Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Xin Visa Thổ Nhĩ Kỳ: Chuẩn Bị Hồ Sơ, Thủ Tục Và Lưu Ý được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xfsq.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Xin visa đi Thổ Nhĩ Kỳ khó hay dễ?Các bước xin visa Thổ Nhĩ Kỳ không phức tạp và rườm rà nếu đương đơn đảm bảo tuân thủ các yếu tố sau:
Mục đích chuyến đi được đề cập và chứng minh rõ ràng.
Đảm bảo khả năng tài chính xuyên suốt cho chuyến đi.
Chứng minh kế hoạch quay trở lại nước sau khi visa hết hạn.
Tổng hợp toàn bộ các loại visa Thổ Nhĩ Kỳ hiện nayThổ Nhĩ Kỳ không có chính sách miễn visa cho người Việt nên việc làm visa Thổ Nhĩ Kỳ là bước bắt buộc trước khi nhập cảnh vào quốc gia này. Visa đi Thổ Nhĩ Kỳ được chia thành nhiều loại tùy vào mục đích nhập cảnh hoặc hình thức của visa.
Phân loại theo mục đích nhập cảnh Visa du lịch Thổ Nhĩ Kỳ ngắn hạnXin visa du lịch Thổ Nhĩ Kỳ thường có hiệu lực trong ngắn hạn. Thông thường, cá nhân có thể kết hợp mục đích thăm người thân và đi du lịch cùng lúc.
Xin visa Thổ Nhĩ Kỳ du lịch
Visa ngắn hạn được chia làm 2 loại, bao gồm:
Visa đi trong 1 lần: Bắt đầu có giá trị trong vòng 30 ngày tính từ thời điểm được cấp, đương đơn cần sắp xếp đến Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian trên. Ngoài ra, thời gian lưu trú lên đến 90 ngày với người sở hữu loại visa này.
Visa đi nhiều lần: Giá trị sử dụng của visa Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần tối đa là 5 năm, tuy vậy cá nhân chỉ được lưu trú không quá 3 tháng cho mỗi lần nhập cảnh.
Visa công tácLoại visa này dành cho các cá nhân được phân nhiệm vụ đến Thổ Nhĩ Kỳ công tác, làm việc, đào tạo công việc,… Đây là loại thị thực ngắn hạn với thời gian lưu trú cho phép không quá 1 tháng.
Visa quá cảnh Thổ Nhĩ Kỳ Visa du học Thổ Nhĩ KỳTương tự visa du học tại nhiều quốc gia khác, visa Thổ Nhĩ Kỳ dành cho du học sinh có mong muốn theo đuổi giấc mơ học tập tại các trường thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Thời hạn của visa phụ thuộc vào thời gian khóa học mà du học sinh đăng ký.
Visa định cư Thổ Nhĩ KỳLoại visa này được cấp cho các cá nhân với mong muốn học tập và gắn bó công việc lâu dài ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là visa dài hạn và được dễ dàng xem xét cấp thị thực nếu cá nhân đã từng sở hữu những loại visa Thổ Nhĩ Kỳ khác như visa du học, làm việc,…
Visa phân loại theo hình thứcVisa được chia làm 2 loại:
E-visa Thổ Nhĩ kỳCác bước thực hiện xin và nhận visa đều ở hình thức trực tuyến. Visa Thổ Nhĩ Kỳ điện tử được áp dụng với các cá nhân đang sử dụng visa của khối Schengen hoặc visa các quốc gia khác như Anh, Hoa Kỳ,…
Visa dánLà loại visa truyền thống, được tiến hành thủ tục xin và nhận visa tại Lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Việt Nam. Visa khi cấp sẽ được dán vào hộ chiếu của đương đơn.
Kinh nghiệm làm thủ tục xin thị thực đi Thổ Nhĩ KỳĐương đơn có thể tiến hành thủ tục xin visa Thổ Nhĩ Kỳ với 2 cách đơn giản là xin visa trực tiếp tại Lãnh sự quán hoặc thực hiện xin cấp visa điện tử (E-visa). Tham khảo hướng dẫn bên dưới:
Xin visa Thổ Nhĩ Kỳ online (e-visa) Đặc điểm visa điện tử
Thời hạn: Visa điện tử thường có thời hạn trong 180 ngày (tình từ thời điểm được cấp).
Mục đích sử dụng: Đương đơn xin e-visa thường với mục đích công tác hoặc du lịch ngắn hạn, chỉ được nhập cảnh 1 lần và lưu trú tối đa 1 tháng với loại visa này.
Đối tượng làm e-visa
Là công dân hoặc người có thẻ cư trú từ các quốc gia thuộc khối Schengen hoặc Mỹ, Anh, Ireland,….
Mục đích nhập cảnh để du lịch, công tác ngắn hạn. Các mục đích khác cần xin visa dán tại Lãnh sự quán.
Có thẻ Visa hoặc Master card cho mục đích thanh toán online.
Đương đơn buộc sử dụng vé máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ Airlines (vé khứ hồi).
Chi phí xin e-visaChi phí online dao động 20 USD (Tương đương 500,000). Đương đơn có thể tìm hiểu thêm trên trang web xin visa trực tuyến.
Quy trình đăng ký e-visaThủ tục xin visa đi Thổ Nhĩ Kỳ gồm 6 bước cơ bản:
Bước 1: Tiến hành điền thông tin khai báo bằng các bước sau:
Chọn mục Apply
Thực hiện chọn thông tin khai báo trong các ô tương ứng
Country/Region chọn Vietnam
Travel Document chọn Ordinary Passport
Nhập mã xác minh được cấp tại web, sau đó chọn Save and continue
Giao diện website xin visa Thổ Nhĩ Kỳ điện tử
Bước 2: Điều chỉnh và lựa chọn ngày bạn nhập cảnh vào Thổ Nhĩ Kỳ.
Bước 3: Xác nhận các điều kiện cá nhân trước khi xin visa điện tử bằng cách bấm chọn danh sách yêu cầu được đưa ra sau đó chọn Save and continue. Các điều kiện bao gồm:
Xin visa với mục đích du lịch hoặc công tác.
Có thị thực hoặc thẻ cư trú tại các quốc gia thuộc Schengen, Anh, Mỹ và Ireland.
Hộ chiếu còn hiệu lực trong thời gian sinh sống tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Đã mua vé khứ hồi của hãng Pegasus Airlines hoặc Turkish Airlines.
Di chuyển và nhập cảnh bằng đường bay.
Đảm bảo đáp ứng tất cả yêu cầu trên.
Bước 4: Tiến hành khai báo và điền thông tin đương đơn.
