Bạn đang xem bài viết Người Bị Bệnh Gout Nên Ăn Gì Và Tránh Ăn Gì? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xfsq.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình bị bệnh gout, bạn cần phải hiểu được thế nào là chế độ ăn ít purin, tăng đào thải acid uric. Vậy 2 chất này đóng vai trò như thế nào trong bệnh gout?
Purin có thể tự sản sinh hoặc được nạp vào cơ thể qua các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Khi vào trong cơ thể, purin được chuyển hóa thành acid uric. Bình thường, thận sẽ lọc và đào thải chúng ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Tuy nhiên với người bị gout, purin được nạp vào quá nhiều hoặc acid uric không đào thải kịp thời, dẫn đến sự tích tụ acid uric trong máu. Dần dần, tinh thể acid uric tích tụ trong khớp, gây nên tình trạng viêm và đau khớp dữ dội.
Người bị bệnh gút cần tuân theo các nguyên tắc ăn uống cơ bản sau:
Giữ cân nặng phù hợp. Giảm cân sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gút, giảm số lần tấn công của bệnh gút.
Thừa cân làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gút. Một cơ thể nặng nề sẽ gây áp lực lớn lên các khớp khiến chúng dễ bị thoái hóa hơn. Vì vậy ăn uống và vận động hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Hạn chế thực phẩm chứa giàu purin. Mỗi loại thực phẩm có thể có hàm lượng purin thấp, cao, hoặc trung bình. Nguyên tắc chung là nên ăn thực phẩm có hàm lượng purin thấp, ăn một cách tiết chế thực phẩm có hàm lượng purin trung bình và kiêng ăn thực phẩm hàm lượng purin cao.
Uống nhiều nước mỗi ngày và ăn các thực phẩm hỗ trợ đào thải acid uric. Nguyên tắc ăn uống cơ bản đó là “giảm nạp purin, tăng đào thải acid uric”. Không chỉ giảm nạp purin, một số loại thực phẩm còn có công dụng giúp đẩy nhanh quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Phần tiếp theo sẽ gợi ý cho các bạn các loại thực phẩm đáp ứng những nguyên tắc này.
Như trên đã nói, nguyên tắc chung đó là nên ăn thực phẩm có hàm lượng purin thấp, ăn một cách tiết chế thực phẩm có hàm lượng purin trung bình và kiêng ăn thực phẩm hàm lượng purin cao.
Cá mòi, cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá cơm, cá trích, cá tuyết… Đây hầu hết là các loại cá biển, có hàm lượng đạm và purin rất cao.
Sò điệp, tôm hùm;
Thịt thú rừng, động vật hoang dã như gà lôi, ngỗng, nai;
Nội tạng động vật. Các loại gan, lòng, tim cật, óc đều không tốt cho người bị bệnh gout. Các loại pate gan, xúc xích cũng là những thực phẩm làm từ nội tạng động vật cần phải tránh;
Một số loại thực phẩm lên men như nem chua, dưa hành.
Có thể thấy, các loại thực phẩm giàu purin đều là các thực phẩm ngon, “sơn hào hải vị”. Vì thế bệnh gout còn đôi khi được gọi là bệnh của “vua chúa”, bệnh của người giàu. Mặc dù ngày nay, bệnh gout có thể xảy ra ở tất cả mọi người vì các rối loạn chuyển hóa khác chứ không riêng gì người giàu. Dù là vì lí do gì thì người bị gout đều cần phải trở về những bữa ăn đạm bạc để bảo vệ sức khỏe.
Thực phẩm có hàm lượng purin ở mức trung bình
Thịt (giới hạn ở khoảng 1-2 lạng/ngày).
Hải sản như tôm, tép, cua (giới hạn ở khoảng 1-2 lạng/ngày).
Măng tây, súp lơ, rau bina.
Nấm.
Đậu xanh, đậu lăng, đậu Hà Lan (giới hạn ở mức 1 cốc mỗi ngày).
Yến mạch và bột yến mạch (giới hạn ⅔ cốc chưa nấu chín mỗi ngày).
Người bị bệnh gout nên ăn các thực phẩm có hàm lượng purin thấp; hoặc thực phẩm có công dụng hỗ trợ đào thải acid uric. Vậy cụ thể người bị bệnh gout nên ăn gì?
Sữa ít béo
Các loại sữa, sữa chua, phô mai ít béo đều phù hợp với người bị bệnh gout. Skim milk (sữa gầy hay còn gọi là sữa tách béo) với hàm lượng chất béo dưới 1% là những loại sữa mà người bị gout nên chọn lựa.
Trái cây, rau củ
Hầu hết các loại trái cây, rau củ đều tốt cho người bị gout; như: dưa hấu, lê, táo, dứa, dưa leo, bưởi… Cherry còn được chứng minh có tác dụng kháng viêm và giúp làm giảm nguy cơ xuất hiện các cơn gout cấp bùng phát.
