Xu Hướng 9/2023 # Đau Đầu Do Căng Thẳng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Giảm Đau # Top 11 Xem Nhiều | Xfsq.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Đau Đầu Do Căng Thẳng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Giảm Đau # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Đau Đầu Do Căng Thẳng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Giảm Đau được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xfsq.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đau đầu dạng căng thẳng là một cơn đau lan tỏa từ nhẹ đến trung bình và thường được mô tả là cảm giác như một vòng buộc chặt quanh đầu. Đây là loại đau đầu phổ biến nhất nhưng nguyên nhân chưa được hiểu rõ. Bài viết này sẽ đưa đến cho các bạn những thông tin cơ bản về dạng đau đầu này!

Nhìn chung, đây là một trong những kiểu đau đầu phổ biến nhất. Đau đầu dạng này thường không phải do một tình trạng bệnh gây ra và thường được gọi là đau đầu lành tính. Những tên gọi khác trước đây từng dùng như đau đầu căng cơ, đau đầu nguyên phát, đau đầu stress.

Bởi vì có quá nhiều tên cho dạng đau đầu này nên Hiệp hội đau đầu thế giới đã thống nhất sử dụng từ “Đau đầu dạng căng thẳng”. Điển hình thường đau từ mức độ nhẹ đến trung bình, thường đau ở 2 bên đầu. Có cảm giác đầu bị căng ra và cảm giác nặng nặng ở 2 mắt. Đau thường không có cảm giác đập theo nhịp mạch và không đi kèm với nôn ói. Đau đầu sẽ không nặng lên khi thực hiện các hoạt động thường ngày và thường kéo dài khoảng từ 30 phút đến nhiều giờ nhưng không kéo dài trong nhiều ngày.

Nguyên nhân chính xác gây ra là gì thì vẫn chưa được biết. Nhưng người ta biết được có rất nhiều yếu tố thúc đẩy dẫn đến như rượu, căng thẳng mệt mỏi, khô mắt, caffein, mất ngủ, cảm cúm, hút thuốc lá…

Triệu chứng chính là cảm giác đau căng xung quanh đầu, thường được mô tả như đầu có cảm giác bị “bó chặt”

Cổ và vai thường có cảm giác căng và đau khi bị chạm vào kèm theo đó người bệnh thường khó có thể tập trung và mất ngủ.

Một người vẫn có thể vừa bị Migrain, cũng vừa có thể đau đầu dạng căng thẳng. Và đôi khi các triệu chứng của đau đầu dạng căng thẳng và migrain có thể chồng lấp lên nhau. Ví dụ cả hai loại đau đầu đều có thể nặng hơn khi đi ra ánh sáng mạnh hoặc tiếng ồn lớn. Nhìn chung, Migrain có xu hướng đau nhói hoặc theo mạch đập,  thường gây ra những cơn đau đầu liên tục hơn và thường không kèm nôn ói.

Không có bất kì xét nghiệm chuyên biệt nào để chẩn đoán . Chẩn đoán dựa trên bệnh sử, kiểu đau đầu và những thăm khám.

Đôi khi, người bệnh có thể được yêu cầu chụp cắt lớp vi tính (CT-scan) hoặc cộng hưởng từ (MRI) để loại trừ một số bệnh lý ác tính khi nghi ngờ

Hầu hết đau đầu đều vô hại. Đa số có thể giảm đau mà không cần dùng thuốc hoặc chỉ một vài loại giảm đau thông thường như paracetamol.

Đau đầu hiếm khi gây ra bởi một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên bạn cần đi khám bác sĩ nếu có một trong những dấu hiệu sau:

Đau đầu xảy ra sau chấn thương

Bị đau đầu kèm sốt hoặc nôn ói

Đau đầu kèm nhìn mờ, nói khó hoặc yếu liệt tay chân

Đau đầu càng ngày càng tăng về cường độ hoặc tần suất xuất hiện

Bị đau đầu dữ dội hoặc đau đầu có suy giảm nhận thức

Đau đầu cần phải sử dụng thuốc giảm đau hằng ngày

Những liệu pháp thư giãn và tránh các tình huống căng thẳng có thể giúp ngừa đau đầu dạng căng thẳng. Xác định những yếu tố kích hoạt và thay đổi chúng có thể giúp làm giảm tần suất xuất hiện và mức độ đau.

Nếu bạn bị thường xuyên ( nhiều hơn 1 đến 2 lần trên 1 tuần), những cách sau có thể giúp giảm đau đầu

7.1 Chú ý đến những yếu tố cơ bản

Ngủ đủ giấc, không bỏ bữa ăn và tránh các tác nhân gây căng thẳng, mệt mỏi

7.2 Những liệu pháp thư giãn

Các liệu pháp thư giãn về thể chất và tinh thần có thể giúp giảm bớt các cơn đau đầu dạng căng thẳng, miễn là bạn thực hiện các kỹ thuật này thường xuyên. Phương pháp vật lý như áp một miếng đệm nóng lên cổ và vai để giúp thư giãn các cơ. Tập luyện các cơ này cũng có hữu ích bằng cách kéo dãn cơ. Những bài tập có hình ảnh hướng dẫn giúp bạn tập trung chú ý vào các phân khác khác nhau của cơ thể để thư giãn và dãn cơ.

