Bạn đang xem bài viết Nên Hiểu Thế Nào Về Hatha Yoga? Những Ai Phù Hợp Tập Loại Yoga Này? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xfsq.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hatha yoga là gì?
Hatha Yoga tập trung vào các động tác và nhịp thở (Ảnh: Internet)
Hatha Yoga dựa trên nghiên về cơ học của cơ thể, chúng kết hợp các tư thế yoga hay yogasana để giúp hệ thống duy trì các chiều năng lượng cao hơn. Sự kết hợp của asana (chuyển động) và pranayama (hơi thở) thúc đẩy tính linh hoạt và kiên nhẫn, đồng thời giúp nâng cao nhận thức về cơ thể của chính mình.
Lợi ích mà Hatha yoga mang lại cho sức khỏeYoga là một trong những bộ môn mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe nhất cho cơ thể của chúng ta. Bao gồm những lợi ích sau:
Giảm tình trạng lo lắng và trầm cảmYoga có thể giúp giảm lo lắng hàng ngày và các triệu chứng trầm cảm. Tuy nhiên, nó có thể không hiệu quả đối với các tình trạng sức khỏe tâm thần được chẩn đoán lâm sàng. NCCIH (Trung tâm Y học Tổng hợp và Bổ sung Quốc gia – Mỹ) đã xem xét 68 nghiên cứu đã công bố về yoga không tìm thấy bằng chứng thuyết phục nào chứng minh hiệu quả của nó trong việc kiểm soát chứng rối loạn lo âu hoặc PTSD (rối loạn căng thẳng sau sang chấn).
Tình trạng lo âu, căng thẳng sẽ giảm đáng kể nếu bạn thực hành Hatha Yoga thường xuyên (Ảnh: Internet)
Có thể nói, những trường hợp rơi vào tình trạng lo lắng và trầm cảm nhẹ thì yoga lại là vị cứu tinh. Về nguyên lý, đây là loại hình kết hợp giữa các động tác và nhịp thở để chúng ta cảm nhận được nguồn năng lượng đang được chuyển hóa. Khi bạn tập trung vào việc điều chỉnh hơi thở, bạn sẽ không còn cảm thấy lo lắng về những đề mà bạn đang gặp.
Viêm khớp và đau cơ xơ hóaĐặc tính chuyển động nhẹ nhàng của Hatha yoga sẽ giúp bạn giảm tình trạng viêm khớp và đau cơ xơ hóa (Ảnh: Internet)
Với những động tác trong mỗi bài tập yoga, bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển động của cơ thể nếu như bạn thực hiện đúng động tác theo hướng dẫn và dần dần sẽ cải thiện được tính linh hoạt, cơ thể của bạn sẽ thay đổi rõ rệt mà không còn “đau đầu” vì tình trạng viêm khớp và đau cơ xơ hóa nữa.
Giảm chứng đau lưngĐại học Bác sĩ Hoa Kỳ đã khuyên rằng hãy thực hành yoga như một phương pháp điều trị tình trạng đau lưng mà không cần dùng đến thuốc. Một đánh giá năm 2023 về các nghiên cứu của Cơ quan Nghiên cứu và Chất lượng Y tế tại Mỹ đã cho thấy việc thực hành yoga hoàn toàn có thể giúp cải thiện những cơn đau thắt lưng dù đã bị trong một thời gian dài.
Hãy tìm đến Hatha nếu bạn đang gặp tình trạng đau lưng kéo dài (Ảnh Internet)
Việc quan trọng mà bạn cần lưu ý đó là không phải cứ thực hành yoga thì sẽ giúp bạn cải thiện hoàn toàn. Bạn cần kiên trì để nhận thấy được sự thay đổi sau một quá trình luyện tập.
Cải thiện sức khỏe tinh thầnYoga có tác động tích cực đến sức khỏe tâm thần và được chứng minh là có lợi ích trong việc cải thiện khả năng phục hồi hoặc sức khỏe tinh thần nói chung trong 10 trên 14 nghiên cứu được NCCIH (Trung tâm Y học Tổng hợp và Bổ sung Quốc gia – Mỹ) nhận định.
Khi thực hành yoga Hatha, bạn không đơn thuần chỉ hướng đến một sức khỏe bền vững về mặt thể chất mà bên cạnh đó còn cải thiện được sức khỏe tinh thần của bạn.
Sức khỏe tốt là khi chúng ta duy trì được trạng thái tinh thần tốt (Ảnh: Internet)
Hỗ trợ cơ thể trong thời kỳ mãn kinhThông thường, phụ nữ đến giai đoạn mãn kinh sẽ thường gặp các vấn đề về đau lưng, đau vai, đau bụng,…Những cảm giác thật sự không dễ chịu và ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng cũng như cảm xúc của bạn.
Hatha yoga là một trong những phương pháp hỗ trợ sức khỏe của phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh khá hiệu quả (Ảnh: Internet)
Khi bạn tìm đến các động tác của yoga, cơ thể của bạn sẽ được kéo giãn qua các bài tập dựa trên các động tác kết hợp cùng nhịp thở, bạn sẽ thoải mái hơn nếu đang trong giai đoạn mãn kinh.
Cải thiện giấc ngủMột khi bạn đã được thoải mái về mặt thể chất lẫn tinh thần thì tình trạng mất ngủ sẽ không còn xuất hiện. Những bài tập mà yoga mang lại luôn tạo điều kiện để bạn duy trì được thể trạng tốt nhất và một sức khỏe tinh thần tuyệt vời.
Tinh thần thoải mái sẽ giúp bạn có được giấc ngủ ngon (Ảnh: Internet)
Nếu bạn xây dựng cho bản thân một chế độ luyện tập phù hợp thì giấc ngủ của bạn chắc chắn sẽ được cải thiện. Bởi, để có một giấc ngủ tốt thì điều bạn cần làm là có một tinh thần thoải mái và thư giãn trước chìm vào giấc ngủ và yoga chính là phương pháp tối ưu nhất để thực hiện việc này.