Lưu ý chọn Visa hoặc Residence permit (thẻ cư trú) tại mục Type of Supporting Doc. Sau đó, cá nhân thực hiện điền thông tin đầy đủ vào ô tương ứng trước khi bấm Save and continue để tiếp tục.
Thông tin sau khi điền sẽ được yêu cầu kiểm tra xác minh lần nữa. Bấm Verify (xác minh) nếu thông tin chính xác, chọn Edit (sửa) nếu thấy lỗi khai báo và cần chỉnh sửa.
Bước 5: Xác nhận các khai báo qua hòm thư điện tử, đương đơn sẽ nhận được thư xác nhận từ hệ thống Email address verification message nhằm xác minh địa chỉ email đã khai báo.
Bước 6: Tiến hành thanh toán phí xin visa Thổ Nhĩ Kỳ điện tử. Bước này sẽ được thực hiện sau khi bạn đã xác minh email. Đương đơn cần hoàn thành đầy đủ các thông tin về thẻ thanh toán (Master hoặc Visa card) trước khi bấm chọn Make Payment để hoàn tất quá trình.
Bước 7: Một email thông báo sẽ được gửi đến hòm thư cá nhân của đương đơn, bạn có thể in và giữ các tài liệu nhằm xuất trình cho hải quan trong quá trình nhập cảnh.
Điều kiện xin visa Thổ Nhĩ Kỳ online
Xin visa Thổ Nhĩ Kỳ trực tiếpNếu không đáp ứng các yêu cầu để làm visa điện tử, đương đơn vẫn có thể xin thị thực theo cách truyền thống.
Danh sách tài liệu hồ sơ chuẩn bị xin visaMột bộ hồ sơ xin visa Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm:
Nhóm tài liệu hồ sơ hộ tịch:
Passport bản gốc còn hạn (nộp kèm hộ chiếu cũ đã qua hạn sử dụng nếu có).
Bản sao giấy tờ nhân thân như CMND/CCCD có công chứng.
Bản sao sổ hộ khẩu gia đình gồm cả trang trắng (có dấu mộc xác minh từ cơ quan có thẩm quyền).
Giấy khai sinh con cái (bản sao nếu dự định đưa con theo cùng).
Giấy tờ đăng ký kết hôn nếu đã lập gia đình (bản sao công chứng).
Đơn xin visa được cấp tại Lãnh sự quán.
Ảnh thẻ 4x6cm (số lượng 2, đáp ứng đủ yêu cầu ảnh chụp xin visa).
Giấy ủy quyền giám hộ nếu đương đơn đi cùng trẻ dưới 18 tuổi. Giấy ủy quyền cần có xác nhận từ bố mẹ của trẻ và xác minh từ địa phương.
Nhóm tài liệu hồ sơ cho công việc:
Trường hợp đương đơn là cán bộ nhân viên, cần cung cấp:
Hợp đồng lao động (bảo sao).
Bảng lương thu nhập cá nhân (trong khoảng thời gian không quá 3 tháng đến thời điểm hiện tại).
Giấy nộp thuế thu nhập nếu có.
Đơn xin nghỉ phép (khoảng thời gian nghỉ phù hợp với thời gian khai báo xin lưu trú tại Thổ Nhĩ Kỳ).
Trường hợp là doanh nhân, chủ sở hữu doanh nghiệp:
Giấy phép đăng ký hoạt động của doanh nghiệp (bản sao).
Giấy tờ cung cấp tình hình doanh thu.
Giấy tờ đóng thuế trong vòng 3 tháng trở lại (bản sao).
Trường hợp đương đơn trong độ tuổi hưu trí và không còn đi làm:
Giấy tờ chứng minh đã nghỉ hưu (VD: Giấy quyết định nghỉ hưu).
Sổ nhận lương hưu.
Thẻ hưu trí của đương đơn.
Trường hợp con đi học (học sinh/sinh viên):
Đơn xin nghỉ học trong thời gian lưu trú tại Thổ Nhĩ Kỳ (có xác nhận từ trường).
Thẻ học sinh/sinh viên hoặc giấy xác nhận.
Nhóm tài liệu về thu nhập, tài sản, tài chính cá nhân:
Sổ, tài khoản tiết kiệm ngân hàng.
Xác nhận từ ngân hàng về tài khoản của cá nhân (ít nhất 100 triệu ở thời điểm hiện tại).
Các loại giấy tờ xác nhận sở hữu tài sản có xác minh từ địa phương.
Bản sao kê tài khoản 3 tháng trở lại đây.
Bảng lương cá nhân.
Sao kê chi tiêu trong thẻ tín dụng (nếu có).
Hóa đơn nộp thuế (nếu có).
Thư giới thiệu hoặc bảo lãnh từ Đại sứ quán/công ty du lịch trung gian ở Việt Nam đảm bảo cho chuyến đi. Thư cần nêu rõ kế hoạch và mục đích đi.
Vé máy bay thuộc hãng Thổ Nhĩ Kỳ Airlines (cần là vé khứ hồi).
Các xác nhận đã book phòng khách sạn, nhà ở (nếu có).
Bảo hiểm du lịch/ bảo hiểm chuyến đi.
Kế hoạch trong thời gian tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Giấy bảo lãnh của người hiện tại đang sinh sống ở Thổ Nhĩ Kỳ (Nếu có). Đảm bảo người bảo lãnh chứng minh được đang sinh sống hợp pháp và lâu dài trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.
Lưu ý khi làm hồ sơ xin visa Thổ Nhĩ Kỳ
Lưu ý về hồ sơ:
Các văn bản cần được dịch thuật sang tiếng Anh.
Đương đơn có thể được đánh giá cao nếu hồ sơ nộp kèm thư bày tỏ nguyện vọng trải nghiệm và du lịch Thổ Nhĩ Kỳ bằng tiếng Anh.
Quy trình xin visa đi Thổ Nhĩ Kỳ trực tiếp tại Lãnh sự quánHiện nay, đương đơn có thể xin visa theo các bước sau:
Bước 1: Xác minh và chuẩn bị đầy đủ tài liệu theo yêu cầu.
Bước 2: Đặt lịch hẹn nộp tại Lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ.
Bước 3: Có mặt tại Lãnh sự quán theo lịch hẹn và nộp hồ sơ. Chuẩn bị giấy hẹn đã đăng ký trước khi đến điểm hẹn.
Bước 4: Theo dõi tình trạng hồ sơ và chờ đợi thông báo kết quả.
