Xu Hướng 9/2023 # Chùa Hương Tích Hà Tĩnh – Tiên Cảnh Bồng Lai Giữa Núi Non Đại Ngàn # Top 11 Xem Nhiều | Xfsq.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Chùa Hương Tích Hà Tĩnh – Tiên Cảnh Bồng Lai Giữa Núi Non Đại Ngàn # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chùa Hương Tích Hà Tĩnh – Tiên Cảnh Bồng Lai Giữa Núi Non Đại Ngàn được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xfsq.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chùa Hương Tích Hà Tĩnh là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của mảnh đất Hoan Châu. Không chỉ sở hữu kiến trúc cổ kính, không gian thanh tịnh siêu bình yên mà chùa còn là địa điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng linh thiêng. Nơi du khách có thể dễ dàng gác lại những bộn bề của cuộc sống thường nhật và tìm lại cảm giác bình yên sâu trong tiềm thức.

Không những thế đến chùa Hương Tích Hà Tĩnh bạn cũng có cơ hội chiêm ngưỡng khung cảnh thanh tịnh, dành thời gian lắng đọng cho tâm hồn bình yên. Đồng thời cũng có cơ hội tìm hiểu thêm về đạo Phật và kiến trúc đẹp nằm trên dãy núi Hồng Lĩnh hùng vĩ.

Vẻ đẹp của chùa Hương Tích Hà Tĩnh

Chùa Hương Tích nhìn từ trên cao – Nguồn: Sưu tầm

Như đã nói ở trên ngôi chùa là địa điểm lý tưởng để bạn có thể chiêm bái và vãn cảnh chùa giữa núi non đại ngàn hùng vĩ. Đồng thời cũng hiểu hơn những giá trị tâm linh mà thế hệ đi trước đã dày công xây dựng.

Khung cảnh thanh tịnh giữa đại ngàn

Chùa Hương Tích Thiên Can Can Lộc Hà Tĩnh được xây dựng trên dãy núi Hồng Lĩnh cách mặt nước biển khoảng 650m. Do đó, đứng từ đây bạn có thể dễ dàng phóng tầm mắt ngắm toàn cảnh núi non hùng vĩ, bốn bề cây cối xanh mát, không khí quanh năm trong lành. Cung đường từ chân núi dẫn đến chùa cũng vô cùng thơ mộng khi mềm mại uốn quanh sườn núi, không quá dốc nên khi di chuyển bạn có thể tản mạn ngắm cảnh mà không lo mất quá nhiều sức lực. Nếu tới chùa vào những buổi sớm mai bạn cũng có cơ hội ngắm cảnh bình minh tuyệt đẹp hay khoảnh khắc mây vờn đỉnh núi siêu hùng vĩ. Trước khung cảnh non nước hữu tình ấy chắc chắn bạn có thể dễ dàng rũ bỏ những mệt nhọc của cuộc sống thường nhật.

Kiến trúc độc đáo chùa Hương Tích

Chùa Hương Tích nằm trên đỉnh núi Hồng Lĩnh – Nguồn: Sưu Tầm

Ngôi chùa sở hữu niên đại hàng ngàn năm khi được xây dựng từ thời nhà Trần tức thế kỷ 8. Bởi vậy, chùa vẫn còn giữ được nhiều nét kiến trúc cổ độc đáo hiếm nơi nào có được. Chùa được xây dựng với 3 phần chính là Thượng điện, đền Thiên Vương, am Thánh Mẫu. Trong đó, am Thánh Mẫu là nơi gắn liền với câu chuyện Công chúa Diệu Thiện đắc đạo Phật. Khu vực phía sau chùa được bao quanh bằng nhiều gốc cây cổ thụ to lớn, những tảng khổng lồ rêu phong phủ đầy mang lại cảm nhận đầy cổ kính, huyền ảo và đầy linh thiêng miền đất Phật Thánh. Xung quanh chùa Hương Tích Hà Tĩnh cũng có nhiều kiến trúc đẹp khác chờ đón bạn khám phá: miếu Cô, động Tiên Nữ, suối Tiên Tắm, am Phun Mây, khe Quỷ Khóc,… Đằng sau mỗi địa điểm đều có những câu chuyện ly kỳ nhuốm màu tâm linh khiến du khách không khỏi tò mò, càng nghe càng cuốn.

