Bạn đang xem bài viết Mì Soba Là Gì? Các Món Mì Soba Của Nhật Bản Và Cách Ăn Chuẩn được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xfsq.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ở Nhật Bản có nhiều loại mì rất nổi tiếng và ngon như mì ramen, mì udon, mì soba,..Hôm nay, chúng tôi giới thiệu đến bạn mì soba và các món mì cũng như cách ăn mì này chuẩn nhất nha!
Mì soba là gì?Mì soba được làm từ nguyên liệu chính là bột kiều mạch, sợi mì soba mỏng như mì spaghetti của Ý nhưng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Mì này được ăn theo nhiều kiểu ăn nóng hoặc ăn lạnh khác nhau.
Mì soba rất phổ biến trên đất nước mặt trời mọc, món ăn này khá sang trọng tại các nhà hàng nổi tiếng và được bày bán tại các cửa hàng tiện lợi. Ngoài ra, ở các chợ cũng đều có bán mì soba khô cùng với nước dùng để ăn liền nhưng cũng tùy vào khí hậu thời tiết mà mì soba có loại nóng và lạnh rất đa dạng.
Mori Soba là loại mì Soba căn bản nhất, thường được luộc chín rồi đem nhúng rửa trong nước lạnh và đặt lên một chiếc đĩa hình vuông và thường ăn kèm với nước tương đậu nành “tsuyu”.
Mì Soba có nhiều loại nên thường được sử dụng quanh năm nhưng cũng có một vài loại ăn theo mùa như “Toshikoshi Soba” chỉ được ăn vào đêm giao thừa mỗi năm với ý nghĩa của sự trường thọ.
Nguồn gốc mì sobaMì soba bắt nguồn vào thời Tokugawa – hay còn gọi là Edo (1603 – 1868). Người dân thường dùng mì soba với rượu sake trong bữa ăn. Trong mỗi khu phố, thường có ít nhất hai cơ sở chuyên bán món mì này.
Mặc dù giá bình dân nhưng mì soba rất được nhiều người yêu thích vì rất giàu thiamin, không gây mắc bệnh beriberi thường gặp ở người tiêu thụ gạo trắng.
Nguyên liệu làm mì sobaNguyên liệu chính để làm mì soba là bột kiều mạch, có hoặc không có chất kết dính và nước.
Chất kết dính được làm từ bột mì và tên gọi sẽ thay đổi phụ thuộc vào tỷ lệ của bột kiều mạch với bột mì. Những loại mì khác, chất kết dính thường được làm từ trứng gà (soba sợi trứng), khoai mỡ Nhật, rong biển Nori (hegisoba), khoai nưa và Oyamabokuchi,…
Bên cạnh đó, còn có mì soba sợi vừng (làm từ vừng đen), soba nori (làm từ rong biển) và soba matcha (làm từ mạt trà),…
Một số nhà hàng tại Nhật còn cho thêm vào bột nhiều loại trái cây tùy theo mùa như hạt tiêu Nhật Bản, măng, lá lớn, rong biển wakame, mận…
Những loại mì soba phổ biến Các món mì soba lạnhMì soba lạnh đặt trên khay tre gọi là “zaru” với rong biển nori khô rắc lên phía trên, chấm cùng với nước sốt “soba tsuyu” – một hỗn hợp đậm đà của dashi, nước tương ngọt (còn gọi là “satōjōyu”) và mirin – đặt bên cạnh.
Ngoài ra, còn một số loại mì soba lạnh sau:
Hiyashi soba: Mì soba lạnh thường được dùng với nhiều gia vị rắc lên trên, sau đó sẽ đổ nước dùng, bao gồm:
Một loại khoai mỡ Nhật Bản (Tororo)
Củ cải bào (Oroshi)
Đậu nành lên men (Natto)
Đậu bắp tươi cắt lát
Một số loại mì Soba
Mì soba ướp lạnh được phục vụ trên rổ phẳng hoặc đĩa (Mori soba)
Mì soba lạnh bọc trong rong biển (Soba maki)
Mì soba lạnh trộn với dầu mè với rau (Salad soba)
Mì soba lạnh phủ rong biển cắt nhỏ (Zaru soba)
Các món mì soba nóngMì soba thường được ăn cùng với nước dùng tsuyu nóng rất ngon. Bên cạnh đó, nước tsuyu nóng được thêm một số gia vị và hành tây cắt lát dài và ớt bột. Ngoài ra, mì soba nóng có nhiều hương vị khác nhau và nêm nếm với những loại gia vị riêng biệt.