Địa điểm xin visa TurkeyHiện tại, tất cả các hồ sơ làm visa Thổ Nhĩ Kỳ trên cả nước đều phải gửi về trụ sở duy nhất của Lãnh sự quán tại Hà Nội. Đương đơn cần đặt trước lịch hẹn trên website của Lãnh sự quán hoặc nhờ hỗ trợ từ các bên làm dịch vụ visa.
Địa chỉ nộp đơn: Văn phòng Lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ, Tòa nhà Central Office Building (Tầng 14), Số 44B, Phố Lý Thường Kiệt, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hòm thư điện tử: [email protected]
Thời gian làm việc: Buổi sáng từ 9h đến 12h vào các ngày thứ Hai, Tư và Sáu mỗi tuần.
Thời gian xét duyệt visa TurkeyThông thường, thời gian xét duyệt kéo dài từ 2 đến 3 tuần. Với hồ sơ cần xác minh thêm hoặc thiếu thông tin, Lãnh sự quán có thể yêu cầu bổ sung và kéo dài thời gian xem xét.
Đương đơn có thể được yêu cầu phỏng vấn nếu một vài thông tin trong hồ sơ cần làm rõ. Việc này cũng đồng thời làm thời gian chờ kết quả kéo dài thêm, vì thế, đương đơn cần có sự chuẩn bị chu đáo các hồ sơ và tài liệu cần thiết trước khi nộp.
Chi phí dành cho người làm visaỞ thời điểm hiện tại, phí làm hồ sơ xin visa trực tiếp là 60 USD (Tương đương 1,424,400 VND). Các khoản phí khác có thể phát sinh trong quá trình làm hồ sơ như phí công chứng, chi phí đi lại (nếu đương đơn sinh sống xa trụ sở Lãnh sự quán), phí dịch thuật,… Các khoản phí không được hoàn lại nếu hồ sơ bị từ chối.
Các lưu ý khi xin visaKhi xin visa Thổ Nhĩ Kỳ, đương đơn cần lưu ý các điểm sau:
Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia không thuộc khối Schengen nên bạn không thể dùng thị thực Schengen để nhập cảnh vào quốc gia này.
Nếu bạn là người sở hữu quốc tịch Áo, Bỉ, Ba Lan, Hà Lan, Anh và Tây Ban Nha, bạn sẽ được áp dụng chính sách miễn thị thực của Thổ Nhĩ Kỳ dành cho công dân đến từ các quốc gia trên.
Một vài lý do phổ biến khiến hồ sơ bị đánh rớt:
Tài chính không đủ điều kiện hoặc không đủ tài liệu chứng minh tài chính.
Công việc đương đơn không ổn định, thu nhập bấp bênh hoặc trong thời gian thất nghiệp ở thời điểm nộp hồ sơ.
Nếu bạn có dự định du lịch tại Thổ Nhĩ Kỳ, thời điểm xin visa hợp lý nhất vào khoảng tháng 4, 5 hoặc tháng 10, 11 vì đây là thời điểm dễ chịu nhất trong năm và cũng là mùa du lịch cao điểm.
Thư giới thiệu từ đơn vị cung cấp tour du lịch Thổ Nhĩ Kỳ, bạn có thể đặt một tour ngắn ngày của công ty và yêu cầu họ cấp giấy giới thiệu.
Liên hệ công ty du lịch trung gian (ở Việt Nam) và xin giấy giới thiệu chuyến đi.
Đăng bởi: Anê Như Quỳnh
Từ khoá: Kinh nghiệm xin visa Thổ Nhĩ Kỳ: Chuẩn bị hồ sơ, thủ tục và lưu ý
Thủ Tục, Hồ Sơ, Kinh Nghiệm Xin Visa Anh Quốc Mới Nhất
Tìm hiểu chung về visa đi Anh Quốc
Visa Anh gồm rất nhiều loại khác nhau để đáp ứng mục đích đến Anh đa dạng của người Việt. Bạn cần xác định nhu cầu đến Anh để làm gì và xin visa Anh phù hợp tương ứng.
Mẫu visa Anh
Các loại visa Anh
Visa du lịch/thăm thân/công tác: loại visa cấp cho người nước ngoài đến Anh để du lịch, thăm người thân/ bạn bè, công tác (nghiên cứu, hoạt động tôn giáo, thể thao, nghệ thuật, đào tạo ngắn hạn…), thường trong thời gian ngắn hạn.
Visa làm việc dài hạn: loại visa này được cấp cho đối tượng sang nước sở tại để làm việc trong thời gian dài.
Visa du học: đây là loại visa dành cho học sinh, sinh viên sang theo học các khóa học, chương trình đào tạo tại Anh.
Visa định cư: dành cho những người có nhu cầu sinh sống vĩnh viễn ở Anh, có thể dành quyền định cư Anh bằng cách tham gia đầu tư, theo diện được người thân đang sinh sống ở Anh bảo lãnh…
Điều kiện xin visa Anh cho người ViệtĐối với mỗi loại visa, Đại sứ quán Anh lựa chọn những tiêu chí riêng để xác định người nộp đơn có được cấp thị thực hay không. Tuy nhiên, có một số điều kiện mà bạn nhất định phải đáp ứng được để tối đa hóa cơ hội nhận visa:
Chuyến đi sang Anh có mục đích rõ ràng, phù hợp
Có việc làm ổn định và lâu dài
Chứng minh rằng sẽ rời khỏi Anh sau khi hết hạn thị thực hoặc hết thời hạn lưu trú
Thuyết phục được cảm tính của viên chức tiếp nhận hồ sơ xin visa đi Anh
Thời hạn xin visa AnhVisa Anh có nhiều loại với thời hạn khác nhau nhằm phục vụ mục đích của người xin visa.
Hiệu lực dưới 6 tháng
Hiệu lực từ 1 – 2 năm
Hiệu lực trong 5 năm
Hiệu lực trong 10 năm
Người được cấp visa được phép lưu trú tối đa 180 ngày/ lần nhập cảnh và có thể nhập cảnh 1 hay nhiều lần trong thời hạn trên. Các loại thị thực có thời hạn từ 1 năm trở lên thường dành cho những người mong muốn nhập cảnh vào Anh nhiều lần. Tuy nhiên, để xin visa đi Anh có thời hạn dài như vậy thành công, bạn cần chứng minh được nhu cầu thực sự của mình thông qua bộ hồ sơ làm visa Anh Quốc rất chặt chẽ, thuyết phục.