Đặc biệt, phải nhắc đến tòa nhà Tam Bảo nơi đặt nhiều tượng phật nhất. Hiện tại, ở đây có khoảng 54 bức tượng Phật được tạc bằng gỗ quý có hàng ngàn năm tuổi đời. Trong đó có 50 bức tượng Phật ngồi thiền cao chừng đến ngực quanh năm gió vờn mây vây quanh. Khung cảnh chùa Hương Tích từng được Lưu Công Đạo miêu tả đầy sinh động trong cuốn Thiên Lộc Huyện Phong Thủy Cổ Chí viết năm 1811 như sau: “Trên đỉnh núi có bức thành đá, bên thành có 99 cái nền, cái nào cũng được ghép bằng đá mài đẽo trơn phẳng làm nền gọi là Trang Vương. Người ta lấy đá xây thành am. Trong am đặt tượng Quan âm và một số tượng bằng đá. Bên phải am có chùa Phật, bên trái am có đền thờ đại vương Núi Hồng. Trong đền có tâm bia vua ban chữ thếp vàng. Một con suối xanh theo bậc đá đi lên, mỗi bước là một phong cảnh khác nhau. Lên cao trông khắp bốn phương, đúng là nơi danh thắng đệ nhất ở miền Hoan Châu”.

Tòa Tam Bảo chùa Hương Tích – Nguồn: Sưu tầm

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chiến tranh và trận hỏa hoạn lớn năm 1885 nên kiến trúc chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh từ thời Lê chỉ còn sót lại một chút: gạch lát thời Trần, chuông đúc thời Lê,… Đến năm 1901 chùa được xây dựng lại và tu sửa lại một nữa vào năm 2003 mới có được dáng vẻ như ngày nay.

Chùa Hương Tích ở đâu? Địa chỉ chính xác của chùa

Ngôi chùa được xây dựng trên đỉnh núi Hồng Lĩnh thuộc địa phận xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Chùa thuộc phái Phật Giáo Bắc Tông và được mệnh danh là Hoan Châu đệ nhất danh lam của nước Nam xưa, đồng thời cũng là một trong 21 danh lam thắng cảnh đẹp nhất thời bấy giờ.

Di chuyển đến chùa Hương Tích Hà Tĩnh 

Đường lên chùa Hương Tích một sớm mai – Nguồn: Sưu tầm

Từ trung tâm thành phố Hà Tĩnh du khách sẽ phải di chuyển khoảng 30km để đến chân núi Hồng Lĩnh sau đó tiếp tục di chuyển đến chùa. Quãng đường 30km từ trung tâm thành phố đến chân núi tương đối bằng phẳng dễ di chuyển nên du khách có thể lựa chọn xe máy, taxi, ô tô, sau đó lựa chọn 1 trong 3 cách di chuyển sau để tới chùa:

– Leo bộ đền miếu Linh Sơn theo triền núi: Từ chân núi Hồng Lĩnh du khách có thể leo men theo bậc thang đá đến miếu Linh Sơn, đây là đường lên chùa Hương Tích Hà Tĩnh. Tổng quãng đường từ chân núi đến chùa dài khoảng 3km lại khá thoải nên du khách có thể vừa di chuyển vừa ngắm cảnh khá thú vị.

– Đi cáp treo đến chùa: Sau khi di chuyển từ chân núi Hồng Lĩnh đến miếu Cô bạn có thể mua vé cáp treo đến đền Thượng với khoảng thời gian 4 phút. Ngồi trên cáp treo bạn cũng có thể ngắm toàn cảnh chùa và núi Hồng Lĩnh từ trên cao khá tuyệt. Vé cáp treo chùa Hương Tích Hà Tĩnh: 120.000đ/chiều hoặc 160.000đ/khứ hồi.

– Đi thuyền vãn cảnh chùa: Du khách di chuyển từ chân núi Hồng Lĩnh đến miếu Linh Sơn đi thêm khoảng 1,5km men theo hồ Nhà Đường để đến miếu Cô. Từ miếu Cô bạn có thể trải nghiệm đi thuyền trên sông và vãn cảnh chùa đầy yên bình, thanh tịnh.

Kinh nghiệm đi chùa Hương Tích Hà Tĩnh

Check in chùa Hương Tích – Nguồn: Sưu tầm

Một số lưu ý và kinh nghiệm vãn cảnh chùa mà Du Lịch 3 Miền muốn chia sẻ đến du khách gồm:

Thời gian lý tưởng để check in chùa

Ngôi chùa là địa điểm du lịch tâm linh và vãn cảnh nên có 3 thời điểm lý tưởng nhất mà du khách có thể dành thời gian đến đây gồm:

– Đầu xuân năm mới: Đầu xuân năm mới cũng là dịp nhiều du khách ghé chùa để vãn cảnh, du xuân đầu năm và cầu mong một năm mới mưa gió hòa, vạn sự thuận lợi, gia quyến bình an.

– Lễ hội chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh: Lễ hội sẽ tổ chức từ ngày 1/1 đến 30/3 âm lịch, chính hội là ngày 18/2 âm lịch, tương truyền đây cũng là ngày công chúa Diệu Thiện đắc đạo hóa Phật tại chùa.

Lễ khai hội chùa Hương Tích – Nguồn: Sưu tầm

– Lễ hội Phật Đản: Ngày 15/7 âm lịch hàng năm cũng là thời gian lý tưởng mà du khách có thể dành thời gian ghé chùa. Bởi thời gian này chùa cũng tổ chức nhiều buổi lễ cầu an lớn, với nhiều nghi thức vô cùng trang trọng.

