Bạn đang xem bài viết Gà Bị Nấm Diều Và Cách Điều Trị Bệnh Nấm Diều Ở Gà được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xfsq.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Gà bị nấm diều là trường hợp gà bị nhiễm nấm gây ra hiện tượng gà bị chướng diều khiến gà kém ăn, bỏ ăn. Để xử lý tình trạng này không khó nhưng nếu các bạn không phát hiện sớm để bệnh nặng thì bệnh có thể kế phát với nhiều bệnh khác rất kho chữa dứt điểm. Trong bài viết này NNO sẽ giúp các bạn có thể nhận biết gà bị nấm diều và cách điều trị bệnh nấm diều ở gà.
Gà bị nấm diềuGà bị nấm diều sẽ khiến gà bị chướng diều, diều phình to ấn vào thấy mềm hoặc cứng rất đặc trưng. Khi thấy gà bị chướng diều nhưng không bị mệt mỏi, ủ rũ hay xù lông xã cánh thì bạn nên nghĩ ngay đến việc gà bị rối loạn tiêu hóa hoặc do gà bị nấm diều. Nếu gà bị nấm diều thì chỉ cần kiểm tra miệng sẽ thấy ngay miệng có mùi hôi, trong miệng có các mảng bám màu trắng bên trong, những mảng bám này chính là các ổ nấm phát triển mà ra.
Bên cạnh triệu chứng dễ thấy là trong miệng có các ổ nấm hay diều phình to (mềm hoặc cứng), nếu để ý bạn sẽ thấy miệng của gà có mùi hôi khi thở, niêm mạc miệng có thể có vết loét, đôi khi gà nôn ra thức ăn có mùi chua, thối kèm dịch nhầy. Phân gà không mềm mà kèm nước và thức ăn chưa được tiêu hóa hết (đi ngoài phân sống).
Theo nhiều nghiên cứu thì gà bị nấm diều có nguyên nhân do nấm Candida albicans gây ra. Loại nấm này có thể có trong thức ăn, các dụng cụ chăn nuôi hay tiềm ẩn trong chất độn chuồng. Khi xâm nhập vào trong cơ thể gà nấm có thể sẽ không phát bệnh ngay mà đợi điều kiện thuận lợi mới phát triển. Nấm chỉ phát triển ở khu vực miệng, thực quản và diều gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn nên tỉ lệ chết do nấm diều rất thấp nhưng ảnh hưởng nhiều tới quá trình phát triển của gà khiến gà gầy gò, chậm lớn.
Cách điều trị bệnh nấm diều ở gàBệnh nấm diều ở gà không phải là một bệnh nguy hiểm, cũng không phải là bệnh khó chữa nhưng lại ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và năng suất chăn nuôi. Do đó, khi phát hiện gà bị nấm diều thì bạn nên chữa trị ngay để tránh thiệt hại về kinh tế. Cách điều trị bệnh nấm diều ở gà khá đơn giản, có rất nhiều thuốc thú y có thể trị được bệnh nấm diều, bạn có thể mua ở hầu hết các tiệm thú y trên toàn quốc. Nếu bạn cần gợi ý tên loại thuốc cụ thể thì bạn có thể dùng thuốc Fungicid kết hợp với T Colivit cho gà sử dụng trong 4 ngày là khỏi.
Như vậy, có thể thấy rằng gà bị nấm diều có nguyên nhân do nấm Candida albicans gây ra. Loại nấm này ký sinh ở thực quản ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu hóa của gà. Bệnh này không quá nguy hiểm và tỉ lệ chết rất nhỏ nhưng lại ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Do đó, nếu phát hiện bệnh các bạn cần chữa ngay để không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của gà.
Nấm Tuyết Là Nấm Gì? Tác Dụng Tuyệt Vời Của Nấm Tuyết Với Sức Khỏe
Nấm tuyết là gì?
Nấm tuyết trong dân gian được gọi với rất nhiều tên như ngân nhĩ, nấm tai mèo, tuyết nhĩ,… Về nguồn gốc, chúng sống ký sinh trên những cây thân gỗ đã chết. Chúng có màu trắng trong như tuyết và đây là loại thảo mộc tuyệt vời mang lại nhiều công dụng hữu hiệu cho con người đã được ứng dụng để tạo nên nhiều vị thuốc quý trong các triều đỉnh cổ thời xa xưa.