Hatha yoga phù hợp với những ai?Bản chất của việc luyện tập yoga là mang đến những lợi ích về mặt vật chất lẫn tinh thần nên sẽ không có sự phân biệt về độ tuổi hay giới tính. Thay vào đó sẽ phụ thuộc vào mục đích mà bạn đang hướng đến là gì.
Các bài tập yoga Hatha hoàn toàn phù hợp với những người mới bắt đầu luyện tập hoặc mới bắt đầu tìm hiểu về yoga và thậm chí là những người đã có trình độ chuyên môn cao về bộ môn này.
Bất kể ai muốn tìm hiểu và thực hành loại yoga này đều phù hợp nếu đáp ứng được nhu cầu của bản thân (Ảnh: Internet)
Hiện nay có rất nhiều loại yoga phổ biến và Hatha yoga là một trong những số đó và tùy thuộc vào mong muốn của bạn khi thực hành các bài tập yoga. Nếu bạn muốn điều tiết nhịp thở kết hợp cùng các động tác yoga đơn giản thì bạn có thể cân nhắc lựa chọn loại yoga này. Yoga không phải là nguyên tắc mà bạn “cứng nhắc” tuân theo, nó hoàn toàn nằm ở sự lựa chọn của bạn.
Very Well Fit
Yoga Basics
Lotus Crafts
Đăng bởi: Công Hòa
Từ khoá: Nên hiểu thế nào về Hatha Yoga? Những ai phù hợp tập loại yoga này?
Tìm Hiểu Về Loại Visa Này
Tìm hiểu về visa m trung quốc là gì và thủ tục xin visa, quyền lợi. Visa M Trung Quốc từ Nào Tốt Nhất – trang đánh giá dịch vụ tốt nhất.
Khi bạn muốn đến Trung Quốc cho mục đích du lịch, công tác hay du học, việc xin visa là điều vô cùng quan trọng. Visa Trung Quốc cho phép bạn nhập cảnh và lưu trú hợp pháp trong thời gian quy định. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về loại visa M Trung Quốc, một trong những loại visa phổ biến và quan trọng.
Visa du lịch Trung Quốc được cấp cho những người muốn thăm quan, khám phá và du lịch tại Trung Quốc. Đây là loại visa phổ biến và dễ dàng để xin.
Visa công tác Trung Quốc dành cho những người đi công tác, làm việc tại các công ty, tổ chức, hoặc tham gia vào các dự án tại Trung Quốc.
Visa du học Trung Quốc cho phép bạn đi học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông hoặc các khóa học ngắn hạn tại Trung Quốc.
Visa M Trung Quốc là một loại visa du lịch được cấp cho du khách muốn đến Trung Quốc thăm quan và thực hiện các hoạt động như du lịch tự túc, thăm bạn bè, người thân, tham quan cảnh đẹp, và tham gia các hoạt động không kinh doanh.
Visa M Trung Quốc thường có thời hạn ngắn, trong khoảng 30 ngày, và không được phép làm việc hoặc kinh doanh. Đây là loại visa phổ biến cho những ai muốn thăm quan và khám phá văn hóa, địa điểm du lịch nổi tiếng của Trung Quốc.
Để xin visa M Trung Quốc, bạn cần tuân thủ các điều kiện và thủ tục đơn giản sau đây:
Bạn phải có hộ chiếu hợp lệ và có thời hạn còn lại ít nhất 6 tháng.
Bạn phải điền đầy đủ và chính xác vào đơn xin visa Trung Quốc.
Bạn cần cung cấp thông tin chứng minh tài chính đủ để du lịch và lưu trú trong thời gian visa.
Bạn cần cung cấp thông tin chi tiết về lịch trình du lịch và khách sạn đặt phòng.
Điều đầu tiên, bạn cần tìm hiểu địa chỉ và thông tin liên hệ của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Trung Quốc gần bạn.
Sau đó, bạn cần thu thập và chuẩn bị tất cả các giấy tờ cần thiết như hộ chiếu, đơn xin visa, ảnh chụp, và các tài liệu chứng minh tài chính.
Tiếp theo, bạn sẽ nộp hồ sơ tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Trung Quốc và trả phí xin visa.
Chờ đợi quyết định từ phía chính quyền Trung Quốc và nhận lại hộ chiếu kèm theo visa.
Thời gian xin visa M Trung Quốc thường mất từ 4 đến 7 ngày làm việc. Tuy nhiên, thời gian xử lý có thể thay đổi tùy thuộc vào lãnh sự quán và số lượng đơn xin visa trong thời điểm đó.
Phí xin visa M Trung Quốc cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào quốc tịch và thời gian lưu trú. Bạn nên kiểm tra trang web của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Trung Quốc để biết thông tin chi tiết về phí visa.
Visa M Trung Quốc là một loại visa du lịch cho phép du khách thăm quan và khám phá các địa điểm du lịch tại Trung Quốc trong thời gian ngắn.
Visa M Trung Quốc được cấp cho những người muốn đến Trung Quốc du lịch tự túc, thăm bạn bè, người thân, tham quan cảnh đẹp, và tham gia các hoạt động không kinh doanh.
Visa M Trung Quốc thường có thời hạn ngắn, trong khoảng 30 ngày. Trong thời gian visa, bạn có quyền thăm quan và khám phá các địa điểm du lịch tại Trung Quốc, nhưng không được phép làm việc hoặc kinh doanh.
Visa M Trung Quốc là loại visa du lịch phổ biến cho những ai muốn thăm quan và khám phá văn hóa, địa điểm du lịch nổi tiếng của Trung Quốc. Để xin visa M Trung Quốc, bạn cần tuân thủ các điều kiện và thủ tục đơn giản, bao gồm có hộ chiếu hợp lệ, điền đơn xin visa và cung cấp thông tin chứng minh tài chính. Thời gian và phí xin visa M Trung Quốc có thể thay đổi tùy thuộc vào lãnh sự quán và quốc tịch của bạn.
Với visa M Trung Quốc, bạn có thể khám phá những điểm đến tuyệt vời của đất nước này. Đừng ngần ngại lên kế hoạch cho chuyến du lịch của bạn và tham khảo thông tin chi tiết về visa M Trung Quốc trên trang web Nào Tốt Nhất, nơi bạn có thể tìm hiểu về các dịch vụ tốt nhất để hỗ trợ việc xin visa và chuẩn bị cho cuộc hành trình của mình.