Giá vé – giờ mở cửa chùa Hương Tích

Chùa sẽ thu vé tham quan của du khách là 20.000đ/người/lượt. Vé tham quan được bán ngay khu vực trước cổng chùa nên bạn có thể dễ dàng mua vé vào chùa.

Chùa sẽ mở cửa phục vụ nhu cầu lễ chùa, tham quan vãn cảnh chùa của du khách cả ngày. Tuy nhiên, ga cáp treo và bến thuyền chùa chỉ mở cửa từ 4h00 – 20h00 hàng ngày vào mùa lễ hội (01 tháng giêng đến hết tháng 03 âm lịch).

Đi chùa Hương Tích Hà Tĩnh cần chuẩn bị gì?

Trước khi du lịch chùa thì bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ và vật dụng sau:

– Áo khoác mỏng, khăn quàng cổ mỏng bởi khi lên cao nhiệt độ sẽ xuống thấp, khu vực rừng núi cũng khá nhiều sương nên sẽ lạnh hơn so với khu vực trong thành phố hay dưới chân núi Hồng Lĩnh.

– Tiền mặt: Bạn cũng nên chuẩn bị chút tiền mặt để có thể mua đồ ăn, quà lưu niệm, đặc sản cơm cháy hoặc để vào hòm công đức trong quá trình hành hương đến chùa.

– Lễ vật: Trong chuyến đi lễ chùa của mình du khách cũng nên chuẩn bị chút hoa quả, đồ chay, nến, hương để tỏ lòng thành tâm dâng Phật và cầu mong những điều bình an cho gia đình và người thân.

Ăn gì khi du lịch chùa Hương Tích?

Đến chùa du khách cũng có thể dừng chân và thưởng thức những món ăn thơm ngon, đặc sản Hà Tĩnh được người dân địa phương bày bán: cơm cháy, cu đơ, bánh đa vừng, bánh đa kê Nghi Xuân, bánh gai làng Khóng,… Đảm bảo du khách sẽ “mê tít” những món ăn vặt cực đỉnh của mảnh đất Hà Tĩnh này.

Địa điểm lưu trú gần chùa 

Tháp chuông chùa Hương Tích – Nguồn: Sưu tầm

– Khách sạn nhà hàng Mạnh Hải: đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Nghệ An; Số điện thoại: 0968293868

– Khách sạn Bảo An: QL1A, xã Vương Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh; số điện thoại: 0239 3631 230

Những thông tin thú vị khác Sự tích chùa Hương Tích Hà Tĩnh

Công chúa Diệu Thiện cũng là người gắn liền với sự tích về Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay. Sau khi tu hành tại động Hương Tích nàng nghe tin cha bệnh nặng nên đã hiên cả tròng mắt và đôi tay của mình để cầu mong cứu giúp được vua cha. Lòng hiếu thảo của Bà đã khiến Đức Phật cảm động Ngài hiển linh giúp mắt Bà sáng lại, tay mọc ra. Sau này công chúa Diệu Thiện tu hành đắc đạo và trở thành Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn.

Chùa Hương Tích thờ ai?

Chùa Hương Tích Hà Tĩnh là nơi thờ Quan Thế Âm Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn theo Phật Giáo Bắc Tông.

Văn khấn chùa Hương Tích

Văn khấn lễ chùa Hương Tích – Nguồn: Sưu tầm

Đăng bởi: Sơn Đặng Thái Sơn

Từ khoá: Chùa Hương Tích Hà Tĩnh – Tiên cảnh bồng lai giữa núi non đại ngàn

Tà Xùa: Lạc Vào Chốn Bồng Lai Tiên Cảnh Nơi Núi Rừng Tây Bắc

Credit: phamtranggggggg

I/ Vị trí địa lý

Cùng với hai người anh em láng giềng, một bên là tỉnh Điện Biên, một bên là tỉnh Yên Bái, Sơn La cũng nổi tiếng với danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp. Trong đó bao gồm cả Tà Xùa – một trong những xã thuộc huyện Bắc Yên của tỉnh này. Nơi đây cách trung tâm thành phố khoảng hơn 100km, gần 3 tiếng chạy xe.

Xã này có đỉnh Tà Xùa nổi tiếng cùng tên với độ cao 2865m, được xếp vào danh sách top 15 đỉnh núi cao nhất Việt Nam ta. Cũng nhờ vào cảnh quan như bước ra từ tranh vẽ mà hội mê du lịch gắn cho nơi đây biệt danh “thiên đường mây Tà Xùa” đấy.

