Xu Hướng 9/2023 # Bệnh Hở Van Tim: Nhận Biết Sớm Để Điều Trị Hiệu Quả # Top 18 Xem Nhiều | Xfsq.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Bệnh Hở Van Tim: Nhận Biết Sớm Để Điều Trị Hiệu Quả # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bệnh Hở Van Tim: Nhận Biết Sớm Để Điều Trị Hiệu Quả được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xfsq.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trái tim của mỗi người có bốn van tim. Bao gồm: van 2 lá, van 3 lá, van động mạch chủ và van động mạch phổi. Mỗi van có chức năng tương tự như máy bơm, giúp máu lưu thông theo một chiều.

Nhờ cơ chế đóng – mở điều hoà mà máu không bị trào ngược trở lại vào buồng tim trước. Nếu van tim bị hở (van không thể đóng kín hoàn toàn), dòng máu sẽ bị trào ngược một phần vào buồng tim phía trước. Điều này khiến quá trình lưu thông máu trở nên khó khăn hơn.

Bệnh hở van tim được chia làm 4 loại tương ứng với 4 van tim:

Hở van tim 2 lá: Van 2 lá nằm ở giữa tâm thất trái và tâm nhĩ trái. Khi bị hở van tim 2 lá khiến cho máu trào ngược trở lại vào buồng nhĩ trái.

Hở van 3 lá: Van 3 lá nằm ở giữa tâm thất phải và tâm nhĩ phải, cho nên khi van bị hở, máu sẽ trào ngược lại buồng nhĩ phải.

Hở van động mạch chủ: Khi bị hở van động mạch chủ, máu sẽ trào ngược trở lại buồng thất trái.

Hở van động mạch phổi: Khi bị hở van động mạch phổi, máu sẽ bị trào ngược về tâm thất phải.

Tuỳ vào từng loại bệnh van tim và mức độ nặng nhẹ, bạn sẽ được chỉ định cách chữa trị khác nhau.

Ngoài ra, có thể chia thành 2 loại: sinh lý và bệnh lý. Nhiều người trong chúng ta có hở van tim sinh lý ở mức độ nhẹ (mức độ 1/4). Mức độ  hở này thường không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và không cần phải điều trị. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần được theo dõi và khám định kỳ để phòng ngừa tiến triển.

Có hai nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này:

1. Bẩm sinh:

Có nhiều trẻ em sinh ra đã bị hở van tim. Nguyên nhân có thể do cấu tạo của cơ tim của bé được cấu tạo và hình thành trong quá trình mang thai. Trong quá trình có sự sai sót hay biến chứng dẫn đến bị hở van bẩm sinh.

2. Bị bệnh lý:

Bệnh do mắc phải được chia làm 2 loại:

Do bệnh lý van tim hậu thấp: khi người bệnh bị hở van tim sau thấp khớp, thấp tim.

Do thoái hoá: Những người có bệnh lý về tim (nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim…) có nguy cơ bị hở van tim rất cao. Ngoài ra, lão hoá do tuổi già cũng làm cho cơ tim yếu dần, có thể dẫn đến hở van tim.

1. Giai đoạn nhẹ

Ở giai đoạn đầu, hầu như rất khó để phát hiện vì bệnh thường không ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Chỉ có những người thường xuyên khám sức khoẻ định kỳ mới có thể phát hiện bệnh hở van tim ở giai đoạn đầu.

2. Giai đoạn tiến triển

Sau vài năm tim phải hoạt động mạnh hơn để bù lại lượng máu không được bơm đến các cơ quan, cơ tim dần duy yếu. Khi ấy, các triệu chứng của bệnh xuất hiện rõ hơn và thường xuyên hơn, điển hình như:

– Cảm thấy khó thở: Đây có lẽ là triệu chứng thường xuyên nhất. Dấu hiệu này là điển hình cho hở van tim 2 lá và hở van tim động mạch phổi.