Phân loại mì Soba theo từng vùng miềnCứ ba tháng, kiều mạch sẽ được thu hoạch rồi làm thành “shin-soba” có độ ngọt và hương thơm đậm đà. Kiều mạch được trồng tại Hokkaido vẫn nổi tiếng nhất.
Tuy nhiên, tại tỉnh Nagano có tên “Shinshu soba” cũng rất nổi tiếng.
Tên của mì soba cũng rất thú vị và đa dạng khi được đặt theo vùng, thành phố hoặc tỉnh như:
Etanbetsu soba với Etanbetsu là vùng trung tâm của Hokkaido.
Izumo soba với Izumo là thành phố ở Shimane.
Izushi soba với Isuzu là thành phố ở Hyogo.
Shinshu soba hay Shinano soba với Shinshu là tên cũ của tỉnh Nagano.
Mì Soba thường được dùng vào những dịp nào?Mì Soba thường đường dùng vào ngày Giao Thừa hằng năm, mọi người dân trên khắp nơi trên đất nước Nhật Bản đều mì soba truyền thống được xem như một lời chào năm mới.
Bên cạnh đó, người dân Tokyo còn có phong tục tặng rượu soba cho hàng xóm mới nhưng tục lệ hiện nay cũng giảm dần theo thời gian.
Cách ăn mì Soba đúng chuẩn Đối với món mì Soba lạnhCách ăn mì soba lạnh rất cầu kỳ nhưng sẽ giúp bạn cảm nhận được tất cả vị ngon của mì cũng như vị đậm đà của sốt tsuyu.
Đũa đầu tiên, bạn nếm sợi mì.
Đũa thứ hai, bạn cho sợi mì nhúng thật nhanh vào nước sốt và ăn ngay. Mặc dù âm thanh có đôi chút kì quặc, nhưng đối với người Nhật Bản thì đây là cách thể hiện rằng món mì này rất ngon.
Sau đó, bạn pha thêm một chút hành ngò, mù tạt để tăng hương vị cho phần sốt thơm và vừa miệng hơn rồi bạn thưởng thức.
Đối với món mì Soba nóngCách ăn mì Soba nóng giống như món bún, phở tại Việt Nam chúng ta. Bạn ăn mì soba nóng bằng cách cho sợi mì trụng sơ rồi cho thêm một chút thịt xào, chả cá cắt lát, hành boaro cắt nhuyễn, gừng ngâm giấm lên phía trên
Advertisement
Ăn mì Soba tạo ra âm thanh? Những lưu ý khi ăn mì Soba Ăn mì Soba tạo ra âm thanh?
Thông thường, ở Nhật người ta ăn mì Soba thường phát ra âm thanh rất lớn như “ Rộp, rộp, rộp” hoặc “soạt”.
Mới nghe thì người Việt Nam chúng ta sẽ bị dị ứng với âm thanh này nếu có một người Nhật ngồi bên cạnh khi ăn. Tuy nhiên, đó là một bí quyết để ăn mì Soba một cách ngon miệng.
Những lưu ý khi ăn mì SobaThông thường, người ta sẽ dùng mì soba lạnh rồi mới dùng mì soba nóng.
Khi chấm mì soba lạnh, bạn chỉ nhúng 1/3 sợi mì xuống chén nước chấm.
Ở nước Nhật cũng có một vài món mì có tên là soba như yakisoba, chukasoba, Okinawa Soba nhưng chúng không được làm từ kiều mạch.
Khi đưa mì vào miệng và tạo ra âm thanh lớn thích hợp thì điều đó ở Nhật là một nét văn hóa chứ không xem là hành động bất lịch sự.
Tìm Hiểu Về Mì Shirataki – Mì Không Calo Nhật Bản
Mì Shirataki là một trong các loại mì ít calo có sợi được làm từ rễ cây khoai nưa nên còn có tên gọi khác là bún nưa.
Hỗn hợp làm sợi bún nưa là bột glucomannan có trong củ nưa với một ít nước vôi và nước thường. Khi đun sôi hỗn hợp, sau đó tạo thành từng sợi sẽ có màu trong suốt, dai và mềm.