Vitamin C
Vitamin C giúp acid uric mau chóng được thải trừ ra khỏi cơ thể hơn, từ đó hỗ trợ điều trị gout. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: cam, nho, dứa, dâu, cà chua, bơ.
Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc và tinh bột như bánh mì, mì ống, gạo, khoai tây, bắp rang, bột bắp. Đặc biệt ưu tiên các loại ngũ cốc nguyên hạt.
Đạm
Các nguồn cung cấp đạm mà người bị gout nên lựa chọn bao gồm thịt nạc heo, thịt nạc gà, trứng. Tuy nhiên không được ăn quá mức mà vẫn nên ăn ở một lượng vừa phải để duy trì cân nặng hợp lý.
Trà, cà phê
Hiểu được chất nào đóng vai trò gây ra bệnh gout trong cơ thể sẽ giúp bạn chọn lựa cho mình được một chế độ ăn hợp lý nhất. Hi vọng qua bài viết trên, YouMed đã phần giúp bạn tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “Người bị bệnh gout nên ăn gì và cần kiêng ăn gì”.
Người Bị Sốt Siêu Vi Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì?
Khi bị sốt siêu vi, bệnh nhân thường không thấy đói, lại mệt mỏi nên sẽ không ăn uống gì. Theo các bác sĩ, cách hữu hiệu nhất là dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, uống nhiều nước và không ăn nhiều. Vậy người bị sốt siêu vi nên ăn gì để cung cấp cho hệ tiêu hóa một phần thực phẩm nhỏ bé so với ngày thường khi bị sốt? Bài viết xin được đề cập chế độ dinh dưỡng “chuẩn” giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Sốt siêu vi là gì?
Sốt siêu vi chỉ chung những trường hợp sốt do nhiễm các loại siêu vi trùng (virus) khác nhau. Phần lớn sốt siêu vi không nguy hiểm và có thể tự hết trong vòng 3-7 ngày.
Biểu hiện rõ nhất của sốt siêu vi là sốt cao (thông thường 38 – 39 độ C), thậm chí lên đến 40 – 41 độ C. Ngoài ra, người bệnh còn gặp các triệu chứng khác như: đau đầu, viêm kết mạc mắt, đau nhức mình, phát ban, viêm hạch…
Trẻ sốt mọc răng nên ăn uống thế nào?
Trẻ sốt mọc răng là tình trạng xảy ra phổ biến trong vài ngày. Trong khoảng thời gian này, các bậc phụ huynh cần cho trẻ ăn những món dễ tiêu hóa, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng. Như thế nào là sốt do…
Khi bị sốt siêu vi nên ăn gì?
Trên thực tế, khi bị sốt siêu vi, người bệnh sẽ cảm thấy luôn mệt mỏi và chán ăn, hoạt động tiêu hóa của dạ dày cũng trở nên trì trệ.
Như vậy việc quan trọng bây giờ là hãy tăng cường uống nhiều nước. Bởi khi thân nhiệt tăng cao rất dễ dẫn đến tình trạng mất nước và các chất điện giải thông qua hoạt động toát mồ hôi. Có thể sử dụng nước oresol pha sẵn hoặc tự pha để cho bênh nhân uống. Nước oresol có tác dụng bù nước và cân bằng điện giải tốt hơn. Ngoài ra, các loại nước trái cây cũng là nguồn cung cấp vitamin tự nhiên và dồi dào cho cơ thể. Có thể lựa chọn: cà rốt, táo, cà chua, dứa, táo, cam…giúp nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật tốt hơn.
Vậy người sốt siêu vi nên ăn gì nếu quá mệt mỏi và yếu sức? Căn bệnh thường đi kèm với các triệu chứng viêm đường hô hấp và rối loạn tiêu hóa. Nên các thức ăn cứng và khó tiêu hóa sẽ làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu và đầy bụng. Lúc này, công việc của bạn là phải chế biến các món ăn theo dạng súp hoặc cháo loãng cho bệnh nhân có thể ăn và tiêu hóa dễ dàng hơn.
Các loại cháo súp làm từ thịt gà, thịt lợn, thịt bò…cần được băm nhỏ ra sẽ góp phần cung cấp cho bệnh nhân nhiều chất dinh dưỡng và tăng cường thể chất khỏe mạnh.
3 “không” khi bị sốt
– Ăn trứng:
Trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, trong trứng thường chứa rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Nếu người bị sốt siêu vi ăn trứng vào sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao dẫn đến lâu khỏi.
Những tác hại của việc ăn nhiều trứng
Hầu hết trong các bữa ăn hằng ngày của chúng ta đều luôn có sự hiện diện của trứng. Vì là loại thực phẩm an toàn, dễ ăn và chế biến, trứng luôn được kết hợp cùng nhiều thực phẩm khác nhau hoặc chế biến thành các món ăn luộc,…
– Ăn tỏi, ớt, tiêu:
Khi bị sốt siêu vi, sự trao đổi chất của cơ thể sẽ hoạt động mạnh hơn. Gừng, ớt, tiêu, tỏi và nhiều đồ ăn cay khác có thể dẫn đến sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể và làm cho người bị bệnh sốt siêu vi càng nặng thêm.