– Cảm thấy mệt mỏi. Bệnh khiến cho máu không thể bơm đến các cơ quan một cách hoàn toàn. Điều đó khiến tim phải làm việc gắng sức. Vì thế, bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi và uể oải, thậm chí ngất xỉu nếu làm việc nặng.

– Đau đầu, chóng mặt: Tình trạng máu lưu thông không tốt, dẫn đến việc thiếu máu lên não ở người bệnh. Đặc biệt là khi bạn thay đổi tư thế đột ngột (ngồi dậy đột ngột, đứng lên đột ngột…).

– Tim đập nhanh, liên hồi: Nếu như bạn cảm thấy nhịp tim của bản thân mình tăng nhanh, dễ mệt mỏi, thì rất có thể bạn đã bị hở van tim.

– Sưng bàn chân, cẳng chân, sưng bụng, ho nhiều đặc biệt ho nhiều vào ban đêm.

Ở giai đoạn nhẹ, bệnh lý có thể không ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.

Nhưng trong những trường hợp nặng, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tim phải làm việc quá sức trong thời gian dài. Bệnh hở van tim có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh như:

Huyết khối

Suy tim

Rối loạn nhịp tim

Hội chứng mạch vành cấp

Đột quỵ

Nếu không được điều trị kịp thời, máu dồn lại ở tim có thể hình thành huyết khối. Những cục huyết khối di chuyển trong mạch máu gây tắc nghẽn mạch. Đặc biệt, khi lên não có thể gây đột quỵ, là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh này.

Với sự phát triển mạnh mẽ của y học hiện đại, các bệnh lý về tim mạch, kể cả hở van tim đều được kiểm soát tốt nếu người bệnh kịp thời đi khám và điều trị đúng. Vì vậy để bảo vệ sức khỏe cho người thân, bạn nên cùng gia đình thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm.

Bệnh Hen Suyễn: Dấu Hiện Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Bệnh hen suyễn là gì?

Bệnh hay suyễn hay còn gọi là hen phế quản là tình trạng đường thở thu hẹp lại và sưng lên, tiết ra nhiều chất nhầy khiến bạn cảm thấy khó thở hoặc kích thích cơn ho. Một vài trường hợp hen suyễn chỉ là một vấn đề hơi bất tiện. Nhưng trong một số trường hợp bệnh nặng, hen suyễn gây cản trở trong cuộc sống và thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Cơn hen suyễn sẽ tái phát khi người bệnh tiếp xúc với những tác nhân trong môi trường như nấm mốc, ẩm ướt, một số chất gây dị ứng (mạt bụi, khói thuốc lá,…).Ô nhiễm không khí và nhiễm trùng phổi do virus cũng gây ra căn bệnh này.

Hen suyễn phần lớn được chia thành các loại phổ biến sau: Hen suyễn dị ứng, hen suyễn do tập thể dục, hen suyễn thể ho, hen suyễn về đêm, hen suyễn theo mùa,…

Ai có thể bị mắc hen suyễn?

Hen suyễn được biết đến là bệnh mãn tính phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên người lớn vẫn có thể mắc bệnh, nhất là người lớn tuổi. Hen suyễn sẽ dễ mắc bệnh ở những đối tượng gồm:

Mắc những bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp.

Bị chàm, dị ứng.

Do bố, mẹ hoặc người thân trong gia đình có người mắc bệnh hen suyễn.

Người sống trong môi trường bị ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất.

Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh hen suyễn

Thở nông, hơi thở ngắn, nhanh, gấp gáp.

Tức hoặc đau ngực.

Thở khò khè.

Không thể ngủ do khó thở, ho hoặc thở khò khè.

Khi bị cảm lạnh, cảm cúm, các cơn ho và thở khó khè thường trở nặng hơn.

Nếu có những triệu biểu hiện sau đây, bạn đang bị hen suyễn khá nặng:

Các triệu chứng diễn ra thường xuyên hơn và gây khó chịu.

Mức độ khó thở tăng lên.