Không những đẹp về cảnh quan thiên nhiên mà Tà Xùa còn đẹp về con người và văn hóa. Người dân địa phương nơi đây chủ yếu là người Mông Đu và Mông Hoa và họ tập trung sinh sống tại các bản. Khi đến đây, chắc chắn những điều bạn không thể bỏ qua chính là: theo người dân bản địa đi hái chè Shan Tuyết, thưởng thức các đặc sản địa phương (rượu Hang Chú, măng trúc muối ớt Háng Đồng,…) và đặc biệt là tham gia phiên chợ vùng cao. Tại phiên chợ, bạn có thể thưởng thắc các món ăn đặc sản địa phương và quan sát được lối sinh hoạt của người bản địa.

II/ Thời gian lý tưởng để đi săn mây 

Credit: hahien_doy

Credit:  kinvux__

III/ Di chuyển đến Tà Xùa

Từ Hà Nội bạn có thể di chuyển đến Tà Xùa bằng hai cách: Đi phượt hoặc đi xe khách.

Nếu đi bằng xe khách, bạn sẽ xuất phát ở bến xe Ba Đình rồi mua vé đi Bắc Yên. Đến Bắc Yên, bạn sẽ cần thuê xe máy để lái thêm 15km mới chính thức đặt chân đến Tà Xùa.

Nếu lựa chọn đi phượt, bạn hãy đi theo hướng quốc lộ 32 từ Nhổn đến thị xã Sơn Tây – Thanh Sơn – ngã 3 Thu Cúc – Phù Yên – Bắc Yên. Từ đây cũng di chuyển như phía trên đã đề cập, chúng ta đi khoảng 15km nữa là chẳng mấy chốc sẽ lên đến Tà Xùa ngay thôi. 

Credit: yenchee07

Credit: vincentnk.duy

Để săn mây bạn có 2 sự lựa chọn để nghỉ chân. Một là dừng chân ở Bắc Yên nghỉ ngơi một đêm rồi sáng dậy sớm di chuyển đến Tà Xùa. Hai là qua đêm tại Tà Xùa rồi sáng dậy đi săn mây. Với sự lựa chọn thứ hai ta sẽ tiết kiệm được thời gian hơn. Ở đây có 3 hình thức lưu trú chủ yếu: nghỉ tại nhà dân / cắm trại trên núi qua đêm / ở các homestay tùy bạn chọn lựa.

Credit: langthang_motminh_910

IV/ Các địa điểm săn mây đẹp nhất tại Tà Xùa

Tà Xùa được thiên nhiên ưu ái bốn hướng nhìn đâu cũng thấy mây trắng ngợp trời cả. Ở xa xăm, khung cảnh núi non trùng điệp lại mờ ảo tạo cảm giác huyền bí, sương khói mờ nhân ảnh. Thoạt nhìn trông cứ như một bức tranh hay một khung cảnh được thêu dệt nên trong truyện cổ tích.

Tại đây nếu muốn săn mây có 2 cung đường và 2 địa điểm bạn có thể trải nghiệm:

Đoạn đường thứ nhất: Đoạn đường này kéo dài 3km từ ngã 3 Tà Xùa di chuyển đi đến Háng Đồng, trung tâm xã Tà Xùa (đây cũng là cung đường được nhiều người chọn nhất).

Đoạn đường thứ hai: Kéo dài khoảng 1,5km từ ngã 3 Tà Xùa đi Xím Vàng.

Credit: Đặng Hương Giang

Về địa điểm sống ảo để check-in và lưu giữ khoảnh khắc tại Tà Xùa, bạn có thể đến:

Sống lưng khủng long. Nơi đây cách trung tâm xã Háng Đồng khoảng chừng 5km. Ý nghĩa cũng tựa tên gọi, bởi hình dáng mà được đặt ra. Đây còn được biết đến như một địa điểm cắm trại lý tưởng, có thể thưởng thức đặc sản địa phương dân dã và trải qua một đêm tuyệt vời tại “khách sạn ngàn sao” trước khi bình minh ló dạng để đi săn mây.

Cả nhà mình 4 người

Mỏm đá đầu rùa. Mình để ý thấy cách dựa vào hình dáng đặt tên rất là dễ nhớ , dễ mường tượng và tạo cảm giác thân quen. Nếu phía trên chúng ta có một sống lưng khủng long thì bây giờ lại có thêm một chú rùa giương cổ ra khỏi mai, bơi lội tung tăng trong biển mây trắng ngút ngàn. Đây cũng là một trong những địa điểm check-in dân phượt Tà Xùa nằm lòng để cho ra đời những bức ảnh siêu ngầu luôn.

V/ Một số lưu ý trước khi đi

Trước khi đi, chúng ta nên chuẩn bị vật dụng cần thiết (thuốc men, đồ giữ ấm, đồ ăn vặt để ăn dọc đường,…) để có một trải nghiệm tuyệt vời.