– Uống nước đá:
Trong quá trình bị sốt siêu vi, nếu bạn uống quá nhiều nước lạnh sẽ khiến nhiệt độ của cơ thể không những không thuyên giảm mà còn sốt cao hơn rất nguy hiểm cho người bệnh.
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Người Bệnh Tiểu Đường Nên Ăn Gì Thay Cơm?
Hạt lứt, lúa mạch, khoai lang… là những thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường để đủ năng lượng làm việc mà không làm tăng đường huyết như cơm.
Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn gì thay cơm?Trong số các loại thực phẩm có chứa tinh bột, cơm trắng được xếp vào loại có chỉ số đường huyết thực phẩm tương đối cao nên dễ gây tăng đường huyết sau ăn. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân quyết định kiêng hoàn toàn cơm trắng cũng như tinh bột thì lại là một lựa chọn sai lầm. Nguyên nhân là vì việc nhịn ăn tinh bột như vậy có khả năng khiến cho cơ thể bị thiếu năng lượng, dẫn đến hạ đường huyết, thậm chí có thể gây ra hôn mê và tử vong.
Đối với vấn đề “Bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm?” thì nguyên tắc là người bệnh cần lựa chọn những thực phẩm có thể dùng thay thế được cơm mà vẫn đảm bảo không có khả năng làm tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn và cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể trong ngày dài hoạt động.
Cụ thể, bệnh nhân đái tháo đường có thể thay thế cơm trắng bằng các loại thực phẩm sau đây:
1. Thay thế gạo trắng bằng gạo lứtGạo lứt (gạo xay dối) khác với gạo trắng do vẫn giữ được lớp cám bên ngoài chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn. Nhờ đó, người bệnh tiểu đường sẽ có cảm giác no lâu hơn và giảm đi cơn thèm ăn.
Đồng thời, gạo lứt còn có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu đường nên không làm tăng đường huyết đột ngột sau ăn. Bên cạnh đó, gạo lứt còn là nguồn cung cấp vitamin B1 giúp ngăn tê phù ở chi và vitamin B12 thích hợp cho người phải dùng metformin dài ngày.
2. Tiểu đường có ăn được yến mạch không?Yến mạch là loại thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường. Bệnh nhân nên lựa chọn sử dụng yến mạch nguyên hạt hoặc cán mỏng. Yến mạch mang lại hàm lượng chất xơ hòa tan cao và có thể áp dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như trộn cùng hoa quả, sữa chua để làm bữa sáng hoặc nấu với cháo.
3. Tiểu đường có ăn được hạt chia, hạt lanh không?Hạt chia, hạt lanh là nguồn cung cấp nhiều chất xơ hòa tan, vitamin K, sắt, photpho, omega-3… Vì vậy, các loại hạt này không chỉ tốt trong việc kiểm soát đường huyết mà còn giúp ngăn ngừa các biến chứng tim mạch, cải thiện tình trạng bệnh xương khớp, giảm huyết áp…
Bệnh nhân có thể mua hạt chia và hạt lanh trong siêu thị, chế biến cùng với nước để uống vào buổi sáng hoặc dùng trước khi ăn cơm, làm món trộn với rau hay dùng chung với sữa chua.
4. Tiểu đường có ăn được khoai lang không?Tinh bột trong khoai lang là loại tinh bột kháng đường, nghĩa là khoai lang sẽ không làm tăng đường huyết nhiều sau khi ăn. Ngoài ra, khoai lang còn có tác dụng giảm lượng đường huyết do tăng khả năng hoạt động của insulin và giảm cảm giác đầy hơi chướng bụng. Loại củ này còn có lượng calo tương đối thấp, rất an toàn đối với bệnh nhân tiểu đường.
Bệnh nhân đái tháo đường thường gặp phải chứng khó tiêu. Khoai lang rất giàu chất xơ, có tác dụng loại bỏ các chất thải tích tụ bên trong dạ dày và làm mềm phân, do đó ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Khoai lang giúp kích thích sản xuất dịch vị, từ đó cải thiện hệ tiêu hóa.
Bên cạnh đó, khoai lang còn là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng như protein, vitamin, các loại khoáng chất và carbohydrates, có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa, cải thiện chức năng trao đổi chất của cơ thể. Loại củ này cũng phù hợp với những người muốn giảm cân, giảm béo bụng.
5. Dùng đậu đỗ thay cơmĐậu đỗ là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt tốt cho người bị tiểu đường muốn kiểm soát mức đường huyết và cân nặng. Người bệnh có thể trộn chung đậu đỗ, đỗ xanh, đỗ đỏ, đỗ tương nguyên vỏ cùng với gạo trắng hoặc gạo lứt… để làm thành món ăn tốt cho sức khỏe.