Tác dụng tuyệt vời của nấm tuyếtTheo Dược sĩ Trần Vân Thy, các thành phần dinh dưỡng có trong nấm tuyết sẽ mang lại những hữu dụng vàng cho chính sức khỏe con người từ các loại vitamin A, B1, B2, C, D, carbohydrate, chất béo, protein và các khoáng chất cần thiết như kẽm, canxi, đồng, natri, magie, kali. Vì vậy, nấm tuyết có những công dụng phổ biến ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe con người.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Sự rối loạn chức năng của các tế bào nội mô mạch máu chính là nguyên nhân chính trong cơ chế sinh bệnh của xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và viêm tắc tĩnh mạch.
Nấm tuyết có lợi trong việc ngăn ngừa xơ vữa động mạch do chúng sẽ kích thích tổng hợp DNA các tế bào này, tăng khả năng bảo vệ các tế bào nội mô khỏi tác hại của histamin và tăng thời gian đông máu.
Nhuận tràng và chữa táo bón
Vì chứa lượng lớn chất sắt, vitamin C, canxi và phốt pho, không chỉ tốt cho người ăn mà còn giúp bôi trơn đại tràng và kích thích nhu động ruột. Đây được xem là liều thuốc nhẹ để chữa bệnh táo bón.
Hạn chế bệnh tiểu đường
Trong nấm tuyết có thành phần glucuronoxylomannan – một hoạt chất giúp giảm đường huyết, do đó ăn nấm tuyết thường xuyên sẽ tăng thải glucose, cải thiện khả năng dung nạp glucose và tăng độ nhạy insulin toàn thân mà không ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể. Nấm tuyết đóng vai trò an toàn để điều hòa chỉ số đường huyết trong máu, hay điều trị bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin.
Chữa lành vết thương
Nấm tuyết có khả năng kích thích sự phát triển của tế bào, đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương cho con người với chỉ số vitamin D cao giúp làm giảm mài mòn da. Ngoài ra, chúng sẽ làm dịu các nốt mụn cứng đầu như mụn viêm hoặc những vết mụn đã nặn mà không để lại chút kích ứng, kể cả làn da nhạy cảm, và thúc đẩy quá trình chữa lành mụn.
Tăng cường miễn dịch
Với lượng polysaccharide dồi dào – một hợp chất có khả năng tăng cường miễn dịch mạnh, đặc biệt giúp cải thiện sự bài tiết của interferon và interleukin là các thành phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, kích thích sản xuất các đại thực bào tiêu diệt mầm bệnh.
Nấm tuyết cũng cải thiện và tăng cường hoạt động của các tế bào bạch cầu bảo vệ cơ thể khỏi vi rút và vi khuẩn. Nó cũng cải thiện hiệu quả của các kháng thể. Trong các bài thuốc Đông y, nấm tuyết đặc biệt hiệu quả đối với người già bị suy hô hấp và ho khan.
Tăng độ khỏe mạnh và đàn hồi cho da
Với cấu trúc sền sệt và lượng polysaccharides cao, nấm tuyết được xem là một nguyên liệu ý tưởng trong lĩnh vực chăm sóc da hiện đại nhờ khả năng dưỡng ẩm đáng ngạc nhiên.
Bên cạnh đó là lớp màng hydrat hóa linh hoạt của nấm tuyết giúp phục hồi làn da trở về trạng thái được ngậm nước tối ưu, làm mịn bề mặt da và giúp bạn trông trẻ hơn
Advertisement
Nguồn: Youmed
Cách Làm Nấm Rơm Tại Nhà
Trước khi trồng nấm cần kiểm tra rơm đã ủ theo các tiêu chí sau:
Độ ẩm: 70%
Mùi: Thơm bánh ú tro
Màu sắc: Sẫm quế
3. Chọn meo giống để trồngGiống nấm là một yếu tố quan trọng trong quá trình trồng nấm, có ý nghĩa quết định đến năng suất và chất lượng nấm trồng.
Meo giống nấm rơm – Ảnh Internet
Một bịch giống tốt có những đặc điểm sau:
Tơ sợi nấm lan đều, mảnh, trong suốt, thuần nhất và không nhiễm tạp
Meo không quá già hoặc quá non (Thường khi sản xuất đến khi trồng không quá 25 ngày).