Hồ sơ xin visa Anh Quốc cần chuẩn bị gì?Hồ sơ xin visa Anh
Giấy tờ cá nhânHộ chiếu còn hạn 6 tháng (có chữ ký, còn 2 trang trắng) và hộ chiếu cũ (nếu có)
2 ảnh chân dung 3,5 x 4,5cm nền trắng, chụp rõ mặt
Căn cước công dân
Sổ hộ khẩu gia đình
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (giấy kết hôn hoặc ly hôn hoặc xác nhận độc thân)
Giấy khai sinh
Xác nhận vé máy bay khứ hồi
Xác nhận đặt phòng khách sạn
Giấy tờ chứng minh về công việc hiện tạiĐối với nhân viên: hợp đồng lao động, đơn nghỉ phép có xác nhận của công ty và bảng lương hoặc sao kê tài khoản nhận lương 3 tháng gần nhất
Đối với chủ cơ sở kinh doanh: giấy đăng ký kinh doanh, biên lai nộp thuế và Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước 3 tháng gần nhất
Đối với người ngoài độ tuổi lao động hoặc đã về hưu: sổ hưu trí, thẻ hưu trí
Đối với đối tượng đang đi học: giấy xác nhận của trường và bảng điểm
Đối với trẻ em dưới 18 tuổi: giấy xác nhận cho đi sang Anh của cha mẹ và cam kết bảo lãnh tài chính
Giấy tờ chứng minh về tài sản, tài chínhChứng minh tài sản: Sao y công chứng giấy tờ sở hữu nhà cửa, đất đai, ô tô, cổ phiếu…
Chứng minh tài chính: Sổ tiết kiệm, sao kê tài khoản ngân hàng 3 tháng gần nhất
Đối với từng loại visa cụ thể, bạn sẽ cần bổ sung thêm một số giấy tờ khác, ví dụ như: thư mời, giấy xác nhận quan hệ lao động (visa thăm thân); quyết định cử đi công tác, thư mời của đối tác (visa công tác); thư mời nhập học của trường (visa du học),…
Các bước thực hiện thủ tục xin visa Anh Bước 1: Xác định loại visaXác định loại visa cần xin theo mục đích di chuyển và các điều kiện của loại visa đó xem mình có phù hợp không.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ làm visa đi Anh QuốcThu thập tất cả cá loại giấy tờ cần thiết cho hồ sơ thị thực của mình và dịch thuật công chứng những giấy tờ chưa có nội dung tiếng Anh.
Bước 3: Điền đơn trực tuyến Bước 4: Đặt lịch hẹn nộp hồ sơDựa theo kế hoạch cá nhân và các khoảng thời gian còn trống hiển thị trên trang, bạn đặt lịch hẹn để nộp hồ sơ trực tiếp tại VFS Global. Lưu ý đây là bước bắt buộc trước khi nộp hồ sơ bản cứng.
Bước 5: Nộp hồ sơSắp xếp bộ hồ sơ theo từng mục và đến nộp tại VFS Global. Sau đó, chụp hình và lấy dấu vân tay theo hướng dẫn. Hồ sơ được cán bộ tiếp nhận và đưa lại cho bạn giấy hẹn nhận kết quả.
Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ theo dõi kết quả qua SMS hoặc chuyển phát kết quả về nhà, bạn có thể đăng ký ngay tại khu vực tiếp nhận hồ sơ.
Bước 6: Nhận kết quảThủ tục xin visa đi Anh Quốc đến đây coi như đã hoàn thành. Bạn chỉ đến VFS Global nhận kết quả theo lịch được hẹn hoặc chờ thư gửi về tận nhà. Trong quá trình xét duyệt hồ sơ, cán bộ xét duyệt có thể liên lạc yêu cầu làm rõ hoặc bổ sung giấy tờ nếu hồ sơ của bạn chưa đáp ứng yêu cầu.
Địa chỉ cơ quan tiếp nhận hồ sơ thị thực AnhVFS Global tiếp nhận hồ sơ visa Anh
Tại Hà Nội: G04, tòa nhà Ocean Park, số 1 Đào Duy Anh, Phương Mai, Đống Đa (8h30 – 15h, từ thứ 2 đến thứ 6)
Tại Đà Nẵng: Lầu 6, Tòa nhà ACB, Số 218 Đường Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu (8h30 – 11h30, thứ 2, 4, 6)
Tại TP. Hồ Chí Minh: Lầu 5, Tòa nhà Resco, Số 94-96 Đường Nguyễn Du, Phường Bến Nghé, Quận 1 (8h30 – 15h, từ thứ 2 đến thứ 6)
Lệ phí visa Anh cần thanh toánLệ phí xin visa Anh
STT Loại visa Lệ phí (USD)
1 Visa du lịch/ công tác/ thăm thân 129
2 Visa du học
2.1 Visa du học dài hạn 471
2.2 Visa du học dành cho trẻ em 471
2.3 Visa du học ngắn hạn 6 tháng 131
2.4 Visa du học ngắn hạn 11 tháng 252
3 Visa định cư
3.1 Visa gia đình 1.950
3.2 Định cư – người thân phụ thuộc khác 4.403
3.3 Định cư – người thân tị nạn phụ thuộc 526
3.4 Nhập cảnh vào Vương quốc Anh với tư cách là người phụ thuộc của một thành viên của lực lượng vũ trang 3.050
4 Visa làm việc
4.1 Visa làm việc bậc 2 (dưới 3 năm) 790
4.2 Visa làm việc bậc 2 (trên 3 năm) 1.653
4.3 Visa thuyên chuyển nội bộ bậc 2 – thực tập sinh sau đại học 653
4.4 Visa lao động thời vụ bậc 5 331
Đối với hồ sơ du học/định cư, sẽ có thêm phụ phí y tế là $392 mỗi năm (12 tháng).
Phí này là phí nộp 1 lần, nghĩa là không được hoàn trả nếu bạn không được cấp visa. Ngoài ra, biểu phí có thể thay đổi tùy vào chính sách của chính phủ Anh.
Thời gian xét duyệt visa AnhThủ tục làm visa đi Anh từ khi nộp đơn trực tuyến tới lúc nộp hồ sơ chỉ mất khoảng vài ngày. Tuy nhiên, bạn phải chờ đợi hồ sơ được kiểm tra và đối chiếu thông tin theo đúng quy trình nữa. Thời gian xét duyệt hồ sơ xin thị thực của Cục quản lý thị thực và xuất nhập cảnh Vương quốc Anh trung bình khoảng 15 ngày làm việc (không tính thứ 7, chủ nhật, lễ, Tết) kể từ ngày nộp hồ sơ. Thời gian này có thể nhanh hoặc lâu hơn tùy vào từng thời điểm và trường hợp cụ thể. Căn cứ vào đây, bạn có thể dự trù thời gian làm visa Anh trước khoảng 3-4 tuần để đảm bảo chuyến đi khởi hành theo đúng lịch trình.