Nguồn: Nào Tốt Nhất
Có hàng triệu khách hàng Tiềm Năng đang xem bài viết này
Bạn muốn có muốn đưa sản phẩm/dịch vụ thương hiệu của mình lên website của chúng tôi
Liên Hệ Ngay!
Tủ Đông Là Gì? Có Bao Nhiêu Loại? Nên Mua Loại Nào Thì Phù Hợp?
Tủ đông là gì?
Tủ đông là thiết bị bảo quản lạnh bao gồm buồng cách nhiệt và một hệ thống bơm nhiệt vận chuyển nhiệt độ từ bên trong buồng ra môi trường bên.
Tủ đông cung cấp nhiệt độ lạnh dưới – 18 độ C. Ở mức nhiệt này khiến vi khuẩn không thể phát triển giúp cho tủ đông có thể bảo quản thực phẩm trong thời gian dài mà không bị suy giảm chất lượng.
Nguyên lý hoạt động:Giống với các thiết bị làm lạnh phổ thông khác, tủ đông hoạt động dựa trên một nguyên lý nén gas lạnh dễ hóa lỏng (môi chất làm lạnh). Gas lạnh ở thể khí khi được nén bởi động cơ dưới áp suất cao, sẽ chuyển sang trạng thái lỏng và tỏa nhiệt.
Nhiệt lượng toả ra được tản vào môi trường xung quanh qua dàn nóng. Khi áp suất giảm khiến các khí gas ở trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái khí và hấp thụ nhiệt xung quanh xảy ra tại dàn lạnh bên trong tủ đông.
Cấu tạo
Máy nén (động cơ, lốc máy hay block máy nén):
Máy nén là bộ phận cốt lõi của tủ đông với chức năng nén khí gas lạnh (môi chất lạnh) ở áp suất cao để khiến gas lạnh hóa lỏng.
Quá trình này sẽ sinh nhiệt và gas lạnh hóa lỏng sẽ trở nên rất nóng. Gas lạnh hóa lỏng này được dẫn qua dàn ngưng là một bộ phận để nhiệt độ từ gas lạnh được tỏa ra môi trường bên ngoài.
Các loại máy nén thường được sử dụng là máy nén rotor hoặc máy nén piton 1 hay 2 xilanh. Đa số các máy nén dùng trong tủ đông dân dụng là loại máy piton 1 xi lanh.
Dàn nóng nóng và dàn lạnh
– Dàn nóng – bộ phận toả nhiệt ra môi trường bên ngoài tủ:
Nơi gas lạnh hóa lỏng dưới áp suất cao của bơm nén, tỏa nhiệt ra ngoài môi trường. Nhiệt lượng từ gas lạnh hóa lỏng được truyền vào các thanh tản nhiệt và tản ra môi trường bên ngoài. Sau khi đi qua dàn nóng, nhiệt độ gas lạnh lỏng giảm về gần mức nhiệt độ môi trường.
– Dàn lạnh – bộ phận thu nhiệt bên trong tủ:
Dàn lạnh là nơi gas lạnh hóa lỏng từ dàn nóng đi qđi qua hệ thống van tiết lưu được dẫn tới để bay hơi. Tại đây, gas lạnh lỏng sẽ không bị nén nữa và sẽ bay hơi nhanh. Quá trình bay hơi này, gas sẽ hấp thụ nhiệt. Nhờ đó làm mát không gian các khoang bên trong tủ đông.
Gas lạnh:
Các loại gas lạnh phổ biến trên thị trường: Hiện tại, các gas lạnh phổ biến trên thị trường là gas làm lạnh R134a, và R600a. Ngoài ra, còn có các loại khác như R22 và R410a.
Hệ thống cách nhiệt, bảo ôn, cánh cửa
– Hệ thống cách nhiệt:
Hệ thống cách nhiệt giúp giảm thiểu sự trao đổi nhiệt giữa bên trong và bên ngoài tủ đông. Từ đó, hệ thống này tạo nhiệt độ cao xung quanh môi trường không truyền vào bên trong buồng lạnh.
Lớp cách nhiệt thường bằng bông thủy tính kết hợp polyurethane.
– Cánh cửa tủ đông:
Tủ đông đứng có cánh mở ra phía trước. Trong khi đó, tủ đông nằm có cánh mở kiểu vali. Xung quanh cánh có hệ thống roăng cách nhiệt.
Tủ đông loại đứng kém hiệu quả về điện năng so với tủ đông nằm. Mỗi khi cánh cửa tủ đông loại đứng mở ra, tất cả không khí lạnh trong tủ sẽ thoát ra ngoài và chìm xuống sàn nhà. Tủ đông đứng sẽ phải hoạt động nhiều hơn để bù cho lượng không khí lạnh bị hao hụt mỗi khỉ mở cửa.
Các loại tủ đông phổ biến trên thị trường hiện nay Theo hình dáng, cấu tạoTủ đông dân dụng
– Tủ đông nằm ngang: Tủ đông nằm có thể là loại 1 ngăn hay 2 ngăn, có các giỏ treo có thể tháo rời. Thiết kế này giúp tủ đông nằm có nhiều không gian sử dụng và được dung một cách linh hoạt hơn tủ đông đứng.
Ưu điểm:
Diện tích có thể chứa thực phẩm thực tế lớn hơn tủ đông đứng cùng dung tích sử dụng.
Linh hoạt trong sử dụng so với tủ đúng do có thể đặt thực phẩm các kích thước khác nhau.
Giá thành rẻ hơn tủ đông đứng cùng dung tích sử dụng.
Nhược điểm:
Tốn diện tích lắp đặt của sàn nhà hay bếp.
Khó khăn trong việc sắp xếp và lấy đồ ở phía dưới.
Tủ đông nằm có nhiều loại khác nhau như:
Loại 3 cánh: Tủ đông 3 cánh thường là dòng tủ đông nằm có dung tích lớn, thiết kế 3 cánh mở với 1 ngăn đông rộng thông suốt. Loại tủ này thường sử dụng cho nhà hàng, khách sạn, cơ sở chế biến thực phẩm.
