Xu Hướng 9/2023 # Kết Quả Tháng Hành Động Vì An Toàn Thực Phẩm Năm 2023 Tại Tỉnh Thái Bình # Top 12 Xem Nhiều | Xfsq.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Kết Quả Tháng Hành Động Vì An Toàn Thực Phẩm Năm 2023 Tại Tỉnh Thái Bình # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Kết Quả Tháng Hành Động Vì An Toàn Thực Phẩm Năm 2023 Tại Tỉnh Thái Bình được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xfsq.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thực hiện kế hoạch số 241/KH-BCĐTƯVSATTP ngày 22 /3 /2023 của Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tỉnh Thái Bình đã đồng loạt triển khai đồng bộ, quyết liệt đợt hoạt động mạnh trước, trong và sau tháng hành động.

BCH liên ngành VSATTP tỉnh, huyện/thành phố, xã/phường/thị trấn tham mưu cho UBND các cấp triển khai tháng hành động dưới hình thức mít tinh, hội nghị triển khai.

Hoạt động truyền thông trong tháng hành động được đẩy mạnh và tăng cường, là điểm nhấn trong năm và tạo lên đợt cao điểm về công tác truyền thông đảm bảo ATTP. Toàn tỉnh treo 150 băng rôl, khẩu hiệu tuyên truyền về ATTP và hưởng ứng tháng hành động; Cấp 41.600 bản cam kết đảm bảo ATTP bữa ăn đông người cho tuyến xã, phường, thị trấn; Tổ chức 47 lớp tập huấn cho 2.900 người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm và 07 buổi nói chuyện về kiến thức đảm bảo ATTP cho hội viên hội nông dân trên địa bàn tỉnh, tổng số người tham gia là 560 người; Phối hợp với Đài phát thanh truyền hình Thái Bình xây dựng 08 chuyên mục phát thanh và truyền hình, 01 toạ đàm phát trên sóng phát thanh, truyền hình toàn tỉnh; đưa tin về các hoạt động trong tháng hành động trên đài truyền hình, báo Thái Bình. Tuyến huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn đã viết 482 bài tuyên truyền, phát thanh trên hệ thống loa xã, phường, thị trấn, thời lượng 3-4 lần/1 tuần.

Đừng bỏ qua chất xơ trong bữa ăn hàng ngày

Chất xơ giữ một vai trò rất quan trọng với sức khỏe nhưng nhiều người lại ít quan tâm. Chất xơ tham gia vào quá trình điều hòa đường huyết, hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư… Nguồn cung cấp chất xơ cho cơ thể chủ yếu từ…

Trên địa bàn toàn tỉnh đã thành lập 332 đoàn kiểm tra liên ngành, chuyên ngành về ATTP, trong đó tuyến tỉnh: thành lập 01 đoàn kiểm tra liên ngành và 07 đoành kiểm tra chuyên ngành; tuyến huyện, thành phố: thành lập 08 đoàn kiểm tra liên ngành, 30 đoàn kiểm tra chuyên ngành; tuyến xã, phường, thị trấn: tổng số 286 xã, phường, thị trấn tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP. Kết quả kiểm tra được 3.118 cơ sở, xử phạt 81 cơ sở với tổng số tiền phạt là 138.200.000 đồng. Tiêu hủy 259kg thịt không đảm bảo chất lượng.

Tháng hành động vì ATTP năm 2023 trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã đạt được những mục tiêu đề ra, qua đó nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về công tác quản lý ATTP, ý thức trách nhiệm, kiến thức pháp luật của chủ cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, trồng trọt chăn nuôi và của người tiêu dùng; Từng bước đảm bảo ATTP trong sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm nói chung và rau thịt nói riêng.

Chi Cục ATVSTP Thái Bình

Bài Tuyên Truyền An Toàn Thực Phẩm Trường Học 2023 3 Mẫu Tuyên Truyền Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Cho Học Sinh

Qua 3 bài tuyên truyền An toàn thực phẩm, còn giúp các em biết được những tác hại của việc sử dụng thực phẩm gây hại, không an toàn vệ sinh. Từ đó, các em biết lựa chọn thực phẩm sạch, đảm bảo sức khỏe cho mình và gia đình. Mời các em cùng tải miễn phí:

Công tác đảm bảo vệ sinh ATTP luôn được nhà trường đặt lên hàng đầu. Là một trường có tỷ lệ trẻ ăn bán trú 100%. Mỗi ngày trẻ được ăn 2 bữa tại trường, với thực đơn được thay đổi hàng ngày để bảo đảm sự phong phú và đủ chất dinh dưỡng theo yêu cầu. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh ATTP cho trẻ, nhà trường đã đầu tư vào hệ thống nhà bếp. Đội ngũ nhân viên nhà bếp cũng như giáo viên của trường thường xuyên được tập huấn kiến thức, kỹ năng để đảm bảo vệ sinh ATTP trong các bữa ăn. Nhà trường tăng cường hơn công tác vệ sinh cho trẻ, đặc biệt là đảm bảo vệ sinh ATTP. Không chỉ thực phẩm đảm bảo an toàn, việc chế biến thức ăn, quá trình bảo quản thực phẩm đều phải tuân thủ theo quy trình bếp 1 chiều từ khâu sơ chế, đến khâu chia thức ăn. Nhà trường thường xuyên tổ chức tổng vệ sinh từ khu vực bếp đến phòng học; theo dõi sức khỏe của trẻ, đồng thời trực tiếp tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh để cùng giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Để đảm bảo nguồn gốc thực phẩm rõ ràng, nhà trường đã ký kết hợp đồng ràng buộc trách nhiệm với các đơn vị cung cấp thực phẩm tươi sạch, có uy tín, đảm bảo chất lượng; có lưu mẫu thức ăn trong vòng 24 giờ; đội ngũ nhân viên nhà bếp đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh ATTP và được khám sức khỏe định kỳ; đưa kiến thức về dinh dưỡng, vệ sinh ATTP lồng ghép tuyên truyền cho các bậc cha mẹ ở các lớp như; treo tranh ảnh, áp-phích về vệ sinh ATTP tại các bảng tin, góc tuyên truyền của nhà trường,…để phụ huynh học sinh cùng có trách nhiệm quan tâm đến sức khỏe của trẻ.

NHÀ TRƯỜNG LUÔN THỰC HIỆN TỐT 10 NGUYÊN TẮC VÀNG VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

Nguyên tắc 1: Chọn thực phẩm an toàn. Chọn thực phẩm tươi. rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn.

Nguyên tắc 2: Nấu chín kỹ thức ăn. Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.

Nguyên tắc 3: Ăn ngay sau khi nấu. Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì thức ăn càng để lâu thì càng nguy hiểm.

Nguyên tắc 4: Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chính. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60°  hoặc lạnh dưới 10° . Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

Nguyên tắc 5: Nấu lại thức ăn thật kỹ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, nhất thiết phải được đun kỹ lại.

Nguyên tắc 6: Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống, với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu chính có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín).

Nguyên tắc 7: Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kỹ và kín vết thương nhiễm trùng đó trước khi chế biến thức ăn.

Nguyên tắc 8: Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.

Nguyên tắc 9: Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn… Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.

Nguyên tắc 10: Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.

Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm.

Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm.

Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2.

* Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe, bệnh tật

Trước mắt, thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Không có thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh.

Về lâu dài thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn.

Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch.

* Nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm:

Thực phẩm nhiễm vi sinh độc hại là một nguyên nhân chính yếu gây nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể;

Các hoá chất không được phép sử dụng nhưng vẫn được người sản xuất, kinh doanh sử dụng trong chăn nuôi, bảo quản, chế biến thực phẩm như: hàn the, màu công nghiệp đặc biệt phẩm Sudan,…

Các hoá chất được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhưng lại được dùng quá hàm lượng cho phép như các chất tạo ngọt tổng hợp, chất bảo quản chống mốc, chất chống oxy hoá…

Dư lượng thuốc trừ sâu, diệt nấm, kim loại nặng trên rau quả vượt quá mức cho phép.

Chất độc gốc tự nhiên trong một số thuỷ sản như cá nóc, mực xanh…, trong một số thực phẩm như măng, sắn, độc tố sinh học biển gây tiêu chảy, gây mất trí nhớ, gây liệt cơ trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

Chất độc sinh ra trong quá trình bảo quản không tốt như các loại hạt ngô, đậu tương, lạc, hạt dẻ bị mốc.

Chất độc gốc môi trường: kim loại nặng, dioxin ….

Việc đảm bảo VSATTP chỉ có thể được giải quyết tốt nếu có sự tham gia thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, từ người quản lý, người sản xuất, đến người tiêu dùng đều phải đồng lòng thực hiện với mục tiêu giữ gìn sức khoẻ cho thế hệ chúng ta hôm nay và cả thế hệ tương lai của chúng ta.

Do đó để bảo đảm sức khỏe cho bản thân, gia đình quý phụ huynh và các emhọc sinh cần tuân thủ 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:

1. Chọn thực phẩm tươi sạch

Với rau quả: chọn các loại rau, quả tươi, không bị dập nát, không có mùi lạ.

Với thịt phải qua kiểm dịch thú y và đạt tiêu chuẩn thịt tươi.

Cá và thủy sản phải còn tươi, giữ nguyên màu sắc bình thường, không có dấu hiệu ươn, ôi.

Các thực phẩm đã chế biến phải được đóng hộp hoặc đóng gói đảm bảo, phải có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ nội dung như tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất, chế biến; có số đăng ký sản xuất và còn thời hạn sử dụng. Với đồ hộp không chọn hộp bị méo, phồng hay gỉ.

Không sử dụng thực phẩm khô đã bị mốc.

Không sử dụng các loại thực phẩm lạ (cá lạ, rau, quả hoặc nấm lạ) chưa biết rõ nguồn gốc.

2. Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm

Khu vực chế biến thực phẩm không có nước đọng, xa các khu khói, bụi bẩn, nhà vệ sinh hoặc khu chăn nuôi gia súc, rác thải gây ô nhiễm môi trường.

Tất cả các bề mặt sử dụng để chuẩn bị thực phẩm phải dễ cọ rửa, luôn giữ gìn sạch sẽ, khô ráo.

Bếp phải đủ ánh sáng và thông gió.

Phải đủ nước sạch sử dụng để chế biến thực phẩm và vệ sinh khu vực chế biến thường xuyên.

Ngăn ngừa sự đi lại của gián, chuột và các động vật khác trong khu vực chế biến thực phẩm.

3. Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ

Không để dụng cụ bẩn qua đêm.

Bát đĩa dùng xong phải rửa ngay. Không dùng khăn ẩm mốc, nhờn mỡ để lau khô bát đĩa. Nếu dụng cụ vừa rửa xong cần dùng ngay thì nên tráng lại bằng nước sôi.

Dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín và sống phải để riêng biệt.

Không sử dụng những dụng cụ bị sứt mẻ, hoen gỉ vì khó rửa.

Thức ăn còn thừa, thực phẩm thải bỏ phải đựng vào thùng kín có nắp đậy và chuyển đi hằng ngày.

Chỉ sử dụng xà phòng, các chất tẩy rửa dụng cụ ăn uống được ngành Y tế cho phép để không tồn dư gây độc sang thực phẩm.

Không dùng dụng cụ bằng đồng, nhôm, thủy tinh gia công, nhựa tái sinh có màu để nấu nướng, chứa đựng thực phẩm lỏng có tính acid hoặc các loại cồn rượu vì chúng có thể làm tan các kim loại nặng như chì, đồng … hoặc phụ gia vào thực phẩm.

Tuyệt đối không được dùng bao bì từng chứa đựng các hóa chất độc, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc tẩy, chất sát trùng để đựng thực phẩm.

4. Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ

Rau, quả phải ngâm ngập trong nước sạch rồi rửa kỹ dưới vòi nước chảy hoặc rửa trong chậu, thay nước 3-4 lần.

Các loại thực phẩm đông lạnh phải làm tan đá hoàn toàn và rửa sạch trước khi nấu nướng.

Nhiệt độ sôi có thể tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh nhưng phải nấu kỹ để đạt nhiệt độ sôi đồng đều. Chú ý phần thịt gần xương nếu thấy còn có màu hồng hoặc màu đỏ thì bắt buộc phải đun lại cho chín hoàn toàn.

Không nên ăn các thức ăn sống như gỏi cá, thịt bò tái, gỏi …

5. Ăn ngay sau khi thức ăn vừa nấu xong hoặc vừa chuẩn bị xong

Thức ăn chín để nguội ở nhiệt độ bình thường dễ bị vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Để đảm bảo an toàn nên ăn ngay khi thức ăn còn nóng vừa nấu chín xong.

Đối với các thực phẩm không cần nấu chín như chuối, cam, dưa và các loại quả khác thì cần ăn ngay sau khi vừa bóc hay vừa cắt ra.

6. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn

Nếu thức ăn phải chuẩn bị trước hoặc phải đợi sau 3 giờ thì cần giữ nóng ở nhiệt độ 60 độ C hoặc duy trì ở điều kiện lạnh ≤ 10 độ C. Với trẻ nhỏ, phải cho ăn ngay sau khi thức ăn vừa nguội và không áp dụng cách bảo quản này.

Không đưa quá nhiều thức ăn còn ấm hoặc thức ăn còn đang nóng vào tủ lạnh.

Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín.

Không dùng dao, thớt vừa cắt, thái thịt sống chưa được rửa sạch để thái thức ăn chín.

Thức ăn phải đậy kỹ tránh ruồi, côn trùng xâm nhập.

Không dùng tay để bốc thức ăn chín hay đá để pha nước uống.

Không để các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất gây độc khác ở trong khu chế biến thực phẩm.

Bảo quản tốt các thực phẩm đóng gói theo đúng yêu cầu ghi của nhãn.

Đun lại thức ăn ở nhiệt độ sôi đồng đều ngay trước khi ăn là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa các vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản.

7. Giữ vệ sinh cá nhân tốt

Giáo viên chăm sóc trẻ cần rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi cho trẻ ăn hoặc tiếp xúc với thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với thực phẩm tươi sống.

Mặc quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng khi chuẩn bị thức ăn.

Không hút thuốc, không ho, hắt hơi trong khi chuẩn bị thực phẩm.

Giữ móng tay ngắn và sạch sẽ.

Nếu có vết thương ở tay cần băng kín bằng vật liệu không ngấm nước.

Không tiếp xúc với thực phẩm khi đang bị đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốt hay có biểu hiện của bệnh truyền nhiễm.

8. Sử dụng nước sạch trong ăn uống

Dùng các nguồn nước thông dụng như nước máy, nước giếng, nước mưa, sông suối đã qua xử lý để rửa thực phẩm, chế biến đồ ăn uống và rửa dụng cụ.

Nước phải trong, không có mùi, không có vị lạ.

Dụng cụ chứa nước phải sạch, không được để rêu, bụi bẩn bám xung quanh hoặc ở đáy, có nắp đậy.

Dùng nước đã đun sôi để uống hoặc chế nước giải khát, làm kem, đá.

9. Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh

Không sử dụng sách, báo cũ để gói thức ăn chín.

Đồ bao gói phải đảm bảo sạch, giữ được tính hấp dẫn về mùi vị, màu sắc và không thấm chất độc vào thực phẩm.

Nhãn thực phẩm phải trung thực, có đầy đủ thông tin cần thiết như tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất, chế biến, có số đăng ký sản xuất, thời hạn sử dụng.

10. Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ

Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, gián, chuột … và hướng dẫn vệ sinh phòng chống các dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành Y tế.

Rác thải phải đựng vào thùng kín có nắp đậy, đổ đúng giờ và đúng nơi quy định

Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm để giữ gìn sức khỏe gia đình

Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng nếu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thì lại có thể là nguồn gây bệnh. Thực phẩm có thể gây bệnh ở nhiều khâu từ sản xuất đến vận chuyển, bảo quản, chế biến, nấu ăn và cách ăn.

Bữa ăn hợp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn, mọi người trong gia đình chú ý thực hiện các điều đơn giản về vệ sinh an toàn thực phẩm nói trên để bữa ăn không là nguồn gây bệnh mà sẽ là nguồn sức khoẻ, nguồn vui và hạnh phúc hàng ngày ở các gia đình.

Kính thưa: Quý thầy cô cùng các em học sinh thân mến!

Tiếp tục thực hiện công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm, hôm nay bộ phận y tế nhà trường sẽ tuyên truyền tới quý thầy cô và các em học sinh về việc thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP).

VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM LÀ GÌ?

Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người, đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh.

Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là việc bảo vệ sức khỏe cho chính chúng ta.

TÌNH HÌNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM HIỆN NAY

Trong những năm gần đây, các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai… Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng đang diễn ra hàng ngày. Các loại thực phẩm tươi sống như thịt… bày bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y, các loại thực phẩm như rau, củ, quả… dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá cao…

Advertisement

III. NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM THỰC PHẨM

– Do quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất thực phẩm, lương thực: Đó là việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất kích thích tăng trưởng, tăng trọng, các loại kháng sinh, thuốc bảo quản không đúng quy trình, không đảm bảo vệ sinh.

– Do quá trình chế biến không đúng:

Quá trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm, quá trình thu hái lương thực, rau, quả, thực phẩm chế biến không đúng quy trình, không đảm bảo vệ sinh.

Dùng chất phụ gia không đúng quy định của Bộ Y tế để chế biến thực phẩm.

Dùng chung dao thớt hoặc để thực phẩm sống với thực phẩm chín.

Người chế biến thực phẩm đang bị bệnh truyền nhiễm hoặc dụng cụ ăn uống nhiễm bẩn.

Rửa thực phẩm, dụng cụ ăn uống bằng nước nhiễm bẩn.

Nấu thực phẩm chưa chín hoặc không đun lại trước khi ăn.

– Do quá trình sử dụng và bảo quản không đúng:

Sử dụng dụng cụ bị nhiễm chất chì để chứa đựng thực phẩm như thức ăn đóng hộp hay thực phẩm được nuôi trồng từ những vùng đất nước ô nhiễm kim loại nặng.

Để thức ăn qua đêm hoặc bày bán cả ngày ở nhiệt độ thường; thức ăn không được đậy kỹ, để bụi bẩn, các loại côn trùng gặm nhấm, ruồi và các động vật khác tiếp xúc gây ô nhiễm.

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

– Chọn thực phẩm tươi sạch: Kiểm tra thực phẩm trước khi mua, không sử dụng thực phẩm đã bị mốc, ôi thiu, hết hạn sử dụng hay không rõ nguồn gốc xuất xứ.

– Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm sạch sẽ

Nơi ăn uống phải cao ráo, thoáng mát

Thực phẩm, dụng cụ trước khi chế biến phải được rửa, xử lí sạch sẽ

– Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ

Không để dụng cụ bẩn qua đêm.

Dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín và sống phải để riêng biệt.

– Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ.

– Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn

Đậy kỹ thức ăn tránh ruồi, côn trùng xâm nhập.

Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín.

Không dùng tay để bốc thức ăn chín hay đá để pha nước uống.

Đun lại thức ăn ở nhiệt độ sôi đồng đều ngay trước khi ăn.

Không nên ăn các thức ăn sống như gỏi cá, thịt bò tái, gỏi …

– Giữ vệ sinh cá nhân tốt

Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với thực phẩm tươi sống.

Giữ móng tay ngắn và sạch sẽ.

– Sử dụng nước sạch trong ăn uống: Dùng nước đã đun sôi để uống hoặc chế nước giải khát, làm kem, đá.

– Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh

Không sử dụng sách, báo cũ, bao ni lông màu để gói thức ăn chín.

Đồ bao gói phải đảm bảo sạch, không thấm chất độc vào thực phẩm.

– Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ: Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, gián, chuột … và hướng dẫn vệ sinh phòng chống các dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành Y tế.

* Ðể đề phòng các hậu quả xấu của việc ngộ độc thực phẩm, mỗi học sinh chúng ta cần thực hiện các yêu cầu sau đây về vệ sinh an toàn thực phẩm:

Dùng nước sạch, an toàn để làm đồ uống, chế biến thức ăn và rửa dụng cụ. Ăn uống phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

Thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn những thức ăn bị ôi thiu và hết hạn, không ăn những thức ăn không rõ nguồn gốc sản xuất

Giữ gìn vệ sinh cá nhân: rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Cắt ngắn móng tay, không dùng tay để bốc và chia thức ăn.

Giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh lớp học…

Có chế độ ăn uống, học tập, nghỉ ngơi hợp lý.

Cảm ơn quý thầy cô và các em đã lắng nghe.

Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Phú Yên Khổ Lớn Năm 2023

Cập nhật mới nhất về bản đồ Phú Yên chi tiết như bản đồ giao thông, bản đồ hành chính các xã, huyện, thành phố trên địa bản tỉnh Phú Yên, rất hi vọng bạn có thêm những thông tin mới bổ ích về Bản đồ Phú Yên khổ lớn phóng to chi tiết nhất.

Phú Yên có diện tích đất tự nhiên 5.045 km² và chiều dài bờ biển 189 km, là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Hiện tại, Tỉnh Phú Yên có 9 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện với 110 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 16 phường, 8 thị trấn và 86 xã.