Thành phần của mì Shirataki vô cùng đa dạng và đảm bảo cho sức khỏe. Với hàm lượng calo ít, theo đó trong 112g mì chỉ có 10 calo nên đây sẽ là thực phẩm lý tưởng cho những ai đang muốn giảm cân lành mạnh.
Xét trong 112g mì shirataki, thành phần dinh dưỡng bao gồm: 3g carbohydrate, 3g chất xơ, không có vitamin, khoáng chất, chất đạm hay natri và chất béo.
Được lấy từ rễ cây khoai nưa nên hàm lượng glucomannan chứa trong mì Shirataki rất lớn. Đây còn được gọi là chất xơ hòa tan (fiber). Bên cạnh đó, mì này không chứa bất kỳ chất đạm hay chất béo nào.
Vi lượng có trong mì Shirataki chủ yếu là canxi, theo đó 112g mì sẽ chứa khoảng 20mg canxi, ngoài ra không có vitamin, khoáng chất hay vi lượng khác.
Với hàm lượng calo khá thấp, mì Shirataki là thực phẩm tuyệt vời để ăn kiêng giảm cân.
Chất xơ nhớt có trong mì Shirataki không bị tiêu hóa, tạo điều kiện cho glucomannan lên men và tạo thành axit béo, giải phóng một loại hormone gây ra cảm giác no nhanh cho cơ thể.
Một số lợi ích có thể kể đến của mì Shirataki là:
Giảm lượng đường trong máu và điều hòa insulin Chứa nhiều chất xơ nhớt tốt cho sức khỏeChất xơ nhớt có trong mì shirataki là glucomannan có độ nhớt cao, do đó có khả năng hấp thụ nước để tạo thành gel. Các vi khuẩn khi được nuôi dưỡng bởi chất xơ nhớt này có thể lên men và tạo thành các acid amin để tăng khả năng miễn dịch.
Giảm lượng Cholesterol trong máuNhờ cơ chế tăng lượng Cholesterol bài tiết trong phân nên hàm lượng Cholesterol trong máu sẽ được giảm đáng kể.
Nuôi dưỡng vi khuẩn có lợiGlucomannan được nghiên cứu là không bị tiêu hóa trong dạ dày, do đó sẽ biến thành thức ăn của các loại vi khuẩn ở đường ruột. Các lợi khuẩn đường ruột được nuôi dưỡng sẽ giúp cho quá trình tiêu thụ thức ăn tốt hơn.
Giảm táo bónTheo một nghiên cứu, khoảng 45% trẻ em dùng thực phẩm có chứa glucomannan thì chứng táo bón được điều trị hoàn toàn.
Đối với những người trưởng thành và người lớn tuổi, chất glucomannan sẽ hỗ trợ cung cấp nhiều vi khuẩn có lợi và quá trình sản xuất ra nhiều acid béo chuỗi ngắn tốt cho hệ tiêu hóa.
Hỗ trợ giảm cân Có khả năng thay thế các thực phẩm khácĐối với nhiều người dị ứng glucomannan, glucomannan sẽ gây ra các vấn đề tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng hay tiêu chảy là một số triệu chứng thường gặp.
Bên cạnh đó, glucomannan có trong mì shirataki được cho là nguyên nhân gây ra chứng không hấp thụ một số loại thuốc. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo nên uống thuốc 4 giờ sau khi ăn mì Shirataki hoặc ít nhất 1 giờ trước khi sử dụng mì Shirataki.
Bước 1 Để chế biến mì Shirataki, đầu tiên bạn hãy sơ chế mì bằng cách lấy mì ra khỏi gói mì, cho vào rây lọc và rửa sạch mì với nước sạch.
Bước 2 Sau đó, bạn tiếp tục đun sôi một lượng nước đủ để chần mì qua cho nóng. Bạn chần mì trong khoảng 3 phút, để ráo rồi đem đi chế biến.
Bước 3 Sau khi chế biến mì Shirataki sạch sẽ và nóng hổi, bạn tiếp tục đi nấu những nguyên liệu cần thiết để ăn chung với mì.
Các món ăn mà bạn có thể tham khảo từ mì Shirataki là: Mì xào mực, mì xào rau củ, mì trộn đậu phộng, ăn kèm với sốt cà chua,…
Bạn có thể mua mì Shirataki ở các chợ, tiệm tạp hóa lớn hay cửa hàng thực phẩm, siêu thị gần nhà để chọn được loại phù hợp.