Khi tìm hiểu vấn đề tiểu đường ăn gì thay cơm, không ít người cố gắng thực hiện ăn kiêng bỏ luôn cả cơm trắng ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày và thay thế bằng bún, miến, bánh phở, bánh cuốn, bánh ướt. Trong khi đó, nguyên liệu chung để chế biến các loại thực phẩm đó vẫn là gạo, khi xay thành bột và chế biến sẽ làm giảm chất xơ, lại càng khiến cho mức đường huyết tăng cao sau khi ăn, không thích hợp cho người bệnh tiểu đường.
Cách ăn cơm trắng mà vẫn giữ đường huyết ổn định
Bổ sung theo nhu cầu cơ thể: Việc tính toán chính xác nhu cầu năng lượng của cơ thể nói chung mất nhiều thời gian và cũng rất phức tạp. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể tự ước chừng bằng cách ăn ít hơn so với những bữa ăn bình thường, sau đó thực hiện kiểm tra đường huyết 2 giờ sau khi ăn. Nếu giá trị này đạt trên 10mmol/l, nghĩa là lần sau cần phải ăn ít hơn.
Kiểm soát lượng thức ăn nạp vào theo vóc dáng: Nếu là nữ, với thể trạng bình thường, công việc nhẹ nhàng, có thể dùng bữa chính với chỉ một chén cơm. Nếu là nam giới, nhu cầu hoạt động có thể cao hơn, lượng ăn khoảng 1,5 chén cơm trong bữa chính, trường hợp nếu làm công việc nặng thì có thể tăng thêm nửa chén cơm.
Sắp xếp thứ tự ăn phù hợp: Để không làm tăng đường huyết quá cao sau khi ăn, bệnh nhân có thể ưu tiên ăn rau củ quả và dùng nước canh trước, sau đó mới ăn đến cơm và các thức ăn khác. Theo đó, lượng chất xơ trong rau củ quả có tác dụng làm chậm hấp thu đường từ tinh bột, giúp cho bệnh nhân có cảm giác mau no và giảm đi sự thèm ăn.
Hiện nay chưa có thuốc chữa trị dứt điểm bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, những triệu chứng do bệnh gây ra có thể được kiểm soát tốt trong quá trình điều trị. Trong đó, phương pháp điều trị không dùng thuốc vẫn là ưu tiên hàng đầu và cần có sự phối hợp chủ yếu từ chính bệnh nhân. Theo đó, bệnh nhân tiểu đường cần xây dựng và duy trì cho mình một lối sống lành mạnh, cố gắng tập thể dục thường xuyên, thay đổi chế độ ăn uống theo hướng khoa học hơn để kiểm soát lượng đường huyết luôn ở mức an toàn.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng bấm số
với bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi.
Người Bệnh Ung Thư Tuyến Giáp Nên Ăn Gì, Kiêng Ăn Gì Tốt Cho Sức Khỏe?
Rau lá xanh
Với những bệnh nhân ung thư tuyến giáp thì những loại rau xanh như rau bina, rau diếp và những loại rau khác được khuyến khích ăn. Vì trong những loại rau này có chứa nhiều magie, khoáng chất giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tuyến giáp.
Các loại hạtNhững loại hạt như hạt điều, hạnh nhân, hạt bí sẽ mang lại nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp tuyến giáp hoạt động trơn tru như là protein thực vật, kẽm, đồng, vitamin E, vitamin B,…nhất là magie rất tốt cho tuyến giáp.
Hải sảnHải sản chứa nhiều chất dinh dưỡng như I-ốt, kẽm, vitamin B, omega -3,.. Những loại hải sản như tôm, cá, cua,…là sự chọn lựa tốt nhất cho chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân tuyến giáp.
Các vitamin chống oxy hóa và vitamin BNhững thực phẩm chứa nhiều vitamin B rất cần được bổ sung vào chế độ ăn uống để giúp tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh như là thịt lợn, rau lá xanh, thịt gà, trứng, các loại đậu, hải sản có vỏ cứng, mầm lúa mì, hạnh nhân, đậu Hà lan, ngũ cốc nguyên hạt,… Cùng với đó các chất chống oxy hóa như vitamin A, vitamin C, vitamin E giúp loại bỏ những tổn thương tuyến giáp.
Kẽm, đồng và sắtĐây là những chất dinh dưỡng cần thiết giúp những chức năng của tuyến giáp hoạt động tối ưu. Bổ sung các thực phẩm vào chế độ ăn hàng ngày để đảm bảo bổ sung đủ các khoáng chất như là gan bê, nấm, rau mồng tơi.
I-ốtI-ốt giúp tuyến giáp tổng hợp các hormone, chính vì thếnên bổ sung tuyến giáp trong bữa ăn hàng ngày. Nhưng cũng cần lưu ý, nếu hấp thụ quá nhiều I-ốt có thể dẫn đến nhiều vấn đề như gây viêm tuyến giáp.