Theo kinh nghiệm của người dân địa phương, để “săn” được mây, du khách nên chọn thời điểm thích hợp. Một là sau đợt gió mùa, hai là vào những ngày có mưa nhẹ vào đêm hôm trước. Bởi vì có mưa nên sáng sớm hôm sau sẽ bắt gặp những biển mây trắng bồng bềnh phủ kín thung lũng.

Hơn tất cả, chúng ta cần lái xe thật cẩn thận để tránh những trường hợp không đáng có. Nếu chưa có kinh nghiệm thì bạn cần chú ý không đi buổi tối, không chạy quá nhanh, không đi đoàn quá đông. An toàn là trên hết.

Đăng bởi: Hảo Trần

Từ khoá: Tà Xùa: Lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh nơi núi rừng Tây Bắc

Chùa Huệ Nghiêm Bình Tân: Chốn Bồng Lai Giữa Lòng Sài Gòn

Nội dung chính

1. Đôi nét về chùa Huệ Nghiêm Bình Tân

Chùa Huệ Nghiêm tọa lạc tại quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. Không phải tự nhiên mà chùa Huệ Nghiêm được cho là ngôi chùa đào tạo Tăng tài nổi tiếng về giới Luật của miền Nam. Bởi theo lịch sử ghi lại, chùa là nơi tu học của chư tăng từ năm 1963 đến năm 1985.

Chùa còn là ngôi tự viện đầu tiên đưa giới đàn truyền giới Luật Phật giáo trong lịch sử hơn 2.000 năm truyền thừa của Phật giáo Việt Nam. Chùa Huệ Nghiêm do Hòa Thượng Thích Thiện Hòa khai sáng vào tháng 11 năm 1962. Chùa thuộc hệ phái Bắc Tông.

2. Hướng dẫn di chuyển đến chùa Huệ Nghiêm Bình Tân

Ảnh: sưu tầm

Cách di chuyển đến chùa Huệ Nghiêm bằng xe máy/ô tô:

Điểm xuất phát là khu chợ Bến Thành thuộc trung tâm thành phố. Men dọc theo con đường Lê Lai rồi rẽ sang khu vực Cống Quỳnh. Tiếp đó rẽ trái và chạy thẳng theo các tuyến đường Hùng Vương, Hồng Bàng và Kinh Dương Vương. Cuối cùng, rẽ vào đường Đỗ Năng Tế, đi thêm cừng 300m là tới khu vực ngôi chùa Huệ Nghiêm.

Cách di chuyển đến chùa Huệ Nghiệm bằng xe bus:

Với học sinh/sinh viên thì xe bus chính là sự lựa chọn hợp lý để tới chùa nhanh nhất. Tại các bến xe Sài Gòn, các tuyến xe bus chạy qua chùa Huệ Nghiệm có rất nhiều, điển hình là xe bus 01, 11-9 và xe số 10. Các bến xe bus cách cổng chùa khoảng 50-100m, mất khoảng 2-3 phút đi bộ là tới nơi.

3. Những điểm đặc biệt chỉ có ở chùa Huệ Nghiêm Bình Tân

Ngôi chùa cổ được trùng tu hàng trăm năm sở hữu vẻ đẹp rộng rãi, xanh mướt và thoáng đãng. Khuôn viên chùa có nhiều công trình lớn. Những công trình còn lưu giữ như đài Quan Âm, tháp Phổ Đồng hay khu Giới Đài. Đến với chùa Huệ Nghiêm Bình Tân, du khách thập phương sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp quần thể kiến trúc hình chữ Sơn độc đáo, hiếm có theo bản vẽ của kiến trúc sư Võ Đình Diệp. Bên cạnh đó, chùa Huệ Nghiêm còn là ngôi chùa có khuôn viên rộng rãi nhất trong các ngôi chùa tại Sài Gòn.

Ảnh: sưu tầm

Cổng tam quan nội Viện Giới Đài

Trước khi bước vào khuôn viên ngôi chùa, du khách sẽ được bước qua chiếc cổng tam quan mái lợp ngói mang đậm bản sắc văn hóa của người phương Đông. Màu sắc trung tính nâu trầm tạo nên nét hoài niệm. Toàn bộ cổng được làm bằng chất liệu gỗ nên trông vô cùng chắc chắn và đồ sộ. Dọc theo các cột cổng được bài trí các dòng chữ Nho cổ. Các chi tiết chạm khắc đơn giản không quá cầu kì nhưng vẫn toát lên nét tỉ mỉ và độc đáo.

Chánh điện chùa Huệ Nghiêm Bình Tân

Chánh điện là khu vực khá rộng chiếm phần lớn diện tích của ngôi chùa (khoảng gần 600m2). Chánh điện có 2 lầu, mỗi lầu thờ một vị Phật khác nhau. Vị Phật Bồ Tát Quan Âm và Địa Tạng được kính cẩn tại lầu 1 có khối lượng lên tới 9 tấn. Không những vậy, phía bên trong chánh điện có cửa chạm 12 con giáp và bát bộ kim cang có giá trị nghệ thuật và văn hóa được ghi nhận kỉ lục tại Việt Nam.