4. Lên mô – Cấy giốngTrồng ngoài trời
Nếu trồng nấm ngoài trời thì cần phải xử lý đất. Đất được cuốc lật, bón vôi và phơi tối thiểu 2 – 3 ngày. Sau đó làm cho đất tơi xốp và lên luống. Kích thước luống là 0,8 – 1m, cao 10 – 20 cm. Khoảng cách giữa các luống từ 30 cm, để thoát nước và đi lại chăm sóc nấm. Trước khi trồng một ngày phải tưới nước cho đất thật ướt.
Xếp rơm đã ủ lên luống đất, chiều ngang của mô nấm dài 30 cm, chiều cao 30 cm, dài tùy ý. Cứ xếp xong một lớp rơm thì rải một lớp bột dinh dưỡng và cấy meo vào giữa mô nấm. Cuối cùng dùng tay vuốt từ đỉnh mô ra hai bên tạo cho mô nấm có hình như mái vòm.
Lượng meo giống sử dụng: 1 bịch/ 2 – 3 cm mô.
Sau khi lên mô và cấy xong meo nấm để 1 đến 2 giờ cho khô se lớp rơm ngoài. Tiếp tục cấy meo xung quanh chân mô và đậy ngay mô lại bằng một tấm nylon để giữ ẩm. Bên ngoài tấm nylon, tùy vào điều kiện, tạo một mái che cho mô bằng cách làm giàn phía trên mô nấm, phủ bằng các tấm tranh hay phủ một lớp rơm thật dày.
Trồng nấm rơm trong nhà
Để trồng nấm trong nhà, chúng ta cần chuẩn bị một rổ nhựa với các mắt lưới rộng. Xé rơm đã được ủ cho vào rổ, cấy meo nấm xung quanh thành rổ và trên bề mặt rổ. Mỗi lần cho rơm vào nén nhẹ qua thành rỗ chú ý không nén rơm quá kĩ hay quá lỏng. Cho rơm nhô cao để tăng diện tích bề mặt. Sau đó dùng bao nylon trùm kín rổ nấm lại, để rổ nấm ở nơi có độ ẩm thích hợp, tránh gió và nắng mặt trời.
5. Chăm sóc nấmĐối với nấm trồng nấm ngoài trời
Che đậy mô nấm thật kỹ không để ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào mô nấm. Hằng ngày mở tấm nylon 2 – 3 lần cho thoát hơi nóng, nên giở sáng sớm và chiều mát để tránh ánh nắng mặt trời. Mỗi lần từ 15 – 30 phút, mở xong đậy lại.
Tưới nước cho nấm, dùng bình bơm để tưới, giữ độ ẩm và không để đất khô. Nên tưới nước vào chiều mát.
Trồng nấm trong nhàTương tự như chăm sóc nấm ngoài trời, cần giữ cho nấm đủ nước có độ ẩm phù hợp. Mỗi ngày nên mở tấm nylon để thoát khí. Không cho nấm bị ánh mặt trời chiếu vào nhưng cần đủ ánh sáng để cho nấm có thể phát triển tốt. Có thể thay thế bằng ánh sáng đèn neon.
6. Thu hoạchNấm rơm đã đến thời kì thu hoạch – Ảnh Internet
Vào ngày thứ 11 sau khi lên mô, cấy meo là có thể bắt đầu thu hoạch.Nên thu hái nấm ở giai đoạn hình cầu đầu tròn vào lúc sáng sớm vì lúc này nấm có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Không tưới nấm trước khi thu hoạch ít nhất 5 – 6 giờ. Khi nấm đã tàn thì ngưng tưới một ngày sau đó tiếp tục tưới nước và chăm sóc để thu hoạch đợt hai.
