Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Dành Cho Các It Support Tương Lai được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xfsq.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Một số câu hỏi thường xuyên xuất hiện khi phỏng vấn IT Support 1. Điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình làm việc của bạn là gì?Để trả lời tốt câu hỏi này với vai trò là một IT Support tương lai, điểm mạnh bạn nên nêu ra có thể là khả năng xử lý vấn đề, nhanh nhạy trong việc nắm bắt các sai sót và tìm cách khắc phục, linh hoạt cũng như có kỹ năng giao tiếp tốt.
Điểm yếu bạn có thể chia sẻ thành thật với nhà tuyển dụng và chắc chắn phải nói được cách mà bạn đang cố gắng để khắc phục điều này. Không có ai hoàn hảo, do đó yếu điểm chắc chắn sẽ xuất hiện, quan trọng là cách bạn khắc phục và cải thiện nó như thế nào. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao điều đó.
Điều quan trọng là tâm thế sẵn sàng học hỏi của bạn sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao thái độ và có hướng đào tạo phù hợp thay vì nói quá đà về những gì mình có. Nhà tuyển dụng là những người đi trước và họ đủ năng lực để nhận biết những gì bạn nói có trung thực khi trả lời phỏng vấn hay không.
Song song với quá trình đó, bạn đừng quên chia sẻ những thành tựu mình đã đạt được trong suốt thời gian làm việc của mình. Và nhấn mạnh đâu là yếu tố giúp bạn có được những thành tựu đó, cũng như trong thời gian tới bạn sẽ làm những gì để đạt được những mục tiêu cao hơn. Điều đó không chỉ cho thấy ước mơ mà còn thể hiện cả sự nhiệt huyết của bạn với công việc của mình.
4. Bạn hiểu biết như thế nào về công việc IT Support và tại sao bạn lại chọn ngành nghề này?Dường như khi đã ứng tuyển vào vị trí IT Support, ít nhiều ứng viên đều đã tìm hiểu trước và có sự hiểu biết nhất định với ngành mình mong muốn làm việc. Do đó đây có thể là câu hỏi khiến nhiều người cảm thấy đơn giản và không chuẩn bị nhiều, nhưng sự chuẩn bị chưa bao giờ là dư thừa. Hiểu biết càng nhiều càng cho nhà tuyển dụng thấy được sự nghiêm túc và tâm huyết của bạn trong công việc. Không chỉ là IT Support nói chung mà nếu có thể, hãy tìm hiểu thêm về vị trí này tại công ty đang ứng tuyển, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao điều này.
Các kinh nghiệm phỏng vấn IT Support nên cân nhắcNgoài ra cũng đừng quên chuẩn bị kỹ lưỡng cho vẻ ngoài của mình để tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng. Không cần quá cầu kỳ, chỉ cần đảm bảo một bộ trang phục sạch sẽ mà vẻ ngoài gọn gàng là đủ. Và đừng quên đến đúng giờ hẹn và chuẩn bị đủ các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu công ty khi đi phỏng vấn.
Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Tuyển Dụng Ở Google
Bạn muốn làm việc ở Google nhưng chưa biết quy trình tuyển dụng của gã khổng lồ công nghệ này như thế nào. Bài viết này là chia sẻ thực tế của anh Lê Văn Thành, một người đã làm việc tại Google – sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về chính sách tuyển dụng của Google và những kinh nghiệm phỏng vấn xin việc ở đây.
“Tỷ lệ chọi để vào Google cao gấp 25 lần đại học Harvard, Yale hay Princeton. Trung bình mỗi năm Google nhận được 2 triệu đơn xin việc, trong khi chỉ tuyển vài nghìn”. – Work Rules – Laszlo Bock.
Nếu biết điều này sớm có thể tôi đã chẳng dám nộp đơn. Sau hơn 1 tháng, trải qua nhiều vòng phỏng vấn tôi may mắn nhận được job offer. Chứng tỏ một điều rằng ngoài tuyển dụng những người tài năng thì Google tuyển cả tôi – một người bình thường hay chia sẻ rất nhiều yêu thương.
I. Triết lý tuyển dụng của GoogleTriết lý tuyển dụng của Google là tìm kiếm những người tử tế làm điều đúng đắn, muốn thế giới trở nên tốt đẹp hơn để cùng thực hiện sứ mệnh “sắp xếp thông tin của thế giới, làm cho nó trở nên hữu ích và ai cũng khai thác được”
Thế giới có rất nhiều vấn đề cần giải quyết để trở nên tốt đẹp hơn, mà các vấn đề này không phải lúc nào cũng rõ ràng. Vì vậy, Google đánh giá rất cao khả năng giải quyết vấn đề, xoay xở trong những tình huống mơ hồ không thực sự rõ ràng. Yếu tố này sẽ được đánh giá xuyên suốt quá trình phỏng vấn. Vòng phỏng vấn GCA để đánh giá năng lực này là 1 nét đặc trưng trong tuyển dụng của Google.
Theo Bock, phó chủ tịch cấp cao phụ trách nhân sự của Google, để theo đuổi triết lý này, Google đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng rất cao và không bao giờ thoả hiệp. Google sẵn sàng đợi rất lâu để tuyển được ứng viên thực sự phù hợp chứ không vội tuyển chỉ vì đang rất cần người.
Google cũng loại bỏ quyền tuyển nhân viên khỏi quản lý trực tiếp. Quản lý có tham gia phỏng vấn và đánh giá ứng viên như những người khác. Toàn bộ đánh giá về ứng viên trong tất cả các vòng phỏng vấn sẽ được chuyển đến Hội đồng tuyển dụng (Hiring Committee) độc lập để xem xét.