Loại 2 ngăn đông mát: Là dòng tủ đông có 2 ngăn đông mát cấu tạo gồm 2 ngăn, trong đó có ngăn đông nhiệt độ dưới âm 18 độ C và 1 ngăn mát nhiệt độ từ 0 – 10 độ C. Mỗi ngăn có cánh mở riêng biệt và có cửa kính lùa phía trên.
Loại 1 ngăn đông: Tủ đông 1 ngăn đông chỉ có ngăn đông nhiệt độ lạnh dưới âm 18 độ C, có mục đích bảo quản thực phẩm và đồ đông lạnh. Tủ có thể có thể có 1 hay nhiều cánh mở.
Tủ đông mini (1 cánh): Tủ đông mini gia đình là dòng tủ có dung tích nhỏ khoảng từ 100 lít đến 250 lít thường được sử dụng tại hộ gia đình.
Tủ đông mặt kính: Dòng tủ đông này có mặt là kính cường lực cong hoặc phẳng. Tích hợp hệ thống sấy kính đảm bảo mặt kinh không bị đóng tuyết hay đọng sương.
Loại tủ này đáp ứng nhu cầu cho các cửa hàng hay siêu thị vừa bảo quản vừa trưng bày sản phẩm.
– Tủ đông đứng: Tủ đông đứng có thiết kế gần giống như những chiếc tủ lạnh thông thường, có cánh mở ra phía trước. Tủ được chia thành nhiều tầng, mỗi tầng là 1 ngăn riêng biệt.
Ưu điểm:
Thiết kế nhỏ gọn, tính thẩm mỹ cao.
Mở cửa phía trước giúp chiếm ít diện tích không gian sàn nhà hay bếp.
Các ngăn riêng biệt giúp dễ dàng phân chia từng loại thực phẩm, dễ dàng trong thao tác.
Nhược điểm:
Không linh hoạt bằng tủ đông nằm do thể tích và trọng lượng của thực phẩm đặt trong tủ bị giới hạn bởi kích thước của ngăn chia nhỏ riêng biệt.
Tủ đông công nghiệp:
Advertisement
Tủ đông công nghiệp là một loại tủ lạnh công suất lớn, có mức nhiệt từ -21 độ C đến -12 độ C, có chế độ điều khiển tự động và làm lạnh bằng quạt gió. Loại tủ này có thể lưu trữ thực phẩm với thời gian lâu hơn rất nhiều so với các dòng tủ lạnh thông thường.
Tủ đông công nghệp thường được sử dụng nhiều ở các nhà hàng lớn và khách sạn.
Ưu điểm:
Tủ có công suất làm lạnh lớn, làm lạnh nhanh, hiệu quả.
Lưu trữ thực phẩm trong thời gian dài hơn.
Nhược điểm:
Vì công suất lớn nên hao tốn nhiều điện năng để vận hành hơn.
Tủ có giá thành cao.
Theo công nghệ làm lạnhTủ đông thường
Tủ đông thường là loại tủ đông sử dụng máy nén thông thường để làm lạnh. Loại tủ lạnh này khá phổ biến trên thị trường với giá thành dễ chịu hơn, tuy nhiên, điện năng tiêu thụ khá lớn.
Ưu điểm:
Giá thành rẻ, dễ sở hữu.
Hiệu suất làm lạnh khá ổn định.
Nhược điểm:
Tủ ít tiết kiệm điện.
Tuổi thọ kém hơn so với dòng tủ đông inverter.
Tủ đông inverter
Tủ đông Inverter là loại tủ đông được ứng dụng công nghệ Inverter, sử dụng máy nén biến tần giúp tiết kiệm tối đa điện năng so với loại máy nén thường.
Ưu điểm:
Sử dụng dàn lạnh bằng đồng, có khả năng làm lạnh rất nhanh, truyền lạnh tốt
Tiết kiệm khoảng 30 – 50% điện năng tiêu thụ.
Vận hành êm ái, độ bền cao.
Nhược điểm:
Giá thành cao hơn so với tủ đông thông thường.
6 Động Tác Yoga Cơ Bản Rất Dễ Tập Sai Không Phải Ai Cũng Biết
Yoga là bộ môn được đánh giá rất cao vì những lợi ích sức khỏe mà nó đem đến cho cơ thể. Tập yoga không hề đơn giản, dù là các động tác yoga cơ bản, bạn cũng cần phải nắm chắc các kỹ thuật để tránh làm tổn thương cơ thể.
1. Tư thế yoga ngồi thư giãn (easy cross leg pose)Tư thế ngồi bắt chéo chân thư giãn nhìn qua có vẻ đơn giản nhưng thực tế, có rất nhiều người tập sai tư thế này, đặc biệt là người mới làm quen với yoga.
Người tập sẽ phải ngồi khoanh chân, lưng dưới và gân kheo phải siết chặt
Khi thực hiện tư thế yoga ngồi thư giãn, bạn sẽ phải ngồi khoanh chân, lưng dưới và gân kheo phải siết chặt, nếu không quen, khung xương chậu sẽ rất dễ bị gập lại và phần lưng bị cong.
Để khắc phục tình trạng này, các chuyên gia yoga khuyên bạn nên thực hiện tư thế ngồi bắt chéo chân thư giãn trên một chiếc gối hoặc chăn để đẩy xương hông ra phía sau một chút để xương sống cảm thấy thoải mái hơn.
2. Tư thế chó cúi mặtTư thế chó cúi mặt là tư thế xuất hiện rất nhiều trong các loại hình yoga. Tư thế này có tác dụng tăng cường sức mạnh, dùng để chuyển đổi hoặc nghỉ ngơi. Dù là tư thế phổ biến nhưng bạn cũng rất dễ thực hiện sai nếu mới làm quen với tư thế này.