Bản đồ hành chính tỉnh Phú Yên năm 2023

Bản đồ du lịch Phú Yên

Bản đồ thành phố Tuy Hòa Phú Yên

TP Tuy Hòa có 16 đơn vị hành chính gồm 12 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, Phú Đông, Phú Lâm, Phú Thạnh và 4 xã: An Phú, Bình Kiến, Bình Ngọc, Hòa Kiến.

Bản đồ thị xã Đông Hòa 

Thị xã  Đông Hòa có 10 đơn vị gồm 5 phường: Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Nam, Hòa Hiệp Trung, Hòa Vinh, Hòa Xuân Tây và 5 xã: Hòa Tâm, Hòa Tân Đông, Hòa Thành, Hòa Xuân Đông, Hòa Xuân Nam.

Bản đồ thị xã Sông Cầu

Thị xã Sông Cầu có 13 đơn vị hành chính gồm 4 phường: Xuân Đài, Xuân Phú, Xuân Thành, Xuân Yên và 9 xã: Xuân Bình, Xuân Cảnh, Xuân Hải, Xuân Lâm, Xuân Lộc, Xuân Phương, Xuân Thịnh, Xuân Thọ 1, Xuân Thọ 2.

Bản đồ huyện Đồng Xuân

Huyện Đồng Xuân có 11 đơn vị hành chính gồm thị trấn La Hai (huyện lỵ) và 10 xã: Đa Lộc, Phú Mỡ, Xuân Lãnh, Xuân Long, Xuân Phước, Xuân Quang 1, Xuân Quang 2, Xuân Quang 3, Xuân Sơn Nam, Xuân Sơn Bắc.

Bản đồ huyện Phú Hòa

Huyện Phú Hòa có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Phú Hòa (huyện lỵ) và 8 xã: Hòa An, Hòa Định Đông, Hòa Định Tây, Hòa Hội, Hòa Quang Bắc, Hòa Quang Nam, Hòa Thắng, Hòa Trị.

Bản đồ huyện Sơn Hoà

Huyện Sơn Hòa có 14 đơn vị hành chính gồm thị trấn Củng Sơn (huyện lỵ) và 13 xã: Cà Lúi, Ea Chà Rang, Krông Pa, Phước Tân, Sơn Định, Sơn Hà, Sơn Hội, Sơn Long, Sơn Nguyên, Sơn Phước, Sơn Xuân, Suối Bạc, Suối Trai.

Bản đồ huyện Sông Hinh

Huyện Sông Hinh có 11 đơn vị hành chính gồm thị trấn Hai Riêng (huyện lỵ) và 10 xã: Đức Bình Đông, Đức Bình Tây, Ea Bá, Ea Bar, Ea Bia, Ea Lâm, Ea Ly, Ea Trol, Sơn Giang, Sông Hinh.

Bản đồ huyện Tây Hòa

Huyện Tây Hòa có 11 đơn vị hành chính gồm thị trấn Phú Thứ (huyện lỵ) và 10 xã: Hòa Bình 1, Hòa Đồng, Hòa Mỹ Đông, Hòa Mỹ Tây, Hòa Phong, Hòa Phú, Hòa Tân Tây, Hòa Thịnh, Sơn Thành Đông, Sơn Thành Tây.

Bản đồ huyện Tuy An

Huyện Tuy An có 15 đơn vị hành chính gồm thị trấn Chí Thạnh (huyện lỵ) và 14 xã: An Cư, An Chấn, An Dân, An Định, An Hiệp, An Hòa Hải, An Lĩnh, An Mỹ, An Nghiệp, An Ninh Đông, An Ninh Tây, An Thạch, An Thọ, An Xuân.

Hệ thống giao thông đường bộ trọng yếu tại Phú Yên

+ Quốc lộ 1A nối với Bình Định và Khánh Hòa.

+ Quốc lộ 25 nối với Gia Lai.

+ Quốc lộ 1D nối Thị xã Sông Cầu với thành phố Quy Nhơn.

+ Quốc lộ 29 nối thị xã Đông Hòa (từ Vũng Rô) với thị xã Buôn Hồ Đăk Lăk.

+ Quốc lộ 19C khởi đầu từ QL 1A ở thị trấn Diêu Trì huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định chạy dọc theo đường sắt Bắc – Nam qua thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân rồi rẽ lên huyện Sơn Hòa tới thị trấn Hai Riêng huyện Sông Hinh qua huyện M’Đrăk tỉnh Đăk Lắk rồi gặp QL26.

Phú yên cũng có đường sắt Bắc-Nam đi qua với ga chính là Ga Tuy Hòa.

Về hàng không, Phú Yên hiện đang vận hành Sân bay Đông Tác (Hoạt động từ tháng 4/2003) với 2 đường bay chính: Tuy Hòa-Hà Nội và Tuy Hòa-Thành phố Hồ Chí Minh.

Đề Thi Hsg Tỉnh Thái Bình Năm 2014 Môn Hoá Học

Đề thi HSG tỉnh Thái Bình năm 2014 môn hoá học

Đề thi HSG tỉnh Thái Bình năm 2014 môn hoá học

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THÁI BÌNH

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 NĂM HỌC 2013-2014

Môn: HOÁ HỌC

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

Đề gồm 04 trang; Thí sinh làm bài vào Phiếu trả lời trắc nghiệm

Mã đề: 690

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H =1; He=4; Be=9; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; S=32; Cl=35,5; K =39; Ca= 40; Cr= 52; Mn= 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br=80; Ag=108; Ba = 137; Au = 197; Sn = 119; Sr = 88; Cd=112; Hg=200; Pb=207; Ni=59; P=31.

Câu 1: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm bột Al và FexOy trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Nghiền nhỏ, trộn đều hỗn hợp Y rồi chia thành 2 phần:

-Phần 1 có khối lượng 14,49 gam được hòa tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, dư, đun nóng thu được dung dịch Z và 0,165 mol NO (sản phẩm khử duy nhất).

-Phần 2 đem tác dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng thu được 0,015 mol khí H2 và còn lại 2,52 gam chất rắn.

Công thức của oxit sắt và giá trị của m lần lượt là

A. Fe3O4 và 28,98. B. Fe2O3 và 28,98. C. Fe3O4 và 19,32. D. FeO và 19,32.

Câu 2: Cho 2,74 gam Ba vào 100 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,2M và CuSO4 0,3M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 2,94. B. 1,96. C. 5,64. D. 4,66.

Câu 3: Cho các hạt sau: Al, Al3+, Na, Na+, Mg, Mg2+, F–, O2-. Dãy các hạt xếp theo chiều giảm dần bán kính là

Câu 4: Hợp chất X là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử C8H10O2. X tác dụng NaOH theo tỉ lệ mol 1:1. Mặt khác, khi cho X tác dụng với Na dư thì số mol H2 thu được đúng bằng số mol X đã phản ứng. Nếu tách một phân tử nước từ X thì thu được sản phẩm có khả năng trùng hợp tạo thành polime. Số công thức cấu tạo của X là

A. 3. B. 6. C. 7. D. 4.

Câu 5: Hỗn hợp A gồm một axit no, hở, đơn chức và hai axit không no, hở, đơn chức (gốc hiđrocacbon chứa một liên kết đôi), kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho A tác dụng hoàn toàn với 150 ml dung dịch NaOH 2,0 M. Để trung hòa vừa hết lượng NaOH dư cần thêm vào 100 ml dung dịch HCl 1,0 M được dung dịch D. Cô cạn cẩn thận D thu được 22,89 gam chất rắn khan. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn A rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch NaOH đặc, khối lượng bình tăng thêm 26,72 gam. Phần trăm khối lượng của axit không no có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong hỗn hợp A là

A. 35,52% B. 40,82% C. 44,24% D. 22,78%

Câu 6: Có ba dung dịch, mỗi dung dịch chứa một chất theo thứ tự A, B, C thoả mãn các thí nghiệm:

A + B → (có kết tủa xuất hiện); B + C → (có kết tủa xuất hiện); A + C → (có kết tủa xuất hiện đồng thời có khí thoát ra)

Cho các chất A, B, C lần lượt là:

(1) H2SO4, BaCl2, Na2CO3. (2) (NH4)2CO3, Ba(NO3)2, H2SO4. (3) Ba(HCO3)2, Ba(OH)2, H2SO4.

(4) HCl, AgNO3, Fe(NO3)2. (5) (NH4)2CO3, H2SO4, Ba(OH)2. (6) BaS, FeCl2, H2SO4 loãng.

Số dãy chất thỏa mãn các thí nghiệm trên là

A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.

Câu 7: Cho 9,3 gam chất X có công thức phân tử C3H12N2O3 đun nóng với 2 lít dung dịch KOH 0,1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được một chất khí làm quỳ tím ẩm đổi thành xanh và dung dịch Y chỉ chứa chất vô cơ. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng chất rắn khan là

A. 10,375 gam. B. 13,150 gam. C. 9,950 gam. D. 10,350 gam.

Câu 8: Cho m gam hỗn hợp X gồm axit axetic, axit benzoic, axit ađipic, axit oxalic tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được a gam muối. Cũng cho m gam hỗn hợp X nói trên tác dụng với Ca(OH)2 vừa đủ thu được b gam muối. Biểu thức liên hệ giữa m, a và b là

A. 3m = 22b-19a. B. 9m = 20a-11b. C. 3m = 11b-10a. D. 8m = 19a-11b.

Câu 9: Cao su buna-N được tạo ra do phản ứng đồng trùng hợp giữa buta-1,3-đien với acrilonitrin. Đốt cháy hoàn toàn một lượng cao su buna-N với không khí vừa đủ (chứa 80% N2 và 20% O2 về thể tích), sau đó đưa hỗn hợp sau phản ứng về 136,5oC thu được hỗn hợp khí và hơi Y (chứa 14,41% CO2 về thể tích). Tỷ lệ số mắt xích giữa buta-1,3-đien và acrilonitrin là

A. 1:2. B. 2:3. C. 3:2. D. 2:1.

Câu 10: Cho các nhận định sau:

(1) Peptit chứa từ hai gốc α-aminoaxit trở lên thì có phản ứng màu biure.

(2) Tơ tằm là loại tơ thiên nhiên.

(3) Ứng với công thức phân tử C3H7O2N có hai đồng phân aminoaxit.

(4) Các chất HCOOH, HCOONa và HCOOCH3 đều tham gia phản ứng tráng bạc.

(5) Hỗn hợp CaF2 và H2SO4 đặc ăn mòn được thuỷ tinh.

(6) Amophot là hỗn hợp gồm (NH4)2HPO4 và (NH4)3PO4 thu được khi cho NH3 tác dụng với H3PO4.