Đăng bởi: Hợp Lê
Từ khoá: Thủ tục, hồ sơ, kinh nghiệm xin visa Anh Quốc mới nhất
Cách Xin Visa Thái Lan: Thủ Tục, Lệ Phí, Nộp Hồ Sơ Ở Đâu?
Hướng dẫn cách xin visa đi Thái Lan 2023
Hướng dẫn cách làm visa Thái Lan
Thủ tục xin visa Thái Lan du lịch (Tourist Visa)Về thủ tục xin visa Thái Lan dành cho khách đi du lịch đến Thái Lan với thời gian trên 30 ngày như sau:
– Đơn xin visa Thái Lan, bạn tham khảo cách điền đơn xin visa Thái Lan để điền thông tin cho chính xác
– 1 ảnh 4×6 được chụp trong 6 tháng gần nhất
– Hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng
– Vé máy bay, xe khách, tàu thủy đã được thanh toán
– Giấy xác nhận đặt phòng khách sạn đã trả tiền và phù hợp với lịch trình chuyến đi
– Lịch trình chuyến đi chi tiết
– Thư bảo lãnh của người thân/người quen ở Thái Lan nếu có (trong thư có đầy đủ thông tin bản sao hộ chiếu/visa của người đó, chứng minh thư nhân dân, chữ ký, hợp đồng thuê nhà và bản sao sổ hộ khẩu của người đó)
– Tài khoản ngân hàng chính chủ với ít nhất 600$ trong thời gian ít nhất 6 tháng nếu bạn muốn xin loại visa nhập cảnh 3 tháng 1 lần, còn nếu bạn muốn xin loại visa nhập cảnh nhiều lần trong 6 tháng thì tài khoản phải có ít nhất 200.000 Baht hoặc 6,500$ sao kê trong 6 tháng gần nhất
Đối với cách xin visa Thái Lan này, bạn sẽ được ở lại Thái Lan trong vòng 60 ngày, hết 60 ngày nếu bạn vẫn muốn ở lại Thái Lan thì hãy đến Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Thái Lan ở địa chỉ Government Complex Building B, đường Chaengwattana Soi 7, quận Laksi, thủ đô Bangkok để gia hạn thêm 30 ngày nữa. Thời gian xét duyệt là 2 ngày làm việc.
Thủ tục xin visa Thái Lan lao động, làm việc (Non Immigrant Visa)Loại tiếp theo trong hướng dẫn cách xin visa Thái Lan này sẽ là dành cho những ai đang muốn xin visa sang Thái Lan làm việc, lao động.
Hồ sơ cần chuẩn bị để xin visa Thái Lan làm việc, lao động như sau:
– Hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 6 tháng và nhiều hơn so với số thời gian bạn định làm việc ở Thái Lan
– 1 ảnh 4x6cm
– Đơn xin visa Thái Lan
– Thư xác nhận tuyển dụng của công ty Thái Lan
– Thư đồng ý từ Bộ Lao động Thái Lan hoặc Board of Investment (cái này thường thì công ty mời bạn sang làm việc sẽ thực hiện và gửi về cho bạn)
– Đối với người đã từng lao động ở Thái Lan thì cần phải nộp thêm bản sao kê nộp thế Por Ngor Dor 91 cùng giấy phép lao động cấp bởi bộ lao động Thái Lan trước đó
– Thông tin của công ty tuyển dụng, các thông tin phải được đóng dấu đỏ và có chữ ký của người có thẩm quyền:
Hồ sơ giới thiệu công ty
Danh sách cổ đông công ty
Giấy phép thành lập công ty
Bản đăng ký trả VAT
Chi tiết về hoạt động kinh doanh của công ty
Bản đồ nơi đặt công ty
Bản sao kê tài chính, trả thuế của công ty
Đối với cách xin visa Thái Lan lao động, làm việc này, bạn sẽ được phép ở tại Thái Lan trong vòng 90 ngày, hết 90 ngày bạn vẫn muốn tiếp tục làm việc ở Thái Lan thì vẫn phải đến Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Thái Lan ở địa chỉ Government Complex Building B, đường Chaengwattana Soi 7, quận Laksi, thủ đô Bangkok để gia hạn thêm từ 3 tháng – 1 năm.
Thủ tục xin visa Thái Lan thăm thân (Non Immigrant Visa “O”) Xin visa Thái Lan đối với trường hợp người thân là người quốc tịch Thái LanCác thủ tục cần chuẩn bị như sau:
– Đơn xin thị thực Thái Lan
– Hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng
– 1 ảnh 4×6 được chụp trong vòng 6 tháng gần nhất
– Đối với người có vợ/chồng là người Thái Lan:
Thư bảo lãnh của vợ/chồng có quốc tịch Thái Lan
Bản sao giấy đăng ký kết hôn có đóng dấu
Bản sao sổ hộ khẩu của vợ/chồng là người Thái Lan có đóng dấu
Bản sao chứng minh thư nhân dân của vợ/chồng có quốc tịch Thái Lan có đóng dấu
– Đối với người được thăm là người Thái Lan nhưng có mối quan hệ khác với người đi thăm như cô, chú, cậu, bác, anh chị em họ…
Bản sao hộ khẩu của người bạn sẽ đến thăm có đóng dấu
Bản sao chứng minh thư nhân dân/giấy khai sinh của người quốc tịch Thái Lan
Xin visa Thái Lan thăm thân đối với người không có quốc tịch Thái LanCác loại giấy tờ cần chuẩn bị khi xin visa Thái Lan đối với loại này đó là:
– Hộ chiếu ít nhất 6 tháng
– 1 ảnh 4×6
– Đơn xin visa/thị thực Thái Lan
– Bản photo giấy phép lao động hoặc thẻ học sinh có đóng dấu của người bạn sang thăm ở Thái Lan
– Bản photo hộ chiếu có phần visa Thái Lan của người bạn sang thăm ở Thái Lan
– Thư bảo lãnh của công ty hoặc trường học gửi cho Tổng lãnh sự quán Hoàng gia Thái Lan tại Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh nói rằng người nộp đơn là vợ/chồng hoặc thành viên gia đình của những người làm việc hoặc học tập tại Thái Lan
– Copy giấy khai sinh nếu là người trong cùng 1 gia đình
————————————————————————————-
Đối với thủ tục xin visa Thái Lan thăm thân, bạn sẽ được lưu trú tối đa 90 ngày, bạn có thể xin gia hạn visa tại cục quản lý xuất nhập cảnh Thái Lan như ở trên với thời gian từ 3 tháng – 1 năm.
Nộp hồ sơ xin visa Thái Lan ở đâu? Địa chỉ lãnh sự quán Thái Lan ở Việt NamNộp hồ sơ xin visa Thái Lan ở đâu?