Các ứng viên được đánh giá một cách khách quan bằng các cuộc phỏng vấn được thiết kế theo một cấu trúc chặt chẽ với các tiêu chí được xác định rõ ràng. Trước mỗi vòng phỏng vấn, bạn Recuiter (nhân sự) sẽ hướng dẫn cho ứng viên chi tiết về mục đích vòng phỏng vấn tiếp theo, những ai sẽ tham gia phỏng vấn, họ đánh giá theo các tiêu chí nào và ứng viên cần chuẩn bị những gì.
II. Quy trình phỏng vấn tuyển dụng của GoogleQuy trình tuyển dụng của Google sẽ có 5 vòng phỏng vấn:
1. Phỏng vấn qua điện thoại – Phone Screen (30′)Nhân sự liên hệ trao đổi với ứng viên qua điện thoại để đánh giá sự phù hợp, kỳ vọng của hai bên, giải thích về quy trình tuyển dụng và bước tiếp theo.
2. Phỏng vấn chuyên môn – Technical Screen (45′)Một người thuộc team sẽ phỏng vấn để đánh giá sơ bộ về chuyên môn, hiểu biết của ứng viên trong lĩnh vực đang ứng tuyển.
3. Phỏng vấn chuyên sâu – RRK (Role-Related Knowledge) (75′) 4. Phỏng vấn tình huống – GCA (General Cognitive Ability, 45′)Đây là vòng phỏng vấn đặc trưng nhất của Google. Người phỏng vấn (trường hợp của mình là Sếp trực tiếp) sẽ đưa ra những tình huống giả định để đánh giá khả năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề của ứng viên.
5. Đánh giá sự phù hợp văn hóa – Leadership và Googleyness (45′)Giống như các cuộc phỏng vấn ở nhiều công ty khác, người phỏng vấn sẽ hỏi về các tình huống thực tế mà ứng viên đã trải qua để đánh giá năng lực, tính cách, khả năng lãnh đạo, và hoà hợp văn hoá.
Sau mỗi vòng phỏng vấn, Recruiter sẽ báo kết quả cho ứng viên trong vòng 2 ngày. Nếu vượt qua tất cả các vòng trên, một gói hồ sơ về ứng viên bao gồm CV, các câu hỏi và câu trả lời của từng vòng phỏng vấn, các đánh giá của từng người đã tham gia phỏng vấn sẽ được chuyển đến cho Hội đồng tuyển dụng xem xét.
Từ đây, ứng viên không phải làm gì nữa, chỉ việc thư giãn hoặc hồi hộp để đợi kết quả thôi. Việc còn lại là của Google.
Nội bộ Google còn thực hiện thêm các vòng sau:
Hiring Committee
Executive Review
Compensation Committee
Final Executive Review
Offer
Diễn tả thì dài vậy thôi, chứ quá trình phỏng vấn nhanh lắm. Tháng 8 mình bắt đầu thì Tháng 9 đã có offer. Lâu nhất là việc sắp xếp thời gian phỏng vấn để phù hợp với những người tham gia.
Có người nghĩ Google to thế, chế độ tốt, môi trường làm việc hấp dẫn, mới làm như vậy. Thực ra, Google áp dụng chiến lược này từ những ngày đầu startup, khi đó các chế độ đãi ngộ còn rất thấp so với các công ty lớn khác. Nhờ vậy, công ty đã tuyển được rất nhiều nhân sự quan trọng giúp Google lớn mạnh như ngày hôm nay.
Có một cuốn sách rất hữu ích để tìm hiểu về triết lý tuyển dụng của Google là “Work Rules!” của Laszlo Bock, phó chủ tịch cấp cao phụ trách Nhân sự của Google, các bạn nên đọc.
Work Rules! – Laszlo Bock
III. Kinh nghiệm trả lời câu hỏi phỏng vấn GCA của GoogleThật may, sau đó Google cũng như nhiều hãng công nghệ khác đã loại bỏ kiểu hỏi “đánh đố” như trên. Vì họ nhận ra hiệu quả của kiểu phỏng vấn đó không cao. Giả sử tìm được một ứng viên “Sherlock Homes” giải được câu đố, cũng không lấy gì đảm bảo người đó sẽ thành công trong môi trường làm việc ở công ty. Vì ngoài tư duy logic, IQ cao, còn cần EQ, các kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, và nhiều kỹ năng khác.
Thay vì các câu hỏi hóc búa, Google sử dụng bài phỏng vấn GCA (General Cognitive Ability) để đánh giá khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng xoay sở và phong cách làm việc của ứng viên.
Họ sẽ hỏi những câu hỏi về tình huống giả định kiểu như là “Giả sử bạn phụ trách mở một trung tâm đào tạo ở VN. Bạn sẽ chọn Thành phố nào và kế hoạch ra sao?”
Nếu trước đây bạn từng có kinh nghiệm mở một trung tâm đào tạo CNTT cho công ty cũ rất thành công. Thế là ngay lập tức bạn đưa ra đáp án ví dụ là “nên mở trung tâm đào tạo ở HCM”. Và đó là câu trả lời điểm thấp điển hình.
Vì sao? vì câu trả lời của bạn không giúp người phỏng vấn đánh giá được bất cứ năng lực gì.
Người phỏng vấn chấm điểm câu trả lời của ứng viên theo các tiêu chí sau:
Hiểu câu hỏi
Có chiến lược chuẩn bị
Khả năng nhận định các giải pháp khả thi
Khả năng lựa chọn 1 giải pháp tối ưu
Khả năng giao tiếp, thuyết phục người khác về giải pháp mình đề xuất.
Đáp án đúng ít quan trọng bằng cách bạn tổng hợp, phân tích thông tin, và hướng tiếp cận để đưa ra giải pháp.
Say đây là 7 điểm lưu ý để có câu trả lời tốt trong phỏng vấn GCA của Google:
1. Sau khi nghe câu hỏi hãy dừng 1 chútNếu chưa thực sự hiểu câu hỏi bạn có thể hỏi lại. Đừng nôn nóng nhảy ngay vào trả lời, đưa giải pháp.