(7) Các chất: Cl2, NO2, P, SO2, N2, Fe3O4, S, H2O2 đều vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

Trong các nhận định trên, số nhận định đúng là

A. 4. B. 7. C. 5. D. 6.

Câu 11: Nung nóng a mol hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 trong bình kín có xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y qua lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 24 gam kết tủa và hỗn hợp khí Z. Hỗn hợp Z làm mất màu tối đa 40 gam brom trong dung dịch và còn lại hỗn hợp khí T. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T thu được 11,7 gam nước. Giá trị của a là

A. 1,00. B. 0,80. C. 1,50. D. 1,25.

Câu 12: Amin X đơn chức, mạch hở có nitơ chiếm 16,092% (về khối lượng). Số đồng phân amin bậc hai của X là

A. 6. B. 7. C. 4. D. 5.

Câu 13: Hòa tan hết một lượng kim loại Na cần V ml ancol (rượu) etylic 460 thu được 63,84 lít H2(đktc). Biết khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. Giá trị nhỏ nhất của V là

A. 100. B. 180. C. 150. D. 120.

Câu 14: Cho hơi nước tác dụng với than nóng đỏ ở nhiệt độ cao được hỗn hợp X gồm CO, CO2 và H2. Cho V lít hỗn hợp X (đktc) tác dụng hoàn toàn với CuO dư, đun nóng thu được hỗn hợp chất rắn Y và hỗn hợp khí, hơi. Hòa tan hết hỗn hợp Y bằng dung dịch HNO3 đặc thu được 11,2 lít khí NO2 là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Biết rằng các phản ứng tạo hỗn hợp X có hiệu suất 80% và than gồm cacbon có lẫn 4% tạp chất trơ. Khối lượng than đã dùng để tạo được V lít hỗn hợp X (đktc) là

A. 1,152 gam. B. 1,250 gam. C. 1,800 gam. D. 1,953 gam.

Câu 15: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch NaHCO3.

(2) Cho dung dịch Al2(SO4)3 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc dung dịch Na[Al(OH)4]).

(3) Sục khí CH3NH2 tới dư vào dung dịch FeCl3.

(4) Sục khí propilen vào dung dịch KMnO4.

(5) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3.

(6) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AgNO3.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.

A. 8. B. 9. C. 7. D. 10.

Câu 17: Cho các phát biểu sau:

(1) Các chất phenol, axit photphoric đều chất là chất rắn ở điều kiện thường.

(2) H2SO4 là chất lỏng không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm, D=1,53 g/cm3, sôi ở 86oC.

(3) Chất dùng làm nguyên liệu chế tạo thuốc súng không khói là xenlulozơ.

(4) Poliacrilonitrin là chất không chứa liên kết pi (π).

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

Câu 18: Cho 0,03 mol hỗn hợp X gồm R-COOH và R-COOM (M là kim loại kiềm, R là gốc hiđrocacbon) tác dụng với 0,02 mol Ba(OH)2. Để trung hòa lượng Ba(OH)2 dư cần 200 ml dung dịch HCl 0,1M rồi cô cạn dung dịch sau các phản ứng trên thu được 6,03 gam chất rắn khan. Axit R-COOH có tên gọi là

A. axit butiric. B. axit axetic. C. axit acrylic. D. axit propionic.

Câu 19: X và Y lần lượt là tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một aminoaxit no mạch hở, có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng O2 vừa đủ thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và N2 có tổng khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 mol Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng cần thiết), sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được khối lượng chất rắn khan là

A. 98,9 gam. B. 94,5 gam. C. 87,3 gam. D. 107,1 gam.

Câu 20: Cho 3 chất hữu cơ X, Y, Z (mạch thẳng, chỉ chứa C, H, O) đều có khối lượng mol là 82 (trong đó X và Y là đồng phân của nhau). Biết 1,0 mol X hoặc Z tác dụng vừa đủ với 3,0 mol AgNO3 trong dung dịch NH3; 1,0 mol Y tác dụng vừa đủ với 4,0 mol AgNO3 trong dung dịch NH3. Kết luận không đúng khi nhận xét về X, Y, Z là

A. Số liên kết π trong X, Y và Z lần lượt là 4, 4 và 3.

B. Số nhóm chức -CHO trong X, Y và Z lần lượt là 1,2 và 1.

C. Phần trăm khối lượng của hiđro trong X là 7,32% và trong Z là 2,44%.

D. Phần trăm khối lượng oxi trong X là 39,02% và trong Z là 19,51%.

Câu 21: Hợp chất hữu cơ X có chứa cacbon, hiđro, oxi. Phân tích định lượng cho kết quả: 46,15% C; 4,62% H; 49,23% O (về khối lượng). Biết phân tử khối của X nhỏ hơn 200 đvC. Khi đun X với dung dịch NaOH dư thu được một muối Y và một ancol Z mạch hở đều thuần chức (không tạp chức). Số đồng phân cấu tạo của X là

A. 6. B. 7. C. 3. D. 4.

Câu 22: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol anđehit metacrylic và 0,3 mol khí hiđro. Nung nóng hỗn hợp X một thời gian, có mặt chất xúc tác Ni thu được hỗn hợp hơi Y có tỉ khối hơi so với He bằng 95/12. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư thì thấy hết a mol Br2. Giá trị của a là

A. 0,04. B. 0,02. C. 0,20. D. 0,08.

Câu 23: Đun nóng m gam hỗn hợp X (R-COO-R1; R-COO-R2) với 500 ml dung dịch NaOH 1,38M thu được dung dịch Y và 15,4 gam hỗn hợp T gồm hai ancol đơn chức là đồng đẳng liên tiếp. Cho toàn bộ lượng T tác dụng với Na dư thu được 5,04 lít khí hiđro (đktc). Cô cạn Y thu được chất rắn rồi lấy chất rắn này đem nung với CaO xúc tác đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 7,2 gam một khí. Giá trị của m là

A. 34,51. B. 31,00. C. 20,44. D. 40,60.

Câu 24: Cho các chất: phenylamoni clorua, phenyl clorua, m-crezol, ancol benzylic, natri phenolat, phenol, anilin. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, đun nóng là

A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.

Câu 25: So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ.

(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH.

(2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.

(3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit.

(4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.

(5) Cả 4 chất đều là các chất rắn, màu trắng.

Trong các so sánh trên, số so sánh không đúng là A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 26: Cho các kết luận sau:

(1) Đốt cháy hiđrocacbon thu được thì hiđrocacbon đó là ankan.

(2) Đốt cháy hiđrocacbon thu được thì hiđrocacbon đó là anken.

(3) Đốt cháy ankin thì được và nankin = .

(4) Tất cả các ankin đều có thể tham gia phản ứng thế bởi AgNO3/NH3.

(5) Tất cả các anken đối xứng đều có đồng phân hình học.

(6) Anilin là chất lỏng, không màu, ít tan trong nước, nặng hơn nước. Để lâu trong không khí, anilin có nhuốm màu đen vì bị oxi hoá.

(7) Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền tốt hơn cao su thiên nhiên.

(8) Toluen và stiren đều làm mất màu dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường.

Trong các kết luận trên, số kết luận đúng là:

A. 3. B. 5. C. 6. D. 4.

Câu 27: Nung m gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4 thu được chất rắn Y (KCl, K2MnO4, MnO2, KMnO4) và O2. Trong Y có 1,49 gam KCl chiếm 19,893% theo khối lượng. Trộn lượng O2 ở trên với không khí theo tỉ lệ thể tích thu được hỗn hợp khí Z. Đốt cháy hết 0,528 gam cacbon bằng hỗn hợp Z thu được hỗn hợp khí T gồm 3 khí O2, N2, CO2, trong đó CO2 chiếm 22% về thể tích. Biết trong không khí có 80% N2 và 20% O2 theo thể tích. Giá trị của m là

A. 8,53. B. 8,77. C. 8,91. D. 8,70.

Câu 28: Cho các phát biểu sau:

(1) Điều chế tơ nilon-6,6 bằng phản ứng trùng ngưng giữa axit ađipic và hexametylen điamin.

(2) Điều chế poli (vinyl ancol) bằng phản ứng trùng hợp ancol vinylic.

(3) Cao su buna-S được điều chế bằng phản ứng đồng trùng hợp giữa buta-1,3-đien với stiren.

(4) Trong một nguyên tử, số khối bằng tổng số hạt proton và nơtron.

(5) Trong điện phân dung dịch NaCl, trên catot xảy ra sự oxi hoá nước.

(6) Tơ xenlulozơ axetat thuộc loại tơ hóa học.

(7) Nitrophotka là hỗn hợp gồm KNO3 và (NH4)2HPO4.

(8) Ancol etylic và axit fomic có khối lượng phân tử bằng nhau nên là các chất đồng phân với nhau.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu không đúng là

A. 7. B. 5. C. 3. D. 6.

Câu 29: Hỗn hợp M gồm CuO và Fe2O3 có khối lượng 9,6 gam được chia làm hai phần bằng nhau (đựng trong hai cốc). Cho phần 1 tác dụng với 100 ml dung dịch HCl a (M), khuấy đều; sau khi phản ứng kết thúc, làm bay hơi một cách cẩn thận thu được 8,1 gam chất rắn khan. Cho phần 2 tác dụng với 200 ml dung dịch HCl a (M), khuấy đều, sau khi kết thúc phản ứng lại làm bay hơi thu được 9,2 gam chất rắn khan. Giá trị của a là

A. 1,00. B. 1,20. C. 0,75. D. 0,50.

Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một loại chất béo X thu được CO2 và H2O hơn kém nhau 0,6 mol. Tính thể tích dung dịch Br2 0,5M tối đa để phản ứng hết với 0,3 mol chất béo X ?

A. 0,36 lít. B. 2,40 lít. C. 1,20 lit. D. 1,60 lít.

Câu 31: Cho m gam bột kim loại R hóa trị 2 vào dung dịch CuSO4 dư. Sau phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được giảm 0,24 gam so với khối lượng chất rắn ban đầu. Cũng cho m gam bột kim loại trên vào dung dịch AgNO3 dư, đến khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được tăng 0,52 gam so với khối lượng chất rắn ban đầu. Kim loại R là

A. Sn. B. Zn. C. Cd. D. Pb.

Câu 32: Xét cân bằng trong bình kín có dung tích không đổi: X(khí) ⇄ 2Y(khí)

Ban đầu cho 1 mol khí X vào bình, khi đạt đến trạng thái cân bằng thì thấy: Tại thời điểm ở 35oC trong bình có 0,730 mol X; Tại thời điểm ở 45oC trong bình có 0,623 mol X. Có các phát biểu sau về cân bằng trên:

(1) Phản ứng thuận là phản ứng thu nhiệt.