7. Bảo quảnSau khi thu hoạch một thời gian nếu không được sơ chế và bảo quản nấm sẽ nhanh chóng bị hư hỏng. Phơi nấm hoặc sấy khô là cách bảo quản nấm thông dụng. Nấm rửa sạch, chẻ đôi phơi dưới nắng tốt khoảng 2 – 3 nắng sau đó bỏ vào túi nylon bảo quản nơi khô ráo. Bằng cách này có thể bảo quản nấm được cả năm
Bạn thấy đấy, cách làm nấm rơm tại nhà chỉ khó với những ai không có ý định bắt tay vào làm thôi. Với cách làm đơn giản và dễ dàng, chúng ta đã có thể tự sản xuất ra nguồn nấm rơm giàu dinh dưỡng, tươi ngon cho cả nhà. Bằng nguyên liệu nấm rơm có sẵn, chị em có thể tha hồ chế biến những món ngon và bổ dưỡng như thịt ba chỉ kho nấm, lẩu nấm…vừa ngon vừa lạ miệng, lại chẳng lo lắng một chút nào về nguồn nấm có an toàn hay không. Thêm vào đó, thành phẩm nấm rơm hay thành tích các món ăn chế biến với nấm nhà do chính tự tay mình trồng, mình làm, chắc chắn sẽ làm bạn cực thích thú, cũng như sẽ được không ít người ngưỡng mộ thán phục.
Mỹ Duyên tổng hợp
Bệnh Hen Suyễn: Dấu Hiện Nhận Biết Và Cách Điều Trị
Bệnh hen suyễn là gì?
Bệnh hay suyễn hay còn gọi là hen phế quản là tình trạng đường thở thu hẹp lại và sưng lên, tiết ra nhiều chất nhầy khiến bạn cảm thấy khó thở hoặc kích thích cơn ho. Một vài trường hợp hen suyễn chỉ là một vấn đề hơi bất tiện. Nhưng trong một số trường hợp bệnh nặng, hen suyễn gây cản trở trong cuộc sống và thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Cơn hen suyễn sẽ tái phát khi người bệnh tiếp xúc với những tác nhân trong môi trường như nấm mốc, ẩm ướt, một số chất gây dị ứng (mạt bụi, khói thuốc lá,…).Ô nhiễm không khí và nhiễm trùng phổi do virus cũng gây ra căn bệnh này.
Hen suyễn phần lớn được chia thành các loại phổ biến sau: Hen suyễn dị ứng, hen suyễn do tập thể dục, hen suyễn thể ho, hen suyễn về đêm, hen suyễn theo mùa,…
Ai có thể bị mắc hen suyễn?Hen suyễn được biết đến là bệnh mãn tính phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên người lớn vẫn có thể mắc bệnh, nhất là người lớn tuổi. Hen suyễn sẽ dễ mắc bệnh ở những đối tượng gồm:
Mắc những bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp.
Bị chàm, dị ứng.
Do bố, mẹ hoặc người thân trong gia đình có người mắc bệnh hen suyễn.
Người sống trong môi trường bị ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất.
Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh hen suyễn
Thở nông, hơi thở ngắn, nhanh, gấp gáp.
Tức hoặc đau ngực.
Thở khò khè.
Không thể ngủ do khó thở, ho hoặc thở khò khè.
Khi bị cảm lạnh, cảm cúm, các cơn ho và thở khó khè thường trở nặng hơn.
Nếu có những triệu biểu hiện sau đây, bạn đang bị hen suyễn khá nặng:
Các triệu chứng diễn ra thường xuyên hơn và gây khó chịu.
Mức độ khó thở tăng lên.
Thường xuyên dùng ống hít cắt cơn hen hơn.
Hen suyễn có nguy hiểm không?Hen suyễn phần lớn sẽ ảnh hưởng lớn đến những sinh hoạt của người bệnh trong cuộc sống hằng ngày khi tái phát thường xuyên. Những cơn ho kéo dài có thể khiến người mắc bệnh khó chịu, mệt mỏi ban ngày, ban đêm thì mất ngủ.