2. Đặt câu hỏi để khai thác thêm thông tin làm rõ yêu cầuNhư bạn thấy câu hỏi ví dụ ở trên quá rộng và ít thông tin. Hãy đặt câu hỏi để thu thập thêm thông tin, ví dụ như mục tiêu của việc mở trung tâm này là gì? ngân sách là bao nhiêu tiền? Đối tượng đào tạo hướng tới là ai? Học sinh tốt nghiệp cấp 3, hay SV mới tốt nghiệp ĐH, hay người đang đi làm.
Bạn có thể thoải mái sáng tạo câu hỏi, miễn là có ích cho việc đưa ra giải pháp. Tránh việc hỏi chỉ cho có.
3. Đưa ra các giả địnhBạn không thể đặt quá nhiều câu hỏi như cách mẹ vợ tương lai hỏi bạn trai của con gái trong ngày đầu ra mắt được. Chỉ nên hỏi 3-5 câu quan trọng thôi. Những thứ khác bạn có thể đưa ra giả định. Ví dụ, bạn sẽ đưa ra giả định “Tôi có 1 team hỗ trợ, ngân sách khoảng 10 triệu đô, cần phải khai trương trong năm nay, v.v”
4. Chia sẻ quá trình bạn tư duy khi đưa ra giải phápHãy luôn nhớ giải pháp ít quan trọng bằng việc bạn đã tư duy thế nào? nghĩ gì trong quá trình đưa ra giải pháp.
Ví dụ: Tuần đầu tiên, tôi đề nghị nhóm A tiến hành thực hiện khảo sát online về nhu cầu đào tạo của nhóm đối tượng trên để xem họ tập trung ở đâu từ đó sẽ biết nên mở trung tâm ở thành phố nào. Sau đó, tôi đề nghị team B liên hệ với các công ty môi giới BĐS để nhận báo giá về địa điểm sẽ mở để xem ở đâu phù hợp ngân sách. Kiểu kiểu vậy. Không cần quá dài, khoảng 5 đầu việc lớn là đủ.
5. Cân nhắc lựa chọn phương án tối ưuLuôn có hơn 1 giải pháp để giải quyết 1 vấn đề. Người phỏng vấn muốn đánh giá khả năng lựa chọn, đưa ra quyết định của ứng viên. Vì thế hãy thể hiện điều này trong câu trả lời.
Ví dụ “Sau khi khảo sát tôi nhận thấy có 2 thành phố phù hợp để mở là HCM và Quy Nhơn. Tôi đề xuất chọn Quy Nhơn vì Thành phố này có chính sách hỗ trợ đầu tư công nghệ tốt, có làng công nghệ gần bãi biển đẹp, thu hút được nhiều SV các vùng lân cận, vân vân” Bạn có thể sáng tạo câu trả lời, nhớ là các lý do bạn đưa ra phải khớp với phần bạn đặt câu hỏi và giả định đã thực hiện ở phần trước đó.
6. Cách đo lường, đánh giá thành côngTrong tư vấn, mọi giải pháp đưa ra đều phải đi kèm với những KPI. Nên trong câu trả lời của bạn nhớ có thêm mục này. Ví dụ bạn có thể đưa KPi là dự án không bị vượt ngân sách, khai trương trước tháng 12, tuyển được 1.000 SV cho khoá đầu.
Như bài trước tôi đã nói, trong các cuộc phỏng vấn Google đều đánh giá khả năng đáp ứng công việc của bạn (RRK). Nên tốt nhất nên lồng nó vào mọi câu trả lời.
Ví dụ ở câu hỏi ví dụ trên, nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí marketing thì nên tập trung vào việc marketing ví dụ như khảo sát nhu cầu người dùng, kế hoạch truyền thông, v.v . Nếu bạn ứng tuyển vào vị trí công nghệ thì có thể thiên về thể hiện khả năng quản trị dự án. Nên tránh trường hợp tự đưa mình vào thế khó.
Nếu bạn trả lời theo 7 lưu ý ở trên, tôi tin là bạn sẽ có kết quả tốt ở vòng GCA và chuyển sang vòng tiếp theo.
Có một cuốn sách rất hữu ích nếu bạn đang muốn hiểu thêm và tìm kiếm cơ hội việc làm tại Google là “Work Rules!” của Laszlo Bock, phó chủ tịch cấp cao phụ trách Nhân sự của Google, các bạn nên đọc.
IV. Kinh nghiệm phỏng vấn vòng Leadership và Googleyness ở GoogleVòng phỏng vấn thứ 5 ở Google là Leadership và Googleyness. Cũng có khi được tách thành 2 vòng phỏng vấn riêng rẽ. Mục đích của vòng phỏng vấn này là đánh giá khả năng lãnh đạo, khả năng làm việc nhóm, phong cách làm việc của ứng viên.
Google muốn đánh giá điều gì ở ứng viên?Có thể hiểu những vòng trước (RRK, GCA) thiên về việc bạn có khả năng làm được công việc không. Vòng này thiên về việc đánh giá bạn có “vui” khi làm việc với những người khác ở Google và ngược lại hay không. Điều này khá quan trọng vì nếu bạn “vui” bạn sẽ cống hiến nhiều và lâu dài cho tổ chức hơn.
Như mọi công ty khác, Google cũng mong muốn nhìn thấy tố chất lãnh đạo (leadership) ở ứng viên bất kể họ ứng tuyển ở vị trí quản lý hoặc nhân viên. Khả năng lãnh đạo khác với kỹ năng quản lý nhóm. Ví dụ dù bạn là nhân viên cấp thấp, nhưng bạn sử dụng kỹ năng giao tiếp, khả năng thuyết phục để huy động người khác trong công ty, ngoài xã hội, hoặc cấp trên của bạn tham gia cùng làm một việc gì đó ví dụ như xây trường cho trẻ vùng cao, chạy bộ quanh Hồ Tây hàng tuần, v.v . Những hành động đó thể hiện được khả năng lãnh đạo. Trong bài phỏng vấn Leadership này, Google cũng muốn thấy khả năng quản lý dự án, cách bạn hoàn thành mọi việc một mình hoặc khi phối hợp với các thành viên khác. Ngay cả khả năng phát triển bản thân thông qua việc học những điều mới và chia sẽ cho những người khác cũng là 1 biểu hiện của tố chất lãnh đạo.
