Xu Hướng 9/2023 # Đục Thuỷ Tinh Thể (Cườm Khô): Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị # Top 18 Xem Nhiều | Xfsq.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Đục Thuỷ Tinh Thể (Cườm Khô): Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Đục Thuỷ Tinh Thể (Cườm Khô): Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xfsq.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đục thuỷ tinh thể là bệnh lý lão hoá về mắt, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù loà trên thế giới. Trước đây, bệnh thường chỉ gặp ở người cao tuổi nhưng hiện ngày càng có nhiều người trẻ bị đục thủy tinh thể. Nắm được dấu hiệu và cách điều trị bệnh sẽ giúp chúng ta phát hiện kịp thời và chữa trị hiệu quả.

Thủy tinh thể là một bộ phận nằm ở đằng sau tròng đen của mắt. Nó hoạt động như một “thấu kính” tập trung các tia sáng để tạo hình ảnh sắc nét rõ ràng.

Bình thường, thủy tinh thể trong suốt. Nhưng khi thủy tinh thể bị đục, khi soi mắt sẽ thấy như có một viên bi mờ màu trắng ở tròng đen. Sự đục mờ ở thủy tinh thể ngăn không cho tia sáng lọt qua, kết quả là thị lực bệnh nhân suy giảm dẫn đến mù lòa. Cườm đá, hay cườm khô là những tên gọi khác của đục thủy tinh thể.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Trao đổi với bác sĩ những gì khi đi khám bệnh Đục thủy tinh thể?

Cườm đá, hay cườm khô không phải là khối u bất thường trong mắt như nhiều người lầm tưởng. Tình trạng này là do những thay đổi trong thành phần của thủy tinh thể gây đục. Chứng bệnh này có thể được bác sĩ chuyên khoa mắt phát hiện một cách dễ dàng bằng các dụng cụ chuyên khoa.

Nguyên nhân thường gặp nhất gây đục thủy tinh thể là do lão hóa. Tuy nhiên, thực tế là càng ngày càng có nhiều người trẻ bị đục thủy tinh thể. Do tác động liên tục từ môi trường ô nhiễm, tia cực tím, cùng tâm lý chủ quan, không chăm sóc đúng cách, đục thủy tinh thể cũng ngày càng “trẻ hóa”.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể ở người trẻ:

Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời

Đã từng phẫu thuật mắt

Sử dụng các thuốc steroid (corticoid) trong thời gian dài

Mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp

Hút thuốc

Uống rượu

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Đục thủy tinh thể ở người trẻ: Hãy đeo kính râm khi trời nắng!

Triệu chứng chủ yếu của đục thủy tinh thể là nhìn mờ, kể cả khi đeo kính hoặc kính áp tròng. Ngoài ra còn có thể gặp các dấu hiệu sau:

Tăng nhạy cảm với ánh sáng : cảm giác chói mắt khi nhìn ánh sáng;

Thấy quầng sáng quanh ánh đèn;

Nhìn kém hơn vào ban đêm (còn gọi là bị “quáng gà“);

Nhìn một hình thành hai hoặc nhiều hình;

Độ kính đang đeo không ổn định;

Nhìn màu sắc có vẻ nhạt hơn;

Thấy hiện tượng ruồi bay, chấm đen hoặc các đốm đen xuất hiện trước mắt.

1. Điều trị đục thủy tinh thể bằng thuốc

Đối với đục thủy tinh thể giai đoạn sớm, có thể cho đeo kính, hoặc dùng thuốc nhỏ mắt. Tuy nhiên các loại thuốc nhỏ mắt hiện nay chủ yếu chỉ giúp làm chậm tiến triển của đục thủy tinh thể chứ không điều trị hết đục.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu về một loại thuốc nhỏ mắt trị đục thủy tinh thể có tên là Lanosterol. Tuy nhiên, thuốc vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu lâm sàng và chưa được chấp thuận sử dụng rộng rãi.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bạn có đang bị mỏi mắt?

2. Phẫu thuật đục thủy tinh thể

Phẫu thuật giúp thay thế thủy tinh thể bị đục bằng thuỷ tinh thể nhân tạo. Có 2 phương pháp thường được sử dụng hiện nay:

Phương pháp mổ Phaco

Bác sĩ chuyên môn sẽ dùng dao rạch một vết nhỏ ở rìa ngoài giác mạc. Tiếp đó, dùng năng lượng siêu âm để chia nhỏ thủy tinh thể bị đục và hút bỏ ra ngoài. Cuối cùng, bác sĩ sẽ đặt thủy tinh thể nhân tạo vào.

Ưu điểm: Vết mổ nhỏ, chi phí điều trị phù hợp. Vì thế, đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi để điều trị đục thuỷ tinh thể.

Nhược điểm: Phương pháp này không hiệu quả với các trường hợp nặng.

Phương pháp mổ bằng Laze

Khác với phương pháp mổ Phaco, bác sĩ sẽ dùng tia laser để tạo một đường rạch chính xác trên giác mạc.

Ưu điểm: Hiệu quả cho cả người bị đục thuỷ tinh thể nặng.

Nhược điểm: Chi phí khá cao, chưa phổ biến ở các bệnh viện tuyến huyện.

Sử dụng kính râm khi ra ngoài

Hãy sử dụng kính râm có tác dụng chống tia cực tím trước khi ra ngoài. Ngoài việc quan tâm đến hình dáng, thiết kế của kính thì bạn nên quan tâm đến các thông số chống tia cực tím của kính mát.

Đội mũ rộng vành

Hãy đội một chiếc mũ vành rộng mỗi khi ra ngoài đường. Điều này giúp mắt giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời với cường độ cao. Do đó có thể ngăn chặn được tia cực tím hiệu quả.

Chế độ ăn uống lành mạnh với trái cây và rau quả

Trái cây và rau quả có nhiều chất chống oxy hóa, giúp duy trì đôi mắt sáng khỏe. Việc chọn một chế độ ăn lành mạnh sẽ cung cấp vitamin và khoáng chất giúp giảm nguy cơ phát triển đục thủy tinh thể.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: 7 loại thuốc nhỏ mắt cho tình trạng khô mắt mà bạn cần biết

Ngoài ra, giảm hút thuốc và bia rượu là các yếu tố nguy cơ gây đục thủy tinh thể ở mắt sẽ giúp mắt khỏe hơn.

Hãy đặt lịch hẹn khám mắt nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về thị lực như nhìn mờ, nhìn đôi hoặc chớp sáng. Nếu không điều trị sớm, thị lực sẽ giảm dần, gây biến chứng ở thị lực, dẫn đến nguy cơ mù lòa. Khi đục thủy tinh thể đã bước vào giai đoạn muộn, thì phải tiến hành phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo.

7 Địa Chỉ Điều Trị Đục Thủy Tinh Thể Chất Lượng Nhất Tại Hà Nội

Bệnh viện mắt Hà Nội 2

Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 là bệnh viện đầu tiên tại Hà Nội được thành lập theo mô hình liên doanh liên kết giữa bệnh viện công và nhà đầu tư theo chủ trương xã hội hóa ngành y tế của Chính phủ. Hai đối tác chính của Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 là Bệnh viện Mắt Hà Nội và Công ty Cổ phần TASCO. Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 được đầu tư bài bản, trên một diện tích 3.000m2 mặt sàn, trang thiết bị hiện đại cùng mô hình quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế. Bệnh viện cung cấp các dịch vụ chuyên khoa sâu trong phạm vi nội khoa và ngoại khoa nhằm đảm bảo nhu cầu chẩn đoán, điều trị, chăm sóc tối ưu cho người bệnh.

Tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, 90% trường hợp sau mổ thủy tinh thể đều cho thị lực rất tốt. Với đội ngũ các bác sĩ nhãn khoa giàu chuyên môn, kinh nghiệm, cùng hệ thống thiết bị y khoa tiên tiến hàng đầu thế giới, hầu hết các ca phẫu thuật mổ mắt tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 đều thành công với tỉ lệ biến chứng sau phẫu thuật chỉ 0,3%. Đồng thời, bệnh nhân còn được chăm sóc, tư vấn thường xuyên hậu phẫu thuật để hạn chế tối đa các trường hợp biến chứng có thể xảy ra.