7.3 Phản hồi sinh học

Kỹ thuật thư giãn này đòi hỏi đào tạo đặc biệt nhưng có thể giúp mọi người tránh đau đầu căng thẳng tái phát. Thông thường, một nhà trị liệu sẽ gắn các điện cực lên da của bạn để phát hiện các tín hiệu điện từ cơ cổ và vai của bạn. Sau đó, bạn học cách nhận ra khi nào bạn trở nên căng thẳng và thực hành các cách để thư giãn các cơ trước khi chúng siết chặt đến mức bạn bị đau đầu do căng thẳng.

7.4 Hóa dược trị liệu

Một số người bị đau đầu dạng căng thẳng có các khu vực rất nhạy cảm, được gọi là điểm kích hoạt, ở phía sau cổ hoặc ở vai. Tiêm thuốc gây tê cục bộ vào những khu vực này có thể loại bỏ cơn đau và ngăn cơn đau đầu xảy ra lần nữa. Ngoài ra còn có một số loại thuốc có thể giúp giảm đau đầu dạng căng thẳng. Nếu các phương pháp điều trị không dùng thuốc không giúp bạn giảm đau, bạn nên đến gặp bác sĩ để bác sĩ lựa chọn thuốc thích hợp cho bạn

Bác sĩ: Nguyễn Đào Uyên Trang

Đau Vùng Chấn Thủy – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

1. Đau vùng chấn thủy là gì?

2. Nguyên nhân gây đau vùng chấn thủy

2.1. Ăn quá nhiều

2.2. Ngộ độc thực phẩm cấp tính

Khi bạn ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, tồn dư chất bảo vệ thực phẩm có thể sẽ bị ngộ độc. Đây là tình trạng cấp tính diễn ra sau một khoảng thời gian rất ngắn sau khi thực phẩm đi vào cơ thể. Cơn đau bụng vùng chấn thủy quằn quại, đôi khi khiến người bệnh vã mồ hôi. Đau đi kèm miệng khô, buồn nôn, nôn, tiêu chảy… Nếu nôn được người bệnh sẽ cảm thấy bớt đau hơn.

2.3. Đau vùng chấn thủy khi mang thai

Mẹ bầu đau vùng chấn thủy là hiện tượng tương đối phổ biến. Cơn đau ở vùng chấn thủy này thường nhẹ. Nguyên nhân là do sự phát triển của thai nhi tạo sức ép lên vùng thượng vị. Những thay đổi trong nội tiết tố cũng ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bà bầu.

2.4. Tác dụng phụ của thuốc

Khi sử dụng một số loại thuốc, bạn có thể gặp phải tình trạng đau chấn thủy. Bởi tác dụng phụ của các loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày và gan.

Thuốc giảm đau: Aspirin

2.5. Bệnh lý về thực quản

Những vấn đề ở thực quản cũng có thể là nguyên nhân gây đau tức vùng chấn thủy. Đó có thể là viêm thực quản hoặc thoát vị gián đoạn ở thực quản.

Viêm thực quản: Thường là hệ quả của quá trình trào ngược dạ dày thực quản.

U thực quản: Trường hợp này không phổ biến. Nhưng vì đây là tình trạng nguy hiểm nên bạn cần cảnh giác.

2.6. Bệnh lý về dạ dày

Bệnh lý về dạ dày là câu trả lời phổ biến cho đau vùng chấn thủy là bệnh gì. Nó bao gồm: trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, thậm chí là thủng dạ dày.

Viêm loét dạ dày: Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, xuất hiện các ổ viêm, vết loét nó sẽ gây ra một loạt các triệu chứng. Bao gồm: đau tức rát chấn thủy, buồn nôn, nôn, đi ngoài phân đen, mệt mỏi, sụt cân. Đau âm ỉ vùng chấn thủy hoặc đau dữ dội, nghiêm trọng hơn khi bạn đói, đau vùng thượng vị về đêm.

Thủng dạ dày: Cơn đau trường hợp này được miêu tả là đau như dao đâm, vượt quá mức chịu đựng của người bệnh, bụng cứng. Điều này sẽ dẫn tới bệnh nhân bị choáng váng. Đây là trường hợp cần được cấp cứu kịp thời.

2.7. Bệnh đại tràng

Viêm đại tràng cấp hoặc mạn tính không chỉ gây đau thượng vị mà còn đi kèm đầy hơi, chướng bụng, luôn có cảm giác muốn đại tiện. Người bị viêm đại trạng mạn tính kèm theo táo bón kéo dài có thể bị đau âm ỉ vùng chấn thủy.

2.8. Viêm ruột thừa

2.9. Bệnh lý về gan mật

Có lẽ không nhiều người biết rằng những cơn đau nhói vùng chấn thủy có thể xuất phát từ gan mật.

Áp-xe gan, viêm gan cũng có thể là nguyên nhân gây đau.

Giun chui ống mật: Cơn đau do giun chui ống mật cũng rất dữ dội đi kèm vã mồ hôi.

2.10. Bệnh lý về tụy

Các vấn đề ở tuyến tụy như: viêm tụy, ung thư đầu tụy… cũng có thể gây đau vùng thượng vị kèm nôn, chướng bụng.

3. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà ngay cả bác sĩ cũng phải kết hợp các phương pháp mới chẩn đoán chính xác được. Do đó, bạn cần tới gặp bác sĩ ngay khi gặp các dấu hiệu sau:

Bị đau vùng chấn thủy kéo dài mà không thuyên giảm khi đã áp dụng các biện pháp tự chăm sóc tại nhà

Phân lẫn máu, phân có màu đen

Tức ngực

Sốt

Đau kèm theo chảy máu âm đạo nếu bạn đang mang thai

4. Chẩn đoán

Khám lâm sàng: Tìm hiểu về tiền sử bệnh, chế độ dinh dưỡng, loại thuốc đang sử dụng, triệu chứng

Xét nghiệm máu: Xác định có bị nhiễm trùng, chảy máu hay không. Nó đồng thời cũng giúp kiểm tra enzyme trong gan, tuyến tụy.