Cách vượt qua câu hỏi phỏng vấn hành vi của GoogleĐể tìm ra những ứng viên có 2 tố chất trên, Google sử dụng các hỏi về hành vi (behavioral questions). Người phỏng vấn sẽ yêu cầu ứng viên kể một tình huống đã xảy ra trong quá khứ về một nội dung nào đó. Ví dụ “Hãy kể về 1 tình huống bạn bất đồng ý kiến với Sếp”.
Đây là 1 dạng câu hỏi phỏng vấn được nhiều hãng công nghệ sử dụng. Bạn có thể Google tìm hiểu thêm về cách thức trả lời hoặc có thể sử dụng cấu trúc S.T.A.R (Situation, Task, Action, Result). .
Situation (Tình huống): Câu chuyện cũng giống như 1 vở kịch, sân khấu phải được thiết lập trước khi câu chuyện bắt đầu. Truyện xảy ra vào thời điểm nào, khi đó bạn làm ở công ty nào, nhiệm vụ của bạn ở công ty đó là gì.
Task (Nhiệm vụ): Tiếp theo bạn cần đưa thêm các nhân vật vào, thiết lập bối cảnh cho câu chuyện để mọi người hiểu tình huống mà bạn sắp kể. Ví dụ bạn bất đồng ý kiến với Sếp trong hoàn cảnh nào, giữa cuộc họp toàn công ty hay khi đang trao đổi 1:1 về dự án, nguyên do của sự bất đồng đó.
Action (Hành động): Đây là phần quan trọng nhất của một câu chuyện. Người nghe muốn nhìn thấy 1 chuỗi các hành động. Ví dụ: Dù không thực sự đồng ý với Sếp tôi vẫn cố gắng lắng nghe hết. Tôi đặt vài câu hỏi làm rõ. Tôi hẹn gặp trao đổi riêng với Sếp. Tôi thu thập thêm thông tin. Trong cuộc họp 1:1 tôi đã nêu ra những ảnh hưởng nếu chúng tôi thực thi. v.v.
Result (Kết quả) và bài học (Learning): Cuối cùng là hạ màn kết thúc câu chuyện. Sau một chuỗi hành động giải quyết xung đột, kết quả đạt được là gì. Bạn rút ra bài học gì từ câu chuyện đó. Bài học này có giúp công ty cải tiến quy trình không. Mối quan hệ giữa bạn với Sếp sau đó thế nào. v.v
Như vậy bạn đã hiểu mục tiêu của cuộc phỏng vấn Leadership và Googleyness. Bạn đã biết Google tìm kiếm những đặc điểm nào từ ứng viên. Hiểu về câu hỏi phỏng vấn hành vi và cách thức trả lời. Giờ là lúc bạn cần thực hành và luyện tập. Hãy chuẩn bị sẵn vài câu chuyện, kể theo cấu trúc S.T.A.R để khắc hoạ những nét tính cách mà bạn muốn Google biết.
Mẹo phỏng vấn tuyển dụng vào Google
Mẹo 1: Là người kể chuyện chứ không chỉ là người trả lời câu hỏi.
Câu chuyện có bối cảnh, có nhân vật (là bạn) được khắc hoạ bởi một chuỗi các hành động. Nhà báo Đức Hoàng của Vnexpress đã nói rằng “Hành động hiệu quả cao nhất khi nó đặt trong bối cảnh xung đột, các xung đột dần đẩy lên cao trào, quyết định trong xung đột làm nên tính cách của nhân vật.”
Mẹo 2: Hãy giữ câu chuyện được liền mạch, liên tục.
Thay vì mô típ 1 người hỏi 1 người trả lời như kiểu phỏng vấn, hỏi cung. Hãy đưa đẩy câu chuyện đi tiếp, bằng một câu hỏi (follow up) sau khi kết thúc phần trả lời. Để gợi mở ra hướng trao đổi tiếp theo khiến cuộc hội thoại sẽ liên tục đi từ tình huống này sang tình huống khác mà không bị đứt đoạn.
Đăng bởi: Quốc Nguyễn Minh
Từ khoá: Kinh nghiệm phỏng vấn tuyển dụng ở Google
Nên Sống Cho Hiện Tại Hay Tương Lai?
Nên sống vì hiện tại hay tương lai là câu hỏi được nhiều người quan tâm, đáp án là gì cũng khó vẹn tròn.
Vợ chồng anh Thành ở quận 7, TP HCM có sẵn ngôi nhà cùng dãy phòng trọ do bố mẹ cho nên anh chị sống khá thoải mái và không lo tích lũy tài chính cho tương lai. Đôi vợ chồng thoáng tính, thường xuyên tổ chức những bữa tiệc đắt tiền cùng người thân. Chị thích làm đẹp và chi tiêu nhiều cho mỹ phẩm, thời trang, còn anh lại có sở thích chơi cây kiểng, cá cảnh tốn kém, gia đình cũng liên tục đi du lịch đó đây. Tuy nhiên, do không có tiền tiết kiệm, anh chị đã gặp rất nhiều khó khăn về tài chính khi tháng trước “họa vô đơn chí”, anh bị tai nạn còn chị phải phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa.