Giá cho một gói mì khoảng 28.000-30.000 đồng.
Cỏ Lúa Mì Là Gì? Tác Dụng, Cách Dùng Bột Và Nước Ép Cỏ Lúa Mì
Cỏ lúa mì (tên khoa học: Wheatgrass) hay còn được gọi là Tiểu Mạch Thảo, Cỏ mạch, là phần thân và rễ của cây lúa mì non từ 8 – 12 ngày tuổi. Loại cây này được trồng chủ yếu ở các vùng ôn đới trên khắp châu Âu và Hoa Kỳ.
Khi sử dụng, người ta cắt lá cỏ lúa mì để ép lấy nước hoặc sấy thành bột.
Theo hellobacsi tham vấn y khoa bác sĩ Nguyễn Thường Hanh – Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh, trong 100g cỏ lúa mì có chứa:
Vitamin B2 – 0,156 mg
Vitamin C – 2,5 mg
Natri – 15 mg
Phốt pho – 201 mg
Sắt – 2,15 mg
Chất xơ – 1g
Chất béo – 1,25g
Năng lượng – 200 kilocalo
Vitamin B6 – 0,266 mg
Vitamin B1 – 0,224 mg
Kẽm – 1,66 mg
Kali – 170 mg
Magie – 81 mg
Canxi – 30 mg
Tinh bột – 43g
Protein – 7,5g
Nước – 48g
Theo nghiên cứu của Viện y tế Hippocrates Health Institute – Hoa Kỳ chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu và tư vấn về sức khỏe dinh dưỡng kết luận: “Cỏ lúa mì là loại thực phẩm thiên nhiên tốt nhất cho sức khỏe con người”. Cỏ lúa mì có tác dụng:
Ngăn ngừa và điều trị ung thưCác enzym và các amino acid khác trong Cỏ lúa mì giúp tiêu hóa tốt, giảm huyết áp, phá vỡ các tế bào ung thư, hỗ trợ gan và cải thiện hệ thống miễn dịch.
Ngoài ra, Cỏ lúa mì cũng là một loại thực phẩm rất tốt cho các bệnh nhân ung thư vì nó giúp cung cấp một môi trường kiềm hóa giúp ức chế tế bào ung thư hiệu quả.
Điều trị thiếu máuVới những bệnh nhân thiếu máu, cỏ lúa mì là một thực phẩm không thể thiếu. Vì chất diệp lục dồi dào có trong cỏ lúa mì có tác dụng xây dựng lại các mạch máu, tạo ra hồng cầu cho cơ thể.
Cỏ lúa mì còn chứa sắt, niacin (B3), cyanocobalamin (B12), axit folic, đồng, kali và protein giúp sản xuất hồng cầu khỏe mạnh, rất tốt cho người thiếu máu hoặc gặp các chứng rối loạn máu khác.
Ngăn ngừa và điều trị tiểu đườngTheo trang hellobacsi, với những người bị bệnh tiểu đường, sử dụng cỏ lúa mì trước khi ăn sẽ giúp kiểm soát lượng đường và cholesterol hấp thụ vào cơ thể nhờ lượng chất xơ dồi dào.
Hàm lượng Magie cao trong cỏ lúa mì còn có tác dụng cải thiện độ nhạy insulin và có khả năng tránh được các biến chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2: bệnh tim mạch, bệnh lý võng mạc và bệnh thận.
Thanh lọc cơ thể, giải độc ganCỏ lúa mì có khả năng tái tạo hồng cầu nhanh chóng, giúp cải thiện chức năng của gan, tim mạch một cách tự nhiên.
Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn có thể giải độc gan, thanh lọc độc tố trong máu.
Trị táo bónLà một loại thực phẩm giàu chất xơ, cỏ lúa mì có tác dụng điều trị táo báo hiệu quả.
Nhiều Enzyme có trong cỏ lúa mì còn giúp hỗ trợ tiêu hóa, giúp đào thải các chất thải một cách nhanh chóng.
Phục hồi vết thươngChất diệp lục có trong cỏ lúa mì cũng được coi là một chất kháng khuẩn, giúp chữa lành vết thương một cách tự nhiên.
Dùng cỏ lúa mì có thể khắc phục được tình trạng da xấu, lở loét, và những vết bỏng.