Chụp X-quang

Chụp CT

Nội soi

Đối với phụ nữ mang thai cần khám phụ khoa

5. Điều trị đau vùng chấn thủy

Một số phương pháp có thể được thực hiện để giúp giảm bớt những khó chịu cho người bệnh. Trong đó bao gồm việc điều chỉnh chế độ ăn uống, dùng thuốc và một số biện pháp hỗ trợ khác.

5.1. Chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh

Việc điều chỉnh chế độ ăn đóng vai trò quan trọng khi người bệnh đang bị đau.

Ăn thực phẩm dạng lỏng để hỗ trợ cơ thể tiêu hóa và hấp thụ dễ dàng hơn.

5.2. Chườm giảm đau

Để giúp dịu bớt cơn đau, bạn có thể chườm nóng để giảm đau. Đơn giản là bạn có thể đặt một chai nước ấm hoặc một chiếc khăn ấm vào vùng bị đau. Tắm nước ấm cũng có thể giúp bạn bớt cảm giác khó chịu.

5.3. Thuốc tây trị đau chấn thủy

Bác sĩ sẽ là người quyết định loại thuốc nào và liều lượng ra sao phù hợp với bạn. Tùy từng đối tượng cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định:

Thuốc chống nôn

Thuốc giảm tiết axit dạ dày: Mucosta, Rebamipid, Sucralfat…

Thuốc giảm tiêu chảy kèm đau thượng vị: Subsalicylat Bismuth, Loperamide

5.4. Mẹo dân gian chữa đau vùng chấn thủy tại nhà

Nếu tình trạng của bạn nhẹ, xuất phát chủ yếu từ các vấn đề về chế độ ăn uống, trào ngược axit, viêm dạ dày, bạn có thể tham khảo các mẹo sau:

Uống nước gạo: Nấu cơm và chắt lấy 200ml nước gạo khi cơm sôi để uống khi còn ấm

Trà quế: Nấu 1 thanh quế trong nước sôi khoảng 3 phút và uống nước khi còn ấm

Tỏi: Mỗi ngày ăn 2 tép tỏi sống kèm với bữa ăn

6. Hỗ trợ giảm đau chấn thủy do viêm loét dạ dày bằng tinh chất Nanocurcumin

Nanocurcumin là tinh chất được chiết xuất từ nghệ bằng công nghệ nano. Với độ hòa tan cao và khả năng hấp thu vượt trội so với tinh bột nghệ thông thường, nanocurcumin mang tới nhiều công dụng đối với hệ tiêu hóa.

Hỗ trợ giảm đau, chống viêm

Tiêu diệt vi khuẩn HP, tái tạo niêm mạc dạ dày

7. Cách phòng tránh

7.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Chế độ ăn uống khoa học luôn đem tới nhiều lợi ích sức khỏe cho bạn. Đặc biệt là đối với những người đã có sẵn bệnh lý nền. Dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa những nguy cơ có thể gây đau thượng vị.

Ăn với lượng vừa phải, không ăn quá no.

Khi ăn cần tập trung, ăn chậm, nhai kỹ

Bổ sung rau quả tươi, cá béo vào thực đơn.

Hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, nội tạng động vật, thức ăn chua cay. Không uống rượu bia.

7.2. Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học

Không làm việc quá sức. Hãy dành thời gian để ở bên gia đình, bạn bè và tham gia các hoạt động mà bạn yêu thích.

7.3. Rèn luyện thể chất đều đặn

Dành ra 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục thể thao. Nếu muốn lựa chọn được bài tập phù hợp hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và huấn luyện viên.

7.4. Chú ý chăm sóc sức khỏe

Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ đối với các trường hợp bệnh có khả năng gây đau chấn thủy.

Đau vùng chấn thủy là tình trạng bệnh không thể coi thường. Do đó, khi có các triệu chứng bệnh hãy tới gặp bác sĩ để được xác định chính xác nhất nguyên nhân. Nếu cần hỗ trợ thêm bất kỳ thông tin nào hãy gọi tới tổng đài 0865 344 349 để được giải đáp.

Đau Lưng: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Trị Đau Lưng Hiệu Quả

Đau lưng là một nhóm bệnh lý thường gặp, có khoảng 65-80% dân số bị đau lưng ít nhất 1 lần trong đời.

Đau lưng là các cơn đau tê dọc hay gần cột sống (cấu trúc phức tạp gồm cơ, dây chằng, gân, đĩa đệm). Tác động vào một trong những vùng này có thể gây ra cảm giác đau ở vùng lưng.

Trong đa số trường hợp, rất khó để xác định chính xác nguồn gốc và nguyên nhân của đau lưng. Để định hướng được nguyên nhân gây đau, đau lưng thường được phân thành 3 nhóm:

Đau lưng mạn tính: đau lưng thời gian dài từ 3 tháng trở lên, gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hằng ngày

Đau lưng cấp tính: đột ngột, kéo dài từ vài ngày đến vài tuần (nhỏ hơn 6 tuần).

Đau lưng bán cấp: kéo dài từ 6 tuần đến 3 tháng

Riêng đau thắt lưng có chèn ép rễ thần kinh là tình trạng đau lưng kèm theo các triệu chứng của đau kiểu rễ thần kinh.