Ngược lại vợ chồng anh Thành, vợ chồng chị Hoa (ngụ tại Nhà Bè, TP HCM) hễ có tiền đều gửi tiết kiệm, với mục tiêu tích lũy được thật nhiều tài chính cho con và nghỉ hưu khi về già. Cuộc sống của anh chị chỉ xoay quanh công việc và tiền bạc. Anh chị cho thuê toàn bộ tầng lầu trong ngôi nhà 2 tầng của mình, chấp nhận sống chật chội và hạn chế tối đa việc mua sắm đồ đạc, ăn uống dè sẻn. “Cả năm, chúng tôi không đi du lịch, thỉnh thoảng về quê, nếu không tiết kiệm như thế, làm gì đủ tiền mua đất ở thành phố mà xây nhà”, chị Hoa chia sẻ.
Lên kế hoạch rõ ràng cho tương lai, 30 tuổi mua nhà, 32 tuổi mua ô tô, chấp nhận hiện tại khổ cực, Quỳnh (28 tuổi) đã thay đổi suy nghĩ sau khi chứng kiến một số người quen biết ra đi trong thời kỳ Covid-19. “Tôi sợ mình chưa kịp tận hưởng cuộc sống đã phải ra đi”. Trước đây, cô làm việc miệt mài, bạn bè rủ đi chơi, Quỳnh toàn phải từ chối vì không có thời gian. Dịch bệnh, công việc làm từ xa vẫn kéo dài từ sáng tới đêm, ngồi nhiều một chỗ, cô gái đang sống một mình thấy sức khỏe giảm sút và bắt đầu lo lắng. “Tôi sợ cứ mải tích lũy cho tương lai, tôi sẽ không được tận hưởng những niềm vui trong hiện tại như bạn bè mình”, Quỳnh đang lên kế hoạch giảm bớt công việc, dành thời gian chăm sóc bản thân nhiều hơn.
Đặt cho mình sứ mệnh trở thành “Người bạn trọn đời”, là điểm tựa ngày mai vững chắc cho khách hàng, hãng bảo hiểm nhân thọ Generali đang triển khai chiến dịch truyền thông “Để ngày mai luôn tới”, truyền cảm hứng sống như ý cho cộng đồng: “Chúng ta không thể biết trước mai là một ngày nắng đẹp hay mưa rào, cũng chẳng thể chọn một cuộc sống nào không có những gian nan. Tuy nhiên, nếu chúng ta có một sự chuẩn bị vững vàng, có một điểm tựa, thì ngày mai sẽ không có mơ ước nào dang dở, cánh chim dù giữa bão giông vẫn vươn mình, cao vút”.
Đây cũng là cảm hứng cho ca khúc “Để ngày mai luôn tới” vừa được Chillies và Generali ra mắt trong những ngày cuối tháng 12. Ca khúc là món quà đặc biệt nhằm mang đến cho người nghe chút bình yên trong tâm hồn cũng như niềm hy vọng và lạc quan trong cuộc sống, đặc biệt là trong thời khắc chuyển giao thiêng liêng, khi chúng ta cùng nhìn lại một năm 2023 với quá nhiều biến cố và hy vọng vào một năm 2023 tươi sáng hơn. Tương lai luôn bắt đầu từ hiện tại, vậy nên chúng ta hãy sẵn sàng và vun đắp ngay từ hôm nay!
Nên sống cho hiện tại hay tương lai?
MV “Để ngày mai luôn tới” lấy cảm hứng từ thông điệp: “Luôn hy vọng vào điều tươi sáng – Luôn sẵn sàng trước mọi gian nan” là sự hợp tác giữa Chillies và Generali Việt Nam vừa ra mắt.
Kim Anh
Kinh Nghiệm Đi Lại Ở Úc Dành Cho Du Khách
Nguồn: du lịch Việt
Úc là một đất nước có 6 tiểu bang và 2 vùng lãnh thổ với diện tích lớn thứ 6 trên thế giới. Để các bạn có thể đi lại và khám phá Úc một cách nhanh chóng nhất. Chúng tôi sẽ cho bạn kinh nghiệm đi lại ở Úc thuận lợi.
Là nước có diện tích lớn thứ 6 thế giới cùng với dân số khoảng trên 20 triệu người đến từ các vùng miền khác nhau, nước Úc chính là nơi tập hợp của rất nhiều sự đa dạng và thân thiện, hài hòa về văn hóa, dân tộc, môi trường sống trong sạch, an toàn kết hợp với sự nhộn nhịp của những thành phố quốc tế. Đây chính là một trong những điểm giúp nước Úc thu hút rất nhiều khách du lịch. Nhưng đến đây bạn cũng phải khá vất vả trong di chuyển tại vì các địa điểm thường cách nhau rất xa. Cẩm nang du lịch Úc sẽ cho bạn một số kinh nghiệm đi lại ở Úc nhanh chóng, thuận lợi.
Kinh nghiệm đi lại ở Úc dành cho người mới đến đây Máy bayMáy bay là một trong những phương tiện phổ biến tại Úc mà được rất nhiều người dân sử dụng. Với vị trí địa lý rộng việc người dân ở đây di chuyển bằng máy bay cũng không có gì xa lạ. Nếu bạn là khách du lịch lần đầu đến đâu thì bạn cũng nên quen với việc sẽ phải di chuyển bằng máy bay giữa các thành phố với nhau. Máy bay là phương tiện phổ biến giúp bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc cũng như sức lực. Chi phí sử dụng máy bay tại Úc không quá đắt đỏ nên bạn có thể đi lại thoải mái mà không lo lắng về tiền bạc.
Máy bay một phương tiện phổ biến tại Úc
Nếu di chuyển bằng máy bay bạn chỉ mất từ 3 – 5 tiếng để có thể đi từ thành phố này đến thành phố khác. Nếu bạn muốn di chuyển bằng tàu điện ngầm hay tàu điện thì sẽ mất khá nhiều thời gian và sức lực. Bởi thế, kinh nghiệm đi lại ở Úc khuyên bạn nên sử dụng máy bay nếu như bạn muốn đi lại giữa các thành phố.