Ảnh: Sala TV

Sám Hối Đường

Sám hối đường là khu vực thờ tượng tôn trí Cửu Thể Di Đà. Vị Phật tượng trưng cho 9 phẩm chất thanh cao của con người. Khu vực này tôn trí pho tượng Đức Phật A Di Đà bằng gỗ giáng hương cao nhất hiện nay (8m và nặng 16 tấn). Mỗi pho tượng tại ngôi chùa đều mang đường nét nhẹ nhàng, tinh tế. Tất cả đều toát lên vẻ thánh thiện nhưng cũng không kém phần trang nghiêm.

Trai đường chùa Huệ Nghiêm

Ngài Giám Trai sứ giả được thờ thượng tại Trai đường. Xung quanh được kê nhiều bàn ghế để phục vụ cho tiểu thực đại chúng vào lúc 6h sáng. Không gian thoáng đãng, sạch sẽ và tôn nghiêm.

Thư viện chùa Huệ Nghiêm Bình Tân

Không chỉ có những nơi thờ phụng các chứ Phật, chùa còn xây dựng thư viện với số lượng kinh sách tương đối nhiều và đa dạng. Những đầu sách có thể tìm thấy tại chùa như Luật tạng, Thiền tông, Kinh Điển hay Phật Pháp.

4. Một số kinh nghiệm đi chùa ai cũng nên biết

Chùa Huệ Nghiêm là nơi tâm linh, thờ phụng nhiều vị thần. Do vậy khi tới đây, du khách cần lưu ý những điều sau:

Ăn mặc gọn gàng, lịch sự không mặc những bộ đồ hở hang hay thiếu vải gây mất sự uy nghiêm ở nơi cửa Phật.

Không làm ồn ảnh hưởng tới không gian thanh tịnh của chùa.

Không tự ý cài tiền lên các pho tượng Phật, nếu có lòng thành bạn chỉ cần bỏ vào hòm công đức.

Người đến chùa cần có trách nhiệm gìn giữ và bảo tồn những dấu tích lịch sử còn lưu lại của ngôi chùa.

Thể hiện thái độ và cách hành xử trang trọng trước các thầy, các sư cô.

Nếu có chụp ảnh check-in cũng không được tạo dáng phản cảm. Chú ý những địa điểm không được chụp hình.

Đăng bởi: Cường Nguyễn Trí

Từ khoá: Chùa Huệ Nghiêm Bình Tân: chốn bồng lai giữa lòng Sài Gòn

Thác Kleng Như Nàng Sơn Nữ Giữa Đại Ngàn Gia Lai

Nằm giữa đại ngàn Gia Lai, thác Kleng đẹp mơ màng như nàng sơn nữ đương độ xuân thì, tạo nên nét chấm phá độc đáo cho bức tranh du lịch phố núi thêm phần đa sắc, hấp dẫn du khách thập phương.

1. Thác Kleng nằm ở đâu?

Thác Kleng thuộc địa phận làng Tơ Răh, xã Bar Măih, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Thời gian gần đây, thác Kleng đã trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương.

Đến đây, mọi người được thoải mái tận hưởng không khí trong lành giữa núi non hùng vĩ và tắm mình trong dòng suối mát lành.

Thác Kleng thuộc huyện Chư Sê – Gia Lai.

Để đến được thác Kleng, từ trung tâm xã Bar Măih, du khách đi theo biển báo chỉ dẫn đường vào Nhà máy sản xuất điện TTC H’Chan (thuộc Công ty cổ phần Thủy điện Gia Lai) chừng 13km. Sau đó, đi bộ men theo dòng suối khoảng 400m nữa là tới.

Trên đường đi, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh hữu tình của vạt hoa dại bên đường. Thêm vào đó là tiếng chim muông ríu rít, dòng nước chảy róc rách qua các khe đá dọc đường đem đến sự thích thú, mọi muộn phiền, mệt mỏi sẽ nhanh chóng tan biến.

2. Thác Kleng có gì hấp dẫn du khách?

Khi đến tới thác Kleng, du khách sẽ ấn tượng với dòng nước từ trên cao đổ xuống mềm mại đẹp như dải lụa tung bọt trắng xóa khiến trái tim bao người xao xuyến ngất ngây.

Thác Kleng có độ cao khoảng 15 m, cảnh sắc nơi đây thay đổi theo mùa. Vào mùa mưa, lượng nước đổ xuống những tảng đá rất lớn tạo nên một làn sương trắng xóa bay mù cả khu rừng. Cùng với đó, âm thanh của dòng thác đổ xuống các khối đá như đánh thức cả miền sơn cước.

Thác Kleng bọt tung trắng xoá từ trên cao đổ xuống như dải lụa đào mềm mại khiến trái tim bao người xuyến xao.