Thường xuyên dùng ống hít cắt cơn hen hơn.

Hen suyễn có nguy hiểm không?

Hen suyễn phần lớn sẽ ảnh hưởng lớn đến những sinh hoạt của người bệnh trong cuộc sống hằng ngày khi tái phát thường xuyên. Những cơn ho kéo dài có thể khiến người mắc bệnh khó chịu, mệt mỏi ban ngày, ban đêm thì mất ngủ.

Mặc dù là bệnh mãn tính nhưng hen suyễn cũng có thể khiến người tử vong ở tỉ lệ thấp. Chính vì vậy bạn cũng nên cẩn thận và có phương pháp điều trị đúng cách để không dẫn đến các biến chứng khác như: Suy hô hấp, xẹp phổi, khí phế thũng, viêm phế quản,…

Phụ nữ mang thai thường dễ bị hen suyễn ở tuần thai thứ 24-36 của thai kì, khi mắc bệnh dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con như: Sinh non, xuất huyết âm đạo, sản giật, sinh con nhẹ cân,…

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh hen suyễn

Theo BSNT Nguyễn Văn Ngân cho biết: Bệnh hen suyễn không thể chữa dứt điểm được, chính vì thế một trong những nguyên tắc khi điều trị, ngừa hen suyễn là hạn chế tiếp xúc tối đa với những tác nhân gây bệnh này. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và kiểm soát được thì bệnh sẽ không nặng và có thể áp dụng các cách sau để giảm các triệu chứng khó chịu:

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Bệnh hen suyễn rất dễ tái phát nếu bạn dị ứng với một số loại thuốc, chính vì vậy bạn cần nghe theo lời chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng bất kì loại thuốc nào và tránh tự mua thuốc để sử dụng điều trị bệnh.

Hạn chế tối đa tiếp xúc với tác nhân gây bệnh: Hen suyễn là bệnh dễ tái phát nếu bạn tiếp xúc với vật nuôi, khói thuốc, hóa chất, bụi, gián, một số loại thức ăn, cây trồng, phấn hoa, ẩm mốc,…Do đó, bạn nên đeo khẩu trang khi ra đường, dọn dẹp nhà cửa thường xuyên và kiêng ăn những thực phẩm dị ứng.

Tập thể dục và dùng các thực phẩm tăng sức đề kháng: Bạn cần tập thể dục để nâng cao sức khỏe cũng như nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và khoa học.

Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh: Trời lạnh bạn cần trang bị khăn, mũ, áo dày, găng tay,… để giữ ấm cho cơ thể và ngăn bệnh hen suyễn tái phát.

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh hen suyễn Bệnh hen suyễn có lây không?

Hen suyễn là một căn bệnh không lây bởi không phải do virus hay vi khuẩn gây bệnh, nhưng nó có tính di truyền.

Bệnh hen suyễn nên kiêng gì, ăn gì?

Khi mắc bệnh hen suyễn, bạn cần tăng cường dinh dưỡng, sức đề kháng, cũng như những vitamin, khoáng chất như: Vitamin C, vitamin D, Omega-3, magie, chất chống oxy hóa,…

Để cải thiện sức khỏe khi bị hen suyễn, bạn cần phải lưu ý kiêng một số loại thực phẩm có thể gây phát cơn hen như:

Các loại nước cam, chanh đóng chai

Trong nước cam, chanh đóng chai có hàm lượng chất phụ gia, hương liệu và hóa chất cao. Những chất này sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến bệnh tình của bạn. Bạn nên sử dụng nước cam, chanh tươi tự làm để hạn chế hóa chất, hỗ trợ các cơ trong đường thở hoạt động tốt hơn.

Rượu, bia

Rượu bia tác động tiêu cực đến hệ thần kinh và hô hấp vì vậy bạn sẽ luôn có cảm giác khó thở sau khi uống rượu bia

Advertisement

Trái cây sấy hoặc rau củ sấy khô thường có chất bảo quản được gọi là sulfite. Sulfite là loại hóa chất có thể gây khó thở cho người bị bệnh hen suyễn. Bạn nên cần tránh các loại thực phẩm như nho khô, quả dứa, quả mơ, anh đào và rau củ đóng hộp.