TàuỞ Úc bạn có thể bắt gặp hai loại tàu phổ biến là tàu điện và tàu điện ngầm. Nếu bạn muốn di chuyển qua lại giữa hai thành phố thì có thể đi bằng tàu điện ngầm. Thông thường các thành phố lớn tại Úc thì đều có đường ray tàu vậy nên bạn có thể thoải mái đến đây bằng tàu điện ngầm. Với giao thông ở tàu điện hay tàu điện ngầm đi đều có quy định xuất phát, giờ giấc cố định nên bạn phải tra cứu số giờ mà tàu chạy trước khi đi.
Tàu điện ngầm tại Úc
TaxiTaxi thường là phương tiện di chuyển được rất nhiều khách du lịch lựa chọn. Đây là phương tiện giúp bạn có thể đi theo lịch trình của mình và có thể đi theo lịnh trình bạn soạn ra. Những tài xế taxi ở đây cũng khá thân thiện nên bạn có thể giao tiếp thoải mái.
Taxi phương tiện được rất nhiều khách du lịch sử dụng
Tuy nhiên taxi lại có nhược điểm là giá khá đắt và mức cước thường sẽ tăng lên vào ban đêm. Ngoài ra để đặt được taxi riêng thì bạn cũng nên tham khảo một số nguồn xe uy tín. Đây là một trong những kinh nghiệm đi lại ở Úc đắt giá bạn nên lưu ý.
Xe buýt, xe điệnMột trong những kinh nghiệm đi lại ở Úc bổ ích nữa bạn nên biết là sử dụng xe buýt và xe điện. Đây là hai phương tiện công cộng khá phổ biến được người dân Úc sử dụng để di chuyển trong các thành phố. Thường thì xe buýt và xe điện cũng có lịch trình, lưu lượng di chuyển. Vì vậy, bạn nên lưu ý kỹ các khung giờ này.
Phương tiện công cộng tại Úc
Giá vé của những loại phương tiện công cộng này thường tùy thuộc vào khung giờ, quãng đường bạn di chuyển và loại khách. Ví dụ, giá vé dành cho người du học và cho khách du lịch là khác nhau.
Ngoài ra, nếu di chuyển bằng xe buýt và xe điện thì bạn cũng phải để ý trạm bạn muốn đến. Bạn hãy ấn chuông nếu muốn xuống trạm, nếu không xe có thể đi quá nơi bạn muốn đến.
PhàPhương tiện này chỉ thuận lợi cho khách du lịch tại các bến cảng và bờ biển. Tuy nhiên nó cũng được sử dụng nhiều trong các chuyến du lịch ngắm bờ biển đẹp. Những chiếc phà thường chờ từ 8 – 10 người và có giá được tính theo giờ. Nếu bạn có muốn có những bức hình độc và đẹp thì đây chính là phương tiện bạn nên thử.
Du thuyền du lịch tại Úc
Hoài Thanh – Du Lịch Việt Nam
Đăng bởi: Tân Lê
Từ khoá: Kinh nghiệm đi lại ở Úc dành cho du khách
Kinh Nghiệm Bán Quần Áo Ở Chợ Dành Cho Người Mới
1. Hãy đương đầu với cạnh tranh
Kinh nghiệm bán quần áo ở chợ đầu tiên mà bất cứ ai cũng phải chuẩn bị tâm lý đó chính là tính cạnh tranh. Thông thường, khi bán quần áo ở chợ, bạn không phải là một chủ kinh doanh đơn lẻ mà sẽ tiến hành bán theo gian hàng, tức là bao gồm nhiều chủ kinh doanh khác nhau. Chính điều này tạo ra sự cạnh tranh vô cùng lớn trong quá buôn bán.
Việc kinh doanh quần áo ở chợ có tính cạnh tranh rất cao
Thậm chí, bạn còn phải chấp nhận kinh doanh trong một môi trường mang tính “chợ búa”, khi mà các chủ sạp quần áo có thể tranh chấp khách hàng một cách không lành mạnh. Thực tế, nhiều chủ tiệm buôn bán ở chợ vì cạnh tranh mà gây nên tình trạng “sứt đầu mẻ trán”.
2. Tìm được nguồn hàng giá rẻDo sự cạnh tranh quá lớn, chính vì vậy bạn cần thường xuyên thay đổi cả về chất lượng và giá cả để thu hút và giữ chân khách hàng. Và yếu tố quyết định đến điều này đó chính là nguồn hàng. Trước khi quyết định bán quần áo ở chợ, bạn phải xác định xem mình đã tìm được nguồn hàng giá rẻ, đảm bảo chất lượng và sự đa dạng hay chưa.
Trong thời đại công nghệ 4.0, kinh nghiệm bán quần áo ở chợ đối với việc tìm nguồn hàng trở nên dễ dàng hơn. Giờ đây, thay vì phải nhập hàng từ các chợ đầu mối thì bạn có thể order quần áo của nước ngoài về bán thông qua các trang thương mại điện tử.
Thực tế, các nguồn hàng từ Quảng Châu, Taobao… có giá rất rẻ và chất lượng cũng luôn được khách hàng đánh giá cao. Tuy nhiên, để quá trình nhập hàng được thuận lợi thì bạn cần nắm được quy trình vận chuyển, chi phí vận chuyển, thời gian vận chuyển… như thế nào để đảm bảo quá trình kinh doanh được suôn sẻ.
Bạn cũng có thể tìm nguồn hàng quần áo chất lượng, giá rẻ thông qua những người quen đã từng kinh doanh trước đó. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hiệu quả và kinh doanh thành công hơn.