SelenNên bổ sung những loại thực phẩm có nhiều selen như là cá ngừ, gan bò, nấm, tôm, cá, những loại hạt, cá hồng.
Omega-3Bổ sung Omega-3 từ những loại thực phẩm như dầu cá, cá hồi, cá mòi, hạt lanh, thịt bò, tôm,… Những acid béo này giúp tế bào nhạy cảm với hormone tuyến giáp.
Các thực phẩm từ đậu nành không lên menNhững hợp chất trong đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ có thể cản trở việc tạo ra hormones của tuyến giáp. Nên ăn ít hoặc không ăn đậu nành, đậu phụ nếu mắc các bệnh về rối loạn tuyến giáp hoặc mất cân bằng hormone.
Các loại rau họ cảiNhững loại rau họ cải như cải xoăn, cải bruxen, củ cải chứa nhiều chất Isothiocyanates. Chất này cản trở các hoạt động của tuyến yên.
Các thức ăn chế biến sẵnNgười bệnh về tuyến giáp nên tránh xa những thức ăn chế biến sẵn. Bởi trong những thực phẩm chế biến sẵn có chứa đậu tương, calo rỗng, chất phụ gia, hàm lượng chất béo cao không tốt cho sức khỏe.
Nội tạng động vậtTrong nội tạng động vật có nhiều acid lipoic. Chính vì thế, người bệnh tuyến giáp nên kiêng ăn nội tạng động vật vì acid béo này có thể phá vỡ hoạt động của tuyến giáp.
Thực phẩm glutenGluten được tìm thấy nhiều trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch. Gluten gây ra những phản ứng miễn dịch tự động và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp hoặc suy giáp.
Tránh ăn nhiều chất xơ và đườngNếu các bạn ăn nhiều chất xơ sẽ ngăn cản sự hấp thu thuốc của cơ thể. Nhưng bên cạnh đó, cũng không nên bỏ hoàn toàn mà ăn ở một lượng vừa phải.
Bài viết trên là những chia sẻ của 7-Dayslim về những thực phẩm mà bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên ăn và kiêng ăn. Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích!
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec
7-Dayslim
Sốt Xuất Huyết Nên Ăn Trái Cây Gì? 10 Loại Trái Cây Nên Ăn Khi Bị Bệnh
Trong cam có chứa đa dạng thành phần dưỡng chất như canxi, phốt pho, sắt, kẽm, nhiều loại vitamin đặc biệt là vitamin C. Với một ly nước cam mỗi ngày, người bị sốt xuất huyết đã có thể bổ sung đủ 100% lượng vitamin C cần thiết. Qua đó, giúp tăng sức đề kháng và giúp bệnh nhanh được phục hồi tốt hơn.
Chanh là một loại quả cực kỳ giàu vitamin C, nó có tính mát, giải độc, tăng sức đề kháng. Ngoài ra, trong chanh cũng chứa nhiều axit citric hơn giúp hỗ trợ giảm mệt mỏi ở người bị sốt xuất huyết. Hơn thế, axit citric có trong chanh còn giúp ổn định đường huyết, cực tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Nước dừa chứa một lượng lớn cá vitamin nhóm B như: vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B5, vitamin B6, và các khoáng chất kali, natri, canxi, magie, selen, đồng, kẽm…Hàm lượng kali trong nước dừa còn giúp cân bằng điện giải, giúp hỗ trợ hấp thu và điều tiết chất lỏng nên rất phù hợp cho người bị sốt, tiêu chảy.
Quả lựu chứa nhiều vitamin, khoáng chất rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là các chất chống oxy hóa và chống viêm. Đặc biệt, quả lựu chứa dồi dào chất sắt, hỗ trợ duy trì số lượng tiểu cầu trong cơ thể nên rất cần thiết để bệnh nhân bị sốt xuất huyết phục hồi.
Đồng thời, vitamin C và chất chống oxy hóa sẽ có nhiệm vụ tăng cường miễn dịch giúp chống lại virus.
Giống như các loại trái cây có múi khác, bưởi chứa nhiều chất xơ giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của virus và vi khuẩn. Ngoài lượng vitamin C dồi dào, bưởi còn chứa nhiều vitamin A, vitamin B, kẽm, đồng, sắt,… giúp kháng lại tình trạng nhiễm trùng hiệu quả.
Một điều đáng kinh ngạc là lượng vitamin C trong ổi cao hơn cam đến 4 lần. Đó là lý do vì sao đây là một trong số những loại trái cây giúp cơ thể tạo sức đề kháng tốt chống lại các virus, trong đó có virus gây bệnh sốt xuất huyết. Ngoài ra, ổi cũng chứa nhiều chất xơ, ít chất béo bão hòa và cholesterol tốt cho sức khỏe.
Đu đủ là loại quả vô cùng tốt bởi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quý giá như: papain, chymopapain, kali,… Ngoài ra thì loại quả ngon miệng này còn giàu vitamin C giúp tăng đề kháng, tăng tiểu cầu và bạch cầu từ đó giúp cơ thể chống chọi lại với mầm bệnh.