Những thực phẩm ngâm chua

Đồ đông lạnh, thực phẩm đóng gói sẵn

Đồ đông lạnh, thực phẩm đóng gói sẵn thường có chứa chất sulfite và các thành phần bảo quản như natri bisulfite, đây là những chất không tốt cho đường hô hấp, trực tiếp ảnh hưởng đến người bệnh suyễn. Bạn cần tránh xa những đồ đông lạnh như cá đông lạnh, hải sản đông lạnh, khoai tây chiên, snack,…

Thực phẩm gây dị ứng

Một số loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cho người bị suyễn, khiến khởi phát cơn hen như đậu phộng, sữa bò, tôm, cua, lúa mì,… Vậy nên hãy hạn chế ăn những thực phẩm này nếu bạn bị dị ứng.

Muối

Thực phẩm có chứa nhiều muối khi thấm vào khí quản sẽ sinh ra đờm, khi gặp gió hàn độc sẽ gây tắc nghẽn đờm và ảnh hưởng đến người bị hen suyễn.

Thực phẩm có chứa sulfite

Như đã nói ở bên trên, sulfite là nhóm hóa chất có khả năng gây khó thở cao cho người bị hen suyễn. Bạn hãy lưu ý khi dùng một số thực phẩm tự nhiên khác có chứa sulfite bao gồm măng tây, hẹ, ngô, trứng, tỏi, tỏi tây, xà lách, cá hồi, sản phẩm làm từ đậu nành, cà chua.

Bệnh hen suyễn và viêm phế quản khác nhau thế nào?

Viêm phế quản cấp tính nếu được điều trị sớm sẽ khỏi sau 5-10 ngày, nhưng triệu chứng ho có thể kéo dài đến nhiều tuần sau đó. Bệnh viêm phế quản cấp tính có thể biến thành mạn tính nếu người bệnh hút thuộc và tiếp xúc với bụi bẩn, khói bụi thường xuyên. Viêm phế quản có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, mọi lứa tuổi, mọi giới tính, nhất là những người có sức đề kháng kém.

Trong khi đó, hen suyễn là bệnh mạn tính và người mắc bệnh sẽ phải sống cả đời với bệnh này. Bệnh cũng tái đi tái lại với các triệu chứng như: Ho, khó thở, khò khè,… Bệnh hen suyễn dễ gặp ở trẻ em nhất, phổ biến ở những người có tiền sử dị ứng với các bệnh viêm da dị ứng, chàm, viêm mũi dị ứng hay di truyền từ người thân.

Vừa rồi là những giải đáp về bệnh hen suyễn và những điều cần kiêng ăn cũng như cần lưu ý khi bị hen suyễn. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp sẽ giúp cho những ai đang mắc phải chứng bệnh hen suyễn có thể chăm sóc cho bản thân tốt hơn và khỏe mạnh hơn.

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Nhận Biết Sớm Dấu Hiệu Thiếu Máu Ở Trẻ Sơ Sinh

– Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc thiếu máu ở trẻ sơ sinh. Nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do thiếu sắt. Việc thiếu sắt có thể do người mẹ ăn uống thiếu chất, nên sữa mẹ không có đủ hàm lượng sắt cần thiết để cung cấp cho bé.

– Còn một nguyên nhân khác nữa cũng có thể do cơ thể trẻ không thể hấp thu được chất sắt từ sữa mẹ và thức ăn hàng ngày. Ngoài ra, những trẻ bị mất máu nhiều (viêm đường ruột) cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu máu.

– Bên cạnh đó thiếu máu ở trẻ sơ sinh, còn do chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, hoặc do dùng thuốc kháng sinh lâu ngày hay do trẻ bị bệnh nhiễm khuẩn mãn tĩnh nào đó gây ra.