Mặc dù là bệnh mãn tính nhưng hen suyễn cũng có thể khiến người tử vong ở tỉ lệ thấp. Chính vì vậy bạn cũng nên cẩn thận và có phương pháp điều trị đúng cách để không dẫn đến các biến chứng khác như: Suy hô hấp, xẹp phổi, khí phế thũng, viêm phế quản,…
Phụ nữ mang thai thường dễ bị hen suyễn ở tuần thai thứ 24-36 của thai kì, khi mắc bệnh dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con như: Sinh non, xuất huyết âm đạo, sản giật, sinh con nhẹ cân,…
Cách điều trị và phòng ngừa bệnh hen suyễnTheo BSNT Nguyễn Văn Ngân cho biết: Bệnh hen suyễn không thể chữa dứt điểm được, chính vì thế một trong những nguyên tắc khi điều trị, ngừa hen suyễn là hạn chế tiếp xúc tối đa với những tác nhân gây bệnh này. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và kiểm soát được thì bệnh sẽ không nặng và có thể áp dụng các cách sau để giảm các triệu chứng khó chịu:
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Bệnh hen suyễn rất dễ tái phát nếu bạn dị ứng với một số loại thuốc, chính vì vậy bạn cần nghe theo lời chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng bất kì loại thuốc nào và tránh tự mua thuốc để sử dụng điều trị bệnh.
Hạn chế tối đa tiếp xúc với tác nhân gây bệnh: Hen suyễn là bệnh dễ tái phát nếu bạn tiếp xúc với vật nuôi, khói thuốc, hóa chất, bụi, gián, một số loại thức ăn, cây trồng, phấn hoa, ẩm mốc,…Do đó, bạn nên đeo khẩu trang khi ra đường, dọn dẹp nhà cửa thường xuyên và kiêng ăn những thực phẩm dị ứng.
Tập thể dục và dùng các thực phẩm tăng sức đề kháng: Bạn cần tập thể dục để nâng cao sức khỏe cũng như nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và khoa học.
Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh: Trời lạnh bạn cần trang bị khăn, mũ, áo dày, găng tay,… để giữ ấm cho cơ thể và ngăn bệnh hen suyễn tái phát.
Một số câu hỏi thường gặp về bệnh hen suyễn Bệnh hen suyễn có lây không?Hen suyễn là một căn bệnh không lây bởi không phải do virus hay vi khuẩn gây bệnh, nhưng nó có tính di truyền.
Bệnh hen suyễn nên kiêng gì, ăn gì?Khi mắc bệnh hen suyễn, bạn cần tăng cường dinh dưỡng, sức đề kháng, cũng như những vitamin, khoáng chất như: Vitamin C, vitamin D, Omega-3, magie, chất chống oxy hóa,…
Để cải thiện sức khỏe khi bị hen suyễn, bạn cần phải lưu ý kiêng một số loại thực phẩm có thể gây phát cơn hen như:
Các loại nước cam, chanh đóng chai
Trong nước cam, chanh đóng chai có hàm lượng chất phụ gia, hương liệu và hóa chất cao. Những chất này sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến bệnh tình của bạn. Bạn nên sử dụng nước cam, chanh tươi tự làm để hạn chế hóa chất, hỗ trợ các cơ trong đường thở hoạt động tốt hơn.
Rượu, bia
Rượu bia tác động tiêu cực đến hệ thần kinh và hô hấp vì vậy bạn sẽ luôn có cảm giác khó thở sau khi uống rượu bia
Advertisement
Trái cây sấy hoặc rau củ sấy khô thường có chất bảo quản được gọi là sulfite. Sulfite là loại hóa chất có thể gây khó thở cho người bị bệnh hen suyễn. Bạn nên cần tránh các loại thực phẩm như nho khô, quả dứa, quả mơ, anh đào và rau củ đóng hộp.
Những thực phẩm ngâm chua
Đồ đông lạnh, thực phẩm đóng gói sẵn
Đồ đông lạnh, thực phẩm đóng gói sẵn thường có chứa chất sulfite và các thành phần bảo quản như natri bisulfite, đây là những chất không tốt cho đường hô hấp, trực tiếp ảnh hưởng đến người bệnh suyễn. Bạn cần tránh xa những đồ đông lạnh như cá đông lạnh, hải sản đông lạnh, khoai tây chiên, snack,…
Thực phẩm gây dị ứng
Một số loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cho người bị suyễn, khiến khởi phát cơn hen như đậu phộng, sữa bò, tôm, cua, lúa mì,… Vậy nên hãy hạn chế ăn những thực phẩm này nếu bạn bị dị ứng.
Muối
Thực phẩm có chứa nhiều muối khi thấm vào khí quản sẽ sinh ra đờm, khi gặp gió hàn độc sẽ gây tắc nghẽn đờm và ảnh hưởng đến người bị hen suyễn.