Đau lưng là đau ở vùng lưng

Căng cơ

Căng cơ ở vùng lưng có thể do vùng cơ ở lưng hoạt động nhiều hoặc đột ngột gây ra tình trạng cứng cơ, khiến cơ không hoạt động dẻo dai như bình thường như nâng một vật lên đột ngột.

Nâng một vật sai tư thế khiến cho cơ bị căng cứng, cơ bị co rút gây nên tình trạng đau đớn khiến cho vùng lưng càng hoạt động càng đau.

Thoái hoá cột sống

Thoái hoá cột sống là tình trạng các xương cột sống, sụn khớp mòn dần, dịch khớp hạn chế tiết ra gây nên tình trạng khô khớp, các khớp hoạt động không như bình thường ảnh hưởng đến các rễ thần kinh và mô mềm.

Thoái hoá cột sống cổ: đau cổ, vai và lưng, nếu có chèn ép rễ thần kinh thì sẽ đau lan xuống cổ tay và cánh tay.

Thoái hoá cột sống thắt lưng: đau vùng lưng, nếu có chèn ép rễ thần kinh thì đau sẽ lan xuống mông, đùi và cẳng chân 1 hoặc 2 bên xuống mông và mặt sau chân.

Đau lưng do thoái hoá cột sống

Tư thế sai

Những tư thế sai có thể ảnh hưởng đến các xương cột sống và các vùng mô mềm xung quanh. Các tư thế sai có thể kể đến như:

Cúi người về phía trước quá đà: ngồi học sai tư thế, ngồi máy tính quá nhiều,…

Đẩy, kéo, nâng vật nặng sai tư thế, khiến cho cơ thể không thể giữ thẳng.

Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài.

Lái xe thời gian rất lâu mà không được nghỉ ngơi.

Ngủ trên đệm không giữ thẳng được cột sống.

Đau lưng do sai tư thế

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của cột sống không ở trạng thái bình thường mà bị lệch sang các vị trí lân cận gây nên chèn ép vào các rễ và dây thần kinh gây nên tình trạng tê bì và gây đau lưng.

Loãng xương

Loãng xương là tình trạng suy giảm mật độ xương, hay nặng hơn là tình trạng xẹp đốt sống có thể gây ra đau lưng mạn tính dai dẳng, thường gặp ở nữ giới sau mãn kinh.

Đau lưng do bệnh lý toàn thân

Đau lưng có thể gặp trong các bệnh khớp mãn tính: viêm cột sống dính khớp, viêm khớp mãn tính.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân gây đau lưng khác tuy ít gặp nhưng rất nguy hiểm cho người bệnh, cần phải được chẩn đoán kịp thời và nhanh chóng như: nhiễm khuẩn, lao, ung thư, sỏi thận, bệnh lý động mạch chủ bụng…

Đau lưng có thể đau với nhiều mức độ khác nhau như: đau âm ỉ, đau liên tục, hoặc đau đột ngột, đau thắt gây khó khăn cho việc di chuyển.

Đau lưng có thể kèm theo các triệu chứng như:

Sốt: có thể sốt nhẹ (trên 37,5 độ C) hoặc sốt cao (trên 38,5 độ C).

Xuất hiện tình trạng viêm ở lưng: sưng, nóng, đỏ, đau.

Đau lưng vẫn tiếp tục ngay cả khi nghỉ ngơi.

Đau tại chỗ hoặc đau lan ra các vùng xung quanh, đau lan xuống chân.

Tiểu khó hoặc tiểu không tự chủ.

Đại tiện không tự chủ.

Tê bì xung quanh bộ phận sinh dục, mông,…

Tuổi: nếu đau lưng do nguyên nhân thoái hóa thì khi tuổi tác càng tăng thì nguy có đau lưng càng tăng. Thông thường đau lưng bắt đầu từ năm 30 hoặc từ năm 40 tuổi.

Ít vận động: các cơ ít hoạt động nên không duy trì được sự dẻo dai, khi phải hoạt động nhiều có thể gây nên đau lưng.

Thừa cân: cân nặng quá mức có thể gây nên áp lực lớn lên cột sống.

Các bệnh về khớp: các bệnh như viêm khớp, viêm cột sống dính khớp,… sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động vùng lưng.

Nâng đồ vật không đúng cách: nâng đồ vật sai tư thế làm cơ bị căng, áp lực lên lưng lớn hơn so khi hoạt động đúng tư thế.

Sức khoẻ tinh thần: căng thẳng có thể khiến tình trạng đau lưng tăng nhanh.

Hút thuốc: người hút thuốc có thể bị ho tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Hút thuốc cũng tăng nguy cơ loãng xương, thoái hóa khớp.

Tê bì, đau nhức vùng lưng, đau kéo dài từ mông lan xuống mặt sau bắp chân.

Ảnh hưởng đến cơ tròn, thần kinh ở ruột và bàng quang gây nên đại tiểu tiện không tự chủ.

Đau lưng có thể là chỉ báo cho các bệnh lý nguy hiểm như ung thư (ung thư thận), viêm nhiễm, hoặc gãy xương.

Đau lưng mạn tính trong thời gian dài không được điều trị có thể gây ra những phiền toái trong quá trình sinh hoạt, khiến các hoạt động bình thường trở nên khó khăn hơn.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu chủ yếu dùng để tìm nguyên nhân toàn thân gây đau lưng bao gồm công thức máu, xét nghiệm định lượng protein phản ứng C (CRP), máu lắng.