– Ngoài ra, còn một dạng thiếu máu khác do yếu tố di truyền thường là bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm hoặc bất thường hemoglobin gây ra.

Những em bé sinh thiếu tháng dễ bị thiếu máu hơn những em bé bình thường. Trong sáu tháng đầu, lượng sắt trong cơ thể bé sẽ giảm nên các bậc phụ huynh cần chú ý chế độ dinh dưỡng giàu sắt cho bé.

Trẻ từ 9 -13 tháng tuổi, mẹ nên đưa bé đi kiểm tra hemoglobin để biết được biết được trẻ có bị thiếu máu hay không.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thiếu máu ở trẻ

– Trẻ bị thiếu máu thường có triệu chứng cơ thể mệt mỏi, hay cau gắt, bú không ngon miệng, lười bú.

Trẻ bị thiếu máu thường lười bú

– Da xanh xao, nhợt nhạt, môi, mắt và dưới ngón tay đóng màng.

– Những trẻ bị thiếu máu nặng thường khó thở, dễ gặp các bệnh về tim mạch, ảnh hưởng không nhỏ đến thể chất và tinh thần của trẻ.

– Khi kiểm tra sức khỏe tại bệnh viện, nếu hàm lượng sắt trong máu thấp, các bác sĩ sẽ tư vấn để thay đổi chế độ ăn của mẹ nhằm tăng cường bổ sung sắt cho bé qua sữa mẹ. Lưu ý, mẹ tuyệt đối không nên tự ý cho trẻ uống bổ sung viên sắt vì điều này nguy hiểm cho bé.

Cách phòng tránh bệnh thiếu máu cho trẻ

Để phòng tránh bệnh thiếu máu, mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn của mẹ, cần ưu tiên thực phẩm giàu sắt.

Nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm

– Nếu trẻ có những triệu chứng nêu trên hoặc cha mẹ nghi ngờ trẻ bị thiếu máu tuyệt đối không tự ý mua thuốc để cho bé uống mà cần đưa bé đi khám bác sĩ để được tư vấn để có phương cách điều trị phù hợp nhất.

– Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên và có thể cho bé bú đến khi tròn 24 tháng tuổi càng tốt. Vì trong sữa mẹ, có chứa một dạng sắt đặc biệt giúp trẻ dễ dàng hấp thu hơn các loại thực phẩm hàng ngày.

– Nếu cho trẻ ăn sữa ngoài, không nên cho trẻ uống sữa bò quá sớm trước 1 tuổi. Vì trong sữa bò có hàm lượng sắt rất thấp, dễ gây kích ứng niêm mạc của bé, làm tiêu hao sắt cần thiết dẫn đến thiếu máu ở trẻ.

– Khi cho bé ăn dặm, mẹ nên chọn các loại ngũ cốc giàu sắt, bước sang thứ 8 mẹ có thể cho bé ăn thêm rau bina (cải bó xôi), các loại đậu, thịt nạc, lòng đỏ trứng, cá gà thịt gia cầm khác.

– Mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm giàu vitamin như ớt chuông đỏ, đủ đu, dưa vàng, dâu tây, bông cải xanh và cam để trẻ dễ dàng hấp thu sắt.

chúng tôi

10 Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Tăng Huyết Áp

Phần lớn những người mắc bệnh tăng huyết áp có triệu chứng không rõ ràng và dễ nhận biết. Bệnh tăng huyết áp không được điều trị kịp thời sẽ có tác hại nghiêm trọng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết não, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, suy thận, suy tim,… Vì vậy, phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh tăng huyết áp sẽ giúp điều trị sớm từ giai đoạn đầu của bệnh, tránh được những biến chứng nghiêm trọng về sau.