Mùa khô, dòng thác trở nên êm đềm, hiền hòa, nhìn kỹ sẽ thấy nhiều khối đá nhô ra, loang lổ, đủ mọi hình thù như có sự sắp xếp từ trước tạo nên bức tranh thuỷ mặc nên thơ trữ tình.

Xung quanh thác còn được bao phủ bởi vách núi, dưới chân thác có các hang động nhỏ cùng các khối đá trải dài. Nơi đây sẽ là nơi tuyệt vời để du khách có thể tổ chức các buổi picnic, vui chơi cùng gia đình và bạn bè.

Thác Kleng mang vẻ đẹp hoang sơ, bí ẩn như nàng sơn nữ đương độ xuân thì giữa đại ngàn Gia Lai.

Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, tha hồ check-in bên những dòng thác, con suối ngày đêm róc rách chảy như bản tình ca.

Du khách tha hồ check-in.

Ngoài ra, du khách còn có thêm những trải nghiệm về cuộc sống đời thường của đồng bào bản địa, thư thái bên những chòi rẫy đơn sơ, mộc mạc trên những cung đường của người dân đã gắn bó với mảnh đất này từ bao đời nay…

3. Một số lưu ý khi đến với Thác Kleng – Gia Lai

+ Trên đường đi, du khách băng qua các tảng đá với hình thù kỳ dị phủ đầy rêu xanh, cùng dòng nước chảy xiết. Do đó, các bạn cần hết sức cẩn trọng trong khi di chuyển. Để an tâm hơn, cần có một hướng dẫn viên hoặc người dân bản địa đi cùng.

Du khách cần chú ý theo dõi tình hình Covid-19 và cẩn trọng trên đường đi, cần có hướng dẫn viên hoặc người dân bản địa đi cùng để có hành trình khám phá và trải nghiệm an toàn.

+ Gia Lai đang là một trong những điểm nóng của dịch Covid-19, nên du khách cần theo dõi chặt chẽ tình hình để có hành trình du lịch an toàn.

Đồng thời, nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 như: Mang khẩu trang, khai báo y tế, sử dụng nước rửa tay sát khuẩn, đo thân nhiệt… để bảo vệ an toàn sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng.

Đăng bởi: Xuyến Nguyễn

Từ khoá: Thác Kleng như nàng sơn nữ giữa đại ngàn Gia Lai

Đẹp Lịm Tim Chốn Bồng Lai Tiên Cảnh Tại Thiên Đường Hồ Ngũ Hoa

Hồ Ngũ Hoa: thiên đường là có thật

Chưa đi thì chưa biết hồ Ngũ Hoa, một khi đã đến rồi bất kỳ du khách nào cũng đắm chìm trong không gian nơi đây mãi chẳng muốn về. Hồ Ngũ Hoa nằm ở trung tâm vườn quốc gia Cửu Trại Câu (du lịch Trung Quốc), là danh lam thắng cảnh không thể bỏ qua và là niềm tự hào của người du lịch Trung Quốc khi lọt vào top những thắng cảnh đẹp nhất thế giới.

Nằm trong thung lũng có tổng diện tích lên tới 13,8 hecta, hồ Ngũ Hoa cao 2,472 m so với mực nước biển và sâu 5m, được người dân địa phương ví như hồ thánh, là viên ngọc của Cửu Trại Câu với cảnh sắc đẹp tựa xứ sở thần tiên. Viên ngọc này mang nét đẹp hoang sơ, tự nhiên nhưng lúc nào cũng rực rỡ, là điểm tập trung của những khung cảnh đẹp nhất, thu hút mọi ánh nhìn.

Hồ Ngũ Hoa nổi bật nhờ làn nước hồ xanh ngắt nhưng trong vắt như pha lê, tựa một tấm gương khổng lồ phản chiếu cảnh sắc thiên nhiên xung quanh. Sở dĩ nước hồ trong và xanh đến vậy bởi có chứa canxi cacbonat cũng như các hydrophyte cao, nước hồ cũng vì thế mà thay đổi màu sắc liên tục, khi thì mang màu xanh, hay vàng nhạt nhẹ nhàng, khi lại có màu xanh đen huyền bí,…

Khi nhìn cận cảnh bạn thậm chí còn có thể thấy rõ được những sinh vật dưới đáy hồ hiện hữu dưới làn nước trong vắt kia. Ánh nắng mặt trời phản chiếu lại “hô biến” nước hồ thành màu xanh ngọc bích hay xanh lá. Chẳng những thế mà người ta ví màu sắc của hồ Ngũ Hoa giống như lông của một con công, lúc nào cũng rực rỡ và cuốn hút.

Cũng chính vì thế, cái tên hồ Ngũ Hoa ở du lịch Trung Quốc luôn làm cho người ta liên tưởng đến một khu vườn hoa gồm 5 màu sắc nổi bật.