Hỗ trợ miễn dịch, tăng cường thể lựcCỏ lúa mì chứa hơn 100 enzyme, 17 loại amino acid và trên 10 loại khoáng chất, có tác dụng tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, chống viêm,…
Do đó, uống nước ép cỏ lúa mì thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp tăng cường thể lực.
Giảm béo, giảm cânCỏ lúa mì có thể giúp điều trị bệnh béo phì.
Nếu muốn giảm cân, bạn nên bổ sung cỏ lúa mì vào thực đơn hằng ngày. Bởi đây là một loại thực phẩm ít calo và không chứa chất béo. Chất xơ có trong cỏ lúa mì giúp chúng ta cảm thấy no lâu hơn.
Nước ép từ cỏ lúa mì cung cấp cho bạn nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng nhưng không làm bạn tăng cân.
Chứa hơn 90 loại enzym, cỏ lúa mì giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và đốt cháy chất béo rất tốt.
Khử mùi hôi cơ thểNhờ khả năng kháng khuẩn của diệp lục, cỏ lúa mì có tác dụng khử mùi hôi cơ thể rất tốt.
Để có hơi thở thơm tho, bạn hãy súc miệng bằng 1 lượng nhỏ nước ép cỏ lúa mì hoặc nhai Cỏ lúa mì tươi. Bạn cũng có thể chải lưỡi bằng bàn chải được ngâm trong nước ép cỏ lúa mì.
Làm đẹp da, chống lão hóaCỏ lúa mì có tác dụng chữa mụn trứng cá, làm mờ vết sẹo, giúp da sáng khỏe từ bên trong.
Ngoài ra, cỏ lúa mì còn hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da như dị ứng, gở lẻ, ngộ độc da, bệnh chàm (eczema) và các vết côn trùng cắn.
Khi mới bắt đầu làm quen với cỏ lúa mì, bạn chỉ nên dùng 30ml nước nguyên chất
Advertisement
100ml nước để uống.
pha loãng cùng vớiđể uống.
Đối với bột cỏ lúa mì, bạn hãy pha nửa muỗng cà phê với 200ml nước ấm, uống 2 lần/ngày. Sau khi đã quen, bạn có thể tăng lên 1 muỗng cà phê bột lúa mì cho mỗi lần uống.
Tuy là một loại thực phẩm tốt cho cơ thể, nhưng nếu dùng quá nhiều cỏ lúa mì có thể dẫn đến tiêu chảy, nôn mửa.
Phụ nữ có thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng loại cây này.
Nên uống trước hoặc sau khi ăn ít nhất nửa tiếng để có kết quả tốt nhất. Còn nếu muốn giảm cân thì nên uống trước khi ăn.
Nước ép cỏ lúa mì có vị ngọt đậm, không đắng và mùi cỏ đặc trưng. Hương vị này có thể sẽ khó uống với nhiều người, nên bạn có thể pha nước ép hoặc bột cỏ lúa mì với nước dừa, khóm, củ dền, cà rốt, táo, nho, bạc hà,… để ngon hơn.
Bạn có thể tự trồng cỏ lúa mì tại nhà bằng cách mua hạt giống trên các trang thương mại điện tử, các cửa hàng bán hạt giống và gieo trồng như rau mầm. Sau khoảng 8 – 10 ngày là có thể thu hoạch.
Nguồn: hellobacsi
“Đập Tan” Cơn Khát Mùa Hè Với Món Mì Lạnh Somen Trứ Danh Nhật Bản
Mùa hè Nhật Bản vốn là khoảng thời gian đẹp nhất, tuy nhiên đây cũng là dịp diễn ra các lễ hội đặc sắc. Trong không khí oi nồng của mùa hè, đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức món mì lạnh Somen trứ danh – 1 món ăn truyền thống và được ưa chuộng tại Nhật Bản.
Cùng với sushi, Nhật Bản là quốc gia có sự ưu ái dành với các loại mì. Theo đó mỗi loại đều mang 1 hương vị đặc sắc và khác nhau, chẳng hạn như mì Udon, mì Ramen, mì Soba… và trong bài viết hôm nay Chu Du xin được giới thiệu với bạn đọc món mì lạnh Somen.
Somen (素 麺) là một loại mỳ Nhật sợi mảnh, màu trắng, được làm từ bột mỳ. Sợi mỳ có đường kính nhỏ hơn 1.3 mm và thường được ăn lạnh. Sự khác biệt giữa Somen và loại mỳ sợi to hơn Hiyamugi và loại thậm chí sợi còn to hơn nữa có tên Udon là Somen thì được kéo dài trong khi Hiyamugi và Udon thì bị cắt ngắn.