(2) Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

(3) Thêm tiếp Y vào hỗn hợp cân bằng thì làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

(4) Thêm xúc tác thích hợp vào hỗn hợp cân bằng thì cân bằng vẫn không chuyển dịch.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

Câu 33: Cho các nhận xét sau:

(1) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí, mùi khai khó chịu, tan nhiều trong nước.

(2) Anilin làm quỳ tím ẩm đổi thành màu xanh.

(3) Alanin làm quỳ tím ẩm chuyển màu đỏ.

(4) Phenol là một axit yếu nhưng có thể làm quỳ tím ẩm chuyển thành màu đỏ.

(5) Trong các axit HF, HCl, HBr, HI thì HI là axit có tính khử mạnh nhất.

(6) Oxi có thể phản ứng trực tiếp với Cl2 ở điều kiện thường.

(7) Cho dung dịch AgNO3 vào 4 lọ đựng các dung dịch HF, HCl, HBr, HI, thì ở cả 4 lọ đều có kết tủa.

(8) Khi pha loãng H2SO4 đặc thì nên đổ từ từ nước vào axit.

Trong số các nhận xét trên, số nhận xét không đúng là

A. 5. B. 6. C. 8. D. 7.

Câu 34: Đốt m gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu, Mg, Zn trong oxi thu được 29,7 gam hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan hết Y bằng dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 17,92 lit khí NO2 (đktc). Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được dung dịch Z chứa 84,1 gam muối và khí SO2. Biết rằng NO2 và SO2 là các sản phẩm khử duy nhất của HNO3 và H2SO4. Giá trị của m là

A. 20,9. B. 20,1. C. 26,5. D. 23,3.

Câu 35: Cho các phương trình phản ứng:

(1) dung dịch FeCl2 + dung dịch AgNO3 dư → (2) Hg + S → (3) F2 + H2O →

(4) NH4Cl + NaNO2 (5) K + H2O → (6) H2S + O2 dư

(7) SO2 + dung dịch Br2 → (8) Mg + dung dịch HCl → (9) Ag + O3 →

(10) KMnO4 (11) MnO2 + HCl đặc (12) dung dịch FeCl3 + Cu →

Trong các phản ứng trên, số phản ứng tạo đơn chất là A. 9. B. 6. C. 7. D. 8.

Câu 36: Mỗi phân tử XY3 có tổng số hạt proton, nơtron, electron bằng 196, trong đó số hạt mạng điện nhiều hơn hạt không mang điện là 60. Số hạt proton của nguyên tử X ít hơn số hạt proton của nguyên tử Y là 4.

Thực hiện phản ứng: X + HNO3 ­→ T + NO + N2O + H2O. Biết tỉ lệ mol của NO và N2O là 3:1. Tổng hệ số (nguyên, tối giản) của các chất trong phản ứng trên là A. 143. B. 145. C. 146. D. 144.

A. Cho hỗn hợp chứa 0,10 mol Cu và 0,10 mol Ag vào dung dịch HNO3 đặc, nóng chứa 0,5 mol HNO3

B. Cho hỗn hợp chứa 0,10 mol Mg và 0,10 mol Zn vào dung dịch chứa 0,5 mol HCl.

C. Cho hỗn hợp chứa 0,05 mol Ba và 0,10 mol Al vào nước dư.

D. Cho hỗn hợp chứa 0,10 mol Fe2O3 và 0,10 mol Cu vào dung dịch HCl dư.

Câu 38: Nhiệt phân 50,56 gam KMnO4, sau một thời gian thu được 46,72 gam chất rắn. Cho toàn bộ lượng khí sinh ra phản ứng hết với hỗn hợp X gồm Mg, Fe thu được hỗn hợp Y nặng 13,04 gam. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 1,344 lít SO2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). Phần trăm khối lượng của Mg trong hỗn hợp X là

A. 39,13%. B. 46,15%. C. 28,15%. D. 52,17%.

Câu 39: Cho hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được một muối và 448 ml hơi một ancol (ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng bình tăng 8,68 gam. Công thức của hai hợp chất hữu cơ trong X là

A. C2H5COOH và C2H5COOCH3. B. HCOOH và HCOOC2H5.

C. CH3COOH và CH3COOCH3. D. CH3COOH và CH3COOC2H5.

Câu 40: Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0,3 mol AgNO3 bằng cường độ dòng điện 2,68 ampe, trong thời gian t (giờ) thu được dung dịch X. Cho 22,4 gam bột Fe vào dung dịch X thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) thu được 34,28 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của t là

A. 1,25. B. 1,40. C. 1,00. D. 1,20.

Câu 41: Hỗn hợp khí X gồm SO2 và không khí có tỉ lệ thể tích tương ứng là 1:5. Đun nóng hỗn hợp X với xúc tác V2O5 trong một bình kín có dung tích không đổi thu được hỗn hợp khí Y. Tỉ khối hơi của X so với Y là 0,93. Không khí có 20% thể tích là O2 và 80% thể tích là N2. Hiệu suất của phản ứng oxi hóa SO2 là

A. 84%. B. 75%. C. 80%. D. 42%.

Câu 42: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp FeS và FeCO3 bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được hỗn hợp gồm 2 khí CO2 và NO2 (NO2 là sản phẩm khử duy nhất của HNO3) có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 22,909. Phần trăm khối lượng của FeS trong hỗn hợp ban đầu là A. 44,47%. B. 43,14%. C. 83,66%. D. 56,86%.

Câu 43: Thủy phân hết một lượng pentapeptit T thu được 32,88 gam Ala-Gly-Ala-Gly; 10,85 gam Ala-Gly-Ala; 16,24 gam Ala-Gly-Gly; 26,28 gam Ala-Gly; 8,9 gam Alanin; còn lại là Glyxin và Gly-Gly với tỉ lệ mol tương ứng là 1:10. Tổng khối lượng Gly-Gly và Glyxin trong hỗn hợp sản phẩm là

A. 25,11 gam. B. 27,90 gam. C. 34,875 gam. D. 28,80 gam.

Câu 44: Hỗn hợp X gồm hiđro, propen, propanal, ancol alylic (CH2=CH-CH2OH). Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp X thu được 40,32 lít CO2 (đktc). Đun X với bột Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y, có dY/X=1,25.. Dẫn 0,1 mol hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, thấy hết m gam brom. Giá trị của m là

A. 12,0. B. 16,0. C. 4,0. D. 8,0.

Câu 45: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 loãng. (2) Cho hơi ancol etylic đi qua bột CuO nung nóng.

(3) Sục khí etilen vào dung dịch Br2 trong CCl4. (4) Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng.

(5) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. (6) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.

(7) Cho FeS vào dung dịch HCl. (8) Cho Si vào dung dịch NaOH đặc, nóng.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa-khử là

A. 4. B. 6. C. 7. D. 5.

Câu 46: Lên men m kg gạo chứa 80% tinh bột điều chế được 10 lít rượu (ancol) etylic 36,80. Biết hiệu suất cả quá trình điều chế là 50% và khối lượng riêng của rượu nguyên chất là 0,8 gam/ml. Giá trị của m là

A. 16,200. B. 20,250. C. 8,100. D. 12,960.

Câu 47: Thực hiện phản ứng crackinh m gam isobutan thu được hỗn hợp X chỉ có các hiđrocacbon. Dẫn hỗn hợp X qua dung dịch chứa 6,4 gam brom, thấy brom phản ứng hết và có 4,704 lít hỗn hợp khí Y (đktc) thoát ra. Tỉ khối hơi của Y so với H2 là 117/7. Giá trị của m là A. 10,44. B. 8,70. C. 9,28. D. 8,12.

Trong số các so sánh trên, số so sánh đúng là: A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

Câu 49: Hoà tan hoàn toàn 8,4 gam Fe cần V ml dung dịch HNO3 0,5M thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị nhỏ nhất của V là A. 400. B. 1200. C. 800. D. 600.

Câu 50: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp T gồm Fe(NO3)2 và Al(NO3)3 thu được hỗn hợp khí X. Trộn hỗn hợp khí X với 112 ml khí O2 (đktc) thu được hỗn hợp khí Y. Hấp thụ hoàn toàn hỗn hợp khí Y vào 3,5 lít H2O (không thấy có khí thoát ra) thu được dung dịch có pH = 1,7. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong hỗn hợp T là

A. 62,83%. B. 50,26%. C. 56,54%. D. 75,39%.

O2 Education gửi các thầy cô link download file word đề và đáp án đề thi

De thi HSG 12 tinh Thai Binh 20132014

Tổng hợp đề thi HSG lớp 12 môn hoá học

Tổng hợp các phương pháp giải bài tập môn hoá học

Tổng hợp đề thi THPT QG 2023 file word có lời giải chi tiết

“Săn” Nguyệt Thực Toàn Phần Cuối Cùng Năm 2023: Cực Hiếm

Dự kiến nguyệt thực toàn phần cuối cùng của năm 2023 sẽ bắt đầu vào 16h ngày  8/11 tại Hà Nội. Hiện tượng thiên nhiên đặc biệt này hứa hẹn được rất nhiều người quan tâm và đón đợi nghiêm ngưỡng. 

Đón chờ nguyệt thực toàn phần cuối cùng của năm 2023

Hiện tượng nguyệt thực toàn phần rất hiếm khi xảy ra. Cuối năm 2023, hiện tượng này lại một lần nữa trở lại. Cùng đón đợi nguyệt thực toàn phần cuối cùng của năm vào tháng 11. 

Khi nào có nguyệt thực toàn phần cuối cùng của năm 2023 

Hiện tượng nguyệt thực toàn phần cuối cùng của năm 2023 diễn ra vào 8/11. Theo múi giờ Việt Nam, nguyệt thực sẽ bắt đầu lúc 16h09 ngày 8/11 (giờ Hà Nội) và diễn ra vào khoảng 5 giờ sáng – 9 giờ sáng tại Đông Bắc Mỹ (EDT).

Tại thời điểm cực đại, vị trí mặt trời có thể bị mặt trăng che mắt đến 82%.

Đón chờ nguyệt thực toàn phần 2023 

Cách xem nguyệt thực toàn phần trọn vẹn 

Để có thể xem trọn vẹn hiện tượng nguyệt thực toàn phần ở Việt Nam, bạn cần nằm trong khu vực dễ theo dõi và quang mây. 

Với điều kiện xem bằng mắt thông thường, ban chỉ có thể thấy ánh đỏ của mặt trăng. Tuy nhiên, nếu sử dụng kính thiên văn để theo dõi, bạn có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của hiện tượng này. Kích thước mặt trăng lớn, rõ ràng và nhuộm màu đỏ cam ấn tượng. 