Bệnh viện mắt Hà Nội 2 là địa chỉ uy tín để điều trị đục thủy tinh thể bởi:

Bệnh viện Mắt Hà Nội 2được đầu tư bài bản, trên một diện tích 3.000m2 mặt sàn, trang thiết bị hiện đại cùng mô hình quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế

Với các chuyên gia Nhãn khoa hàng đầu, điều dưỡng, kỹ thuật viên tay nghề cao và đội ngũ nhân viên phục vụ tận tâm, chu đáo. ( 2 Bác sĩ Nguyễn Đăng Dũng và Đặng Xuân Nguyên của bệnh viện Mắt HN2 được bình chọn là 2 trong số 7 bác sĩ khám chữa Đục thủy tinh thể uy tín nhất Hà Nội ). Tại bệnh viện, bác sĩ Đặng Xuân Nguyên là chuyên gia với gần 20 năm kinh nghiệm, có chứng chỉ giảng viên – phẫu thuật viên Phaco, đã từng tham dự hội nghị về nhãn khoa tại San Fransico, Mỹ cùng nhiều chứng nhận tham gia các khóa tập huấn, hội nghị nhãn khoa trong nước và quốc tế khác.Trong đó bác sĩ đã thực hiện hầu hết các kĩ thuật cao trong nhãn khoa như phẫu thuật phaco với trên 20.000 ca phẫu thuật Phaco.

“Chăm sóc hậu phẫu chu đáo và tỉ mỉ như chăm sóc người thân” là sứ mệnh của các bác sĩ tại viện mắt HN2.

Ngày một phát triển với sự cập nhật công nghệ, chuyên môn sánh ngang kỹ thuật thế giới

Bệnh viện Mắt Trung Ương

Bệnh viện mắt Hà Nội 2

Khám và điều trị bước đầu, phân loại bệnh nhân, khám và điều trị nội khoa và phẫu thuật theo yêu cầu của người bệnh. Tại Bệnh viện Mắt Trung Ương bệnh nhân sẽ được các giáo sư, bác sĩ trưởng, phó khoa lâm sàng khám, hội chẩn nếu có yêu cầu. Về phẫu thuật, tại khoa có thể thực hiện từ phẫu thuật mổ lấy thể thuỷ tinh bằng phương pháp phaco đặt thể thuỷ tinh nhân tạo, glôcôm, phẫu thuật điều trị cận thị bằng laser eximer.

Bệnh viện Mắt Trung Ương khám chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng về Mắt cho bệnh nhân trong cả nước ở tuyến cao nhất:

Tiếp nhận bệnh nhân khám cấp cứu về mắt

Điều trị nội, ngoại trú cho BN theo BHYT, các BN mà các tuyến chưa có khả năng điều trị

Khám, chữa bệnh cho người nước ngoài

Khám giám định y khoa theo yêu cầu của hội đồng giám định y khoa Trung ương

Khám giám định y pháp theo trưng cầu của các cơ quan thực thi pháp luật

Phối hợp với các cơ sở phòng chống mù loà hoặc trung tâm phòng chống bệnh xã hội ở các tỉnh để phát hiện và dập tắt dịch về mắt

Thực hiện phòng bệnh và tuyên truyền phòng các bệnh về mắt

Khám và điều trị BN theo yêu cầu

Điều trị và phục hồi chức năng cho người khiếm thị

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ Y Tế

Bệnh viện Mắt Trung Ương

Bệnh viện mắt quốc tế Việt Nga

Bệnh viện Mắt Trung Ương

Bệnh Viện Mắt Quốc Tế Việt – Nga được thành lập trong Chương Trình Hợp Tác Nhãn Khoa Việt Nam – Liên bang Nga đã được Bộ Y Tế hai nước ký kết ngày 12 tháng 4 năm 2007. Theo đó, phía Liên Bang Nga chỉ định MNTK Fyodorov là nơi thực hiện chương trình hợp tác, chuyển giao công nghệ và cử đội ngũ bác sỹ cho phía Việt Nam mà trong đó Bệnh Viện Mắt Quốc tế Việt – Nga là nơi tiếp nhận. Với hớn 30+ năm kinh nghiệm, 30548+ bệnh nhân hài lòng, 25056+ca phẫu thuật thành công thì Bệnh viện mắt quốc tế Việt – Nga chính là địa chỉ điều trị và chăm sóc các vấn đề về mắt an toàn hiệu quả trong đó có dịch vụ điều trị đục thủy tinh thể bằng phương pháp phẩu thuật Phaco hiện đại.

Phẫu thuật Phaco (viết tắt của phacoemulsification). Đây là một phương pháp điều trị đục thủy tinh thể tiên tiến. Phẫu thuật viên lấy thủy tinh thể bị đục (cườm khô) ra bằng cách sử dụng sóng siêu âm nhũ tương hóa thủy tinh thể, nghĩa là phẫu thuật viên làm cho nó nhão ra và tách thành nhiều mảnh nhỏ rồi hút ra ngoài. Sau đó phẫu thuật viên đặt trở vào một thủy tinh thể nhân tạo (gọi là kính nội nhãn-IOL).

Quy trình khám và điều trị đục thủy tinh thể tại Bệnh viện mắt quốc tế Việt Nga gồm các bước:

Khám mắt, chỉ định phương pháp phẫu thuật

Siêu âm mắt, đo tính công suất Thủy Tinh Thể nhân tạo

Làm các xét nghiệm chức năng khác nếu có chỉ định của bác sĩ

Tư vấn trước mổ, làm hồ sơ phẫu thuật

Làm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu

Khám toàn thân trước mổ: đo huyết áp, khám nội khoa. Chỉ định điều trị nếu có bệnh lý nội khoa như: tăng huyết áp,

Tra thuốc kháng sinh, thuốc giãn đồng tử vào mắt mổ

Uống thuốc ổn định nhãn áp

Tiến hành phẫu thuật theo phương pháp được bác sĩ chỉ định

Nằm nghỉ ngơi và khám lại trước khi ra viện

Khám lại sau mổ 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng hoặc bất cứ lúc nào thấy có biểu hiện bất thường như: đau nhức, nhìn mờ,

Đây là phương pháp phẫu thuật an toàn, hiệu quả và tối ưu nhất hiện nay với những ưu điểm: Thời gian phẫu thuật từ 3-5 phút. Không đau, không chảy máu, vết mổ nhỏ 2.2mm, không cần khâu, giảm tối đa tỷ lệ loạn thị sau mổ. Giảm các tổn thương mô nội nhãn. Thị lực phục hồi sau 2h và xuất viện ngay trong ngày. An toàn, giảm thiểu các biến chứng của phẫu thuật. Có thể điều chỉnh được các tật khúc xạ (cận, viễn và loạn thị).

Bệnh viện mắt Sài Gòn

Bệnh viện mắt quốc tế Việt Nga

Tọa lạc tại địa chỉ 126 – 128 Bùi Thị Xuân, chúng tôi Bà Trưng, TP. Hà Nội, Bệnh viện Mắt Quốc tế DND ra đời từ năm 2011 với mục tiêu trở thành Bệnh viện chuyên khoa sâu công nghệ cao hàng đầu Châu Á, Bệnh viện Mắt Quốc tế DND được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế với các ưu thế vượt trội: Hệ thống máy móc, trang thiết bị khám và điều trị đồng bộ, hiện đại. Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ trên 30 năm kinh nghiệm. Hợp tác với các Trung tâm nhãn khoa lớn trên thế giới của Mỹ, Singaporevà Canada trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Bệnh viện cũng xây dựng các trung tâm chuyên dụng để điều trị các vấn đề về mắt như điều trị đục thủy tinh thể tại Trung tâm Phaco.