Tư thế chó cúi mặt là tư thế xuất hiện rất nhiều trong các loại hình yoga
Nguyên nhân là do nếu cơ thể thiếu linh hoạt, bạn sẽ rất dễ cố ép gót chân xuống đất trong suốt quá trình tập. Điều này sẽ không tốt cho phần lưng dưới và gân khoeo. Thực tế, bạn không nhất thiết phải để chân và gót chân thẳng xuống sàn trong tư thế này. Nếu không làm được, cách tốt nhất là khuỵu gối và nâng xương cụt hướng lên trời.
3. Tư thế con cá sấuTư thế con cá sấu là một phiên bản của động tác chống đẩy và đây cũng là một tư thế rất quen thuộc trong các lớp yoga cơ bản. Tư thế con cá sấu được xem là tư thế tương đối khó, dù đã tập yoga thời gian dài thì vẫn có khả năng tập sai.
Tư thế con cá sấu dù đã tập yoga thời gian dài thì vẫn có khả năng tập sai
Nếu không cẩn thận, bạn rất dễ cuộn vai về phía trước và điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các chấn thương dây chằng vai, viêm gân và các vấn đề về thoái hóa. Ngoài lỗi sai này thì bạn còn có thể rơi vào các tình trạng như hạ thân thẳng xuống sàn, hạ quá đà xuống thảm, để đầu cúi xuống trước hoặc ép xương cụt dưới quá nhiều.
4. Tư thế cây cầuTư thế cây cầu là một tư thế gập lưng quan trọng mà bạn cần chinh phục trước khi thực hiện tư thế bánh xe. Tư thế này rất có ích trong việc điều trị các vấn đề về tuyến giáp.
Tuy nhiên, khi luyện tập, chúng ta rất dễ mắc lỗi. Cụ thể, hầu hết các học viên thường có xu hướng để bàn chân hướng ra, đầu gối dang rộng và nắm chặt mông. Nếu tập như vậy, bạn sẽ rất dễ bị hẹp xương chậu, có thể gây đau lưng.
Tư thế này rất có ích trong việc điều trị các vấn đề về tuyến giáp
Để khắc phục, bạn hãy giữ cho bàn chân và đầu gối song song nhau và để cơ đùi hoạt động thay vì cơ mông. Bạn cũng có thể siết chặt một chiếc gối giữa 2 đùi để giúp đùi săn chắc hơn và tạo ra không gian trống ở lưng dưới để cảm thấy thoải mái nhất.
5. Tư thế cây nếnTư thế cây nến hay tư thế đứng trên vai được mệnh danh là “mẹ của các tư thế yoga” vì nó có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tiêu hóa, làm dịu hệ thần kinh, cải thiện sức khỏe tim mạch và hàng ngàn những lợi ích khác. Tuy nhiên, dù vậy, bạn không nên vội vàng tập tư thế này vì đây là một tư thế khó.
Bạn không nên vội vàng tập tư thế cây nến vì đây là một tư thế khó
Một trong những lỗi thường gặp nhất khi thực hiện tư thế cây nến là đa phần chúng ta chỉ chống cơ thể bằng cổ chứ không phải bằng vai. Và điều này sẽ rất nguy hiểm, có khả năng cao dẫn đến chấn thương.
Các chuyên gia yoga đề nghị bạn không nên tập tư thế này nếu không có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên dạy yoga giàu kinh nghiệm. Khi tập, bạn cần đảm bảo phần gáy không bị ép xuống sàn, phần trọng lượng phải được phân phối đều giữa cánh tay và vai trên.
Cổ không căng và không nên áp xuống sàn nhà hoàn toàn, đảm bảo không gian giữa sàn và cổ phải đủ để luồn ngón tay xuống phía dưới.
6. Tư thế xác chếtRất nhiều người cho rằng tư thế xác chết là dễ thực hiện nhất. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm vì cơ thể và tâm trí sẽ gây ra những sự xao lãng và việc tập trung dường như trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi nằm xuống trong tư thế xác chết, đừng cố gắng ép buộc bản thân phải nằm trong 5 – 10 phút. Thay vào đó, hãy thử tìm một tư thế thoải mái hơn. Bạn có thể lót dưới bắp chân một tấm đệm để hỗ trợ thư giãn đôi chân, đồng thời cải thiện lưu thông máu, giải phóng căng thẳng ở cơ lưng.
Nếu cảm thấy không thoải mái khi nằm xuống trong tư thế xác chết, đừng cố gắng ép buộc bản thân
Tập yoga sai cách có thể tạo ra rất nhiều ảnh hưởng cho cơ thể. Điều tồi tệ là bạn sẽ không nhận ra những chấn thương này ngay lúc đó bởi chúng nằm sâu trong cơ thể và không có biểu hiện rõ ràng. Nếu để lâu sẽ dẫn đến những hậu quả lâu dài. Vậy làm thế nào để tránh tập yoga sai cách?
Câu trả lời rất đơn giản. Tải chúng mình về máy và kết nối với giáo viên dạy yoga riêng hôm nay. Giáo viên của chúng tôi sẽ đưa cho bạn những hướng dẫn chi tiết nhất về cách tập các tư thế yoga.
Đăng bởi: Ngọc Ánh
Từ khoá: 6 động tác yoga cơ bản rất dễ tập sai không phải ai cũng biết
Kundalini Yoga Là Gì? Lợi Ích, Các Tư Thế Tập Kundalini Cho Người Mới
Mặc dù Kundalini yoga được phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới nhưng nguồn gốc của nó vẫn chưa được nhiều người biết đến. Khái niệm về năng lượng Kundalini đã có từ nhiều thế kỷ trước và được đề cập trong các văn bản thời Vệ Đà cổ đại từ 1000 năm trước Công nguyên.
Kundalini yoga thường đi cùng với cái tên Yogi Bhajan, một giáo viên yoga đến từ Pakistan. Ông được xem là người đầu tiên đã giới thiệu bộ môn này đến các nước phương Tây vào những năm 1960.
Thuật ngữ “Kundalini” bắt nguồn từ tiếng Phạn “kundal”, có nghĩa là “hình tròn” hay “một con rắn cuộn tròn”. Tập Kundalini yoga sẽ đánh thức nguồn năng lượng, sức mạnh tiềm ẩn đang ngủ yên ở gốc cột sống mỗi người theo dạng một con rắn cuộn tròn, từ đó đem đến nguồn năng lượng dồi dào cũng như sự thoải mái về mặt tinh thần.