Hình ảnh học

Các bác sĩ có thể yêu cầu dùng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh để tìm nguyên nhân hoặc phát hiện biến chứng của đau lưng.

Chụp cộng hưởng từ (MRI): dùng để đánh giá đĩa đệm, cột sống, phần mềm cạnh sống. Phương pháp này giúp đánh giá phần mềm tốt hơn các phương pháp khác.

Chụp cắt lớp vi tính (CT): giúp đánh giá cơ quan, xương và các mô của cơ thể theo lát cắt nhằm theo dõi chèn ép xương với các bộ phận xung quanh.

Các nghiệm pháp lâm sàng

Khám điểm đau cột sống: ấn các mỏm gai cột sống, tìm các vị trí đau hơn bình thường.

Đánh giá đường cong sinh lý: xem cột sống có bị cong, gù, vẹo hay không.

Đánh giá khả năng vận động cột sống: làm các động tác của cột sống như cúi, ngửa, xoay.

Đánh giá khoảng cách tay đất: xem tay có thể chạm vào ngón chân hay không.

Dấu hiệu giật dây chuông, dấu Lasegue hoặc hệ thống điểm đau Valleix: các điểm đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, nếu dương tính có thể chẩn đoán được dây thần kinh tọa đã bị kích thích quá mức.

Một số nghiệm pháp

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Trong những trường hợp sau, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời

Đau lưng khởi phát sau chấn thương, té ngã, mang vác vật nặng.

Đau thắt lưng kèm tình trạng sụt cân không lý giải được, đặc biệt ở bệnh nhân lớn tuổi.

Đau thắt lưng nhiều về đêm, cải thiện khi vận động, không giảm khi nghỉ.

Đau thắt lưng kèm triệu chứng rối loạn tiểu tiện, yếu liệt chân đột ngột.

Đau lưng kèm triệu chứng sốt cao.

Đau lưng kéo dài hơn 1 tuần nên đi gặp bác sĩ

Nơi khám chữa đau lưng uy tín

Khi bạn có dấu hiệu cần phải đi khám đau lưng, nên đến các cơ sở chuyên khoa cơ xương khớp uy tín.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Đại học Y dược chúng tôi Bệnh viện Nguyễn Tri Phương,…

Tại Hà Nội: Bệnh viện Lão khoa Trung Ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai,…

Điều trị tại nhà

Biện pháp không dùng thuốc

Chườm ấm và xoa bóp vùng cơ bị đau.

Hạn chế các tư thế xấu như ngồi làm việc liên tục quá 2 giờ, ngồi nghiêng 1 bên không đều, cúi lưng mang vật nặng, ngồi xổm quá lâu.

Nghỉ ngơi, hoạt động nhẹ nhàng trong giai đoạn đau.

Biện pháp dùng thuốc: áp dụng các thuốc giảm đau cơ bản.

Thuốc giảm đau: acetaminophen thường được sử dụng đầu tay trong điều trị đau lưng cấp, khá an toàn và ít tác dụng phụ. Khi đau lưng nhiều, có thể sử dụng phối hợp acetaminophen với codein hoặc tramadol để tăng hiệu quả giảm đau.

Thuốc kháng viêm đường uống hoặc bôi ngoài da: sử dụng các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, meloxicam, diclofenac, celecoxib,… Không nên lạm dụng NSAIDs quá nhiều, đặc biệt trên người bệnh có nguy cơ tim mạch, xuất huyết tiêu hóa, suy thận.

Thuốc dãn cơ: tác dụng giảm đau vừa phải và giảm triệu chứng ngắn hạn, thuốc thường được sử dụng là eperisone, tolperisone.

Thuốc giảm đau tại chỗ: sử dụng các miếng dán để giảm đau qua da.

Điều trị tại các cơ sở y tế

Có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau mạnh hơn để giảm cơn đau không thể giảm bằng các thuốc giảm đau như NSAIDS.

Vật lý trị liệu: sử dụng các biện pháp tăng tính linh hoạt, tăng cường cơ lưng và cơ bụng, giúp hệ gân cơ vững chắc bảo vệ khớp và đĩa đệm.

Tiêm corticoid: giảm viêm xung quanh rễ thần kinh, nhưng việc giảm đau thường chỉ kéo dài một hoặc hai tháng.

Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng gây đau lưng lan chân gây teo cơ, đi lại khó khăn nhỏ hơn 100m

Advertisement

Làm rộng chỗ chèn ép: cắt bỏ gai xương hoặc mảnh đĩa đệm vỡ lồi vào trong ống tủy hoặc chèn ép rễ thần kinh trong lỗ liên hợp.

Hàn khớp khi trượt cột sống: phẫu thuật này gồm nhập hai đốt sống vào nhau để loại trừ cử động đau. Thường với phương tiện dùng là nẹp vít.

Các bài tập vật lý trị liệu

Đứng đúng cách: giữ xương chậu ở tư thế trung gian.

Ngồi đúng cách: dùng ghế nâng đỡ tốt vùng thắt lưng, giữ gối và hông ngang bằng.

Nâng đúng cách: giữ thẳng lưng và chỉ gấp ở gối, không nên vừa nâng vừa vặn người.

Ngủ đúng cách: nằm trên đệm cứng sử dụng gối.