Có 2 địa điểm nộp hồ sơ xin visa Thái Lan đó là ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Đại sứ quán Thái Lan tại Hà Nội
Địa chỉ: 26 Phan Bội Châu
Giờ làm việc: từ T2 – T6, 8h30 – 11h30 và 13h30 – 15h (nghỉ cuối tuần và các ngày lễ/tết của Việt Nam và Thái Lan)
Điện thoại: +84-024-38235092/4
Email: [email protected]
Đại sứ quán Thái Lan tại Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh)
Địa chỉ: Số 77 Trần Quốc Thảo, quận 3
Giờ làm việc: từ T2 – T6, 8h30 – 11h30 và 13h30 – 15h (nghỉ cuối tuần và các ngày lễ/tết của Việt Nam và Thái Lan)
Điện thoại: +8428 3932-763-8
Email: [email protected]
Mọi người chú ý thời gian làm việc của bộ phận lãnh sự quán Thái Lan tại Việt Nam phía trên để đến nộp hồ sơ kẻo lại mất công nha.
Một số lưu ý khi xin visa Thái Lan– Nếu bạn bị từ chối hồ sơ thì lệ phí và hồ sơ sẽ không lấy lại được, lãnh sự quán Thái Lan có quyền không nói cho bạn lý do vì sao bị từ chối
– Các loại giấy tờ mà bạn nộp phải bằng tiếng Anh hoặc tiếng Thái, những giấy tờ do Việt Nam cấp mà không phải bằng tiếng Anh thì phải dịch sang Tiếng Anh và hợp thức hóa lãnh sự tại Sở Ngoại vụ Hà Nội/TPHCM với thời hạn hợp thức hóa ít nhất 6 tháng
– Bộ phận lãnh sự có thể yêu cầu bạn đến phỏng vấn nếu cần thiết
– Thời gian xét duyệt hồ sơ thường là 2 ngày làm việc
– Bạn không cần đặt lịch hẹn trước khi đến nộp hồ sơ xin visa
– Nếu bạn ở quá 1 ngày sẽ bị phạt 500 baht (~375k VNĐ), tuy nhiên mức tiền phạt không quá 20.000 baht (~ 15 triệu VNĐ) tương đương 40 ngày, quá thời hạn trên bạn chắc chắn sẽ bị trục xuất khỏi Thái Lan và họ không chấp nhận đóng thêm tiền phạt nữa.
– Nếu bạn ở lại quá thời hạn từ 90 ngày so với ngày đc phép ở lại Thái Lan thì bạn sẽ bị cấm nhập cảnh trong 1 năm, ở quá 1 năm sẽ bị cấm nhập cảnh trong 3 năm, ở quá 3 năm sẽ bị cấm nhập cảnh trong 5 năm và ở quá 5 năm sẽ bị cấm nhập cảnh trong 10 năm.
Đăng bởi: Đạt Hoàng Tiến
Từ khoá: Cách xin visa Thái Lan: thủ tục, lệ phí, nộp hồ sơ ở đâu?
Thủ Tục Xin Visa Du Lịch Hàn Quốc
Theo chân chúng mình ngay hôm nay để cùng tìm hiểu một trong những thủ tục không thể thiếu khi đi du lịch Hàn Quốc, đó chính là xin visa du lịch Hàn Quốc và những điều cần lưu ý.
Thủ tục xin visa du lịch Hàn Quốc
Giấy tờ thủ tục xin visa Hàn Quốc
Hộ chiếu: Còn hạn trên 6 tháng.
2 ảnh 3.5 x 4.5 cm – phông nền trắng, áo có cổ – chụp trong vòng 6 tháng gần nhất.
Chứng minh nhân dân (photo).
Sổ hộ khẩu photo (tất cả các trang).
Giấy đăng ký kết hôn công chứng (nếu có vợ hoặc chồng đi cùng).
Giấy khai sinh của con công chứng (nếu đi cùng bố mẹ).
Bản khai Visa tiếng Hàn (chỉ cần kí và ghi đầy đủ họ tên vào bên dưới).
Bản khai visa tiếng Việt (điền đầy đủ thông tin).
Giấy tờ chứng minh công việc:
– Đối với khách hàng là học sinh/sinh viên: Cần thẻ học sinh/sinh viên hoặc giấy xác nhận tốt nghiệp tạm thời.
– Đối với người lao động tự do: Cần giấy xác nhận nhân thân hoặc sơ yếu lý lịch do phường, xã (nơi mình ở) cấp.
– Đối với công nhân, viên chức: Cần hợp đồng lao động, giấy xác nhận bảng lương, đơn xin nghỉ phép, bảo hiểm lao động.
– Đối với khách hàng là chủ doanh nghiệp: Cần giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép thành lập công ty, hoặc kê tài khoản của công ty 3 tháng gần nhất.
– Đối với khách hàng đã về hưu, cần 1 trong những giấy tờ sau: Thẻ hưu trí (Sao y bản chính). Sổ nhận lương hưu (photo). Quyết định nghỉ hưu của công ty (Sao y bản chính). Xác nhận nhân thân tại xã phường nơi cư trú.
Chứng minh tài chính khi làm visaLà một phần trong các loại giấy tờ xin visa du lịch Hàn Quốc, tuy nhiên tùy thuộc vào từng loại visa mà bạn có phải chứng minh tài chính hay không. Cụ thể, nếu phải chứng minh tài chính, buộc bạn phải có 2 loại giấy tờ:
– Giấy xác nhận số dư ngân hàng đóng dấu đỏ ngân hàng.
– Bản photo 2 mặt sổ tiết kiệm số tiền tối thiểu 5.000$ = 100 – 120 triệu đồng/1 người (mở sổ trước ít nhất 1 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ và kỳ hạn gửi trên 3 tháng).
– Xin visa công vụ (ngoại giao, hợp tác): Thông thường có thẻ Đảng, thẻ Quốc Hội, thẻ ngoại giao, thẻ nhà báo là sẽ được miễn chứng minh tài chính.
Xin visa du lịch Hàn Quốc
Phí xin visa Hàn QuốcVisa Hàn có rất nhiều loại khác nhau tùy vào mục đích như visa du lịch, visa công vụ, visa lao động, visa lưu trú dài hạn,… Chính bởi sự khác nhau đó mà chi phí xin visa Hàn Quốc cũng khác nhau tùy theo từng loại. Cụ thể:
Xin visa Hàn Quốc lưu trú dưới 90 ngày: 20$ = ~470.000đ
Xin visa Hàn Quốc nhập cảnh 1 lần trên 90 ngày: 50$ = ~1.175.000đ
Xin visa Hàn Quốc nhập cảnh 2 lần liên tiếp trong 6 tháng: 60$ = ~1.410.000đ
Xin visa Hàn Quốc nhập cảnh nhiều lần (visa 5 năm): 80$ = 1.900.000đ
Những lưu ý khi xin visa Hàn Quốc– Khi chuẩn bị giấy tờ xin visa Hàn Quốc, hãy luôn nhớ mang theo giấy tờ gốc.