Phẫu thuật Phaco là phẫu thuật dùng năng lượng từ đầu tuýp Phaco để tán nhuyễn TTT đục thành những mảnh nhỏ rồi hút ra ngoài qua một vết mổ nhỏ, thay vào đó là một TTT nhân tạo. Đây là phẫu thuật an toàn, hiệu quả và tối ưu nhất hiện nay với những ưu điểm: Thời gian phẫu thuật từ 3-5 phút. Không đau, không chảy máu, vết mổ nhỏ 2.2mm, không cần khâu, giảm tối đa tỷ lệ loạn thị sau mổ. Giảm các tổn thương mô nội nhãn. Thị lực phục hồi sau 2h và xuất viện ngay trong ngày. An toàn, giảm thiểu các biến chứng của phẫu thuật. Điều chỉnh được các tật khúc xạ (cận, viễn và loạn thị).

Quy trình khám và điều trị đục thủy tinh thể tại Trung tâm Phaco Bệnh viện mắt quốc tế DND:

Khám mắt, chỉ định phương pháp phẫu thuật

Siêu âm mắt, đo tính công suất TTT nhân tạo

Làm các xét nghiệm chức năng khác nếu có chỉ định của bác sỹ

Tư vấn trước mổ, làm hồ sơ phẫu thuật

Làm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu

Khám toàn thân trước mổ: đo huyết áp, khám nội khoa. Chỉ định điều trị nếu có bệnh lý nội khoa như: tăng huyết áp,

Tra thuốc kháng sinh, thuốc giãn đồng tử vào mắt mổ

Uống thuốc ổn định nhãn áp

Tiến hành phẫu thuật theo phương pháp được bác sỹ chỉ định

Nằm nghỉ ngơi và khám lại trước khi ra viện

Khám lại sau mổ 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng hoặc bất cứ lúc nào thấy có biểu hiện bất thường như: đau nhức, nhìn mờ..

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Email: [email protected]

Bệnh viện mắt Hà Đông

Bệnh viện mắt Sài Gòn

Hiện nay tỉ lệ người bị mắc các bệnh về mắt ngày càng tăng cao và ở mọi lứa tuổi. Khi mắt xuất hiện các triệu chứng như nhìn mờ, vỡ ảnh, dụi mắt thường xuyên, đau đầu,… Bạn cần đến các bệnh viện mắt để được chuẩn đoán và đưa ra phương pháp trị liệu. Bệnh viện Mắt Hà Đông là bệnh viện chuyên khoa Mắt Hạng II trực thuộc Sở Y tế Hà Nội. Được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng tới khám và chữa bệnh. Xứng đáng là địa chỉ khám mắt uy tín tại Hà Nội.

Hiện nay số người mắc các bệnh về mắt ngày càng gia tăng đặc biệt là bệnh đục thủy tinh thể. Khi có các dấu hiệu khác thường ở mắt, bệnh nhân cần đến các bệnh viện mắt để thăm khám và điều trị. Bệnh viện mắt Hà Đông là một địa chỉ tin cậy cho bệnh nhân trong khám và điều trị đục thủy tinh thể. Bệnh viện mắt Hà Đông áp dụng phương pháp điều trị đục thủy tinh thể bằng phương pháp phẩu thuật Phaco.

Phẫu thuật phaco bắt đầu bằng việc rạch một đường nhỏ bằng dao mổ ở một bên của giác mạc. Sau đó đưa đầu ống dò nhỏ vào trong mắt. Đầu dò này phát ra sóng siêu âm làm mềm và phá vỡ thủy tinh thể bị đục thành từng mảnh nhỏ. Sau đó hút chúng ra ngoài. Tiếp theo, một thủy tinh thể nhân tạo được đặt vào để thay thếPhẫu thuật phaco hiện là phương pháp phẫu thuật được áp dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới. Phương pháp Phaco có nhiều ưu điểm: gần như không đau và không chảy máu. Vết mổ nhỏ sẽ tự lành, thị lực phục hồi nhanh, được xuất viện ngay trong ngày và rất ít biến chứng. Thời gian phẫu thuật thường chỉ diễn ra trong vòng 30 phút.

Bệnh viện mắt Hà Đông là địa chỉ Được Sở Y tế Hà Nội ưu tiên đầu tư, áp dụng kỹ thuật mới và hiện đại. Các dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng tốt, điều kiện thuận lợi và chi phí hợp lý phục vụ nhân dân trong khu vực.

Bệnh viện được trang bị đầy đủ các thiết bị máy móc tiên tiến, hiện đại. Máy mổ phẫu thuật Phaco lạnh, sinh hiển vi phẫu thuật hiện đại, máy chụp cắt lớp võng mạc… nhiều máy móc tiên tiến khác phục vụ khám chữa bệnh mắt.

Bệnh viện mắt Hà Đông

Khoa Mắt – Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện mắt Hà Đông

Khoa Mắt khám chữa bệnh cho tất cả các bệnh nhân đến khám và chữa bệnh mắt tại Bệnh viện Bạch Mai. Khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ mắt giỏi, có kinh nghiệm lâu năm trong khám chữa bệnh.

Nghiên cứu ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực nhãn khoa vào công tác chẩn đoán và điều trị như:

Phẫu thuật Phaco

Phẫu thuật tắc lệ đạo

Chụp đáy mắt huỳnh quang

Laser quang đông điều trị bệnh võng mạc, siêu âm chẩn đoán,…

Khoa Mắt từng bước đưa các kỹ thuật chuyên môn áp dụng phục vụ người bệnh như Phẫu thuật phaco. Phẫu thuật đục thủy tinh thể đường hầm củng mạc không khâu, nối lệ đạo bị đứt, tiếp khẩu túi lệ – mũi, phẫu thuật cắt bè củng giác mạc điều trị glôcôm,…

Bệnh viện Mắt Quốc tế Nhật Bản

Khoa Mắt – Bệnh viện Bạch Mai

Đục thủy tinh thể (hay còn gọi là cườm đá, cườm khô) là phần thủy tinh thể đã trở nên đông đặc, mất đi độ trong suốt, chuyển sang màu trắng đục. Người bị đục thủy tinh thể có thị lực kém, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng, để lâu sẽ dẫn đến nguy cơ mù lòa vĩnh viễn. Đối với BN đục TTT giai đoạn chớm, BN có thể cải thiện tầm nhìn bằng cách sử dụng kính.

Đến giai đoạn nặng hơn, người bệnh thì cần thực hiện phẫu thuật để giải quyết triệt để vấn đề đục thủy tinh thể. Phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo, hay còn gọi là phẫu thuật PHACO thực hiện theo cơ chế tán nhuyễn thủy tinh thể đã bị đục và hút hết phần nhân này sau đó thay thế một nhân thủy tinh thể khác để phục hồi thị lực. Điều trị đục thủy tinh thể cần lựa chọn một cơ sở uy tín và Mắt quốc tế Nhật Bản là địa chỉ như thế.

Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản nằm trên phố Phó Đức Chính – một con đường thoáng đãng ven hồ Trúc Bạch. Bệnh viện bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 2014, đáp ứng nhu cầu khám chữa các bệnh về mắt cho người dân Hà Nội nói riêng và người dân tại các tỉnh miền Bắc nói chung. Bệnh viện được xây dựng theo tiêu chuẩn của một bệnh viện mắt Quốc tế chất lượng cao. Đến với bệnh viện khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ y tế của Nhật Bản ngay tại Việt Nam. VàMắt quốc tế Nhật Bản chính là địa chỉ điều trị đục thủy tinh thể an toàn, hiệu quả cao.

Quy trình phẩu thuật đục thủy tinh thể tại Bệnh Viện Mắt quốc tế Nhật Bản:

Bước 1: Gây tê mắt bằng phương pháp nhỏ gây tê, giúp bệnh nhân không còn cảm giác đau trong quá trình phẫu thuật.

Bước 2: Tạo một đường rạch nhỏ trên giác mạc

Bước 3: Tách lớp màng (bao) trước thể thủy tinh tại vị trí giữa giác mạc và thủy tinh thể (được gọi là tiền phòng)

Bước 4: Tán nhuyễn và hút bỏ thể thủy tinh: Phẫu thuật viên thực hiện tách thủy tinh thể. Do thủy tinh thể được cấu tạo bởi các tế bào thể thủy tinh dạng sợi (sợi thể thủy tinh) nên có thể dễ dàng phá vỡ cấu trúc của thủy tinh thể khi tác động lực theo một hướng. Sau khi đã hoàn tất tách thể thủy tinh, Phẫu thuật viên sẽ sử dụng sóng siêu âm cao tần để tán nhuyễn thủy tinh thể và hút phần thể thủy tinh đã được tán nhuyễn ra.