Thực phẩm có chứa sulfite
Như đã nói ở bên trên, sulfite là nhóm hóa chất có khả năng gây khó thở cao cho người bị hen suyễn. Bạn hãy lưu ý khi dùng một số thực phẩm tự nhiên khác có chứa sulfite bao gồm măng tây, hẹ, ngô, trứng, tỏi, tỏi tây, xà lách, cá hồi, sản phẩm làm từ đậu nành, cà chua.
Bệnh hen suyễn và viêm phế quản khác nhau thế nào?Viêm phế quản cấp tính nếu được điều trị sớm sẽ khỏi sau 5-10 ngày, nhưng triệu chứng ho có thể kéo dài đến nhiều tuần sau đó. Bệnh viêm phế quản cấp tính có thể biến thành mạn tính nếu người bệnh hút thuộc và tiếp xúc với bụi bẩn, khói bụi thường xuyên. Viêm phế quản có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, mọi lứa tuổi, mọi giới tính, nhất là những người có sức đề kháng kém.
Trong khi đó, hen suyễn là bệnh mạn tính và người mắc bệnh sẽ phải sống cả đời với bệnh này. Bệnh cũng tái đi tái lại với các triệu chứng như: Ho, khó thở, khò khè,… Bệnh hen suyễn dễ gặp ở trẻ em nhất, phổ biến ở những người có tiền sử dị ứng với các bệnh viêm da dị ứng, chàm, viêm mũi dị ứng hay di truyền từ người thân.
Vừa rồi là những giải đáp về bệnh hen suyễn và những điều cần kiêng ăn cũng như cần lưu ý khi bị hen suyễn. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp sẽ giúp cho những ai đang mắc phải chứng bệnh hen suyễn có thể chăm sóc cho bản thân tốt hơn và khỏe mạnh hơn.
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Bệnh Áp Xe: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Áp xe là gì?
Áp xe ở mô dưới da
Dưới nách do lỗ chân lông bị nhiễm trùng
Âm đạo do các tuyến ở cửa âm đạo bị nhiễm trùng
Quanh răng gây nên áp xe răng.
Áp xe bên trong cơ thể
Nguyên nhân bệnh áp xe
Nguyên nhân trực tiếp và phổ biến nhất gây ra áp xe là nhiễm trùng. Các tác nhân nhiễm trùng gây bệnh bao gồm:
Vi khuẩn
Ký sinh trùng
Ở các nước phát triển, ký sinh trùng là tác nhân thường gặp hơn, có thể kể đến các loại nhu giun chỉ, sán lá gan, giòi…gây áp xe bên trong các tạng của cơ thể như áp xe gan do sán lá gan.
Triệu chứng bệnh áp xe như thế nào?
Áp xe nông dưới da
Khi quan sát sẽ thấy một khối phồng, ổ áp xe đỏ bị da bao phủ lên, sưng nền vùng da xung quanh, khi sờ vào có cảm giác nóng, đau, lùng nhùng do chứa mủ bên trong.
Áp xe bên trong cơ thể
Áp xe bên trong cơ thể được phân loại áp xe sâu, triệu chứng mà bệnh nhân sẽ gặp phải là triệu chứng toàn thân như sốt cao, rét run, ớn lạnh, môi khô, lưỡi bẩn, mệt mỏi, suy kiệt, hốc hác. Có thể gặp phải các triệu chứng khác tùy theo vị trí của ổ áp xe như sốt cao rét run, đau tức vùng hạ sườn phải trong áp xe gan.
Bệnh áp xe lây truyền qua đường nào?
Đối tượng nguy cơ bệnh áp xe
Khi năng hình thành các khối áp xe sẽ cao hơn ở những người có các đặc điểm sau:
Điều kiện sống thiếu vệ sinh
Người gầy còm, suy kiệt, sức đề kháng kém
Nghiện rượu, ma túy
Các bệnh về máu như bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh bạch cầu
Chấn thương nặng
Đang trong liệu trình hóa trị
Phòng ngừa bệnh áp xe
Các biện pháp giúp phòng ngừa áp xe bao gồm:
Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt
Đảm bảo chất dinh dưỡng đầy đủ trong các bữa ăn
Xây dựng lối sống lành mạnh, tăng cường hệ miễn dịch
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc chất thải của người bệnh.