– Tới quầy hướng dẫn để lấy số: Nhớ muốn xếp hàng thì trước hết phải lấy cho mình một con số để đợi đã.
– Đợi để vào bên trong lãnh sự: Sẽ có những người xếp hàng và lấy số từ hôm qua nên họ sẽ được vào trước, nhưng yên tâm là bao giờ đến số của bạn thì bạn cũng sẽ được gọi vào thôi.
Địa điểm xin Visa Hàn QuốcXin visa Hàn Quốc ở đâu? Lưu ngay lại địa chỉ Lãnh sự quán xin visa Hàn Quốc ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh:
Du lịch Hàn Quốc
Hiện nay, có những nước đã miễn visa cho khách du lịch Việt Nam, ví dụ như các nước Đông Nam Á, đảo Jeju của Hàn Quốc, Đài Loan,… Đặc biệt ở Hàn Quốc, quốc gia này sẽ áp dụng miễn Visa cho khách Việt duy nhất tại đảo Jeju, còn lại với bất kỳ địa điểm nào khác sẽ vẫn phải làm các visa du lịch Hàn Quốc như bình thường. Nhiều người cho rằng, thủ tục visa là những giấy tờ khá rắc rối và phức tạp, vậy hãy để chúng mình làm nó trở nên dễ dàng hơn giúp bạn.
Bên cạnh đó, một giải pháp khá tiện lợi dành cho khách hàng ít thời gian tìm hiểu kinh nghiệm du lịch cũng như xếp hàng đợi xin visa, đó chính là chọn cho mình một tour du lịch Hàn Quốc đã được hỗ trợ tất cả các thủ tục xin visa tại chúng mình.
Daisy Ng
Nguồn ảnh: Internet
CÔNG TY DU LỊCH BESTPRICE
Hotline: 1900 2605
VP Hà Nội: 12A ngõ Bà Triệu, phố Bà Triệu, Q. Hai Bà Trưng.
Điện thoại: 024 7307 2605
VP Hồ Chí Minh: 95 Trần Quang Khải, phường Tân Định, Q.1
Điện thoại: 028 7307 2605
Đăng bởi: Mạnh Hùng Trần
Từ khoá: Thủ tục xin visa du lịch Hàn Quốc
Những Điểm Đến Hấp Dẫn Của Thổ Nhĩ Kỳ
Thư viện của Celsus, thành phố đá Cappadocia hay lâu đài bông Pamukkale là những điểm đến tuyệt đẹp dành cho bạn khi đặt chân đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngôi làng AlacatiĐây là một trong những điểm đến thu hút khách du lịch của Thổ Nhĩ Kỳ. Ngôi làng Alacati nằm ở miền trung Aegean. Nhiều du khách đến đây chỉ để đi bộ chầm chậm qua ngôi làng, được nhìn ngắm những kiến trúc tuyệt đẹp. Bạn có thể trò chuyện với người địa phương, tìm hiểu về cuộc sống hàng ngày hay thưởng thức những món ăn truyền thống. Không chỉ có hoạt động khám phá thành phố, bạn còn có thể tham gia lướt ván buồm bên bờ biển Địa Trung Hải.
PamukkaleĐược UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, Pamukkale nằm trong thung lũng sông Manderes thuộc tỉnh Deniz, Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là hồ nước kỳ lạ nằm cheo leo, được tạo thành từ hợp chất calcium bocarbonate trong nước suối tích tụ qua hàng nghìn năm, tạo nên những mảng đá vôi trắng tinh. Có khoảng 17 suối nước nóng nhiệt độ từ 35 đến 100 độ C ở khu vực này. Nhiều người thường tìm đến đây tắm suối nước nóng vì tin rằng nó có thể giúp trị bệnh như thấp khớp, tuần hoàn, kiệt sức, ngoài da…
Thành phố đá CappadociaDu khách đến thành phố đá Cappadocia sẽ có cảm giác đầu tiên là say mê và thích thú. Đây là một thành phố với hàng trăm công trình đá trầm tích tự nhiên và nhân tạo. Tên gọi của Cappadocia xuất phát từ tiếng địa phương, hàm ý là “Vùng đất của những con ngựa đẹp”. Mỗi cụm đá ở đây có hình thù khác nhau được đặt tên riêng như ống khói thần tiên, kim tự tháp trên mặt đất, thung lũng bồ câu… Khoảng 50 triệu năm về trước, thành phố này vốn chỉ là khe nứt và miệng núi lửa, có lúc tràn ngập trong nham thạch. Nhờ tác động ngoại sinh nên ngày nay mới có thành phố đá kì lạ đến vậy.
Cung điện dưới nước Yerebatan CisternỞ thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, có một cung điện dưới nước nguy nga bậc nhất là Yerebatan Cistern. Cư dân sống ở đây thường nghe tiếng suối chảy róc rách dưới lòng đất, nhưng không ai mảy may nghi ngờ cho đến những năm 60 của thế kỷ trước, các nhà khảo cổ mới phát hiện một cung điện dưới nước khổng lồ. Đến đây, bạn sẽ thấy màu sắc trong cung điện có phần huyền ảo và một phút bị choáng ngợp khi nhìn thấy bức tượng Nữ thần đầu rắn bị giam giữ.
Thư viện của CelsusThư viện của Celsus là tòa nhà La Mã cổ đại nằm ở Ephesus, Aegean, Thổ Nhĩ Kỳ. Thư viện có 2 tầng, phía trước có 4 bức tượng mang tên: Sophia – tượng trưng cho sự thông thái; Arete – tượng trưng cho đức hạnh; Ennoia – tượng trưng cho sự tư duy và Episteme – tượng trưng cho tri thức. Nơi đây từng lưu giữ 12.000 đến 15.000 quyển sách quý giá. Nếu có đam mê đặc biệt với khảo cổ, chắc chắn bạn sẽ rất thích khi được tận mắt nhìn ngắm thư viện Celsus.