Bước 5: Hút bỏ phần vỏ còn lại: Phẫu thuật viên sử dụng một đầu tip gọi là I/A (tưới nước và hút) để hút bỏ hết phần vỏ còn lại của Thể thủy tinh.

Bước 6: Ghép ống kính nội nhãn (thủy tinh thể nhân tạo)Đặt ống kính nội nhãn vào trong dụng cụ bơm sau đó đưa ống kính nội nhãn đó qua đường rạch nhỏ vào trong mắt, điều chỉnh và cố định vị trí của thấu kính.

Bước 7: Khử trùng mắt và kết thúc phẫu thuật: Vì đường rạch trên giác mạc là rất nhỏ nên giác mạc sẽ tự liền lại mà không cần khâu.Phẫu thuật sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ 15 phút đến 30 phút tùy tình trạng của thủy tinh thể là mới chớm đục hay là đã đục quá lâu. Theo dõi sau phẫu thuật 1 tiếng, người bệnh có thể trở về nhà ngay trong ngày.

Địa chỉ:

32 Phó Đức Chính, Ba Đình, Hà Nội

Tầng 6, Tòa nhà Bệnh viện đa khoa 16A Hà Đông, Lô 150 khu giãn dân, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 024 3715 3666 & 0902 242 291

Email: [email protected]

Bệnh viện Mắt Quốc tế Nhật Bản

Bệnh viện Mắt Quốc tế Nhật Bản

Đục thủy tinh thể là nguyên nhân chính gây mù lòa và điều trị căn bệnh này là việc làm cần thiết. Hãy lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị hiệu quả.

Đăng bởi: Nguyễn Cường

Từ khoá: 7 địa chỉ điều trị đục thủy tinh thể chất lượng nhất tại Hà Nội

Gai Cột Sống: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Gai cột sống là gì?

Phân loại gai đốt sống

1. Gai đốt sống cổ

Gai cột sống cổ (Cervical Osteophytes) là tình trạng thoái hóa tại đốt sống cổ, gây chèn ép thần kinh.

Đây là bệnh lý xương khớp nguy hiểm, tiến triển âm thầm với các triệu chứng dễ nhầm lẫn. Nếu điều trị không triệt để, bệnh có thể biến chứng nghiêm trọng.

Bệnh nhân sẽ được điều chỉnh nắn các đốt sống nhằm giảm áp lực lên các khớp, đĩa đệm và dây thần kinh. Bác sĩ có thể xây dựng phác đồ điều trị kết hợp thêm các phương pháp như kéo giảm áp DTS, chiếu tia laser cường độ cao và chương trình tập phục hồi chức năng theo tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Song song với phương án điều trị tích cực, chế độ tập luyện, vận động, sinh hoạt khỏe mạnh kết hợp với dinh dưỡng là những yếu tố hàng đầu để bảo vệ sức khỏe cột sống cổ cho người bệnh.

2. Gai đốt sống thắt lưng

Gai cột sống thắt lưng (Lumbar Osteophytes) là sự phát triển thêm của xương do quá trình xơ hóa xương dưới sụn và sụn khớp ở cột sống lưng bị bào mòn. Hầu hết người mắc bệnh có triệu chứng trong một thời gian dài, nhưng sau đó biến mất. Đôi khi, chỉ cần di chuyển đột ngột có thể làm các triệu chứng sẽ lại xuất hiện.

Nguyên nhân gây gai cột sống

Gai xương sống xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhìn chung là bắt nguồn từ sụn khớp và đĩa đệm phải chịu áp lực thường xuyên và lâu dài, dẫn đến hậu quả sụn xương dưới sụn bị tổn thương, bào mòn, hình thành các gai xương, gây đau và cản trở cử động của khớp.

Các nguyên nhân chính dẫn đến gai đốt sống:

Viêm khớp cột sống mãn tính: là hiện tượng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ xát lên nhau. Để khắc phục hiện tượng này, cơ thể sẽ tự điều chỉnh nhằm giảm bớt áp lực và sự cọ xát, kết quả của quá trình chỉnh sửa này lại gây ảnh hưởng đến phần toàn bộ khớp cột sống, khiến đốt sống bị xơ hóa, mọc gai.

Sự lắng đọng canxi: Thường xảy ra ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống do quá trình lão hóa.

Chấn thương: Các chấn thương có thể khiến đĩa đệm bị thoát vị. Xương tự sửa chữa sau tai nạn, chấn thương là nguyên nhân khiến gai xương hình thành.

Đối tượng nguy cơ mắc bệnh gai đốt sống:

Người thường xuyên vận động, khuân vác nặng, làm những công việc gây áp lực cho cột sống.

Người bị viêm khớp cột sống mãn tính.

Người thừa cân,hoạt động thể chất mạnh, thường xuyên hút thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích…

Triệu chứng bệnh gai cột sống

Tiến sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh cho biết, gai cột xương sống có kích thước rất nhỏ và phần lớn chỉ xuất hiện ở mặt trước và bên của cột sống, do đó không phải ai cũng có triệu chứng và phát hiện sớm, bệnh có thể âm ỉ trong nhiều năm. Chỉ khi gai cọ xát với các xương khác hoặc cọ xát với dây chằng, rễ dây thần kinh… thì người bệnh mới cảm thấy đau.

Theo đó, các dấu hiệu rõ ràng nhất là:

Đau ở vùng cổ, vai, thắt lưng. Cơn đau tăng lên khi di chuyển, vận động và giảm khi nghỉ ngơi.

Giảm khả năng vận động ở cổ, cánh tay, tay…

Mất cân bằng cơ thể, cơ bắp hoặc tay chân yếu đi.

Trường hợp rất nặng, bệnh nhân rơi vào tình trạng rối loạn thần kinh thực vật (các phản xạ tự động rối loạn, tăng tiết mồ hôi, suy giảm hô hấp…).

Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không?

Gai cột sống là bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, giảm khả năng vận động. Nếu không được phát hiện sớm hoặc cải thiện sai cách, bệnh có nguy cơ gây tàn phế, khiến người bệnh mất khả năng vận động.

Những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời:

Thay đổi huyết áp: Biến chứng này gây ra do rối loạn thần kinh thực vật, huyết áp có thể tăng cao hoặc hạ xuống, khiến người bệnh dễ mắc rối loạn hô hấp.

Rối loạn tiền đình: Biến chứng này thường xảy ra ở người bị thoái hóa cột sống cổ, do lượng máu và lượng oxy lưu thông lên não bị hạn chế, gây ra tình trạng rối loạn tiền đình.

Bại liệt, mất khả năng lao động: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất xảy ra do hệ thống dây thần kinh bị chèn ép quá lâu, áp lực của cột sống khiến các dây thần kinh dần mất chức năng vận động, dần dần bị bại liệt.

Chẩn đoán gai đốt sống

Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu nhằm kiểm tra mức độ của một số chất có thể chỉ ra bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc các tình trạng khác là nguyên nhân gây ra gai cột sống.

Chụp CT: Nhằm xác định vị trí, tình trạng và mức độ ảnh hưởng của xương, mức độ thay đổi khớp và sự hình thành gai xương.

Cộng hưởng Từ (MRI): Chụp cộng hưởng từ chủ yếu để xác định mức độ tổn thương của đĩa sụn và sự chèn ép của dây thần kinh cột sống.

Myelogram: Đây là một loại CT scan đặc biệt. Trong thủ thuật này, thuốc cản quang được tiêm vào ống sống, giúp cho tủy sống và rễ thần kinh hiển thị rõ ràng hơn, từ đó dễ dàng xác định được các mức độ tổn thương.