Tuân thủ điều trị tốt các bệnh lý nhiễm khuẩn, các bệnh lý toàn thân như đái tháo đường
Khi có các triệu chứng bất thường cần đến gặp bác sĩ ngay, không được tự ý điều trị, tránh để tổn thương lan rộng và nặng nề hơn.
Điều trị áp xe
Áp xe dưới da sẽ vỡ ra da và chảy mủ ra bên ngoài, một số trường hợp còn tạo ra đường dò, phá hủy một vùng mô sâu rộng, khiến việc điều trị khó khăn hơn về sau này.
Áp xe trong cơ thể cũng có thể vỡ ra vào ổ phúc mạc, dẫn đến viêm phúc mạc khu trú hoặc toàn thể nặng hơn là nhiễm trùng máu.
Đối với áp xe mô dưới da
Rạch dẫn lưu mủ ra ngoài là biện pháp điều trị hiệu quả nhất. Bác sĩ sẽ chèn gạc để cầm máu và băng vết thương khi chảy hết dịch.
Đối với các ổ áp xe sâu
Sẽ cần can thiệp ngoại khoa như rạch, dẫn lưu ổ áp xe đồng thời phối hợp với thuốc kháng sinh.
Cần tiến hành song song việc điều trị các triệu chứng như sốt, đau và nâng cao thể trạng, bù nước và điện giải.
Nấm Tràm: Những Điều Chưa Biết Và Gợi Ý Chế Biến Ngon Ngọt, Thanh Mát
Tùy chỉ có theo mùa nhưng giá loại thực phẩm này cũng không đắt hơn các loại nấm khác. Nấm tràm khô thường dao động trong khoảng 80.000đ – 100.000đ/100gram. Nấm tràm tươi có giá giao động từ 150.000đ – 450.000đ/kg.
2. Tác dụng của nấm tràmNấm tràm chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất béo, vitamin B1, B2, carbs, sắt, mangan… Chúng có một số công dụng nổi bật như:
Do nấm tràm có vị đắng nên theo dân gian chúng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan. Thực phẩm này có thể đưa vào bài thuốc giải rượu bia hiệu quả nhờ fructose.
Nấm tràm là loại thực vật có tinh dầu tràm, nhựa tràm (giống dầu tràm). Chính vì thế chúng có khả năng tăng cường miễn dịch, giải cảm tự nhiên. Từ đó chúng giúp phòng ngừa nhức đầu, cảm cúm , giảm viêm tốt.
Chất xơ dồi dào trong nấm tràm cải thiện táo bón, tốt cho tiêu hóa. Đặc biệt chúng có thể dùng để ăn kiêng, giảm cân, phòng bệnh tim mạch , mỡ máu…
Loại nấm này giàu chất sắt giúp bổ máu, tăng cường miễn dịch. Chúng chứa Cholesterol ít ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ , ung thư.
Nấm tràm thường mọc trong khu rừng rậm ẩm ướt, dưới lớp lá khô, ven bờ suối. Ảnh: Internet
3. Nấm tràm nấu gì ngon? – Những gợi ý lý tưởngNấm tràm là một trong những loại nấm thơm ngon, bổ dưỡng có thể chế biến nhiều món ăn khác nhau. Theo đó loại thực phẩm này có thể nấu thành nấm kho, nấm xào , nấm chiên… tùy thích.
3.1. Cách nấu nấm tràm kho tiêu 3.1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
200gram nấm tràm
50gram hành boa rô
2 quả ớt
60gram tiêu xanh
Gia vị: Nước mắm chay, nước tương, đường, hạt nêm chay.
3.1.2. Các bước thực hiệnBước 1 : Nấm tràm khô ngâm vào nước muối loãng khoảng 7 phút. Sau đó rửa sạch nấm nhiều lần lại với nước sạch. Nếu nấm quá to bạn có thể thái chúng làm đôi hoặc nhỏ hơn tùy thích. Hành boa rô rửa sạch, cắt nhỏ.
Bước 2 : Bắc nồi lên bếp cho vào 2 thìa canh dầu ăn. Dầu nóng bỏ hành boa rô vào phi thơm sao đó nêm nếm 2 thìa cà phê hạt nêm chay, 2 thìa canh nước mắm chay, 1 thìa cà phê nước tương, 1 thìa cà phê phê đường, hạt tiêu xanh và xào đều.