Kundalini yoga được thực hành để kích hoạt nguồn năng lượng này, cho phép nó di chuyển lên và xuyên qua các luân xa dọc theo cột sống của bạn. Kundalini yoga là một bộ môn thiên về bồi dưỡng tinh thần, xây dựng cho bạn niềm tin về bản thân, cuộc sống.
Giảm căng thẳngGiống như các hình thức yoga khác, Kundalini yoga có thể giúp giảm căng thẳng và lo lắng. Trong một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2023 thì những người tham gia tập Kundalini cảm thấy đầu óc giảm căng thẳng tức thì.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng Kundalini yoga có thể là một lựa chọn điều trị hiệu quả cho những người bị rối loạn lo âu tổng quát.
Cải thiện sức khỏeCác nghiên cứu chỉ ra rằng Kundalini Yoga có thể giúp giảm một phần lượng đường trong máu bằng cách giảm các hormone làm tăng tiết glucose trong máu. Nó cũng giúp giảm cân, có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 vì béo phì góp phần gây ra loại bệnh này.
Cải thiện nhận thức và tâm trạngNghiên cứu này còn phát hiện ra rằng Kundalini Yoga cũng có tác động tích cực đến tâm trạng. Các đối tượng tham gia vào bộ môn yoga này đã cải thiện cảm giác trầm cảm, căng thẳng và bực tức.
Bất kỳ ai cũng có thể luyện tập Kundalini yoga. Đặc biệt, Kundalini yoga thích hợp với những ai đang gặp nhiều áp lực, khó khăn trong cuộc sống và thường cảm thấy nóng giận, đang cần tìm lại sự yên tĩnh trong tâm hồn.
Tuy nhiên nếu bạn gặp phải một trong những trường hợp như có vấn đề về đường hô hấp, đau nhức xương khớp, chấn thương, đang mang thai thì tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi luyện tập.
So với các hình thức yoga khác, Kundalini yoga là một hình thức luyện tập thiên về tinh thần hơn. Kundalini yoga vẫn có các bài tập thể chất, nhưng chúng không phải là trọng tâm chính.
Kundalini yoga cũng mang tính chính xác và lặp đi lặp lại nhiều hơn. Kundalini yoga bao gồm sáu phần chính, được thực hiện theo thứ tự sau:
Bắt đầu: Mỗi lớp học đều bắt đầu với một bài hát mở đầu, còn được gọi là niệm chú.
Bài tập thở Pranayama: Bạn sẽ thực hiện các bài tập thở, được gọi là pranayama, và đôi khi cũng có các động tác để kéo căng cột sống của bạn. Mục tiêu của pranayama là thực hành kiểm soát hơi thở.
Kriya: Kriya là một chuỗi các tư thế, bài tập thở và bài niệm chú được kết hợp với nhau. Độ dài và cường độ của kriya phụ thuộc vào người hướng dẫn của bạn.
Thư giãn: Phần này cho phép cơ thể và tâm trí của bạn hấp thụ các tác động của kriya.
Thiền: Nếu tập với giáo viên, bạn sẽ được hướng dẫn cách thiền định để trau dồi nhận thức với thế giới bên ngoài.
Kết thúc: Lớp học kết thúc với một bài thánh ca kết thúc.
Tư thế hoa senĐây là một tư thế cơ bản khi bạn mới bắt đầu tập Kundalini yoga. Nó giúp bạn mở rộng phần hông, vì vậy bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu lúc mới tập vì bị căng cơ ở khu vực này. Hãy di chuyển thật từ từ, chậm rãi để tránh gặp chấn thương, đặc biệt là khi bạn có các vấn đề về hông.
Cách thực hiện tư thế hoa sen:
Bước 1 Ngồi trên sàn với hai chân mở rộng, lưng thẳng.
Bước 2Cong đầu gối ra ngoài, đưa bàn chân về phía cơ thể như thể bạn chuẩn bị ngồi ở tư thế bắt chéo chân.
Bước 3Đặt chân trái của bạn lên trên đùi phải, đặt chân phải của bạn lên trên đùi trái sau đó đặt 2 tay lên đầu gối với ngón tay phải và ngón tay trái chạm vào nhau.
Bước 4 Cuối cùng hãy nhắm mắt lại và hít vào, thở ra thật sâu.
Tư thế rắn hổ mangTư thế này được cho là sẽ giúp kích hoạt năng lượng Kundalini bên trong bạn, giúp bạn giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi và mang đến cảm giác thư thái.
Cách thực hiện tư thế rắn hổ mang:
Bước 1Nằm sấp xuống, hai chân và bàn chân ép vào nhau, duỗi thẳng ra sau. Đặt phần mu bàn chân lên sàn.
Bước 2 Tiếp theo, bạn úp lòng bàn tay xuống mặt thảm. Hãy đảm bảo rằng các ngón tay của bạn hướng về phía trước và khuỷu tay của bạn song song với nhau.
Bước 3 Sau đó bạn hít sâu vào, nâng cao đầu và thân rồi ép phần dưới của bạn xuống sàn.
Advertisement
Bước 4 Tiếp theo bạn duỗi thẳng tay, nâng ngực và bụng lên, đưa vai xuống và ra sau.
Bước 5Giữ tư thế trong tối đa 30 giây, hít thở sâu sau đó thở ra và trở lại vị trí ban đầu.
Tư thế bắn cungĐây là tư thế khiến bạn cảm thấy tự tin hơn, giống như một chiến binh. Tư thế này giúp bạn luyện tập phần bụng, cải thiện tính linh hoạt cho cơ thể cũng như tăng cường sức mạnh. Ngoài ra nó còn giúp hỗ trợ hoạt động của cơ quan tiêu hóa.
Các bước thực hiện tư thế bắn cung:
Bước 1 Đầu tiên bạn ngồi trên sàn và mở rộng hai chân, đặt hai tay lên đùi.
Bước 2 Tiếp theo, bạn trượt dọc về phía trước theo chân trái và dùng tay trái nắm lấy ngón chân. Bạn từ từ kéo tay trái về sau hết mức có thể, duy trì phần đầu và thân càng thẳng càng tốt.