Món mì Somen là loại mì được trình bày cầu kì với rất nhiều các hương vị khác nhau, tùy thuộc vào khẩu vị của người ăn khi chế biến. Mì Somen sợi mỏng, dài được bày trong những chiếc bát thuỷ tinh, khi ăn được chan với nước đá kèm theo chút rau xanh, các loại củ quả hay các loại thịt khác nhau. Người Nhật bảo rằng khi đưa đũa mỳ bằng tre xanh mới chuốt lên miệng, bạn sẽ có cảm giác như mùa hè đang trôi vào tận gan ruột cùng chiếc đũa
Đặc trưng của món mì lạnh somen là phải ăn kèm với nước chấm tsuyu, loại nước chấm này là sự kết hợp hài hòa giữa nước sốt katsuobushi làm từ cá ngừ khô, nước lạnh (để làm dịu vị nước sốt), một ít vừng, gừng và hành lá thái nhỏ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thưởng thức hương vị của những sợi mì lạnh tuyệt ngon này với tôm, trứng, nấm đông cô cùng các loại rau xanh khác. Vào mùa hè, Somen được ướp trong đá là một món ăn phổ biến để hạ nhiệt.
Vào mùa hè, một số nhà hàng sẽ phục vụ món “nagashi somen” (流しそうめん – mỳ chảy). Mỳ được cho vào một máng tre dài đặt ngang qua chiều dài của nhà hàng. Trong máng là nước sạch và lạnh. Khi Somen chảy qua, thực khách sẽ dùng đũa gắp chúng ra và nhúng vào tsuyu.
Để gắp được mỳ chảy trong máng đòi hỏi bạn phải có đôi bàn tay khéo léo và trong trường hợp mì không được gắp khi chảy đến cuối máng sẽ phải bỏ đi.
Chẳng biết đây là món ăn được yêu thích và lan rộng đến nước bạn, vì tại Hàn Quốc cũng có món ăn tương tự với tên gọi là somyeon và chúng được dùng trong món ăn bibim guksu.
Tuy chỉ là một món ăn trông có vẻ đơn giản, nhưng mì lạnh Somen rất được người dân Nhật Bản yêu thích và là 1 trong số các món ăn truyền thống, là niềm tự hào của người dân nơi đây mỗi khi có dịp nói về quê hương mình. Vì thế nếu bạn muốn khám phá ẩm thực Nhật Bản và trải nghiệm sự “độc, lạ” của món mì lạnh Somen thì chỉ có một cách là đến với đất nước vô cùng xinh đẹp này.
Đăng bởi: Nguyễn Hiếu
Từ khoá: “Đập tan” cơn khát mùa hè với món mì lạnh Somen trứ danh Nhật Bản
Văn Hóa Ẩm Thực Nhật Bản: Tiệm Mì “Tự Kỷ” Dành Cho Người Cô Đơn
“Văn hóa chết” là một vấn nạn đang ngày càng gia tăng ở Nhật Bản, khi họ không còn mặn mà với việc tìm bạn đời, thay vào đó lựa chọn 1 cuộc sống đơn độc. Chính vì thế sẽ không lạ gì khi nơi đây có cả tiệm mì “tự kỷ” dành cho người cô đơn.
Với một đất nước Á Đông coi trọng văn hóa cộng đồng và tập thể như Nhật Bản, những người thích sinh hoạt một mình thường chịu định kiến là “bất thường, lập dị, tự kỷ hoặc bị đào thải”. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều thanh niên muốn sống đơn độc để tìm kiếm “thời gian riêng” và phản kháng áp lực xã hội.
Hiện tượng văn hóa chết ở Nhật Bản “Kodokushi” ngày càng phổ biến, nơi 27,7% dân số trên 65 tuổi và nhiều người không còn mặn mà với việc tìm bạn đời khi đã đến tuổi trung niên mà thay vào đó lựa chọn cuộc sống đơn độc.
Mỗi người một bàn tách biệt, không bị làm phiền bởi người khác và chỉ tập trung vào món mì. Thế nhưng tiệm mì mà chúng muốn nhắm tới đây không nói về sự cô đơn mà chính là sự độc lạ trong cách bài trí chỗ ngồi cùng với hương vị ngon tuyệt của mì ramen đã khiến cho cửa hàng này trở nên rất nổi tiếng, thu hút rất nhiều khách du lịch ghé thưởng thức.