Ngắm nguyệt thực toàn phần bằng kính thiên văn 

Nguyệt thực là gì?   Nguyệt thực toàn phần là gì?

Hiện tượng nguyệt thực được chia làm 3 loại: nguyệt thực toàn phần và nguyệt thực 1 phần và nguyệt thực nửa tối. 

Hiện tượng nguyệt thực toàn phần được đánh giá là “RẤT HIẾM’ xuất hiện. 

Nguyệt thực toàn phần là gì? 

Nguyệt thực toàn phần là khi mặt trăng di chuyển vào vùng tối của trái đất. Hiện tượng này còn được gọi là: “trắng máu”. Vì sao nguyệt thực toàn phần lại gọi là “trắng máu”. Cái tên đặc biệt này được giải thích như sau:

Bầu khí quyển cản các tia sáng có bước sóng ngắn từ mặt trời chiếu tới. 

Ánh sáng mặt trăng sẽ mờ đi và chỉ còn thấy màu đỏ hoặc cam sẫm. 

Ảnh hưởng của nguyệt thực đến trái đất 

Trước những hình ảnh ấn tượng và mãn nhãn của hiện tượng nguyệt thực toàn phần, ít ai biết sau đó là nguy cơ gây ra những biến đổi nguy hiểm:

Lực hấp dẫn trên trái đất tại thời điểm nguyệt thực đạt cực đại khiến thủy triều mạnh và cao hơn, có thể gây ra dao động địa chất. 

Nguyệt thực có thể khiến melatonin và hormone (chất điều chỉnh quy trình ngủ) suy giảm. Do đó, vào các thời điểm nguyệt thực toàn phần, con người sẽ cảm thấy khó ngủ hơ. 

Hình ảnh hiện tượng nguyệt thực 

Hiện tượng nguyệt thực diễn ra như thế nào? 

Nguyệt thực toàn phần

Hiện tượng siêu trăng máu 

DỰ BÁO: Những lần nguyệt thực toàn phần sắp tới 

Sự dịch chuyển và chu kỳ quay vòng của các hành tinh là có thể dự đoán được. Do đó, NASA đã đưa ra một số dự đoán về các lần nguyệt thực toàn phần tiếp theo:

Ngày 13 đến ngày 14 tháng 3 năm 2025: Nguyệt thực toàn phần ở: Phần lớn Châu Âu, Phần lớn Châu Á, Phần lớn Châu Úc, Phần lớn Châu Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Bắc Cực, Nam Cực

Ngày 7 đến ngày 8 tháng 9 năm 2025: Nguyệt thực toàn phần ở: Châu Âu, Châu Á, Châu Úc, Châu Phi, Tây ở Bắc Mỹ, Đông ở Nam Mỹ, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Cực, Nam Cực. 

Ngày 2 đến ngày 3 tháng 3 năm 2026: Nguyệt thực toàn phần ở: Đông ở Châu Âu, Châu Á, Châu Úc, Bắc Mĩ, Phần lớn Nam Mỹ, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Cực, Nam Cực

Nguyệt thực toàn phần lần tiếp theo khi nào? 

Như vậy, nếu không chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần cuối cùng của năm 2023, bạn sẽ phải đợi 3 năm để được chiêm ngưỡng nguyệt thực trở lại. 

Truy cập Thời tiết 24h mỗi ngày để cập nhật những thông tin dự báo thời tiết và diễn biến, hiện tượng thời tiết hấp dẫn. 

Báo Cáo Tổng Kết Năm Học Trường Thcs Mẫu Báo Cáo Tổng Kết Năm Học 2023 – 2023

Số: /BC- . . . . . .

. . . . . . . . . . . , ngày …..tháng….. năm ………

(Mẫu dùng cho trường THCS)

A. PHẦN THỐNG KÊ SỐ LIỆU:

1. Đội ngũ QL, GV, NV

NỘI DUNG Tổng số Số nữ Đạt chuẩn ĐT Trên chuẩn Chưa đạt

Ban giám hiệu

Giáo viên

Nhân viên X X X

TỔNG CỘNG

– Số Giáo viên được BGH kiểm tra chuyên môn: . . . . . . . . . người.

* Xếp loại Giáo viên:

Tổng số Giáo viên

Tổng số GV giỏi

Số GV giỏi chia ra

Khá

Trung bình

Yếu

Ghi chú

Cấp trường

Cấp huyện

Cấp tỉnh

2. Học sinh:

NỘI DUNG

SỐ LIỆU CUỐI NĂM HỌC

Tổng cộng

Nữ

Lớp

Lớp

Lớp

Lớp

Lớp

– Số lớp cuối kỳ

X

– Số học sinh cuối kỳ

– Số bỏ học so với khai giảng

– Tổng số HS dân tộc ít người

Trong đó: Học sinh Châu ro

– Tổng số HS dân tộc bỏ học

B. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ:

1. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch, chương trình dạy học;

2. Tình hình thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường;

Công tác tư vấn học đường;

Công tác giáo dục thể chất, các môn thể thao,…;

Công tác giáo dục kỹ năng sống ;

… nội dung khác, tùy theo cấp học.

3. Công tác giáo dục đạo đức, giáo dục ATGT, P. chống ma túy, bạo lực học đường;

4. Kết quả phát triển thư viện trường học;

5. Công tác phổ cập giáo dục, duy trì sĩ số; các biện pháp đã thực hiện để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học;

7. Công tác xã hội hóa giáo dục; kết quả huy động hỗ trợ, đóng góp cho nhà trường;

8. Việc thực hiện các nguyên tắc quản lý tài chính ; Việc thực hiện quy chế dân chủ, công khai tài chính trong nhà trường;

9. Công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh (dành cho cấp THCS);

10. Kết quả thực hiện các cuộc vận động của ngành:

Xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp;

Cán bộ, công chức, giáo viên thi đua thực hiện văn hóa công sở;

Cán bộ, công chức, giáo viên nói không với tiêu cực;

Thực hiện nề nếp đồng phục của HS và của GV.

Các số liệu khác:

– Tổng số kinh phí tu sửa CSVC, mua sắm trong nhà trường: . . . . . . . . . . . . đồng.

Trong đó: nguồn kinh phí do cha mẹ HS đóng góp: . . . . . . . . . . . . đồng.

– Tổng số lượt GV sử dụng đồ dùng dạy học.: . . . . . . . . . . . . lượt.

– Số tiết dạy trên máy (ứng dụng công nghệ thông tin).: . . . . . . . . . . . . . tiết

C. ĐÁNH GIÁ CHUNG:

Những hoạt động nổi bật, đạt kết quả tốt;

Những mặt hoạt động còn hạn chế, yếu kém của trường;

Những khó khăn lớn trong thực hiện nhiệm vụ năm học.

Số: ……………………..

……………., ngày…tháng…năm…….

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. THUẬN LỢI

– Trường THCS ………… luôn được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp Ủy Đảng và chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Phòng Giáo dục và Đào tạo ………. Đặc biệt, tập thể cán bộ giáo viên Nhà trường luôn đoàn kết nhất trí cao khi thực hiện Nội quy cơ quan, Nghị quyết của chi bộ trường

II. KHÓ KHĂN

– Phần lớn do gia đình không có điều kiện kinh tế nên phải đi làm ăn xa dẫn đến học sinh thiếu động cơ học tập Còn một bộ phận cha, mẹ học sinh nhận thức còn hạn chế, ít quan tâm đến con em mình, giao khoán các em cho nhà trường

B. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC

I. CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG

Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã triển khai quán triệt các chủ trương của Đảng,chính sách pháp luật của Nhà nước cho CB,GV,HS Lãnh đạo nhà trường thường xuyên nhắc nhở cán bộ, giáo viên của trường phải gương mẫu chấp hành tốt nội quy cơ quan; có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng; phải luôn tự học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý qua đồng nghiệp, qua sách báo, tài liệu, qua mạng internet.

1. Thực hiện phê bình và tự phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII; tự phê bình và phê bình, gắn với đánh giá chất lượng cơ sở đảng và đảng viên năm….; đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, viên chức năm……

Chi bộ đã thực hiện phê bình và tự phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII nghiêm túc đúng qui định. Tập thể Chi ủy và Đảng viên đã nêu cụ thể những ưu khuyết điểm trong việc thực hiện nhiệm vụ và đã tiếp thu những ý kiến góp ý của Chi bộ và Đảng ủy ………..

Cuối năm …….., thực hiện sự chỉ đạo của Đảng ủy …………, Chi bộ đã tổ chức thực hiện phê bình và tự phê bình gắn với việc đánh giá chất lượng đảng viên và tổ chức cơ sở đảng; cụ thể: có 100% đảng viên đủ tư cách, hoàn thành nhiệm vụ; có 06/29 đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đề nghị cấp trên khen thưởng, Chi bộ đạt danh hiệu vững mạnh tiêu biểu năm……

2. Tổ chức thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ chính trị, kết hợp các cuộc vận động và phong trào thi đua của Ngành.

Chi bộ nhà trường luôn nhắc nhở CB – GV – NV việc thực hiện kế hoạch cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo chỉ thị 03 của Bộ chính trị, mỗi cá nhân phải tự đề ra cho mình một kế hoạch học tập và làm theo trong năm …. và tiếp tục thực hiện chuyên đề……, nhằm đẩy mạnh việc xây dựng tổ chức Đảng ngày càng trong sạch vững mạnh, đội ngũ cán bộ, đảng viên, viên chức thật sự trở thành những con người có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ năng lực chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

II. QUY MÔ SỐ LƯỢNG

– Năm học………….

Tổng số nhân sự: 62

Cao đẳng : 16, Đại học: 44, khác : 02

Trình độ tin học: Trình độ B: 03; trình độ A: 42;

Trình độ ngoại ngữ: trình độ B: 40; trình độ A: 7;

BGH: 02;Tổ văn phòng: 05

Tổ Toán –Lí – CN: 14 giáo viên; Tổ Văn CD: 13 giáo viên; Tổ Anh văn: 7 giáo viên; Tổ Sử-Địa-Hóa–Sinh: 11 giáo viên; Tổ TD-AN-MT–TH: 10 giáo viên

Tổng số lớp: 28

– Tổng số học sinh đầu năm: 962; cuối năm 918, số học sinh giảm so với đầu năm: 44 ,trong đó: Khối 6 giảm: 09 HS; Khối 7 giảm: 10 HS; Khối 8 giảm: 14 HS; Khối 9 giảm: 12 HS. Học sinh bỏ học 07 HS; học sinh chuyển đi 38 HS; học sinh chuyển đến 01 HS).