Kiwi vốn được biết đến với hương vị thơm ngon, không những thế, loại quả này còn cực kỳ tốt với những người đang ốm. Sở dĩ vì chúng chứa nhiều các loại vitamin như vitamin C, vitamin K và vitamin E. Uống nước ép kiwi hay ăn kiwi mỗi ngày giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn nhanh khỏi bệnh hơn.
Dưa gang là loại quả giàu nước, khoáng chất, vì thế, người bị sốt xuất huyết có thể xay sinh tố dưa gang hay ăn trực tiếp rất có lợi cho quá trình phục hồi của cơ thể. Hơn thế nữa, hương vị của loại quả này cũng vô cùng thơm ngon.
Bí ngô chứa nhiều vitamin A, từ đó làm tăng sự phát triển của tiểu cầu. Người bị sốt xuất huyết nên xay bí ngô uống cùng với mật ong khoảng 2-3 ly mỗi ngày sẽ giúp làm bệnh sốt xuất huyết nhanh khỏi.
Vừa rồi, 7-Dayslim đã cùng bạn điểm qua top 10 loại trái cây tốt cho người bị sốt xuất huyết. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích qua bài viết.
Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống
Mua trái cây các loại tại 7-Dayslim để cung cấp chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ:
7-Dayslim
Người Bị Tai Biến Nên Ăn Gì Để Nhanh Hồi Phục?
5. Một số lưu ý khác về chế độ ăn uống cho người bị tai biến
3. Người bị tai biến nên ăn, uống gì để cơ thể nhanh hồi phục?
1. Những lưu ý khi chuẩn bị thực đơn cho người tai biến
1. Những lưu ý khi chuẩn bị thực đơn cho người tai biếnChế độ ăn uống hợp lý là điều vô cùng quan trọng với những bệnh nhân đột quỵ, hay còn gọi là tai biến mạch máu não. Bởi chế độ ăn hàng ngày là yếu tố kiên quyết ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của bệnh nhân. Bởi vậy khi chuẩn bị thực đơn cho người bệnh, bạn cần để lưu ý đến một số vấn đề sau:
Nạp một lượng calo phù hợp: Trong giai đoạn đầu của tai biến, người bệnh thông thường sẽ chỉ nằm liệt một chỗ hoặc chỉ có những cử động rất hạn chế. Điều này nghĩa là người bệnh sẽ tiêu tốn ít năng lượng hơn so với người khỏe mạnh bình thường. Bởi vậy, lượng calo bệnh nhân nạp vào cần phù hợp để chế độ ăn không gây ra các bệnh béo phì, tim mạch,… ảnh hưởng đến sức khỏe.
Số lượng, nhiệt độ, tần suất đưa đồ ăn cho bệnh nhân: Đối với các trường hợp bệnh nhân tai biến mạch máu não bị biến chứng liệt cơ hầu – họng, bệnh nhân sẽ rất dễ bị sặc, khó thở trong khí ăn uống và thường phải sử dụng đến ống xông. Bởi vậy khi người nhà cho bệnh nhân ăn cần lưu ý đến tần suất, số lượng cũng như nhiệt độ của thức ăn để không gây khó chịu cho bệnh nhân.
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí trực tiếp từ chuyên gia!.
Thắc mắc của bạn (Gõ TV có dấu)
[cf7ascaptcha]
Δ
2. Nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho người tai biếnTheo nghiên cứu từ các chuyên gia, người bị tai biến mạch máu não cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu để cơ thể nhanh bình phục. Cụ thể, lượng các chất dinh dưỡng cần nạp vào cơ thể như sau:
Về đạm: Người bệnh cần nạp ở mức 0,8g/kg cân nặng/ngày. Người nhà nên lựa chọn các loại thực phẩm có chứa ít cholesterol như: Đạm thực vật (đỗ, đậu tương, đậu phụ), đạm động vật (cá, sữa, thịt nạc,…). Trường hợp bệnh nhân có biến chứng suy thận sau tai biến mạch máu não, lượng đạm cần nạp vào cơ thể sẽ giảm xuống còn 0,4 – 0,6g/kg cân nặng/ngày.
Về chất béo: Lượng chất béo bệnh nhân cần ăn là 25 – 30g/ngày. Trong đó, 1/3 là chất béo động vật và 2/3 còn lại sẽ là chất béo thực vật có trong các vừng, lạc, đậu,…. Trong dầu thực vật có các loại axit béo hỗ trợ làm giảm nguy cơ đột quỵ tái phát. Đặc biệt các axit béo còn làm tan cục máu đông có trong lòng mạch máu não.