Mì ramen Ichiran này có nguồn gốc từ thành phố Hakata, thuộc tỉnh Fukuoka, đảo Kyushu. Nơi đây có thể gọi là thiên đường của mì ramen, nếu đến đây lần đầu chắc chắn du khách sẽ không biết nên ăn quán nào thì ngon nhất, nhưng tiệm chỉ phục vụ duy nhất một món là tonkotsu ramen với công thức bí truyền “hiden no tare” được chế biến duy nhất tại thành phố Itoshima, Fukuoka, sau đó phân phối về các nhà hàng Ichiran trong và ngoài nước. Để giữ bí mật, chỉ có 4 người biết được công thức này như thế nào.
Ichiran muốn thực khách chỉ để tâm vào món ăn nên mỗi bàn ăn đều có vách ngăn để khách không trò chuyện. Sau khi mì đưa lên, nhân viên hạ tấm mành tre xuống tạo không gian tách biệt. Ly và nước uống có sẵn bên cạnh.
Đối với những người cô đơn, những người đi ăn một mình thường hay có cảm giác ngại ngần thì đây chính là điểm đến lý tưởng để họ thỏa mái ăn uống.
Bên ngoài có bảng điện tử hiển thị ghế trống, bạn chỉ việc nhìn lên đó rồi tìm đến vị trí của mình. Nếu lúng túng thì có thể nhờ nhân viên giúp đỡ tìm chỗ ngồi.
Máy nhả ra một mảnh giấy nhỏ, khách khoanh tròn vào những ô trên in sẵn giấy, chọn các loại gia vị tùy ý hay topping ăn kèm rồi đưa cho nhân viên phục vụ.
Có người không thích không gian ăn uống này vì mang đến cảm giác công nghiệp, không có sự tương tác với người khác. Tuy nhiên, bạn có thể gập vách ngăn lại nếu muốn trò chuyện cùng người bên cạnh.
Ông Manabu Yoshitomi chia sẻ ý tưởng thiết kế này vì muốn giúp những nữ sinh có không gian riêng tư, không phải lo ngại người bên cạnh để ý cách ăn của mình.
Hiện nay, chuỗi nhà hàng mì ramen Ichiran có hơn 60 cửa hàng trên khắp nước Nhật và đã nhanh chóng mở chi nhánh tại Hồng Kông, New York…
Điều làm nên thành công của quán mì này không chỉ dừng lại ở cách thiết kế mà phải kể đến bí quyết tạo nên thứ nước súp hảo hạng, ăn là ghiền chính là sự pha trộn 30 nguyên liệu khác nhau cùng với cách chế biến riêng đã tạo nên một hương vị rất đậm đà, hấp dẫn.
Cửa hàng đầu tiên của chuỗi mì này được thành lập ở Hakata, Fukuoka năm 1960, được nhiều người yêu thích bởi sợi mì mỏng, dài và nước súp đặc trưng. Giá dao động từ 890 đến 1490 yên/tô (180.000 – 300.000 đồng/tô). Ngoài ra, thực khách có thể gọi thêm trà xanh, thịt xíu nhấm với bia tươi cũng đều rất ngon..
Đăng bởi: Dương Thị Thu Hiền
Từ khoá: Văn hóa ẩm thực Nhật Bản: tiệm mì “tự kỷ” dành cho người cô đơn
Hướng Dẫn Cách Ăn Thịt Nướng Yakiniku “Đúng Chuẩn” Của Nhật
Làm nóng vỉ nướng: Điều cơ bản là cần làm nóng vỉ nướng trước rồi mới bắt đầu nướng thịt. Thịt có xu hướng bị dính lại với nhau nếu nhiệt độ không đủ cao và hầu hết phần nước giàu dinh dưỡng thơm ngon của thịt sẽ bị chảy khi bạn cố tách chúng ra.
Chú ý đến thứ tự nướng thịt: Về cơ bản, tốt hơn là nên bắt đầu với những đồ ướp nhẹ trước. Ví dụ như từ lưỡi ướp muối, nội tạng, nạm, sau đó đến thịt sườn là thứ tự điển hình. Điều này là do việc nướng các loại thịt tẩm ướp nhiều trước sẽ ‘làm ô nhiễm’ vỉ nướng, và tốt hơn chúng ta nên bắt đầu từ việc nếm những món thịt với vị nhẹ nhàng rồi mới đến các món ăn nhiều gia vị hơn để có thể cảm nhận vị tinh tế của từng loại thịt yakiniku.