Bước 3 Sau đó bạn mở rộng cánh tay cao bằng vai rồi từ từ nâng chân phải lên và dùng tay phải nắm lấy, tạo thành hình như một cung thủ sắp phóng cung.
Bước 4 Nhìn về phía trước và hít thở sâu trong khi bạn giữ tư thế này trong 2 đến 3 phút.
Nguồn: Chuyên trang healthline
10 Tư Thế Tập Yoga Cho Bà Bầu Tốt Cho Cả Mẹ Và Bé
Tập Yoga cho bà bầu là bộ môn thể thao kỳ diệu rất tốt để bà bầu có thân hình dẻo dai, săn chắc, cung cấp nhiều oxy, giảm stress và ngăn chặn những triệu chứng thường gặp như phù nề, ốm nghén…
chúng mình sẽ cung cấp những lợi ích, lưu ý, và những bài tập yoga cho bà bầu Lợi ích tập yoga cho bài bầu
Yoga giúp bà bầu có cơ thể săn chắc, di chuyển nhẹ nhàng, mềm mại vì các khớp và cơ được vận động
Giúp bà bầu lưu thông khí huyết, giảm thiểu khả năng mắc phải những triệu chứng khi mang thai
Tập yoga khi mang bầu được chứng minh giúp mẹ bầu thư thái đầu óc, quên đi những âu lo buồn phiền của công việc và giảm trầm cảm trong khi mang thai. Điều này rất quan trọng vì trên thức tế khi giai đoạn chuẩn bị lâm bồn khiến các bà bầu rất dễ đánh mất bình tĩnh.
Giúp tăng cường sức mạnh cho cơ chậu, giảm nguy cơ tiểu không tự chủ, sa ruột và bàng quan
Giảm căng cơ bắp toàn thân, cơ bắp trở nên đàn hồi giúp giảm nguy cơ bị chuột rút, đau nhức khi mang thai vào giai đoạn cuối thai kỳ.
Giúp bạn ngủ ngon, giấc ngủ sâu hơn
Tập yoga khi mang thai giúp bạn không bị tăng cân quá nhiều, nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh.
Giảm nguy cơ sinh sớm, huyết áo cao
Duy trì lượng nước ối đủ
Lợi ích tập yoga cho thai nhi
Khi tập yoga, mẹ bầu được thư giãn, điều đó cũng sẽ có lợi cho em bé. Vì nếu bà bầu có áp lực quá lớn hoặc tâm trạng căng thẳng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Cải thiện lưu thông oxi qua nhau thai tới thai nhi nhờ tập luyện hít thở sâu thường xuyên.
Tập yoga cho bà bầu giúp kết nối, gắn bó tình cảm giữ mẹ và bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ
Em bé sinh ra có cân nặng chuẩn, khỏe mạnh
Những lưu ý khi tập Yoga cho bà bầuMột số mẹ bầu đã được chuẩn đoán chứng tiền sản giật, từng sẩy thia hoặc trong nhóm có nguy cơ sẩy thai cao nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định tập Yoga.
Trong quá trình tập, mẹ bầu thấy một trong những biểu hiện sau đây thì nên dừng tập luyện lại ngay:
Tăng huyết áp
Màng ối bị vỡ và bắt đầu chuyển dạ
Chảy máu âm đạo hoặc thường cảm thấy khó chiuk
Buồn nôn, chóng mặt, đau đầu.
Không tập quá căng: Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ sản sinh ra một loại hormone gọi là relaxin giúp thư giãn các dây chằng, cho phép bé chui ra từ xương chậu. Nhưng hormone này không chỉ ảnh hưởng đến dây chằng xung quanh khung chậu, mà còn toàn bộ cơ thể. Vì vậy, hãy giới hạn phạm vi căng cơ, chỉ làm đến độ bản thân cảm thấy thoải mái, không đau đớn.
Nên tìm người hướng dẫn riêng: Trước khi muốn tự tập ở nhà, bạn nên tìm một người hướng dẫn riêng trước. Tốt nhất hãy tìm người có kinh nghiệm hướng dẫn tập cho phụ nữ mang thai.
Uống đủ nước: đảm bảo bạn luôn uống đủ nước trong suốt thười gian tậpluyện. Mất nước đặc biệt quan trọng vì có thể gây ra sảy thai non hoặc chuyển dạ sớm
Cường độ tập luyệnCường độ tập luyện tùy thuộc vào từng tam cá nguyệt. Đối với 3 tháng đầu, bầu nên tập những động tác Yoga nhẹ nhàng,cơ bản nhất. Thời gian tập luyện trong vòng 15 – 30 phút.
Mẹ bầu có thể tập 1 – 2 lần/ tuần. Nếu tập trong phòng tập yoga có sự hướng dânc của huấn luyện viên thì thời gian có thể kéo dài từ 60 – 75 phút/buổi tập. Nếu tập tại nhà thì mẹ bầu có thể tập luyện trong 30 phút mỗi ngày.
Ngoài ra, kết hợp yoga cùng các môn thể thao khác như bơi lội hoặc đi bộ.
Đặc biệt khi tập yoga trong từng tam cá nguyệt, mẹ bầu cần chú ý tập những động tác theo từng giai đoạn thai kỳ và tập sao cho dúng để không tác động xấu đến thai nhi.
10 tư thế tập yoga cho bà bầuLưu ý trước khi tập luyện
Mỗi tư thế, mẹ bầu nên tập luyện trong khoảng 5 – 8 hơi thờ dài bằng mũi, lặp lại 3 lần
Thờ sâu và thở đúng
Khi thở không đúng cách sẽ có biểu hiện chóng mặt, dừng lại ngay
Tư thế Cobbier
Cách thực hiện:
Ngồi thẳng lưng trên thảm. Khoanh chân sao cho hai lòng bàn chân chạm vào nhau
Đặt 2 bàn tay nhẹ nhàng lên 2 đầu gối
Nâng 2 đầu gối nên rồi đặt 2 đầu gối xuống thảm sao cho lưng phải thẳng. Giữ tư thế này trong khoảng 45 – 1 phút
Tư thế Balasana (tư thế em bé)
Cách thực hiện:
Quỳ gối trên tấm thảm, bàn chân để ngửa, hai tay chạm vào ngón chân cái
Đầu gối mở rộng sang 2 bên, mở rộng gót chân
Cúi gập người xuống sao cho phần thân nằm giữ 2 bên đùi, chán chạm thảm
Nhắm mắt, hít thở sâu, hai tay duỗi ra phía trước, úp tay xuống mặt thảm, giữ nguyên tư thế trong khoảng 1 phút.