– Huy động học sinh so với kế hoạch, so với dân số trong độ tuổi và so với cùng kỳ năm trước: Kế hoạch huy động hằng năm đạt từ 98% trở lên; trong thực hiện đạt vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Năm 2023, huy động trẻ hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6 đạt 216/233, tỷ lệ 100%.

– Xây dựng quy mô giáo dục, thực hiện ưu tiên đối với học sinh con người dân tộc …………., học sinh con có cha mẹ thuộc diện hưởng chế độ chính sách, học sinh con bị mồ côi không nơi nương tựa.

III. THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN

1. Giáo dục Trung học cơ sở

Trường tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn do Sở giáo dục và phòng giáo dục tổ chức cụ thể: Bồi dưỡng thường xuyên: 100% GV và CBQL dự theo chuyên môn; có 100% CB-GV-CNV nhà trường dự bồi dưỡng chính trị hè; 100% giáo viên dự triển khai nhiệm vụ năm học của PGD (nhà trường tổ chức triển khai lại trong cuộc họp HĐSP).

– Nhà trường chỉ đạo tổ chuyên môn dự giờ rút kinh nghiệm, dự giờ xếp loại giáo viên từ 1-2 tiết/giáo viên. Trong học kỳ, Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng dự giờ kiểm tra hồ sơ, kiểm tra đề kiểm tra định kỳ của học sinh…đánh giá sát năng lực học tập của học sinh.Triển khai thực hiện có hiệu quả 2 lớp 6, 2 lớp 7 theo mô hình trường học mới. Thường xuyên triển khai công tác tự bồi dưỡng của giáo viên, cán bộ quản lý. Có 08 giáo viên và 2 CBQL dự tập huấn lớp học theo mô hình trường học mới lớp 6 và lớp 7; Có 02 giáo viên dự tập huấn sử dụng phần mềm Smas 3.0 tại phòng giáo dục và đã triển khai cho 100% giáo viên trong nhà trường.

Kết quả 2 mặt giáo dục: Hạnh kiểm: Tốt 691 , tỷ lệ 75,3%, Khá 192 , tỷ lệ 20,9%,Trung bình 34 , tỷ lệ 3,7. Yếu 01, tỷ lệ 0,1%

Học lực: Giỏi 294 , tỷ lệ 32 %, Khá 342 , tỷ lệ 37,3 %,Trung bình 267 , tỷ lệ 29,1%,Yếu 14 , tỷ lệ 1,5 %. Kém 01, tỷ lệ 0,1%

Năm học…………………trường duy trì “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Xanh – sạch – đẹp mức độ cao, trường đã duy trì công tác trường chuẩn và trường đạt chất lượng giáo dục cấp độ ba. Chi bộ trường được công nhận là chi bộ vững mạnh tiêu biểu năm 2023.

– Ứng dụng CNTT: 100% giáo viên sử dụng ứng dụng CNTT vào giảng dạy.

100% tham gia công tác Phổ cập giáo dục THCS trên tinh thần tự giác, trách nhiệm. Kết quả thực hiện, đơn vị luôn giữ vững chuẩn Phổ cập giáo dục THCS hàng năm: tỷ lệ chuẩn Phổ cập giáo dục THCS 2023, là 667/695, đạt 95.97 %.

2. Công nghệ thông tin:

Nhà trường quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin cho công tác quản lý, giảng dạy và giáo dục như: có đường truyền Internet cáp quang tốc độ cao, dành cho việc truy cập tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập của Giáo viên và Học sinh; mua sắm bổ sung 03 máy tính xách tay, sửa chữa phòng máy và thay mới các đầu CPU đã hư, trang bị 1 phòng họp trực tuyến.

Nhà trường có 02 phòng nghe nhìn dùng cho việc trình chiếu giảng dạy của giáo viên; đa số cán bộ quản lý và giáo viên đều ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy. Kế hoạch nhà trường mỗi giáo viên đều có 1-2 tiết có ứng dụng CNTT trên mỗi học kỳ. Đến cuối năm học đã có 156 tiết giảng dạy bằng máy chiếu. Giáo viên nhận thông tin và trao đổi thông tin, thông báo, trao đổi chuyên môn qua địa chỉ mail cá nhân.

Nhà trường có 2 phòng máy vi tính với: 60 máy con và 2 máy chủ ,có 3 đường truyền Internet cáp quang tốc độ cao, dành cho việc truy cập tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập của Giáo viên và Học sinh.

Bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế cần khắc phục như: việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy chưa hiệu quả, một số CB, GV chưa có kế hoạch tự bồi dưỡng kiến thức CNTT. Việc sử dụng thiết bị giảng dạy chưa thường xuyên,

3. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục

Quán triệt Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư số: 13/2012/TT-BGDĐT, ngày 06 tháng 04 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tổ chức kiểm tra:

Công tác duy trì trường chuẩn quốc gia : trường đã hoàn thành công tác bổ sung hồ sơ duy trì trường chuẩn quốc gia.

Công tác kiểm định chất lượng giáo dục: trường tiếp tục bổ sung hồ sơ vào phần mềm và bổ sung minh chứng năm học ………………. để duy trì trường đạt chất lượng giáo dục cấp độ 3.

IV. THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ

1. Phát triển đảng theo Chỉ thị 34

– Trong năm học………………. chi bộ tổ chức giới thiệu và kết nạp 6 đồng chí đảng viên mới nâng tổng số đảng viên là 37; cấp trên chấm công nhận tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh với số điểm 100/100.

– Năm……………….chi bộ đạt tiêu chuẩn “Chi bộ trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu ’’.

– Công tác tổ chức cán bộ được nhà trường quan tâm đúng mức, nguồn nhân lực của Nhà trường phát triển khá tốt, số lượng giáo viên có trình độ đào tạo Đại học chiếm tỷ lệ 70,2 % và sẽ phát triển trong thời gian tới.

2. Công tác thanh tra

– Nhà trường đã xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học và luôn kiểm tra nhắc nhở các bộ phận thực hiện theo kế hoạch hàng tháng đạt kết quả:

Kiểm tra toàn diện giáo viên: 54/54gv, tỷ lệ: 100%

Dự giờ xếp loại giáo viên: 116 tiết, dự giờ rút kinh nghiệm: 54 tiết.

Kiểm tra hồ sơ GV: có 41 lần kiểm tra hồ sơ (1 lần /tổ CM/tháng.)

100% GV sử dụng ĐDDH khi lên lớp, thực hiện đúng qui định các tiết có thực hành thí nghiệm.

Kiểm tra giáo án: có 87 lần kiểm tra; 2 tuần kiểm 1 lần (GV soạn trước 2 tuần)

Sinh hoạt tổ CM: có 75 buổi (2 tuần /lần.)

Thực hiện tự chọn: đúng theo nội dung chương trình giáo dục phổ thông. Ngoài ra trong năm học giáo viên còn tự bồi dưỡng chứng chỉ như: B ngoại ngữ, A tin học. Năm học 2023-2023 trường có thêm 05 giáo viên có chứng chỉ A Tin học, 15 giáo viên có chứng chỉ B ngoại ngữ…

– BGH kết hợp ban thanh tra nhân dân kiểm tra việc dạy thêm học thêm ngoài nhà trường, kiểm tra cơ sở vật chất…

Qua kiểm tra để đôn đốc, thúc đẩy hoạt động dạy và học, nâng cao hiệu lực của công tác quản lý.

3. Kế hoạch Tài chính

Nhà trường xây dựng kế hoạch tài chính theo đúng quy định tài chính của cấp trên’ Thu chi theo đúng quy định. Nhà trường công khai tài chính theo thông tư 09. Nhà trường công khai thu chi ngoài ngân sách theo đúng quy định

Nhà trường chủ động thực hiện kế hoạch tài chính được phân bổ theo đúng quy định.Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, việc chi tiêu trong trường theo quy chế chi tiêu nội bộ, thực hành tiết kiệm triệt để.

Trang bị đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo cho giáo viên và học sinh, các thiết bị hiện có đủ sử dụng cho dạy và học.Tập trung đầu tư xây dựng thư viện tiên tiến.

Theo từng quý, nhà trường mua sắm bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động chung.

4. Tăng cường cơ sở vật chất

Trong năm học………………. Đủ phòng học, phòng thực hành, phòng nghe nhìn.

Nhà trường đã quy hoạch mạng lưới trường lớp năm……………….

Nhà trường nghiêm túc thực hiện đúng quy định tài chính của cấp trên.

Cơ sở vật chất của nhà trường từng bước được nâng lên nhưng vẫn còn khó khăn: Khu sân sinh hoạt còn một bên thấp, ngập nước trong mùa mưa.

5. Cải cách hành chính, thi đua – khen thưởng

Thủ tục chuyển trường, cấp phát văn bằng chứng chỉ, hồ sơ dạy thêm, học thêm theo đúng quy định của ngành.

Nhà trường chú trọng công tác thi đua khen thưởng cho học sinh và giáo viên, khen thưởng kịp thời và có tác dụng thiết thực động viên phong trào dạy và học từ đó nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục như khen thưởng học sinh đạt kết quả trong các kỳ thi cấp trường, cấp huyện. Ngoài ra hàng tuần còn có khen thưởng học sinh đạt thành tích cao do hội PHHS của lớp vận động. Kết quả năm học đã khen thưởng học sinh là 23 giải thi cấp huyện. Cuối năm học đã khen thưởng 639 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi và tiên tiến, đồng thời cũng khen thưởng học sinh kịp thời trong các kỳ thi do huyện, Sở tổ chức Trường cũng đã tham gia xây dựng tiêu chí thi đua của cụm, khối THCS và làm hồ sơ đăng ký kịp thời.

6. Hoạt động các đoàn thể, thực hiện xã hội hóa

6.1. Xây dựng bộ máy, đội ngũ các tổ chức đoàn thể.

Nhà trường thành lập tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên,dưới sự chỉ đạo của BGH, các đoàn thể trong nhà trường thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của đơn vị, các phong trào của ngành, của địa phương.

6.2. Tổ chức thực hiện các phong trào mang tính đặc trưng của đoàn thể

Trường đã thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, phối hợp với CĐCS tổ chức triển khai thực hiện, kết quả 100% GV trường đều đăng ký thực hiện và không có trường hợp vi phạm TTATGT. Không vi phạm đạo đức nhà giáo.