Về vitamin và chất khoáng: Kali có trong chuối, nước cam, khoai tây nướng,… có tác dụng rất tốt trong việc lợi tiểu, giảm huyết áp. Theo số liệu thống kê, người tiêu thụ dưới 1.500 mg/kali/ngày sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn 28% người tiêu thu 2.300 1.500 mg/kali/ngày. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên sử dụng ít nhất 300 mcg axit folic/ngày. Acid folic có tác dụng rất tốt trong phòng chống xơ vữa động mạch, giảm huyết áp và hàm lượng cholesterol có trong máu.
3. Người bị tai biến nên ăn, uống gì để cơ thể nhanh hồi phục? 3.1. Ưu tiên ăn các các loại cáCá là một trong những thực phẩm hàng đầu trong việc hỗ trợ cơ thể hồi phục và ít gây ra những biến chứng không mong muốn. Trong đó, cá biển là loại cá có chứa nhiều phốt pho và các acid béo không bão hòa rất tốt cho cơ thể. Nhóm thực phẩm này có chứa lượng cholesterol tốt, giúp cơ thể triệt tiêu những mảng xơ vữa bám lại trong thành mạch máu.
3.2. Ăn các loại rau củ nhiều chất xơHoa quả luôn là nguồn thực phẩm có tác dụng rất tốt đối với cơ thể. Trong đó, các loại rau cải như cải bó xôi, bắp cải, củ cải, súp lơ,… có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện các phản ứng sinh hóa của não. Điều này sẽ hỗ trợ bệnh nhân trong việc phục hồi chức năng.
3.3. Hoa quả tốt cho bệnh nhân sau tai biếnMột số loại hoa quả mà bệnh nhân sau tai biến nên ăn như:
Cà chua: Có chứa lycopene – hoạt chất chống oxy hóa và có rất nhiều vitamin C.
Việt quất: Có nhiều flavonoid, chất chống oxy hóa có tác dụng kích thích sự phát triển của thần kinh , truyền tín hiệu. Từ đó, bệnh nhân có thể cải thiện được chức năng nhận thức của não bộ.
Táo: Có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống xơ vữa động mạch, cải thiện chức năng tuần hoàn máu não. Bởi trong táo có rất nhiều dinh dưỡng tốt như axit citric, axit malic, vitamin A, B, C….
Nhóm trái cây họ cam: Các loại quả thuộc họ cam bạn có thể tham khảo như: cam, quýt, bưởi,… có chứa nhiều vitamin C có tác dụng chống oxy hóa, phòng ngừa xơ vữa động mạch và thúc đẩy quá trình chuyển hóa cholesterol. Những chất trên hỗ trợ rất tốt cho quá trình phục hồi sau tai biến mạch máu não.
Bơ: Là loại quả có tác dụng rất tốt đối với những bệnh nhân bị suy giảm nhận thức sau tai biến mạch máu não. Bởi trong bơ có chứa axit oleic, giúp chất xám trong não có thể xử lý thông tin một cách tốt hơn.
Bí đỏ: Chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa polyphenol rất tốt cho sức khỏe bệnh nhân sau tai biến mạch máu não.
Dâu tây: Là loại trái cây giàu vitamin C, hỗ trợ bệnh nhân tăng đề kháng.
Ổi: Là loại quả có chứa rất nhiều dinh dưỡng như chất xơ, đồng, axit folic và vitamin C. Loại quả này có thể giúp bệnh nhân tiêu hóa tốt hơn, đồng thời cũng hỗ trợ làm tăng cường hệ miễn dịch.
Kiwi: là loại quả giàu kali và vitamin C, rất tốt cho người cần phục hồi sau tai biến.
Chuối: Trong chuối có chứa kali, chất xơ, protein, hydrat, phốt pho, canxi, sắt, cùng các vitamin nhóm B, C, E. Vì vậy bệnh nhân sau tai biến mạch máu não ăn chuối sẽ cải thiện được các cơn đau đầu và lưu thông máu. Bên cạnh đó, chuối còn giúp hỗ trợ phòng ngừa tai biến tái phát lại.
3.4. Một số loại sữa bệnh nhân tai biến nên uốngVậy, những bệnh nhân sau tai biến mạch máu não nên uống sữa gì? Bên canh việc cung cấp những những món ăn trong thực đơn hàng ngày, bệnh nhân sau tai biến cũng cần được bổ sung các chất dinh dưỡng có trong sữa. Một số loại sữa bệnh nhân nên uống trong quá trình điều trị phục hồi như:
Sữa bò hữu cơ: Loại sữa này có nguồn sữa từ đàn bò được chăn nuôi bằng thức ăn hữu cơ nên chưa các thành phần kali rất tốt cho người bị bệnh cao huyết áp – một trong những tác nhân gây ra tai biến. Bên cạnh đó, trong thành phần sữa còn chứa Omega-3 có lợi cho người bị bệnh tim mạch.
Sữa gạo: Trong sữa có chứa thành phần carbohydrate giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, cũng như giảm tình trạng huyết áp cao.
Sữa đậu nành không đường: Đây là loại sữa có nguồn gốc từ thực vật, không chứa cholesterol, ít chất béo bão hòa nên rất tốt cho người bị tai biến.