Điều trị gai cột sống

Không gì có thể chống lại sự già đi của cơ thể, gai đốt sống là quá trình lão hoá tự nhiên, do vậy không có phương pháp điều trị nào có thể đảo ngược nguyên tắc này. Cho đến nay, điều trị gai đốt sống chủ yếu tập trung vào ba phương pháp chính. Thứ nhất là dùng thuốc để làm dịu các cơn đau tức thời. Thứ hai là luyện tập và trị liệu thần kinh cột sống. Phẫu thuật là phương án cuối cùng chỉ được cân nhắc cho các trường hợp gai xương đã quá to.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh, gai cột sống phát hiện càng sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao. Những người từ sau 30 tuổi trở lên nên thường xuyên kiểm tra cột sống định kỳ để phát hiện bệnh sớm nếu có. Để điều trị hiệu quả, bệnh nhân cần theo sát phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, cần thay đổi thói quen sinh hoạt, thường xuyên tập thể dục thể thao phù hợp với thể trạng, có chế độ dinh dưỡng hợp lý hỗ trợ đĩa đệm mau chóng hồi phục.

1. Điều trị không dùng thuốc

Nếu bệnh không gây đau thì không cần thiết phải điều trị. Các phương pháp điều trị chỉ được ứng dụng khi có triệu chứng hoặc gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, làm chậm bớt quá trình thoái hóa cột sống, giúp bệnh nhân sống chung với bệnh thoải mái hơn.

Điều trị gai cột sống có thể kết hợp các bài tập phục hồi chức năng thường xuyên, áp dụng mát-xa, vật lý trị liệu bằng hồng ngoại, sóng ngắn, điện xung… cũng đem lại hiệu quả tích cực.

2. Điều trị dùng thuốc

Ngoài dùng thuốc nên kết hợp với phương pháp châm cứu, vật lý trị liệu, tập thể dục thường xuyên. Cải thiện lối sống lành mạnh như ngừng hút thuốc, giảm cân, có chế độ ăn giàu canxi và nhiều rau xanh… Không làm việc nặng, hạn chế đi lại, nằm ngủ với nệm cứng, không dùng gối hoặc dùng gối đặc biệt…

3. Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp được cân nhắc cuối cùng đối với trường hợp có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc chèn ép hệ thần kinh, gây tê chân, tay, rối loạn đại, tiểu tiện. Sau phẫu thuật, gai xương có thể mọc trở lại ở cùng vị trí cũ, do vậy, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh, chú ý tư thế khi học tập và làm việc để hạn chế nguy cơ tái phát. Đặc biệt cần tuân thủ điều trị và tái khám định kỳ để phát hiện và xử trí diễn tiến xấu kịp thời.

Biện pháp chăm sóc cho người bị gai cột sống

Các phương pháp chăm sóc cơ bản cho người mắc phải:

Để bệnh nhân nghỉ ngơi, không đi lại khi đau, nên nằm ở tư thế dễ chịu nhất

Ăn uống đầy đủ, bổ sung năng lượng và hoa quả tươi.

Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.

Cho bệnh nhân uống thuốc và tiêm thuốc theo chỉ định.

Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cơ bản.

Người bị gai đốt sống nên kiêng gì và ăn gì?

Bài tập thể dục cho người mắc gai đốt sống

Tập thể dục đều đặn, đặc biệt là những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội nhằm giúp làm chậm quá trình thoái hóa cột sống. Luôn giữ cột sống ở tư thế tốt, lưng cổ có chỗ dựa, điều chỉnh màn hình hay sách vở ngang tầm mắt, luân phiên thay đổi tư thế. Tránh chơi những môn thể thao có cường độ cao như cử tạ, thể dục dụng cụ.

Cách phòng ngừa gai cột sống

Do quá trình lão hóa nên đây là bệnh khó tránh khỏi khi tuổi tác ngày càng lớn. Tuy nhiên, chúng ta có thể ngăn ngừa sự thoái hóa nhanh bằng việc tập thể dục thường xuyên, năng vận động nhẹ nhàng để các cơ và đốt sống linh hoạt. Tập vận động nhẹ nhàng, ngưng ngay các hoạt động thể lực bình thường nếu xảy ra tình trạng đau.

Cuối cùng là chế độ dinh dưỡng phù hợp và đầy đủ, đặc biệt là thực phẩm chứa nhiều canxi, hạn chế chất béo và chất đường nhằm kiểm soát cân nặng.

Bệnh gai cột sống có nên uống canxi không?

Canxi là hoạt chất giữ vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và phục hồi tổn thương ở các đốt xương sống. Nếu thiếu hụt canxi, các tế bào xương mới sẽ không được hình thành. Mặc dù nguyên nhân dẫn đến gai cột sống là do canxi bị lắng đọng nhưng không phải vì thế mà những đối tượng này kiêng bổ sung canxi. Bổ sung canxi sẽ giúp các tổn thương ở xương hồi phục, hạn chế quá trình thoái hóa và đau nhức.

Gai cột sống có nên tập gym không?

Bệnh nhân vẫn có thể tập Gym bình thường. Mặc dù vậy, các bài tập cần được thiết kế đúng và phù hợp với thể trạng để hỗ trợ điều trị bệnh, đồng thời ngăn ngừa rủi ro phát sinh. Không nên tập với cường độ cao, các bài tập nặng là nguy cơ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Gai cột sống và thoát vị đĩa đệm có giống nhau không?

Gai cột sống không còn là căn bệnh của tuổi già, ngoài yếu tố tuổi tác, di truyền, thì sai lầm trong chế độ sinh hoạt, làm việc và tham gia các hoạt động thể chất là nguyên nhân khiến bệnh lý này ngày càng phổ biến hơn ở những người trẻ tuổi.

Bệnh Hen Suyễn: Dấu Hiện Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Bệnh hen suyễn là gì?

Bệnh hay suyễn hay còn gọi là hen phế quản là tình trạng đường thở thu hẹp lại và sưng lên, tiết ra nhiều chất nhầy khiến bạn cảm thấy khó thở hoặc kích thích cơn ho. Một vài trường hợp hen suyễn chỉ là một vấn đề hơi bất tiện. Nhưng trong một số trường hợp bệnh nặng, hen suyễn gây cản trở trong cuộc sống và thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Cơn hen suyễn sẽ tái phát khi người bệnh tiếp xúc với những tác nhân trong môi trường như nấm mốc, ẩm ướt, một số chất gây dị ứng (mạt bụi, khói thuốc lá,…).Ô nhiễm không khí và nhiễm trùng phổi do virus cũng gây ra căn bệnh này.

Hen suyễn phần lớn được chia thành các loại phổ biến sau: Hen suyễn dị ứng, hen suyễn do tập thể dục, hen suyễn thể ho, hen suyễn về đêm, hen suyễn theo mùa,…

Ai có thể bị mắc hen suyễn?

Hen suyễn được biết đến là bệnh mãn tính phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên người lớn vẫn có thể mắc bệnh, nhất là người lớn tuổi. Hen suyễn sẽ dễ mắc bệnh ở những đối tượng gồm:

Mắc những bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp.

Bị chàm, dị ứng.

Do bố, mẹ hoặc người thân trong gia đình có người mắc bệnh hen suyễn.

Người sống trong môi trường bị ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất.

Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh hen suyễn

Thở nông, hơi thở ngắn, nhanh, gấp gáp.

Tức hoặc đau ngực.

Thở khò khè.

Không thể ngủ do khó thở, ho hoặc thở khò khè.

Khi bị cảm lạnh, cảm cúm, các cơn ho và thở khó khè thường trở nặng hơn.

Nếu có những triệu biểu hiện sau đây, bạn đang bị hen suyễn khá nặng:

Các triệu chứng diễn ra thường xuyên hơn và gây khó chịu.

Mức độ khó thở tăng lên.

Thường xuyên dùng ống hít cắt cơn hen hơn.

Hen suyễn có nguy hiểm không?

Hen suyễn phần lớn sẽ ảnh hưởng lớn đến những sinh hoạt của người bệnh trong cuộc sống hằng ngày khi tái phát thường xuyên. Những cơn ho kéo dài có thể khiến người mắc bệnh khó chịu, mệt mỏi ban ngày, ban đêm thì mất ngủ.