Khám phá hệ sinh thái đa dạng tại hồ Ngũ Hoa

Du lịch hồ Ngũ Hoa, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn có cơ hội khám phá hệ sinh thái vô cùng đa dạng tại nơi đây. Khí hậu ôn đới quanh năm tại Cửu Trại Câu giúp cho cây cối luôn xanh tươi, không khí trong lành. Màu vàng, cam của những cây cổ thụ, xanh nâu của đồi núi và dưới đáy hồ do được rêu bao phủ, tạo nên một vẻ đẹp say đắm lòng người.

Với lợi thế là khí hậu ôn hòa dễ chịu, cùng điều kiện sống lý tưởng mà hồ Ngũ Hoa ở du lịch Trung Quốc trở thành nơi trú ngụ của hơn 140 loài chim, thực vật và động vật quý hiếm. Trong đó có gấu trúc khổng lồ, khỉ mũi vàng đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Du lịch Trung Quốc và khám phá ngay!

Đăng bởi: Yên Lê

Từ khoá: Đẹp lịm tim chốn bồng lai tiên cảnh tại thiên đường hồ Ngũ Hoa

Núi Đinh Thần, Chùa Non Quảng Bình

Chùa Non tọa lạc trên núi Đinh Thần, nằm ở phía Nam thị xã Đồng Hới. Chùa Non, núi Đinh Thần ở thôn Rào Đá, xã trường Xuân, Quảng Ninh, Quảng Bình. Đến du lịch núi Đinh Thần, chùa Non Quảng Bình du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của ngôi chùa và cảnh sắc thiên nhiên vô cùng đẹp.

Chùa Non Quảng Bình là một ngôi chùa có hình tựa như đụn rơm lớn, nhưng kỳ lạ là đỉnh chóp lại bằng phẳng chứ không nhọn. Du khách đến du lịch chùa Non nằm trên ngọn núi Đinh Thần có độ cao 400m. Đây là một vị trí khá độc đáo. Nếu du khách đến núi Đinh Thần ngắm nhìn về hướng Đông, bạn có thể ngắm nhìn được toàn bộ khung cảnh rộng lớn đồng bằng hay bãi cát xanh.Chùa Non hay còn gọi là Chùa Kim Phong hoặc là Miếu Thần. Đây được xem là nơi chứa nhiều sự tích lịch sử nhất ở Quảng Bình. Du khách đến đây tham quan từ những ngọn núi hay những dòng sông, mõm đá, vách núi đều mang một câu chuyện mà người dân nơi đây truyền nhau kể biết bao đời nay. Mỗi lần du khách đến tham quan núi Đinh Thần và chùa Non đều được nghe những câu chuyện khác nhau vừa cảm thấy thú vị mới lạ.

Hơn nữa chùa Non, núi Đinh Thần còn là điểm đến du lịch tâm linh, sinh thái bởi nơi đây không chỉ linh thiên mà phong cảnh ở đây hữu tình, lại là nơi lưu giữ biết bao câu chuyện. Du khách đến du lịch núi Đinh Thần khám phá nhiều hang động thú vị như hang chuông, động trống vô cùng hấp dẫn. Cùng với đó là hệ thống thạch nhũ với nhiều hình dạng khác nhau. Lên trên đỉnh núi du khách còn thấy một giếng nước trong vắt quanh năm không bao giờ cạn, bạn có thể dùng chai để lấy nước mang về cầu phúc, cầu tài.

Đến với chùa Non du khách phải bước qua 1.260 bậc đá, hai bên đường là cây cao, lá um tùm, mát mẻ, Du khách càng bước lên cao càng mát không khí trở nên tĩnh mịch và linh thiêng. Sẽ là điểm đến hấp dẫn sinh thái cho những du khách muốn tìm kiếm và khám phá những điểm bình yên, thanh tịnh. Nằm trên núi Đinh Thần ở khoảng đất rộng khoảng 200m2. Chùa thu hút khá nhiều du khách đến tham quan và dâng hương, xin nước thần về uống cầu cho hết bệnh tật, đau ốm,…Không những vậy du khách lên chùa Non còn được tham quan khu lăng mộ của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, hay nhà lưu niệm Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.

Đến núi Đinh Thần và chùa Non du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của non sông Quảng Bình từ trên cao, mà còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của ngôi chùa cùng với những pho tượng phật độc đáo. Một điểm đến tâm linh xen lẫn với phong cảnh quyến rũ hài hòa của núi non, cây cối. Đây sẽ là một trong những điểm đến thú vị cho du khách.

Đăng bởi: Lương Thị Thủy Tiên

Từ khoá: Núi Đinh Thần, chùa Non Quảng Bình

Cập nhật thông tin chi tiết về Chùa Hương Tích Hà Tĩnh – Tiên Cảnh Bồng Lai Giữa Núi Non Đại Ngàn trên website Xfsq.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!