được đứng trên võ đài này thi đấu bởi quan niệm truyền thống cho rằng nữ nhi “bất khiết”. Người Nhật Bản quan niệm, nếu để bất cứ một phụ nữ Nhật nào bước chân vào trong vòng tròn võ đài là sự sỉ nhục và làm ô uế nơi linh thiêng này. Vậy nên, ngay cả một nữ quan chức Nhật Bản bước chân lên võ đài để trao giải cũng không được chấp nhận.

3. Phụ nữ Nhật không được trở thành bếp trưởng Sushi

Tuy nhiên, nhiều người Nhật vẫn tin rằng phụ nữ không nên trở thành đầu bếp của món sushi ở các nhà hàng khách sạn, trong khi có nhiều đàn ông khá vui vẻ khi được chính tay vợ nấu món này ở nhà. Jiro Ono, chủ sở hữu nhà hàng ba sao Sukiyabashi Jiro khẳng định, cũng giống như việc cấm phụ nữ leo núi Omine hay bước vào vòng tròn võ đài Sumo, lý do chính mà phụ nữ không được nấu món sushi vì họ có chu kỳ “đèn đỏ” nên bị cho là “không thanh sạch”.

4. Phụ nữ không được ngủ trong khách sạn “con nhộng”

Đó là những mô hình khách sạn phổ biến ở Nhật, Hồng Kông, Đài Loan và nhiều thành phố khác trên thế giới… vì có nhiều khoang nhỏ xếp chồng lên nhau như kén nhộng. Những khách sạn này được xây dựng gần sân ga tàu lửa. Người Nhật quan niệm nơi đây chỉ dành cho những doanh nhân và nam giới. Tuy nhiên, xã hội phát triển, xu hướng phụ nữ phải làm thêm về muộn, bị lỡ chuyến tàu cuối cùng tăng lên khiến những người quản lý phải xây thêm tầng cho phụ nữ nhưng tình trạng này không phổ biến, đặc biệt không được chấp nhận ở nông thôn.

Có thể bạn đã từng nghe qua nhiều khách sạn con nhộng ở Nhật chỉ dành cho nam giới. Điều này không hoàn toàn đúng, sự thực là đa số chỉ dành cho nam giới. Nhiều người thì bày tỏ rằng lệnh cấm này không còn tồn tại nữa vì có một số khách sạn cho phép phụ nữ ở, tuy nhiên tỷ lệ phụ nữ Nhật vẫn bị từ chối ở khách sạn con nhộng là 99%. Nên nói rằng lệnh cấm này không tồn tại nữa là không chính xác.

Đó là những điều phụ nữ bị cấm kỵ tại đất nước Nhật Bản bạn cần phải biết, hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về văn hóa Nhật Bản để tự tin tham gia làm việc, sinh sống và học tập tại đất nước phát triển này.

Đăng bởi: Ngọc Huyền Hồ

Từ khoá: Những điều phụ nữ bị cấm kỵ tại đất nước Nhật Bản

Cập nhật thông tin chi tiết về Bản Đồ Đất Nước Triều Tiên (North Korea) Khổ Lớn Năm 2023 trên website Xfsq.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!