Mặc dù là bệnh mãn tính nhưng hen suyễn cũng có thể khiến người tử vong ở tỉ lệ thấp. Chính vì vậy bạn cũng nên cẩn thận và có phương pháp điều trị đúng cách để không dẫn đến các biến chứng khác như: Suy hô hấp, xẹp phổi, khí phế thũng, viêm phế quản,…

Phụ nữ mang thai thường dễ bị hen suyễn ở tuần thai thứ 24-36 của thai kì, khi mắc bệnh dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con như: Sinh non, xuất huyết âm đạo, sản giật, sinh con nhẹ cân,…

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh hen suyễn

Theo BSNT Nguyễn Văn Ngân cho biết: Bệnh hen suyễn không thể chữa dứt điểm được, chính vì thế một trong những nguyên tắc khi điều trị, ngừa hen suyễn là hạn chế tiếp xúc tối đa với những tác nhân gây bệnh này. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và kiểm soát được thì bệnh sẽ không nặng và có thể áp dụng các cách sau để giảm các triệu chứng khó chịu:

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Bệnh hen suyễn rất dễ tái phát nếu bạn dị ứng với một số loại thuốc, chính vì vậy bạn cần nghe theo lời chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng bất kì loại thuốc nào và tránh tự mua thuốc để sử dụng điều trị bệnh.

Hạn chế tối đa tiếp xúc với tác nhân gây bệnh: Hen suyễn là bệnh dễ tái phát nếu bạn tiếp xúc với vật nuôi, khói thuốc, hóa chất, bụi, gián, một số loại thức ăn, cây trồng, phấn hoa, ẩm mốc,…Do đó, bạn nên đeo khẩu trang khi ra đường, dọn dẹp nhà cửa thường xuyên và kiêng ăn những thực phẩm dị ứng.

Tập thể dục và dùng các thực phẩm tăng sức đề kháng: Bạn cần tập thể dục để nâng cao sức khỏe cũng như nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và khoa học.

Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh: Trời lạnh bạn cần trang bị khăn, mũ, áo dày, găng tay,… để giữ ấm cho cơ thể và ngăn bệnh hen suyễn tái phát.

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh hen suyễn Bệnh hen suyễn có lây không?

Hen suyễn là một căn bệnh không lây bởi không phải do virus hay vi khuẩn gây bệnh, nhưng nó có tính di truyền.

Bệnh hen suyễn nên kiêng gì, ăn gì?

Khi mắc bệnh hen suyễn, bạn cần tăng cường dinh dưỡng, sức đề kháng, cũng như những vitamin, khoáng chất như: Vitamin C, vitamin D, Omega-3, magie, chất chống oxy hóa,…

Để cải thiện sức khỏe khi bị hen suyễn, bạn cần phải lưu ý kiêng một số loại thực phẩm có thể gây phát cơn hen như:

Các loại nước cam, chanh đóng chai

Trong nước cam, chanh đóng chai có hàm lượng chất phụ gia, hương liệu và hóa chất cao. Những chất này sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến bệnh tình của bạn. Bạn nên sử dụng nước cam, chanh tươi tự làm để hạn chế hóa chất, hỗ trợ các cơ trong đường thở hoạt động tốt hơn.

Rượu, bia

Rượu bia tác động tiêu cực đến hệ thần kinh và hô hấp vì vậy bạn sẽ luôn có cảm giác khó thở sau khi uống rượu bia

Advertisement

Trái cây sấy hoặc rau củ sấy khô thường có chất bảo quản được gọi là sulfite. Sulfite là loại hóa chất có thể gây khó thở cho người bị bệnh hen suyễn. Bạn nên cần tránh các loại thực phẩm như nho khô, quả dứa, quả mơ, anh đào và rau củ đóng hộp.

Những thực phẩm ngâm chua

Đồ đông lạnh, thực phẩm đóng gói sẵn

Đồ đông lạnh, thực phẩm đóng gói sẵn thường có chứa chất sulfite và các thành phần bảo quản như natri bisulfite, đây là những chất không tốt cho đường hô hấp, trực tiếp ảnh hưởng đến người bệnh suyễn. Bạn cần tránh xa những đồ đông lạnh như cá đông lạnh, hải sản đông lạnh, khoai tây chiên, snack,…

Thực phẩm gây dị ứng

Một số loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cho người bị suyễn, khiến khởi phát cơn hen như đậu phộng, sữa bò, tôm, cua, lúa mì,… Vậy nên hãy hạn chế ăn những thực phẩm này nếu bạn bị dị ứng.

Muối

Thực phẩm có chứa nhiều muối khi thấm vào khí quản sẽ sinh ra đờm, khi gặp gió hàn độc sẽ gây tắc nghẽn đờm và ảnh hưởng đến người bị hen suyễn.

Thực phẩm có chứa sulfite

Như đã nói ở bên trên, sulfite là nhóm hóa chất có khả năng gây khó thở cao cho người bị hen suyễn. Bạn hãy lưu ý khi dùng một số thực phẩm tự nhiên khác có chứa sulfite bao gồm măng tây, hẹ, ngô, trứng, tỏi, tỏi tây, xà lách, cá hồi, sản phẩm làm từ đậu nành, cà chua.

Bệnh hen suyễn và viêm phế quản khác nhau thế nào?

Viêm phế quản cấp tính nếu được điều trị sớm sẽ khỏi sau 5-10 ngày, nhưng triệu chứng ho có thể kéo dài đến nhiều tuần sau đó. Bệnh viêm phế quản cấp tính có thể biến thành mạn tính nếu người bệnh hút thuộc và tiếp xúc với bụi bẩn, khói bụi thường xuyên. Viêm phế quản có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, mọi lứa tuổi, mọi giới tính, nhất là những người có sức đề kháng kém.

Trong khi đó, hen suyễn là bệnh mạn tính và người mắc bệnh sẽ phải sống cả đời với bệnh này. Bệnh cũng tái đi tái lại với các triệu chứng như: Ho, khó thở, khò khè,… Bệnh hen suyễn dễ gặp ở trẻ em nhất, phổ biến ở những người có tiền sử dị ứng với các bệnh viêm da dị ứng, chàm, viêm mũi dị ứng hay di truyền từ người thân.

Vừa rồi là những giải đáp về bệnh hen suyễn và những điều cần kiêng ăn cũng như cần lưu ý khi bị hen suyễn. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp sẽ giúp cho những ai đang mắc phải chứng bệnh hen suyễn có thể chăm sóc cho bản thân tốt hơn và khỏe mạnh hơn.

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Đau Lưng: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Trị Đau Lưng Hiệu Quả

Đau lưng là một nhóm bệnh lý thường gặp, có khoảng 65-80% dân số bị đau lưng ít nhất 1 lần trong đời.

Đau lưng là các cơn đau tê dọc hay gần cột sống (cấu trúc phức tạp gồm cơ, dây chằng, gân, đĩa đệm). Tác động vào một trong những vùng này có thể gây ra cảm giác đau ở vùng lưng.

Trong đa số trường hợp, rất khó để xác định chính xác nguồn gốc và nguyên nhân của đau lưng. Để định hướng được nguyên nhân gây đau, đau lưng thường được phân thành 3 nhóm:

Đau lưng mạn tính: đau lưng thời gian dài từ 3 tháng trở lên, gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hằng ngày

Đau lưng cấp tính: đột ngột, kéo dài từ vài ngày đến vài tuần (nhỏ hơn 6 tuần).

Đau lưng bán cấp: kéo dài từ 6 tuần đến 3 tháng

Riêng đau thắt lưng có chèn ép rễ thần kinh là tình trạng đau lưng kèm theo các triệu chứng của đau kiểu rễ thần kinh.

Đau lưng là đau ở vùng lưng

Căng cơ

Căng cơ ở vùng lưng có thể do vùng cơ ở lưng hoạt động nhiều hoặc đột ngột gây ra tình trạng cứng cơ, khiến cơ không hoạt động dẻo dai như bình thường như nâng một vật lên đột ngột.

Nâng một vật sai tư thế khiến cho cơ bị căng cứng, cơ bị co rút gây nên tình trạng đau đớn khiến cho vùng lưng càng hoạt động càng đau.

Thoái hoá cột sống

Thoái hoá cột sống là tình trạng các xương cột sống, sụn khớp mòn dần, dịch khớp hạn chế tiết ra gây nên tình trạng khô khớp, các khớp hoạt động không như bình thường ảnh hưởng đến các rễ thần kinh và mô mềm.