Theo Nguyễn Bình (Wiki Travel)
Đăng bởi: Ái Hòa Nguyễn
Từ khoá: Những điểm đến hấp dẫn của Thổ Nhĩ Kỳ
Kinh Nghiệm Xin Visa Du Lịch Ý Cho Chuyến Đi Thêm Chọn Vẹn
Kinh nghiệm xin visa du lịch Ý
Để có thể đi du lịch Ý thì bạn bắt buộc phải hoàn thành một công việc mà rất nhiều người e ngại mỗi khi đi du lịch nước ngoài đó là xin visa. Tuy nhiên, so với các nước khác thì xin visa du lịch Ý vẫn là khá dễ dàng bởi Ý nằm trong khối Schengen.
Theo kinh nghiệm xin visa du lịch Ý thì bạn cần phải thực hiện đủ 4 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và các loại giấy tờ cần thiết. Một bộ hồ hơ cần có đủ các loại giấy tờ sau:
Mẫu đơn xin thị thực: Bạn cần điền đầy đủ thông tin một cách chính xác trong tờ đơn này, không được tẩy xóa. Nếu như bạn khai sai sự thật và có dấu hiệu tẩy xóa thì hồ sơ sẽ bị từ chối.
2 tấm ảnh thẻ kích cỡ 4×6 hoặc 3.5×4.5 được chụp cách đây không quá 6 tháng.
Một hộ chiếu. Còn thời hạn ít nhất 3 tháng sau ngày bạn rời khỏi Ý hoặc các nước khác thuộc khối Schengen và còn ít nhất 2 trang trống để in Visa.
Một giấy xác nhận đặt vé máy bay. Giấy xác nhận này phải là của hãng hàng không mà bạn đã đặt vé, có in logo của hãng. Bạn có thể xin giấy này tại hãng hàng không mà không cần phải xuất vé luôn.
Bằng chứng việc làm:
– Đối với nhân viên:
+ 01 bản sao y công chứng hợp đồng lao động còn hiệu lực
+ 01 bản gốc bảng lương 6 tháng gần đây nhất
+ 01 bản gốc thư đồng ý cho nghỉ phép của cơ quan
– Đối với chủ doanh nghiệp:
+ Bản sao công chứng TIẾNG VIỆT của giấy đăng ký kinh doanh hợp pháp hóa lãnh sự tại Sở Ngoại vụ chúng tôi (Địa chỉ: số 6 Alexandre de Rhodes, Quận 1, Tp.HCM). LSQ Ý không chấp nhận một bản giấy phép đầu tư được hợp pháp hóa tại bất kỳ một Sở Ngoại vụ nào khác.
+ Bản sao y công chứng giấy đóng thuế/ giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước của 3 tháng gần đây nhất hoặc quý gần đây nhất.
– Đối với người hưu trí
+ 1 bản sao y công chứng sổ lương hưu
+ 1 bản sao y công chứng thẻ hưu trí
+ 1 bản sao y công chứng quyết định về hưu
– Đối với học sinh/ sinh viên
+ 1 thư đồng ý cho phép nghỉ học trong thời gian du lịch (bản gốc, có mộc của cơ sở đào tạo)
+ 1 thư xác nhận sinh viên từ trường (bản gốc, có mộc của cơ sở đào tạo)
+ 1 bản sao y công chứng thẻ học sinh/ sinh viên
+ Đối với người lao động tự do hoặc không có việc làm: Bạn vẫn có thể xin được những sẽ phải có giải trình rõ ràng về nguồn thu nhập của bạn hàng tháng, hàng năm
Chứng minh về năng lực tài chính:
– Bản gốc sao kê tài khoản ngân hàng:
+ Thể hiện giao dịch trong 3 tháng gần nhất và cho đến thời điểm nộp hồ sơ.
+ Trường hợp bạn nhận lương hàng tháng qua chuyển khoản thì bạn cần nộp sao kê tài khoản nhận lương.
+ Trường hợp chủ doanh nghiệp có tỉ lệ vốn góp không đủ 100% không được sử dụng tài khoản công ty.
– Bản gốc sao kê thẻ tín dụng 6 tháng gần đây nhất, có dấu ngân hàng (nếu có) hoặc xác nhận hạn mức thẻ tín dụng gốc từ ngân hàng (nếu có)
– Thư xác nhận số dư tiết kiệm (bản gốc, có dấu ngân hàng) kèm theo bản photo các sổ /Bản sao công chứng sổ tiết kiệm (nếu có)
– Bản sao công chứng giấy đăng ký phương tiện giao thông (nếu có)
– Bản sao công chứng giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà/ đất, hợp đồng thuê nhà, v.v. (nếu có)
– Bản sao công chứng giấy chứng nhận cổ đông (nếu có)
- Bảo lãnh ngân hàng từ Ý (nếu có, hoặc trong trường hợp được Lãnh sự quán Ý yêu cầu).
Các giấy tờ chứng minh nhân thân:
+ Hộ khẩu: Bản sao có công chứng, photo tất cả 16 trang gồm cả trang trắng
+ Giấy khai sinh: Sao y công chứng
+ Đăng ký kết hôn/ chấp thuận ly dị/ chứng nhận độc thân..v.v. (nếu có)
+ Đối với đương đơn chưa đủ 18 tuổi đi du lịch chỉ với bố/ hoặc mẹ (với 1 trong 2 người)
Bản photo hộ chiếu hiện tại còn hiệu lực trên khổ giấy A4, không cắt.
Bản photo các hộ chiếu cũ(nếu có).
Bước 2: Đặt lịch hẹn phỏng vấn
Trước khi đến phỏng vấn thì bạn cần phải tự làm thủ tục đặt lịch hẹn online. Nếu như không đặt trước lịch mà bạn mang hồ sơ đến trực tiếp thì sẽ không được nhận.
Bước 3: Nộp hồ sơ, lệ phí và lấy dấu vân tay
Sau khi đã chốt được lịch hẹn phỏng vấn thì bạn phải đến văn phòng Đại Sứ quán để nộp lệ phí và lấy dấu vân tay. Khi đi nhớ ăn mặc gọn gàng và lịch sự. Hiện lệ phí xin visa đi du lịch Ý là khoảng 60 Euro.
Bước 4: Chờ kết quả và xác nhận.
Thông thường thì thời gian đợi xét duyệt hồ sơ xin visa du lịch Ý sẽ rơi vào khoảng 15 ngày. Tuy nhiên có những trường hợp đặc biệt thời gian có thể lên đến 30 ngày.
Đăng bởi: Hoàng Duyên
Từ khoá: Kinh nghiệm xin visa du lịch Ý cho chuyến đi thêm chọn vẹn
Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Xin Visa Thổ Nhĩ Kỳ: Chuẩn Bị Hồ Sơ, Thủ Tục Và Lưu Ý trên website Xfsq.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!