Đừng nướng tất cả cùng một lúc: Hãy thử nướng một lát thịt cho mỗi người trong bàn ăn trước. Cho quá nhiều thịt vào vỉ nướng cùng một lúc cũng khiến vỉ nướng bị giảm nhiệt, ảnh hưởng đến chất lượng của món yakiniku. Hãy nướng với nhiệt độ cao trong thời gian ngắn.
Thịt thăn: Đây là phần thịt nạc và có hàm lượng chất béo ít hơn, do đó sẽ dễ bị khô và cứng khi nướng. Bạn cần chú ý không nên nướng quá kỹ. Đầu tiên, nướng một bên cho đến khi nước thịt bắt đầu chảy ra, sau đó lật lại. Lật một lần nữa khi thịt bắt đầu chuyển sang màu nâu, và nướng thêm chút nữa để hoàn thành.
Sườn non: Thịt sườn có rất nhiều vân, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn không làm cháy thịt khi đang nướng. Bạn hãy nướng một mặt và lật lại khi nước thịt bắt đầu chảy trên bề mặt. Bạn có thể thưởng thức khi thịt hoàn toàn chuyển sang màu nâu.
Nạm: Phần thịt này được lọc ra từ xương bụng. Sự mềm mại và thơm ngon của nó sẽ làm bạn thỏa mãn. Tốt nhất là bạn nên nướng thịt cháy một chút, sau đó nướng ở nhiệt độ thấp để thịt chín hoàn toàn.
Nội tạng: Ở Nhật, người ta hay gọi phần nội tạng trong yakiniku là “horumon”. Một loạt các bộ phận nội tạng, chẳng hạn như ruột, tim và gan, đều có thể ăn được. Nếu nội tạng còn tươi, bạn sẽ không ngửi thấy bất kỳ mùi khó chịu nào. Mỗi phần có một hương vị, kết cấu khác nhau và đều hấp dẫn. Một trong những loại horumon được yêu thích nhất là marucho (ruột non). Nó có lớp mỡ dày và gần như tan chảy khi ở trong miệng. Nướng horumon trên lửa vừa và đợi cho đến khi bề mặt bên ngoài bắt đầu co lại là bạn có thể thưởng thức!
Ngoài ra nhiều nhà hàng có các loại đồ uống đi cùng với yakiniku. Một số nơi thậm chí cung cấp thực đơn nomihoudai (buffet đồ uống) cho khách! Tuy nhiên, một số nhà hàng yakiniku chỉ phục vụ bia và makgeolli, vì vậy hãy hỏi nhân viên đồ uống có sẵn trước khi vào nhà hàng.
Nhìn chung, nước sốt yakiniku là sự kết hợp của nước tương, mirin, đường, dầu mè, tỏi và bất cứ gia vị nào khác mà nhà hàng muốn thêm vào để nước sốt trở nên độc đáo. Kết quả cuối cùng là một loại nước sốt mặn, ngọt với vị đặc trưng chỉ có ở Nhật Bản. Nước sốt không chỉ dùng để chấm mà còn sử dụng để ướp thịt. Trên thực tế, bạn cũng sẽ dễ dàng tìm thấy những miếng thịt bò đã được ướp sẵn bằng nước sốt yakiniku ngay tại các siêu thị ở Nhật Bản.
Khi kết thúc bữa tiệc, mọi người sẽ trả tiền ở quầy thu ngân. Thông thường một người sẽ đứng ra thu tiền cả nhóm và dùng số tiền đó để thanh toán hóa đơn chung. Một vài nhà hàng khá tinh tế cũng sẽ mời thực khách “kuchi naoshi” – một viên kẹo cao su hoặc kẹo bạc hà để khách lấy lại hơi thở thơm tho sau một bữa ăn khá “nặng”.
Đăng bởi: Tấn Hoàng
Từ khoá: Hướng dẫn cách ăn thịt nướng yakiniku “đúng chuẩn” của Nhật
Cập nhật thông tin chi tiết về Mì Soba Là Gì? Các Món Mì Soba Của Nhật Bản Và Cách Ăn Chuẩn trên website Xfsq.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!