Thoái hoá cột sống cổ: đau cổ, vai và lưng, nếu có chèn ép rễ thần kinh thì sẽ đau lan xuống cổ tay và cánh tay.

Thoái hoá cột sống thắt lưng: đau vùng lưng, nếu có chèn ép rễ thần kinh thì đau sẽ lan xuống mông, đùi và cẳng chân 1 hoặc 2 bên xuống mông và mặt sau chân.

Đau lưng do thoái hoá cột sống

Tư thế sai

Những tư thế sai có thể ảnh hưởng đến các xương cột sống và các vùng mô mềm xung quanh. Các tư thế sai có thể kể đến như:

Cúi người về phía trước quá đà: ngồi học sai tư thế, ngồi máy tính quá nhiều,…

Đẩy, kéo, nâng vật nặng sai tư thế, khiến cho cơ thể không thể giữ thẳng.

Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài.

Lái xe thời gian rất lâu mà không được nghỉ ngơi.

Ngủ trên đệm không giữ thẳng được cột sống.

Đau lưng do sai tư thế

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của cột sống không ở trạng thái bình thường mà bị lệch sang các vị trí lân cận gây nên chèn ép vào các rễ và dây thần kinh gây nên tình trạng tê bì và gây đau lưng.

Loãng xương

Loãng xương là tình trạng suy giảm mật độ xương, hay nặng hơn là tình trạng xẹp đốt sống có thể gây ra đau lưng mạn tính dai dẳng, thường gặp ở nữ giới sau mãn kinh.

Đau lưng do bệnh lý toàn thân

Đau lưng có thể gặp trong các bệnh khớp mãn tính: viêm cột sống dính khớp, viêm khớp mãn tính.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân gây đau lưng khác tuy ít gặp nhưng rất nguy hiểm cho người bệnh, cần phải được chẩn đoán kịp thời và nhanh chóng như: nhiễm khuẩn, lao, ung thư, sỏi thận, bệnh lý động mạch chủ bụng…

Đau lưng có thể đau với nhiều mức độ khác nhau như: đau âm ỉ, đau liên tục, hoặc đau đột ngột, đau thắt gây khó khăn cho việc di chuyển.

Đau lưng có thể kèm theo các triệu chứng như:

Sốt: có thể sốt nhẹ (trên 37,5 độ C) hoặc sốt cao (trên 38,5 độ C).

Xuất hiện tình trạng viêm ở lưng: sưng, nóng, đỏ, đau.

Đau lưng vẫn tiếp tục ngay cả khi nghỉ ngơi.

Đau tại chỗ hoặc đau lan ra các vùng xung quanh, đau lan xuống chân.

Tiểu khó hoặc tiểu không tự chủ.

Đại tiện không tự chủ.

Tê bì xung quanh bộ phận sinh dục, mông,…

Tuổi: nếu đau lưng do nguyên nhân thoái hóa thì khi tuổi tác càng tăng thì nguy có đau lưng càng tăng. Thông thường đau lưng bắt đầu từ năm 30 hoặc từ năm 40 tuổi.

Ít vận động: các cơ ít hoạt động nên không duy trì được sự dẻo dai, khi phải hoạt động nhiều có thể gây nên đau lưng.

Thừa cân: cân nặng quá mức có thể gây nên áp lực lớn lên cột sống.

Các bệnh về khớp: các bệnh như viêm khớp, viêm cột sống dính khớp,… sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động vùng lưng.

Nâng đồ vật không đúng cách: nâng đồ vật sai tư thế làm cơ bị căng, áp lực lên lưng lớn hơn so khi hoạt động đúng tư thế.

Sức khoẻ tinh thần: căng thẳng có thể khiến tình trạng đau lưng tăng nhanh.

Hút thuốc: người hút thuốc có thể bị ho tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Hút thuốc cũng tăng nguy cơ loãng xương, thoái hóa khớp.

Tê bì, đau nhức vùng lưng, đau kéo dài từ mông lan xuống mặt sau bắp chân.

Ảnh hưởng đến cơ tròn, thần kinh ở ruột và bàng quang gây nên đại tiểu tiện không tự chủ.

Đau lưng có thể là chỉ báo cho các bệnh lý nguy hiểm như ung thư (ung thư thận), viêm nhiễm, hoặc gãy xương.

Đau lưng mạn tính trong thời gian dài không được điều trị có thể gây ra những phiền toái trong quá trình sinh hoạt, khiến các hoạt động bình thường trở nên khó khăn hơn.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu chủ yếu dùng để tìm nguyên nhân toàn thân gây đau lưng bao gồm công thức máu, xét nghiệm định lượng protein phản ứng C (CRP), máu lắng.

Hình ảnh học

Các bác sĩ có thể yêu cầu dùng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh để tìm nguyên nhân hoặc phát hiện biến chứng của đau lưng.

Chụp cộng hưởng từ (MRI): dùng để đánh giá đĩa đệm, cột sống, phần mềm cạnh sống. Phương pháp này giúp đánh giá phần mềm tốt hơn các phương pháp khác.

Chụp cắt lớp vi tính (CT): giúp đánh giá cơ quan, xương và các mô của cơ thể theo lát cắt nhằm theo dõi chèn ép xương với các bộ phận xung quanh.

Các nghiệm pháp lâm sàng

Khám điểm đau cột sống: ấn các mỏm gai cột sống, tìm các vị trí đau hơn bình thường.

Đánh giá đường cong sinh lý: xem cột sống có bị cong, gù, vẹo hay không.

Đánh giá khả năng vận động cột sống: làm các động tác của cột sống như cúi, ngửa, xoay.

Đánh giá khoảng cách tay đất: xem tay có thể chạm vào ngón chân hay không.

Dấu hiệu giật dây chuông, dấu Lasegue hoặc hệ thống điểm đau Valleix: các điểm đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, nếu dương tính có thể chẩn đoán được dây thần kinh tọa đã bị kích thích quá mức.

Một số nghiệm pháp

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Trong những trường hợp sau, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời

Đau lưng khởi phát sau chấn thương, té ngã, mang vác vật nặng.

Đau thắt lưng kèm tình trạng sụt cân không lý giải được, đặc biệt ở bệnh nhân lớn tuổi.

Đau thắt lưng nhiều về đêm, cải thiện khi vận động, không giảm khi nghỉ.

Đau thắt lưng kèm triệu chứng rối loạn tiểu tiện, yếu liệt chân đột ngột.

Đau lưng kèm triệu chứng sốt cao.

Đau lưng kéo dài hơn 1 tuần nên đi gặp bác sĩ

Nơi khám chữa đau lưng uy tín

Khi bạn có dấu hiệu cần phải đi khám đau lưng, nên đến các cơ sở chuyên khoa cơ xương khớp uy tín.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Đại học Y dược chúng tôi Bệnh viện Nguyễn Tri Phương,…

Tại Hà Nội: Bệnh viện Lão khoa Trung Ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai,…

Điều trị tại nhà

Biện pháp không dùng thuốc

Chườm ấm và xoa bóp vùng cơ bị đau.

Hạn chế các tư thế xấu như ngồi làm việc liên tục quá 2 giờ, ngồi nghiêng 1 bên không đều, cúi lưng mang vật nặng, ngồi xổm quá lâu.

Nghỉ ngơi, hoạt động nhẹ nhàng trong giai đoạn đau.

Biện pháp dùng thuốc: áp dụng các thuốc giảm đau cơ bản.

Thuốc giảm đau: acetaminophen thường được sử dụng đầu tay trong điều trị đau lưng cấp, khá an toàn và ít tác dụng phụ. Khi đau lưng nhiều, có thể sử dụng phối hợp acetaminophen với codein hoặc tramadol để tăng hiệu quả giảm đau.

Thuốc kháng viêm đường uống hoặc bôi ngoài da: sử dụng các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, meloxicam, diclofenac, celecoxib,… Không nên lạm dụng NSAIDs quá nhiều, đặc biệt trên người bệnh có nguy cơ tim mạch, xuất huyết tiêu hóa, suy thận.