Xuất huyết Mờ mắt

Xuất huyết

Khi bệnh nhân cao huyết áp đã xuất hiện triệu chứng mờ mắt thì rất nguy hiểm bởi triệu chứng này là một dấu hiệu muộn của bệnh tăng huyết áp, triệu chứng này xuất hiện khi mạch máu ở mắt đã bị tổn thương. Thông qua soi đáy mắt, các bác sĩ có thể phát hiện và xác định mức độ tổn thương mạch máu võng mạc do tăng huyết áp. Triệu chứng mờ mắt trong tăng huyết áp thường xuất hiện từ từ và không cải thiện kể cả sau khi sử dụng các thuốc nhỏ mắt hoặc đeo kính thuốc.

Mờ mắt

Mệt mỏi nửa người theo cơn Nóng bừng mặt Hồi hộp, đánh trống ngực

Nóng bừng mặt

Triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực là một triệu chứng thường gặp ở 25,8% bệnh nhân tăng huyết áp. Tuy nhiên, không thật sự là triệu chứng đặc trưng nên thường không được người bệnh chú ý đến. Triệu chứng này khiến người bệnh có cảm giác lo lắng, hồi hộp, tim đập mạnh, nặng ở ngực.

Hồi hộp, đánh trống ngực

Đau ngực Khó thở Mệt mỏi Xây xẩm, chóng mặt

Một dấu hiệu khác thường thấy ở đa số người mắc bệnh tăng huyết áp. Người bệnh sẽ cảm thấy chóng mặt mỗi khi thay đổi tư thế, thấy mọi thứ quay cuồng xung quanh bản thân hoặc ngược lại, bản thân quay xung quanh mọi vật. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thấy trời đất tối sầm lại trong khoảng thời gian thoáng qua khi chuyển tư thế từ ngồi hoặc nằm sang đứng. 46,8% bệnh nhân tăng huyết áp có triệu chứng này.

Xây xẩm, chóng mặt

Đau đầu

Đau đầu

Tăng huyết áp từ rất lâu và đang là vấn đề lớn đối với sức khỏe cộng đồng và nền y học, không chỉ ở các nước đang phát triển mà cả ở những nước phát triển. Tại Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành khoảng 7 – 10%. Người dân ở thành thị dễ mắc bệnh tăng huyết áp hơn so với người sống ở nông thôn. Để phòng tránh tăng huyết áp, bạn nên hạn chế dùng đồ uống có cồn, tránh xa khói thuốc lá, tập luyện thể dục thể thao 30 – 60 phút mỗi ngày, ăn nhiều rau quả và tránh ăn quá mặn.

Đăng bởi: Thái Hiền Phương

Từ khoá: 10 dấu hiệu nhận biết bệnh tăng huyết áp

Dấu Hiệu Ung Thư Vòm Họng Giúp Bạn Nhận Biết Bệnh Nhanh Và Chính Xác

Ung thư vòm họng là gì?

Ung thư vòm họng là một loại ung thư vùng đầu mặt cổ, bắt đầu từ vùng vòm họng, nơi cao nhất của vùng hầu họng, ngay phía sau mũi, ở gần đáy sọ. Ung thư xảy ra khi các tế bào phân chia ngoài tầm kiểm soát, gần như bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể cũng có thể bị ung thư và di căn sang các cơ quan khác.

Không phải tất cả các khối u ở cổ đều là ung thư, nguyên nhân cũng có thể là viêm họng do liên cầu khuẩn, viêm nhiễm răng miệng hay bệnh bướu cổ.

Khối u xuất hiện ở cổ

Có rất nhiều nguyên nhân gây khàn giọng và hầu hết là không phải do ung thư. Tuy nhiên, nếu gặp phải các vấn đề về thay đổi giọng nói trong thời gian dài thì cần phải đi khám bác sĩ ngay.

Khàn giọng, thay đổi giọng nói

Người bệnh thường có cảm giác thức ăn bị nghẹn lại ở cổ, ngay cả khi không nuốt. Và triệu chứng này sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn nếu ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ ăn, hạn chế khả năng nuốt thức ăn rắn, vì vậy cần phải trình bày với bác sĩ một khi cảm thấy đau khi nuốt.