Bước 3 : Khi hỗn hợp sốt hòa quyện bạn thả nấm tràm và ớt vào đảo đều với sốt, Khi nấm chín nêm nếm lại gia vị vừa miệng rồi tắt bếp.
Nấm kho tiêu là món ăn chay khoái khẩu của nhiều người, chúng góp phần đa dạng lựa chọn ăn chay ngon. Ảnh: Internet
Cách làm nấm tràm kho tiêu hấp dẫn, thơm ngon rất thích hợp làm món ăn chay . Món ăn dùng kèm các món xào , cơm trắng sẽ rất hao. Thịt nấm kho giòn sần sật, mát ngọt thấm gia vị cực thích.
Món ăn chay kèm theo cơm trắng sẽ rất hao, ngon miệng ăn không ngừng. Ảnh: Internet
3.2. Cách nấu nấm tràm nấu gà 3.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
300gram nấm tràm tươi
500gram thịt gà
0gram sườn non
200gram tôm
2 thìa canh tỏi băm
Hành lá, ngò rí
2 quả trứng gà
Gia vị: Dầu ăn, nước mắm, đường, muối, tiêu xay, bột ngọt, hạt nêm.
3.2.2. Các bước thực hiệnMón ăn chay kèm theo cơm trắng sẽ rất hao, ngon miệng ăn không ngừng. Ảnh: Internet
Bước 1 : Nấm tràm ngâm nước muối loãng 10 phút, rửa sạch lại nhiều lần nước. Luộc nấm tràm với 2 lần nước sau đó vớt ra để ráo. Cách này giúp khử độc nấm, làm giã vị đắng.
Bước 2 : Thịt gà, sườn non chặt nhỏ, chà muối chanh, rửa sạch, để ráo. Tôm rửa sạch, lấy bỏ chỉ đen, rửa sạch, luộc chín, bóc vỏ. Hành ngò rửa sạch, thái nhỏ.
Các nguyên liệu sơ chế kỹ lưỡng, nấm luộc 2 lần nước lọc để khử độc và vị đắng. Ảnh: Internet
Bước 3 : Bắc chảo lên bếp cho vào 2 thìa canh dầu ăn phi thơm 1 thìa canh tỏi. Đổ nấm vào xào đều tay nêm nếm 1 thìa canh hạt nêm. Khi nấm săn lại thì đổ ra đĩa.
Bước 4 : Bắc nồi lên bếp cho vào 2 thìa canh dầu ăn. Dầu nóng phi thơm tỏi, bỏ thịt và sườn non vào. Nêm nếm 1 thìa cà phê muối, 1 thìa canh hạt nêm, 1/2 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa cà phê đường. Xào đều đến khi thịt săn lại thì đổ nước vừa đủ vào.
Bước 5 : Nước trong nồi sôi lên nấu thịt khoảng 30 phút. Sau đó cho nấm vào cùng. Đập thêm 2 quả trứng đổ vào cùng tôm luộc khuấy đều. Nêm nếm gia vị vừa ăn bỏ hành ngò, ít tiêu xay vào rồi tắt bếp.
Nhờ xương gà, thịt, tôm, trứng và nấm mà nước canh ngọt béo tự nhiên chất lượng. Ảnh: Internet
Món canh nấm tràm nấu gà có hương vị thơm ngon cực hấp dẫn. Nước canh ngọt tự nhiên, nấm giòn sần sật, thịt ngọt béo giàu dưỡng chất. Tin rằng món canh nấm sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc tuyệt vời.
Canh nấm tràm nấu gà tôm thịt chấm cùng nước mấm tranh thủ ăn khi nấm sẽ rất ngon và bổ dưỡng. Ảnh: Internet
Nấm tràm là một trong những loại nấm đắt tiền, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên khi sơ chế bạn nên ngâm nước muối, rửa kỹ, luộc sơ qua khử độc. Tin rằng các món ăn từ nấm tràm sẽ khiến bạn và gia đình khi thưởng thức đều mê mẩn khó quên.
Ngọc Hân
Cập nhật thông tin chi tiết về Gà Bị Nấm Diều Và Cách Điều Trị Bệnh Nấm Diều Ở Gà trên website Xfsq.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!