XEM THÊM:

15 cách giúp xương chắc khỏe ngay tại nhà bạn nên biết

7 cách chữa gai cột sống có thể bạn chưa biết

11 cách chữa đau lưng tại nhà hiệu quả dân văn phòng nên biết

Nguồn: Mayoclinic, Medicalnewstoday.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

7 Nguyên Nhân Gây Đau Đầu Chóng Mặt Thường Gặp Nhất

Đau đầu chóng mặt là tình trạng phổ biến ở nhiều người. Tuy nhiên nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên có thể cơ thể bạn đang cảnh báo về một vấn đề sức khỏe nào đó.

Các nguyên nhân gây đau đầu chóng mặt thường gặp nhất

Thiếu máu

Thiếu máu cũng là nguyên nhân gây đau đầu chóng mặt thường gặp nhất. Thiếu máu là do cơ thể bị thiếu đi các tế bào hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy đi khắp cơ thể, đặc biệt là não bộ. Khi não bộ không đủ oxy, cơ thể thường có triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt, đau đầu, chóng mặt.

Cần tìm ra nguyên nhân thiếu máu để chữa trị đúng cách, tuy nhiên hầu hết các trường hợp đều cho đáp ứng tốt khi cơ thể được bổ sung đầy đủ lượng Sắt, Folate và vitamin B12.

Cơ thể bị hạ đường huyết

Một trong các nguyên nhân gây đau đầu chóng mặt thường gặp đó là hiện tượng hạ đường huyết trong cơ thể. Khi mức đường huyết trong cơ thể giảm xuống dưới mức bình thường, cơ thể không có đủ glucose và năng lượng để hoạt động thì có thể khiến bạn bị đau đầu chóng mặt.

Tình trạng này thường xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường bị hạ đường huyết do thuốc hoặc muốn giảm cân mà nhịn đói trong một khoảng thời gian quá lâu.

Lo âu, căng thẳng

Căng thẳng hay lo lắng quá mức không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của bạn mà còn khiến sức khỏe thể chất bị suy giảm trầm trọng.

Những người thường xuyên chịu nhiều lo lắng, áp lực, sẽ dễ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đầu óc quay cuồng, có thể đau cả đầu hoặc đau nửa đầu.

Đau đầu, chóng mặt do tư thế

Đau đầu, chóng mặt lành tính do tư thế là một trong những nguyên nhân gây đau đầu chóng mặt thường xuyên. Do tiền đình tai trong bị suy giảm khi có sự thay đổi đột ngột về vị trí đầu và chuyển động như: thức dậy đột ngột từ giấc ngủ, do thay đổi từ tư thế thẳng đầu sang cúi đầu, hoặc do ngước đầu lên cao.

Những người bị nhiễm trùng tai, đã phẫu thuật tai, hoặc có tiền sử chấn thương sọ não cũng rất dễ bị đau đầu, chóng mặt.

Cơ thể bị mất nước

Mất nước là hiện tượng xảy ra khi chất lỏng nạp vào cơ thể không đủ so với lượng mất đi. Thời tiết nắng nóng làm đổ mồ hôi, tiêu chảy, nôn mửa, sốt, uống ít nước và dùng một số loại thuốc đều có thể gây ra tình trạng mất nước trong cơ thể.

Suy giảm thị lực

Với những người bị viễn thị, loạn thị hoặc cận thị nhưng không đeo kính hoặc đeo kính sai độ thì rất dễ gặp tình trạng nhức đầu chóng mặt.

Nếu bạn phớt lờ các dấu hiệu trên và liên tục không đeo kính thì rất dễ dẫn đến suy giảm thị lực nghiêm trọng, mất thị lực.

Tác dụng phụ của thuốc

Tác dụng phụ của một số loại thuốc mà bạn đang sử dụng cũng có thể là nguyên nhân gây đau đầu chóng mặt, thậm chí là do chính thuốc giảm đau đầu gây ra.

Nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục xuất hiện, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc sử dụng một loại thuốc mới. Không nên tự ý ngừng dùng thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

Một số giải pháp ngăn ngừa đau đầu chóng mặt thường xuyên

Nếu bạn đang trong tình trạng đau đầu, chóng mặt nhẹ thì có thể sử dụng một số giải pháp tại nhà như sau:

Massage da đầu bằng các đầu ngón tay bằng cách vuốt nhẹ từ trước đỉnh trán ra phía sau;

Có thể chườm nóng hoặc lạnh, hoặc sử dụng liệu pháp bấm huyệt;

Hạn chế làm việc nặng, làm việc quá sức, ngủ đúng giờ, đủ giấc từ 7 – 9 tiếng/ngày;

Thường xuyên vận động nhẹ giúp tăng cường khí huyết lưu thông đến não bộ;

Bổ sung các thực phẩm tốt cho não bộ như: thịt bò, cá hồi, thịt gà tây, gan lợn, các loại quả hạch, hạnh nhân, bí ngô, bông cải xanh, nấm mộc nhĩ,…

Ngoài ra, để tăng cường máu lưu thông đến não bộ tốt nhất, ngoài thực phẩm hằng ngày, bạn nên bổ sung hoạt huyết dưỡng não giúp tăng cường chất sắt cho cơ thể, giúp lưu thông máu lên não bộ tốt hơn, đồng thời ngăn ngừa tình trạng hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu thường xuyên.

Các cách chữa đau đầu chóng mặt buồn nôn tại nhà hiệu quả

7 món ăn trị mất ngủ tốt nhất, giúp ngủ ngon nhanh chóng

Bệnh Đa Nhân Cách Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Chuẩn

Đa nhân cách trong y học thuộc phân nhóm bệnh thần kinh – não bộ, đây là thực trạng rối loạn hoặc mất trấn áp nhân cách ở con người, đôi lúc biến chất, thoái hóa nhân cách theo khunh hướng xấu đi .