Công đoàn trường luôn chú trọng nhiều đến phong trào giao lưu học hỏi, chăm lo đời sống cán bộ giáo viên như: khen thưởng cuối năm, tặng quà nhân dịp lễ 20/11, tết Nguyên đán. Ngoài ra tập thể còn nhận nuôi hai bà mẹ liệt sĩ ở địa bàn Thị trấn đến suốt đời và một công đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn (mỗi tháng 20kg gạo trị giá 300.000đ) cho đến nay số tiền tương đương hơn 20.000.000đ

6.3. Công tác Đoàn, Hội, Đội

Hoạt động công tác chi đoàn giáo viên, Đội ổn định, có nề nếp và đều đạt tiêu chí của cơ sở đoàn thể vững mạnh xuất sắc. Đội TNTPHCM đã tổ chức cho HS tham quan khu di tích Ranh Hạt, … tham gia các phong trào thi làm báo tường, vẽ tranh, ngày hội văn hóa các dân tộc, kể chuyện về bác Hồ… do nhà thiếu nhi và Phòng giáo dục tổ chức. Kết quả thi đua hoạt động Đội (gồm phong trào, thi đua cờ đỏ tuần) có 7 chi đội dẫn đầu phong trào đó là chi đội các lớp 6/1,6/2,7/7, 7/8,,8/6,9/6,9/7.

6.4. Thực hiện xã hội hóa giáo dục…

V. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG.

1. Ưu điểm, tiến bộ và nguyên nhân.

Nguồn nhân lực và cơ sở vật chất của trường ngày càng phát triển, đáp ứng được việc nâng cao chất lượng giáo dục trong những năm tới theo chỉ đạo của Phòng Giáo Dục – Đào Tạo .

Chi bộ nhà trường năng động trong chỉ đạo, điều hành hoạt động của Nhà trường, luôn có kế hoạch bồi dưỡng đảng viên, quần chúng trở thành những cá nhân có phẩm chất chính trị đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ tốt, số lượng đảng viên của chi bộ trường tăng lên hàng năm, đến nay đã có 37 đảng viên( đạt 59,7%).

Chính quyền và đoàn thể nhà trường phối hợp tốt trong việc thực hiện các cuộc vận động của ngành nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị

Việc phối hợp với chính quyền địa phương để thực hiện nhiệm vụ của ngành là tương đối đồng bộ.

Công tác xã hội hóa giáo dục cũng được Nhà trường quan tâm, kết quả đạt được là rất tốt. Nhà trường cố gắng duy trì và phát triển công tác này trong suốt năm học……………….

2. Hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân.

Năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, còn một ít giáo viên hạn chế về kinh nghiệm giảng dạy. Việc đổi mới phương pháp dạy học chưa đạt kết quả như mong muốn. Sinh hoạt chuyên đề của các tổ chuyên môn thiếu tính đột phá. Kết quả học sinh giỏi các cấp chưa cao, giáo viên tham gia các phong trào chưa đạt về số lượng lẫn chất lượng..

Nguyên nhân là do:

Tuổi nghề của giáo viên chưa đồng đều, số giáo viên nghỉ hộ sản và được luân chuyển, mới tuyển trong năm học nhiều nên hạn chế về kinh nghiệm giảng dạy và chất lượng giảng dạy, một số giáo viên thiếu tính đột phá, năng động.

Còn một số ít học sinh thiếu động cơ học tập đúng đắn, lười học, đua đòi, ham chơi, gia đình không có điều kiện kinh tế phải đi làm ăn xa nên không quan tâm được việc học của con em…dẫn đến chất lượng còn hạn chế.

C. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC ……………….

Phát huy kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, thiếu sót ở năm học………………., trường THCS Thị Trấn tập trung đề ra phương hướng năm học………………. như sau:

I. Định hướng chung

Năm học……………….cũng là năm học thực hiện …………………………………………………. Trường THCS ………… luôn củng cố, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, chất lượng của đội ngũ, chất lượng giáo dục toàn diện, từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất nhà trường, duy trì công nhận lại Trường đạt chuẩn quốc gia và trường đạt chất lượng giáo dục cấp độ 3 .

II. Quy mô phát triển

Quy mô số lượng:

– Năm học……………….

Tổng số nhân sự: 51

Tổng số lớp: 23

Tổng số học sinh: 833

Chia ra: Tuyển mới khối 6: 120 học sinh/3 lớp (trong đó tuyển ngoài địa bàn Thị Trấn là 30 học sinh); khối 7: 243 học sinh/7 lớp; khối 8: 270 học sinh/7 lớp; khối 9: 200 học sinh/6 lớp .

III. Nhiệm vụ trọng tâm

1. Tập trung chỉ đạo tiếp tục đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, tạo sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

2. Tích cực triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên; quan tâm phát triển đội ngũ giáo viên; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc tổ chức, phối hợp giáo dục học sinh.

3. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục theo hướng tăng cường thực hiện kế hoạch giáo dục; nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý của đơn vị.

4. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành gắn với việc đổi mới giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đọa đức lối sống của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường.

5. Duy trì và công nhận lại trường chuẩn quốc gia.

6.Tập trung bổ sung hồ sơ kiểm định chất lượng.

IV. Nhiệm vụ cụ thể

1. Kiểm tra, thi và kiểm định chất lượng giáo dục

Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.Chú trọng bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp ở các bộ môn.

Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo để nâng cao kỹ năng sống cho học sinh.

Tổ chức thi làm đồ dùng dạy học, sản phẩm ứng dụng CNTT, sản phẩm nghiên cứu KHKT trong giảng dạy.

Tổ chức thực hiện tốt các chuyên đề.

Tổ chức kiểm tra học kì đúng qui chế.

Tổ chức xét tốt nghiệp.

2. Tổ chức cán bộ:

Thực hiện đánh giá cán bộ quản lý theo chuẩn Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng, đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên.

Advertisement

3. Công tác thanh tra:

Thực hiện kiểm tra nội bộ.

Tập trung tổ chức kiểm tra đúng qui chế.

4. Kế hoạch tài chính

Nhà trường chủ động thực hiện kế hoạch tài chính được phân bổ theo đúng quy định.Sử dụng quỹ ngoài ngân sách đúng mục đích, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

5. Công nghệ thông tin:

Tiếp tục thực hiện ứng dụng CNTT trong quản lý và trong giảng dạy.

6. Công tác đoàn thể, xã hội hóa:

Tiếp tục tranh thủ sự hỗ trợ của PHHS để khen thưởng học sinh cuối năm.

7. Công tác xây dựng cơ bản:

Sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị phục vụ giảng dạy.

8. Cải cách hành chính, đẩy mạnh phong trào thi đua hai tốt:

Đẩy mạnh cải cách hành chính Chi bộ, ban giám hiệu kết hợp với công đoàn tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt ” tạo môi trường học tập thân thiện, cởi mở giữa các thành viên; xây dựng văn hóa cộng đồng trong Nhà trường, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo của Nhà trường.

III. Tổ chức thực hiện:

– Quán triệt mục đích, yêu cầu năm học………………. theo tinh thần văn bản chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận tới toàn thể cán bộ, viên chức và các bộ phận trong đơn vị; gửi các cơ quan quản lý chủ quản, chính quyền địa phương và được công khai trong toàn thể cán bộ, viên chức, học sinh và phụ huynh học sinh trong nhà trường để:

Tăng cường phối hợp sự hỗ trợ giữa gia đình – nhà trường – xã hội để duy trì sĩ số học sinh.

Tiếp tục thực hiện đổi mới công tác quản lý, công tác kiểm tra đánh giá học sinh.

Báo cáo tổng kết trên cơ sở thực tế hoạt động của các bộ phận và kết quả mọi mặt trong thực hiện công tác giáo dục của đơn vị và được đóng góp của tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường, thành văn bản báo cáo kết quả hoạt động chỉ đạo của chi bộ Đảng, của chính quyền và đoàn thể nhà trường;

Nơi nhận:

– ……………….

HIỆU TRƯỞNG

Thực hiện Quyết định số ………. của Ủy ban nhân dân tỉnh về Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học……. đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; Công văn……. của Sở GD&ĐT……. về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cấp Trung học cơ sở, năm học….., Công văn……. của Phòng GD ĐT……. về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cấp Trung hoc cơ sở, năm học……

Trường THCS …….. báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học……. và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học…… như sau:

Phần thứ nhất

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC……

I. Đánh giá về quy mô trường, lớp, học sinh và giáo viên:

1. Kết quả đạt được:

Tổng số lớp: 19 (Khối 6: 5; Khối 7: 4; Khối 8: 5; Khối 9: 5)

Tổng số học sinh: 707, trong đó:

Khối 6: 191 (Giảm 1 do chuyển trường); Khối 7: 167; Khối 8:177 (Tăng 1 do chuyển đến); Khối 9: 172( Tăng 1 do chuyển đến).

Không có HS bỏ học.

Tổng số: 42 (Đầu năm 41, cuối HKI: 40, đầu tháng 4: 42); Nữ: 27.

2. Hạn chế:

+ Sân thể dục, thể thao chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học.

+ Thiếu phòng học bộ môn

II. Kết quả chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ

1. Thực hiện kế hoạch giáo dục:

1.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục, thực hiện linh hoạt, sáng tạo chương trình và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục.

Thực hiện Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2023 của Bộ GDĐT về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục .Nhà trường đã triển khai tới từng tổ chuyên môn và đã từng bước xây dựng lại Kế hoạch dạy học. Với kế hoạch bài dạy, nhà trường chỉ đạo giáo viên soạn đổi mới theo 4 bước ở một số bài ( nếu phù hợp) và đổi mới hình thức dự giờ, hình thức dạy học. Sau khi tập huấn chuyên môn ở Sở GD về, nhà trường đã xây dựng phiếu dự giờ theo tinh thần đổi mới và đã sử dụng phiếu dự giờ theo mẫu của Bộ GD.

Kết quả: Nhiều tiết dạy đã đổi mới cách dạy và hình thức dự giờ, tiêu biểu là tổ KHTN. So với cùng kì năm học trước thì đã có sự điều chỉnh theo hướng phù hợp với chương trình GDPT 2023.

1.2. Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức dạy học, giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh:

Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học và tham gia Cuộc thi KHKT dành cho học sinh, tham gia cuộc thi toàn trường có 08 sản phẩm của 6 lớp do GV trong tổ làm chủ nhiệm là, 9A, 8B, 8E, 7A,7B, 7C,7D, 6B; các sản phẩm đa dạng, thể hiện tính sáng tạo cao của học sinh, kết quả có 02 sản phẩm được chọn đi dự thi ở Huyện và đạt giải, 1 giải nhì, 1 giải ba, xếp nhì toàn đoàn cấp huyện (1 sản phẩm dự thi cấp tỉnh nhưng không đạt giải), cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên trường có 1 sản phẩm đạt giải nhì được dự thi ở tỉnh.

….

Cập nhật thông tin chi tiết về Kết Quả Tháng Hành Động Vì An Toàn Thực Phẩm Năm 2023 Tại Tỉnh Thái Bình trên website Xfsq.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!