Nguồn hàng là yếu tố quyết định đến hiệu quả thành công trong kinh doanh quần áo
3. Xây dựng kỹ năng bán hàngDù bán hàng ở chợ hay bán ở bất cứ đâu thì bạn cũng cần xây dựng cho mình một kỹ năng bán hàng hiệu quả. Đây là yếu tố cốt lõi quyết định đến tính thành công cho quá trình buôn bán của bạn trong thời gian dài. Nhiều người thường rất chủ quan trong khâu này, thường nghĩ rằng chỉ cần bày quần áo ra chợ là có thể bán được.
Tuy nhiên, thực tế lại không hề đơn giản như vậy. Để có thể bán được hàng thì bạn cần nắm vững tâm lý khách hàng, biết cách tư vấn, chiều lòng khách hàng để thu hút và giữ chân họ, khiến họ quay lại trong lần tiếp theo. Đây cũng là kinh nghiệm bán quần áo ở chợ mà nhiều người đang áp dụng, còn được gọi là Marketing bằng miệng.
Một số kỹ năng mà bạn cần xây dựng khi có ý định kinh doanh quần áo ở chợ, bao gồm:
– Nhanh nhẹn, tháo vát, hãy cho khách hàng thấy rằng bạn rất chu đáo và nhiệt tình trong quá trình bán hàng.
– Biết cách đàm phán linh động, thông minh khi khách hàng trả giá.
– Có kỹ năng phối đồ để thuyết phục khách hàng trong quá trình mua đồ.
– Thiết kế gian hàng sao cho bắt mắt và thu hút được sự chú ý của khách hàng.
4. Đừng chỉ bán quần áo ở chợNghe qua kinh nghiệm này thì có phần hơn vô lý, bởi nhắc đến việc bán quần áo ở chợ, nếu không bán ở chợ thì có thể bán ở đâu nữa. Nhưng thực tế, trong thời đại 4.0, bạn có thể kết hợp giữa nhiều hình thức kinh doanh với nhau. Cụ thể, hãy lấy việc bán quần áo ở chợ làm công việc chính, và những hình thức kinh doanh khác làm công việc phụ. Điển hình nhất là bán hàng online.
Bạn có thể kết hợp giữa việc bán quần áo ở chợ với các hình thức kinh doanh khác
Bán có thể bán hàng online thông qua các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram. Hãy up thật nhiều mặt hàng lên các mạng xã hội này để tìm kiếm khách hàng tiềm năng và chốt đơn nhanh chóng hơn. Ngoài bán hàng online thì bạn cũng có thể bán hàng dưới hình thức sỉ cho các bạn đang tìm nguồn hàng. Hình thức kinh doanh này rất thích hợp hướng đến các đối tượng là các bạn sinh viên. Mặc dù lợi nhuận có phần thấp hơn nhưng không có nghĩa là bạn không thành công.
5. Quan sát và đánh giá khách hàngKinh nghiệm bán hàng là bạn cần có kỹ năng quan sát và đánh giá được khách hàng, hiểu được tâm lý người tiêu dùng là thành công lớn nhất của những ai đang kinh doanh. Nghĩa là bạn nên biết
– Khách hàng này thích được tự chọn lựa hay thích được tư vấn
– Họ có kiến thức về thời trang hay không
– Khách hàng chủ ý muốn mua sản phẩm hay chỉ đến xem ngắm
– Khách hàng thiết quyết đoán hay không
– Khách hàng thích giá rẻ hay chỉ quan tâm tới chất lượng…
Tóm lại việc quan sát và phân lý tâm lý người mua hàng sẽ phải mất nhiều thời gian và công sức để có được kinh nghiệm bán được nhiều hàng. Ngoài ra, mỗi người sẽ có tính cách khác nhau nên đòi hỏi bạn phải là người linh hoạt trong kinh doanh buôn bán.
6. Xây dựng các chương trình khuyến mạiNhiều cửa hàng kinh doanh quần áo ở chợ cũng thường xuyên có những chương trình tri ân, khuyến mãi lớn đặc biệt nhăm fthu hút khác hàng đồng thời cũng kích thích sức mua cho đối với cửa hàng của bạn.
Bạn có biết hơn 80% khách hàng mua quần áo trực tiếp ở chợ thường cảm thấy khó chịu vì lượng người quá nhiều nên chủ shop không quan tâm tư vấn cho họ một khách mơ hồ, không rõ ràng. Hãy chắc chắn rằng, bạn phải luôn trả lời những câu nói mà khách hàng đang quan tâm một cách chi tiết nhất. Bạn có thể thuê thêm nhân viên để chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn.
Một số sai lầm cần tránh khi mở shop quần áo ở chợ– Nhập quá nhiều hàng cùng một lúc: phần đông đại đa số nhiều cửa hàng ở chợ mắc phải, vì ham rẻ mà thường nhập nguyên lô với số lượng lớn về nhưng tiêu thụ lại không hết khiến hàng bị tồn đọng lại số lượng lớn
– Phàn nàn về khách khách hàng: Trong quá trình bán hàng rất nhiều người sẽ hỏi nhiều trả giá nhiều nhưng không mua nên nhiều người chủ cảm thấy khó chịu. Nhưng khách hàng là thượng đế nên bạn vẫn phải giữ thái độ thân thiện, vui tươi, thoải mái. Đừng bao giờ phàn nàn hay chỉ trích bất cứ trên phương diện nào, khi bạn làm vậy sẽ khiến khách hàng khó có thể quay lại lần tiếp theo.
– Không cập nhật xu hướng thời trang: Điều này xảy ra ở hầu hết những người bán hàng ở chợ, dẫn đến hàng bán luôn luôn lỗi mốt so với những cửa hàng thời trang trong các trung tâm thương mại.
Có thể thấy, kinh nghiệm bán quần áo ở chợ nêu trên chắc chắn sẽ giúp cho việc kinh doanh của bạn được thuận lợi hơn. Điều quan trọng vẫn là việc trang bị kiến thức học kinh doanh vững chắc, tư duy chiến lược và cách bạn áp dụng kinh nghiệm vào thực tiễn như thế nào.