Sữa chua tự nhiên: Có chứa canxi và kali chống cao huyết áp, bên cạnh đó, sữa chua tự nhiên còn hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Đây là loại thực phẩm phù hợp với những người thừa cân béo phì mà bị tai biến mạch máu não.
4. Người tai biến mạch máu não nên ăn kiêng gì?Bên cạnh những thực phẩm tốt cho sức khỏe cần được bổ sung trong thực đơn hàng ngày, thì người bị tai biến mạch máu não cũng cần kiêng những đồ sau:
Hạn chế những đồ ăn có muối: Những đồ ăn này sẽ khiến cơ thể giữ nước và tăng huyết áp. Đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tái phát đột quỵ những lần tiếp theo. Bởi vậy, người bị tai biến mạch máu não cũng cần hạn chế ăn đồ có sẵn hay các loại thức ăn nhanh.
Những thực phẩm chứa nhiều chất béo: Đây là những thực phẩm gây sản sinh nhiều cholesterol trong máu và tạo tiền đề gây xơ vữa động mạch. Bởi vậy, người bị bệnh tai biến cần kiêng những sản phẩm này để tránh tăng nguy cơ các bệnh tim, đồng thời tăng tỷ lệ tái phát bệnh.
Kiêng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích: Vốn dĩ đây luôn là những sản phẩm có hại đối với sức khỏe. Đối với bệnh nhân tai biến mạch máu não, việc sử dụng những sản phẩm này sẽ làm ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị bệnh.
5. Một số lưu ý khác về chế độ ăn uống cho người bị tai biếnNgoài những vấn đề ăn uống vừa kể trên, thực đơn của người bị tai biến mạch máu não cũng cần chú ý đến những vấn đề sau:
Thức ăn cần dễ tiêu hóa, hấp thu và ở dạng mềm lỏng như súp, cháo, sữa. Bên cạnh đó, chia thành 3 – 4 bữa/ngày, để mỗi bữa bệnh nhân không ăn quá no.
Khẩu phần mỗi bữa ăn cũng cần được giảm bớt năng lượng để tránh bị tăng cân. Nguồn năng lượng trong bữa ăn nên được lấy từ các loại thực phẩm từ thực vật như: rau củ, khoai, đậu đỗ, cơm, bún, miến,…
Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cần kết hợp luyện tập để việc điều trị có tác dụng tốt hơn.
6. Các món ăn bổ dưỡng cho người tai biến 6.1. Cháo tôm nõn Hoàng kỳHoàng kỳ có tác dụng lưu thông khí huyết, rất tốt cho bệnh nhân tai biến. Bạn nên lưu ý là sắc Hoàng kỳ lấy nước, rồi sau đó dùng nước đó để nấu cháo với tôm nõn.
6.2. Óc lợn hầm thuốc bắc thảo
Nguyên liệu: 1 não lợn đã làm sạch, 30g Thiên ma.
Thực hiện: Đem não lợn và thiên ma thái lát mỏng, hầm chung với nhau, vặn lửa nhỏ đều. Ăn và uống nước 2-3 lần mỗi ngày.
6.3. Cháo hạt senHạt sen từ lâu đã nổi tiếng là thực phẩm giúp an thần, tạo giấc ngủ sâu, rất tốt đối với hệ thần kinh. Đối với bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, hạt sen còn góp phần cải thiện trí nhớ bị suy giảm do di chứng gây ra.
Vì vậy, bạn hãy dùng hạt sen làm nguyên liệu nấu cháo, hoặc nấu chè (ít đường) cho người bệnh tai biến.
6.4. Cháo trai, hàu
Tác dụng: Điều trị nhức đầu chóng mặt, chứng tăng huyết áp tai biến mạch máu não, gan dương thịnh.
Nguyên liệu: 50g con hàu, 50g trai, 100g gạo tẻ.
Cách nấu: Làm sạch các nguyên liệu sau đó cho vào cùng gạo nấu cháo như bình thường, chia 2 lần ăn trong ngày.
Lưu ý: Không sử dụng với những người mắc chứng hư hàn vì sò và trai có tính hàn.
6.5. Nước vừng đenBài thuốc này có tác dụng sinh huyết, giãn cơ bắp, hỗ trợ phục hồi di chứng sau tai biến. Mỗi lần dùng hai thìa vừng đen đã rang chín, hòa một ít đường trắng, quấy đều, ngày uống 2-3 lần. có tác dụng sinh huyết, giãn cơ bắp, chữa bán thân bất toại.
Những món ăn trên có nguyên liệu khá đơn giản và dễ tìm. Người nhà có thể mua về để tẩm bổ cho bệnh nhân đang trong quá trình điều trị tai biến mạch máu não.
Cập nhật thông tin chi tiết về Người Bị Bệnh Gout Nên Ăn Gì Và Tránh Ăn Gì? trên website Xfsq.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!