Cảm giác khó nuốt

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau họng phổ biến hơn là do ung thư vòm họng. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau họng kéo dài không thuyên giảm dù đã điều trị thì cần phải đi khám bác sĩ ngay.

Đau họng kéo dài không giảm dù đã điều trị

Giảm cân không mong muốn

Ngoài những triệu chứng trên thì cần lưu ý các dấu hiệu của ung thư vòm họng sau:

Mất thính lực (thường một bên tai).

Ù tai.

Nghẹt mũi.

Chảy máu cam.

Đau đầu.

Nhìn đôi (song thị).

Chảy máu cam cũng có thể là dấu hiệu của ung thư vòm họng

Các triệu chứng của ung thư vòm họng giai đoạn sớm thường bị phớt lờ và không phải là lý do chính khiến bệnh nhân đi khám. Do đó, nếu bạn cảm thấy bất kỳ thay đổi bất thường và dai dẳng nào trong cơ thể, chẳng hạn như nghẹt mũi kéo dài, hãy đi khám bác sĩ ngay.

Chẩn đoán bệnh ung thư vòm họng

Xét nghiệm chẩn đoán xác định ung thư vòm họng:

Nội soi vòm họng: Sử dụng đầu dò gắn camera đưa qua mũi hoặc lỗ mở phía sau họng để nội soi vùng vòm họng, tìm kiếm các dấu hiệu bất thường khi bác sĩ nghi ngờ ung thư.

Chẩn đoán mô bệnh học: Bác sĩ cũng sử dụng một ống nội soi hoặc một thiết bị chuyên dụng khác để lấy một mẫu mô nhỏ tại vị trí nghi ngờ ung thư trong vòm họng (sinh thiết) rồi đem đi xét nghiệm.

Bác sĩ ấn vào vùng cổ tìm dấu hiệu sưng hạch bạch huyết

Xét nghiệm xác định di căn ung thư vòm họng: sau khi đã chẩn đoán xác định ung thư vòm họng, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm khác để chẩn đoán giai đoạn (mức độ) ung thư bằng một số xét nghiệm hình ảnh như:

Chụp cắt lớp vi tính (CT).

Chụp cộng hưởng từ (MRI).

Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET).

Chụp X-quang.

Chụp cắt lớp vi tính để chẩn đoán giai đoạn ung thư

Các bệnh viện điều trị ung thư vòm họng uy tín:

Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Ung bướu chúng tôi Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM,…

Advertisement

Tại Hà Nội: Phòng khám Tai Mũi Họng ENTIC, Phòng khám số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Bạch Mai,…

3 nguyên nhân đau họng thường gặp và cách phòng ngừa

Phân biệt triệu chứng bạch hầu với viêm họng

Cách chữa đau họng nhanh và an toàn bạn cần biết

Nguồn: American Cancer Society, Raleigh Capitol, NHS, Mayo Clinic

Có Thể Sử Dụng Kế Sữa (Milk Thistle) Để Điều Trị Bệnh Về Gan Không?

Kế sữa (Milk Thistle) hay còn có tên gọi khác là kế thánh, kế đức mẹ, cúc gai, là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Kế sữa có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải của Châu Âu. Hiện nay nó đã phát triển mạnh mẽ ở khắp nơi trên thế giới. Từ thời xưa kế sữa được sử dụng như là một thảo dược trong điều trị các bệnh về gan và mật. Nhưng liệu nó có thể giúp ích trong việc điều trị bệnh về gan không, hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây

Kế sữa (Milk Thistle) có công dụng chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào gan

Trong hạt kế sữa có sự xuất hiện của Silymarin. Là một hoạt chất có khả năng chống lại quá trình peroxy hóa lipid (quá trình oxy hóa lipid ở màng tế bào thành lipid peroxide gây tổn thương màng tế bào, thậm chí ảnh hưởng tới não) bằng cách thu gom các gốc tự do lại và làm tăng nồng độ glutathione (glutathione được sản xuất tại gan và có công dụng là ngăn chặn các gốc tự do, lipid peroxide và kim loại nặng gây tổn hại cho tế bào)