Đăng bởi: Phạm Thuý Nga
Từ khoá: Kinh nghiệm bán quần áo ở chợ dành cho người mới
Vì Sao Bị Từ Chối Khi Phỏng Vấn Visa Du Học Pháp?
Phỏng vấn visa du học Pháp là bước quan trọng nếu bạn muốn xin visa thành công 100%. Nhưng trên thực tế, các bạn luôn bận việc học hành và thi cử rồi sao nhãng việc làm hồ sơ, dễ rơi vào trường hợp làm quá muộn, ảnh hưởng đến chất lượng hồ sơ xin học, lo lắng nhiều dẫn đến không tự tin khi được phỏng vấn visa du học.
Chưa biết cách chuẩn bị hồ sơBước đầu tiên là bạn phải chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ hoàn chỉnh để nhân viên lãnh sự quán kiểm tra. Nếu hồ sơ bạn sơ sài, thiếu, sai thông tin hay có vài điểm không minh bạch, rõ ràng theo yêu cầu của đại sứ quán thì đây coi như là một điểm trừ để nhân viên lãnh sự từ chối đơn xin visa du học của bạn vì họ có thể nghi ngờ đây là hồ sơ giả của bạn.
Thêm vào nữa bạn làm hồ sơ cẩu thả, khi bạn gửi tới các trường bên nước bạn muốn sang, phần đông bạn sẽ bị trả lại hồ sơ vì họ nhận thấy bạn không đủ điều kiện, không nghiêm túc và thiếu trách nhiệm, nên các trường sẽ không ngần ngại từ chối đơn xin học của bạn.
Chưa có kỹ năng phỏng vấn xin visaKhi bạn muốn xin visa sang Pháp học tập và nghiên cứu đều phải làm hồ sơ và phỏng vấn tại Campus France – cơ quan hành chính quản lý hồ sơ du học của Pháp. Ngoài việc bạn sẽ phải tự chuẩn bị hồ sơ thật tốt thì kỹ năng phỏng vấn cũng là yếu tố quyết định kết quả đơn xin visa du học của bạn có được Campus France chấp nhận hay không.
Rất nhiều bạn nghĩ rằng phỏng vấn là một bước phụ, đơn giản và dễ qua, nhưng trên thực tế, nhiều bạn trượt ở vòng phỏng vấn visa du học. Vậy nên, bạn nên tích lũy thêm kỹ năng phỏng vấn của bản thân cùng những thông tin cần thiết về buổi phỏng vấn cũng như người sẽ phỏng vấn bạn để có kết quả như mong đợi tránh điều đáng tiếc xảy ra ở giai đoạn cuối.
Năng lực tiếng Pháp để xin visa du học phápĐể phỏng vấn visa du học Pháp, đòi hỏi bạn phải học tiếng Pháp liên tục ít nhất khoảng 3 tháng. Việc không thông thạo ngôn ngữ gây bất lợi đến việc phỏng vấn, đôi khi là bạn bị từ chối xin visa du học Pháp. Việc nói trôi chảy ngôn ngữ Pháp trong buổi phỏng vấn giúp bạn chứng minh năng lực bản thân, giúp giúp bạn tự tin trả lời các các hỏi của nhân viên lãnh sự. Đây là một điểm cộng lớn trong quá trình xin visa của bạn.
– Một số câu hỏi thường được nhân viên lãnh sự đặt ra:
Gia đình bạn có mấy người?
Bố, mẹ, anh, chị làm nghề gì?
Bạn đã học tiếng Pháp được bao lâu rồi?
Có thể viết tên các thành viên trong gia đình bằng tiếng Pháp?
Có thể viết tên trường sẽ học tại Pháp bằng tiếng Pháp?
Chứng minh tài chính du học Pháp– Một số câu hỏi hay gặp khi chứng minh tài chính du học Pháp:
Thu nhập hàng tháng của bố mẹ là bao nhiêu?
Bố mẹ có bao nhiêu tiền trong sổ tiết kiệm?
Ai sẽ là người chi trả toàn bộ chi phí khi học tại Pháp?
Mục đích du học– Những câu hỏi thường gặp về mục đích du học
Tại sao lại muốn học ở Pháp? Bạn còn muốn đi học ở đâu khác không?
Ở Việt Nam cũng có thể học tiếng Pháp vậy tại sao bạn lại muốn đi Pháp?
Bạn có dự định sống ở đâu khi sang Pháp?
Bạn có định làm thêm sau khi đến Pháp không?
Kế hoạch học tập ở Pháp không rõ ràngBạn không có kế hoạch du học Pháp của bạn cụ thể thì sẽ khó xin được visa. Bạn muốn đậu phỏng vấn thì bạn cần giải thích chi tiết về kế hoạch học tập của mình.
Bạn nên thu thập một vài bản kế hoạch học tập mẫu chi tiết rõ ràng, sau đó nghiên cứu và viết một bản khác với nội dung giải thích dự định kế hoạch của bản thân, ví dụ như bạn muốn nhập học khoa nào trường nào, sau khi tốt nghiệp sẽ về Việt Nam làm việc gì, nếu không thì ở lại Pháp làm việc gì…
– Những câu hỏi thường gặp về kế hoạch học tập ở Pháp
Bạn định học chuyên ngành gì ở Pháp?
Vì sao bạn lại lựa chọn chuyên ngành này?
Bạn có dự định gì sau khi tốt nghiệp?
Sau khi tốt nghiệp có định ở lại Pháp làm việc không?
Bạn có ý định kết hôn với người Pháp không? (đối với nữ)
Lưu ý khi phỏng vấn hồ sơ du học PhápĐăng bởi: Ngọc Bùi Thị Bích
Từ khoá: Vì sao bị từ chối khi phỏng vấn visa du học Pháp?
Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Dành Cho Các It Support Tương Lai trên website Xfsq.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!