Thuốc dãn cơ: tác dụng giảm đau vừa phải và giảm triệu chứng ngắn hạn, thuốc thường được sử dụng là eperisone, tolperisone.

Thuốc giảm đau tại chỗ: sử dụng các miếng dán để giảm đau qua da.

Điều trị tại các cơ sở y tế

Có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau mạnh hơn để giảm cơn đau không thể giảm bằng các thuốc giảm đau như NSAIDS.

Vật lý trị liệu: sử dụng các biện pháp tăng tính linh hoạt, tăng cường cơ lưng và cơ bụng, giúp hệ gân cơ vững chắc bảo vệ khớp và đĩa đệm.

Tiêm corticoid: giảm viêm xung quanh rễ thần kinh, nhưng việc giảm đau thường chỉ kéo dài một hoặc hai tháng.

Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng gây đau lưng lan chân gây teo cơ, đi lại khó khăn nhỏ hơn 100m

Advertisement

Làm rộng chỗ chèn ép: cắt bỏ gai xương hoặc mảnh đĩa đệm vỡ lồi vào trong ống tủy hoặc chèn ép rễ thần kinh trong lỗ liên hợp.

Hàn khớp khi trượt cột sống: phẫu thuật này gồm nhập hai đốt sống vào nhau để loại trừ cử động đau. Thường với phương tiện dùng là nẹp vít.

Các bài tập vật lý trị liệu

Đứng đúng cách: giữ xương chậu ở tư thế trung gian.

Ngồi đúng cách: dùng ghế nâng đỡ tốt vùng thắt lưng, giữ gối và hông ngang bằng.

Nâng đúng cách: giữ thẳng lưng và chỉ gấp ở gối, không nên vừa nâng vừa vặn người.

Ngủ đúng cách: nằm trên đệm cứng sử dụng gối.

XEM THÊM:

15 cách giúp xương chắc khỏe ngay tại nhà bạn nên biết

7 cách chữa gai cột sống có thể bạn chưa biết

11 cách chữa đau lưng tại nhà hiệu quả dân văn phòng nên biết

Nguồn: Mayoclinic, Medicalnewstoday.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Nổi Mụn Ở Lưng Và Vai: Hé Lộ Nguyên Nhân Thật Sự Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Nguyên nhân chính gây nổi mụn ở lưng và vai Dị ứng mỹ phẫm, hóa chất

Rất nhiều cô gái quan niệm càng sử dụng nhiều sản phẩm dưỡng da thì da càng đẹp và mịn màng. Nhưng khi bôi quá nhiều lớp sản phẩm lên da sẽ dễ gây bít tắc lỗ chân lông, đặc biệt là với những nàng da nhờn sống trong điều kiện thời tiết nóng bức.

Mất cân bằng tuyến hoạt động bã nhờn sẽ trực tiếp gây nổi mụn ở lưng và vai. Những nàng da nhờn có thể ưu tiên sử dụng những loại kem dưỡng da dạng lỏng, thẩm thấu nhanh.

Nói không với các loại kem dưỡng dạng serum đặc hay bơ dưỡng ẩm dành cho da khô. Không chỉ vậy, việc dị ứng với các thành phần hóa chất trong mỹ phẩm cũng là tình trạng phổ biến thường gặp.

Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể

Không chỉ riêng mụn lưng và vai mà hầu hết các loại mụn thường đều xuất phát từ nguyên nhân này mà ra. Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể ở các thời điểm như chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai, tuổi dậy thì hoặc chế độ sinh hoạt không điều độ… cũng là một nguyên nhân gây nổi mụn.

Môi trường thiếu vệ sinh

Chị em cần nhớ luôn thay quần áo sạch hàng ngày, không mặc đi mặc lại một bộ trang phục quá nhiều lần. Đặc biệt, sau khi vận động hoặc tập thể dục thể thao bạn cần thay ngay trang phục sạch để tránh vi khuẩn từ mồ hôi sinh sôi nảy nở gây mụn trên da.

Một nguyên nhân khác là các loại gọng áo ngực, dây đeo túi xách, balo khi cọ xát nhiều vào da cũng có thể gây nổi mụn ở lưng và vai. Ngoài ra, việc ít thay ga giường, ga gối mới cũng tạo điều kiện để ổ vi khuẩn sinh sôi, nảy nở.

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Những người có sở thích và thường xuyên ăn đồ chiên, xào, cay, nóng, nhiều dầu mỡ có nguy cơ cao bị nổi các loại mụn cơ thể. Đôi khi, nguyên nhân cũng có thể xuất phát từ bên trong cơ thể như gan nóng hoặc hoạt động kém.

Căng thẳng, lo lắng

Stress cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nổi mụn trên cơ thể. Không chỉ vậy, căng thẳng và lo âu còn có thể dẫn đến ức chế hệ thần kinh và ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết trong cơ thể.

Cách làm giảm mụn lưng và vai hiệu quả

Khi bị nổi mụn ở lưng và vai các chị em thường rất lo lắng và tự ti không dám mặc trang phục hở lưng vì sợ lộ khuyết điểm. Dù vậy, tin vui là bạn hoàn toàn có thể tự điều trị dứt điểm mụn lưng và vai tại nhà nếu biết cách.

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Đây là cách dễ dàng và đơn giản để bạn lấy lại làn da mịn màng, láng mịn. Uống đủ 2L nước/ngày, ăn nhiều các loại rau xanh, củ quả, trái cây và hạn chế các loại đồ béo, cay, nóng. Thường xuyên giặt giũ và thay mới quần áo, ga giường, ga gối để tránh tích tụ vi khuẩn.

Ngoài ra, nên duy trì chế độ ăn uống cân bằng, không bỏ bữa để hạn chế những thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể.

Tẩy da chết thường xuyên

Cơ thể bất cứ ai cũng đều tích tụ những vảy da chết li ti. Chị em nên đều đều đặn tẩy tế bào chết từ 1-2 lần/tuần để làn da mịn màng và mềm mại hơn.

Những sản phẩm trị mụn lưng hữu hiệu Pelican For Back Medicated Soap (Khoảng 161.000 VNĐ)

Đây là sản phẩm trị mụn lưng dạng xà bông cục đến từ Nhật Bản cực kỳ nổi tiếng trong giới làm đẹp. Sản phẩm có thành phần chính Than hoạt tính được điều chế riêng để sử dụng trong lĩnh vực y tế và làm đẹp.

Công dụng chính là thải độc, hút sạch bụi bẩn trên da. Ngoài ra, thành phần còn có Kaoline và Betonite là hai loại đất sét giúp loại bỏ bã nhờn cực tốt. Chiết xuất đu đủ xanh đánh bay tế bào chết hiệu quả.

Neutrogena Body Clear Body Wash Pink Grapefruit (Khoảng 193.000VNĐ)

Sản phẩm trị mụn dạng sữa tắm cực kỳ tiện lợi, thích hợp cho cả da nhạy cảm, dễ kích ứng. Thành phần chiết xuất tinh chất bưởi hồng và 2% Salicylic Acid giúp cải thiện tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông gây mụn.

The Body Shop Tea Tree Skin Clearing Body Wash (Khoảng 269.000VNĐ)

Dòng sản phẩm tràm trà (Tea Tree) của The Body Shop từ lâu đã rất nổi tiếng về công dụng  trị mụn. Sản phẩm còn có có công dụng kháng khuẩn, chống viêm, kiểm soát lượng dầu thừa cũng như bã nhờn trên da.

Nổi mụn ở lưng và vai có thể gây ra tự ti và mất thẩm mỹ cho nhiều chị em trong khi cách điều trị thì lại không quá khó. Chỉ cần quyết tâm thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh và kiê n trì chăm sóc da thì chị em sẽ sớm lấy lại làn da quyến rũ, mềm mịn.

Đăng bởi: Hiền Tâm Ngô

Từ khoá: Nổi mụn ở lưng và vai: Hé lộ nguyên nhân thật sự và cách điều trị hiệu quả

Cập nhật thông tin chi tiết về Đục Thuỷ Tinh Thể (Cườm Khô): Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị trên website Xfsq.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!