Lưu ý: Tư thế này chỉ tập trong thời kỳ 3 tháng đầu
Tư thế chó và mèo
Cách thực hiện:
Quỳ đầu gối xuống tấm thảm đồng thời chống 2 tay xuống sàn sao cho tay và đùi song song với nhau.
Tư thế chó: Hít một hơi thật sâu và cong lưng lên, đầu cúi xuống thở ra nhẹ nhàng
Tư thế mèo: Thở ra nhẹ nhàng, ngẩng đầu lên trên, hõm sương cột xuống sau đó thở thật sâu
Lặp lại ít nhất 5 lần
Tư thế Eagle (tư thế chim đại bàng)
Cách thực hiện:
Quỳ 2 đầu gối xuống thảm, úp mắt chân xuống
Ngồi trên 2 gót chân
Duỗi cánh tay ra phía trước song song với mặ sàn. Vắt chéo tay trước ngực, tay phải ở trên tay trái sau đó cong khủy tay lại, mu bàn tay úp vào nhau.
Đưa tay ra trước mặt và giữ ở tư thế căn bằng.
Tư thế Viparita karani (tư thế lộn ngược)
Cách thực hiện:
Nằm ngửa trên thảm, co hai chân sát vào thân
Sử dụng lực ở khủy tay khi đưa chân lên
Toàn bộ nửa thân người ở phía trên được thư giãn trên tấm thảm. Giữ tư thế này trong vài phút
Nếu bạn cảm thấy chóng mặt thì dừng lại ngay
Tư thế chiến binh 2
Tư thế này an toàn cho tất cả giai đoạn thai kỳ. Cách thực hiện:
Bắt đầu bằng tư thế Trái Núi, bước chân phải quan bên phải từ 1m -1.2m. Quay bàn chân phải thành một góc 90 độ rồi quay bàn chân trái ra một góc 45 độ, sao cho gót chân phải thằng hàng với phần giữa của bàn chân trái. Hai vai và bắp đùi phải hướng ra phía trước và nằm cùng trên một mặt phẳng với 2 chân.
Ấn xương cụt xuống, hít vào đồng thời nâng hau tay lên cao ngang vai, bàn tay úp xuống. Buông thõng 2 vai xuống và ra sau cách xa hai tai
Thở ra, cong đầu gối phải cho tới khi thẳng với mắt cá chân phải. Đầu gối và các ngón chân phải cùng hướng về một hướng. Chân trái thẳng và hai bàn chân cùng áp xuống sàn.
Quay đầu nhìn về bên phải và nhìn qua các ngón tay của tay phải
Giữ tư thế từ 30s đến 1 phút.
Tree bose
Cách thực hiện:
Đứng ở tư thế Tadasana, sau đó đặt áp lòng bàn tay vào thắt lưng, gập gối phải và đặt bàn chân phải lên đùi trái. Nếu động tác này quá khói đối với bạn, hãy đặt bàn chân lên bắp chân, tập trung nhìn vào một điểm và giữ thăng bằng cơ thể.
Sau khi đã giữ được thăng bằng, hãy dang 2 cánh tay ra, kéo lên trên và chắp 2 bàn tay phía trên đỉnh đầu
Tư thế Uttanasana (đứng gập người)
Cách thực hiện:
Đứng trong tư thế Tadasana, sau đó đặt lòng bàn tay lên thắt lưng, gập người lại và để lòng bàn tay chạm sàn.
Nếu lòng bàn tay không chạm được bàn, đặt một khối gạch yoga ở trước mũi chân và đặt lòng bàn tay lên khối gạch.
Nếu cảm thấy chóng mặt, dừng lại và trở về tư thế Tadasana
Bridge Pose (tư thế cây cầu)
Cách thực hiện:
Nằm ngửa, hai đầu gối co lên và hai bàn chân cách nhau một khoảng bằng hông. Khoảng cách giữa hông và gót chân bằng một bàn tay. Hai cánh tay để dọc theo thân người, lòng bàn tay úp xuống.
Hít vào, cảm nhận chiều dài của lưng áp trên sàn. Thở ra, đồng thời đẩy bàn chân xuống sàn để nâng hông và sau đó là lưng trên khỏi sàn. Giữ hai bàn chân nằm ngay dưới đầu gối, đặc biệt là khi bạn có vấn đề về đầu gối.
Giữ nguyên tư thế và hít vào.
Tư thế Tadasana
Các bước thực hiện:
Đứng dang 2 chân rộng bằng hông, đặt bàn chân sao cho 2 ngón cái song song với nhau.
Giữ 2 cánh tay ở 2 bên thân người
Nhắm mắt lại rồ thả lỏng cơ mặt và cơ vai.
KếtTrong thai kỳ, sẽ có lúc bạn cảm thấy mệt mỏi vì thiếu ngủ hoặc do nồng độ hormone thay đổi, việc hít thở đúng cách khi tập luyện giúp bạn cảm thấy luôn tràn năng lương, đồng thời hệ tuần hoàn sẽ hoạt động tốt hơn. Điều đó giúp bạn cảm thấy sảng khoái và khỏe mạnh hơn.
Chúc các mẹ có những giây phút luyện tập đầy năng lượng và sảng khoái.
Đăng bởi: Thủy Phí
Từ khoá: 10 tư thế tập Yoga cho bà bầu tốt cho cả mẹ và bé
Cập nhật thông tin chi tiết về Nên Hiểu Thế Nào Về Hatha Yoga? Những Ai Phù Hợp Tập Loại Yoga Này? trên website Xfsq.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!