Silymarin có hiệu quả tăng tính ổn định của màng tế bào và điều chỉnh tính thấm của màng khi có các tổn thương do xenobiotic (các chất độc từ môi trường sống xung quanh được tìm thấy trong cơ thể sống). Bên cạnh đó silymarin làm tăng tổng hợp proteintrong tế bào gan bằng cách kích thích hoạt động của RNA polymerase I (enzyme xúc tác cho quá trình tổng hợp ARN)

Có khá nhiều nghiên cứu về tác dụng trên gan của kế sữa

Kế sữa được biết đến làmột thảo dược có thể giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh về gan vì thế mà các nghiên cứu về tác dụng trên gan của kế sữa khá nhiều, tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu thêm để có được kết quả chính xác hơn về tác dụng trên gan của cây kế sữa

Các nghiên cứu đã chỉ ra những cải thiện của chức năng gan ở những người bị bệnh gan khi được dùng kế sữa, cho thấy nó có thể giúp giảm viêm gan và tổn thương gan. Mặc dù cần nghiên cứu thêm về cách kế sữa hoạt động, nó được cho là có thể làm giảm thiệt hại cho gan do các gốc tự do, được tạo ra khi gan của bạn chuyển hóa các chất độc hại.

Một nghiên cứu trước đây trên người đã được báo cáo rằng điều trị bằng silymarin làm tăng thời gian sống sót của bệnh nhân xơ gan do nghiện rượu so với nhóm đối chứng không được điều trị.

Tuy nhiên, các kết quả từ các nghiên cứu vẫn chưa được rõ ràng và không phải tất cả đều tìm thấy được tác dụng của chiết xuất kế sữa trong điều trị các bệnh về gan, đặc biệt là viêm gan C. Theo WebMD, ở một nghiên cứu lớn cho thấy những người bị viêm gan C được cho sử dụng liều silymarin cao hơn liều thông thường cũng không thấy sự thay đổi số lượng virút và chất lượng cuộc sống của họ.

Mặc dù chiết xuất kế sữa thường được sử dụng như một liệu pháp bổ sung cho những người mắc bệnh gan, nhưng hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy nó có thể ngăn bạn mắc các bệnh này, đặc biệt nếu bạn có lối sống không lành mạnh.

Kế sữa có đa dạng các loại bào chế khác nhau vì thế mà kế sữa có nhiều cách dùng

Kế sữa hầu như là an toàn khi dùng đường uống. Bạn có thể tìm thấy các thực phẩm bổ sung có chứa hoạt chất của kế sữa và bổ sung theo liều lượng được khuyến nghị trên bao bì vì không có liều lượng cụ thể đối với cây kế sữa

Advertisement

Kế sữa có đa dạng các loại bào chế khác nhau như dạng bột, dạng viên nang, viên nén, dạng lỏng. Bạn có thể thêm bột kế sữa vào nước, uống kế sữa dạng viên nang hoặc viên nén với nước và bạn có thể pha dạng lỏng của kế sữa vào nước hoặc trà.

Kế sữa khá là an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên với một số người sẽ có xảy ra tác dụng phụ chẳng hạn như chán ăn, buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy, ngứa, đau đầu hoặc có thể gây ra phản ứng dị ứng, đặc biệt lưu ý khi sử dụng kế sữa nếu bạn đã bị dị ứng với các cây khác cùng họ với nó

Những đối tượng đặc biệt sau đây cần có sự hướng dẫn của Bác sĩ trước khi dùng kế sữa: người bị bệnh tiểu đường, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung, ung thư vú, phụ nữ có thai và cho con bú

Nguồn: WebMD, Healthline

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Hở Van Tim: Nhận Biết Sớm Để Điều Trị Hiệu Quả trên website Xfsq.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!