Bệnh đa nhân cách là gì?

Bệnh đa nhân cách ( rối loạn nhân cách ) là một chứng bệnh tâm ý tác động ảnh hưởng đến hành vi và thái độ của người bệnh. Lúc này, bệnh nhân sẽ sống sót nhiều hơn hai nhân cách. Trong đó có 1 nhân cách thông thường và các nhân cách về bệnh lý. Cụ thể :

Nhân cách bình thường: Thể hiện ở sự tuân thủ các chuẩn mực đạo đức của xã hội, các thể chế xã hội hiện hành.

Nhân cách bệnh lý: Thể hiện ở cách sống, cách cư xử và những phản ứng hoàn toàn khác biệt với người bình thường.

Thông thường, khi một nhân cách nào đó đang ngự trị, người bệnh sẽ không nhớ được mình đã làm gì khi ở nhân cách cũ. Vì thế mà người ta nói bệnh đa nhân cách thường đi kèm với chứng mất trí nhớ. Người bệnh thường cho rằng mình đã đi ngủ trong khoảng thời gian đó. Mất ký ức, trí nhớ về những việc đã xảy ra trong quá khứ chính là một trong những đặc điểm chính của những người bị rối loạn nhân cách.

Rối loạn đa nhân cách nguy hiểm không?

Mức độ nguy khốn của bệnh đa nhân cách còn tùy thuộc vào các nhóm nhỏ hành vi của nhân cách. Cụ thể, khi nhân cách bị rối loạn, sẽ được phân loại thành các nhóm hành vi :

Nhóm A: Bao gồm rối loạn nhân cách phân liệt, nhân cách thể phân lập, nhân cách hoang tưởng.

Nhóm B: Bao gồm rối loạn nhân cách chống xã hội, nhân cách ái kỷ, nhân cách ranh giới.

Nhóm C: Bao gồm rối loạn nhân cách tránh né, ám ảnh cưỡng chế, nhân cách phụ thuộc.

Nguyên nhân bệnh đa nhân cách

Y học chưa chỉ ra được nguyên do chắc như đinh hình thành thành bệnh đa nhân cách. Tuy nhiên, có 1 số ít giả thuyết được đặt ra, bệnh xảy ra nhiều hơn ở những người :

Từng trải qua những tổn thương sâu sắc ở thời thơ ấu như bị ngược đãi, đánh đập, thiếu sự quan tâm của cha mẹ, không được chăm sóc, quan tâm,…

Nguyên nhân bị đa nhân cách có thể do có vấn đề về thần kinh, não bộ: Chấn thương não, não thiếu chất serotonin.

Tuy nhiên, chúng chỉ bị vùi lấp chứ không bị mất đi. Khi gặp một tác nhân nào đó, nhân cách kia sẽ trỗi dậy, bệnh đa nhân cách được hình thành .

Triệu chứng bệnh đa nhân cách

Trong trong thực tiễn, rất khó để chẩn đoán đúng mực xem một người có mắc chứng rối loạn nhân cách hay không. Thông thường, để xác lập, cần phải có sự can thiệp của các bác sĩ tâm ý. Phần lớn những bệnh nhân đa nhân cách sẽ Open những triệu chứng sau :

Tồn tại nhiều hơn 2 nhân cách: Những nhân cách thường có nhận thức và suy nghĩ khác biệt, thậm chí là đối lập nhau hoàn toàn về thế giới xung quanh và những chuyện xảy ra.

Có những khoảng trống trong ký ức: Như đã đề cập ở trên, những người mắc bệnh đa nhân cách thường đi kèm với chứng mất trí nhớ. Bệnh nhân thậm chí còn có thể quên cả những thông tin cá nhân quan trọng của mình, các sự kiện diễn ra trong ngày, những việc mình đã làm.

Sinh hoạt bất ổn: Khi mỗi nhân cách ngự trị, người bệnh sẽ có những lối sinh hoạt khác nhau. Ví dụ cụ thể là trường hợp của một phụ nữ tên Mary Kendall, nghiên cứu của các nhà thần kinh học đã chỉ ra, vào năm 1994, khi Marry 35 tuổi, cô mắc bệnh đa nhân cách. Nhân cách bình thường của cô sẽ đi ngủ vào buổi đêm. Nhưng có một nhân cách khác khiến cô thường xuyên lái xe đi dạo vào ban đêm khoảng 80-160km.

Gặp các vấn đề về tâm lý như: Thay đổi cảm xúc liên tục, trầm cảm, lo lắng, hoảng hoạn hoặc mắc chứng ám ảnh, muốn tự tử, sinh ra các ảo giác về thị giác, thính giác, rối loạn giấc ngủ,…

Cách chữa rối loạn nhân cách hiệu quả nhất

Hiện nay, các chuyên gia tâm lý thường áp dụng các phương pháp sau để điều trị bệnh đa nhân cách.

Chữa bệnh đa nhân cách bằng liệu pháp phân tích tâm lý: Bác sĩ tâm lý sẽ hướng đến các nhân tố bên trong, giúp bệnh nhân hiểu rõ những cảm xúc của mình.

Chữa bệnh đa nhân cách bằng liệu pháp nhận thức hành vi: Mục tiêu là hướng tới những khía cạnh đặc biệt như suy nghĩ, cảm xúc, hành vi, thái độ, tình trạng rối loạn nhân cách của người bệnh. Để làm được điều này bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp nhận thức, tâm lý trị liệu, phân tích nhận thức, hành vi biện chứng của người bệnh.

Chữa bệnh đa nhân cách bằng liệu pháp cộng đồng: Tham gia khóa điều trị cộng đồng trong thời gian vài tháng, bệnh nhân sẽ được khuyến khích chia sẻ về những cảm xúc, hành vi của họ. Đồng thời, đưa ra cảm nhận của họ về những hành vi của người khác.

Sử dụng thuốc: Thực tế thì không có loại thuốc cụ thể nào được phê duyệt để điều trị bệnh đa nhân cách. Tuy nhiên, có một số thuốc được sử dụng nhằm mục đích cân bằng lại hormone và hóa chất trong não. Cụ thể:

Thuốc chống trầm cảm, cải thiện tâm trạng chán nản, ngăn ngừa nguy cơ tự tử hay làm những điều gây hại cho bản thân.

Thuốc an thần dùng trong trường hợp rối loạn nhân cách hoang tưởng và rối loạn nhân cách phân liệt.

Thuốc chống lo âu, chống kích động.

Bác sĩ Lương Đức Chương sinh ngày 02/2/1954, ông nguyên là Thượng tá – Bác sỹ của Học viện Quân Y. Hiện nay, bác sĩ Chương đang thao tác và công tác làm việc tại Phòng chẩn trị y học truyền thống Tâm Minh Đường

Bệnh Áp Xe: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Áp xe là gì?

Áp xe ở mô dưới da

Dưới nách do lỗ chân lông bị nhiễm trùng

Âm đạo do các tuyến ở cửa âm đạo bị nhiễm trùng

Quanh răng gây nên áp xe răng.

Áp xe bên trong cơ thể

Nguyên nhân bệnh áp xe

Nguyên nhân trực tiếp và phổ biến nhất gây ra áp xe là nhiễm trùng. Các tác nhân nhiễm trùng gây bệnh bao gồm:

Vi khuẩn

Ký sinh trùng

Ở các nước phát triển, ký sinh trùng là tác nhân thường gặp hơn, có thể kể đến các loại nhu giun chỉ, sán lá gan, giòi…gây áp xe bên trong các tạng của cơ thể như áp xe gan do sán lá gan.

Triệu chứng bệnh áp xe như thế nào?

Áp xe nông dưới da

Khi quan sát sẽ thấy một khối phồng, ổ áp xe đỏ bị da bao phủ lên, sưng nền vùng da xung quanh, khi sờ vào có cảm giác nóng, đau, lùng nhùng do chứa mủ bên trong.

Áp xe bên trong cơ thể

Áp xe bên trong cơ thể được phân loại áp xe sâu, triệu chứng mà bệnh nhân sẽ gặp phải là triệu chứng toàn thân như sốt cao, rét run, ớn lạnh, môi khô, lưỡi bẩn, mệt mỏi, suy kiệt, hốc hác. Có thể gặp phải các triệu chứng khác tùy theo vị trí của ổ áp xe như sốt cao rét run, đau tức vùng hạ sườn phải trong áp xe gan.

Bệnh áp xe lây truyền qua đường nào?

Đối tượng nguy cơ bệnh áp xe

Khi năng hình thành các khối áp xe sẽ cao hơn ở những người có các đặc điểm sau:

Điều kiện sống thiếu vệ sinh

Người gầy còm, suy kiệt, sức đề kháng kém

Nghiện rượu, ma túy

Các bệnh về máu như bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh bạch cầu

Chấn thương nặng

Đang trong liệu trình hóa trị

Phòng ngừa bệnh áp xe

Các biện pháp giúp phòng ngừa áp xe bao gồm:

Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt

Đảm bảo chất dinh dưỡng đầy đủ trong các bữa ăn

Xây dựng lối sống lành mạnh, tăng cường hệ miễn dịch

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc chất thải của người bệnh.

Tuân thủ điều trị tốt các bệnh lý nhiễm khuẩn, các bệnh lý toàn thân như đái tháo đường

Khi có các triệu chứng bất thường cần đến gặp bác sĩ ngay, không được tự ý điều trị, tránh để tổn thương lan rộng và nặng nề hơn.

Điều trị áp xe

Áp xe dưới da sẽ vỡ ra da và chảy mủ ra bên ngoài, một số trường hợp còn tạo ra đường dò, phá hủy một vùng mô sâu rộng, khiến việc điều trị khó khăn hơn về sau này.

Áp xe trong cơ thể cũng có thể vỡ ra vào ổ phúc mạc, dẫn đến viêm phúc mạc khu trú hoặc toàn thể nặng hơn là nhiễm trùng máu.

Đối với áp xe mô dưới da

Rạch dẫn lưu mủ ra ngoài là biện pháp điều trị hiệu quả nhất. Bác sĩ sẽ chèn gạc để cầm máu và băng vết thương khi chảy hết dịch.

Đối với các ổ áp xe sâu

Sẽ cần can thiệp ngoại khoa như rạch, dẫn lưu ổ áp xe đồng thời phối hợp với thuốc kháng sinh.

Cần tiến hành song song việc điều trị các triệu chứng như sốt, đau và nâng cao thể trạng, bù nước và điện giải.

Cập nhật thông tin chi tiết về Đau Đầu Do Căng Thẳng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Giảm Đau trên website Xfsq.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!