Bạn đang xem bài viết Quả Cau: Vị Thuốc Chữa Giun Sán, Phù Thũng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xfsq.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mô tảQuả cau có tên khác là binh lang hay tân lang.
Vỏ cau: Pericarpium Arecae còn có tên gọi khác là đại phúc bì. Là lớp vỏ ngoài và vỏ quả giữa của quả cau. Cây cau: Areca catechu L. họ Cau – Arecaceae.
Cây có thân đơn độc, chiều cao 15-20m, không có lá suốt chiều dài thân cây. Lá mọc thành vòng thưa ở ngọn, chiều dài phiến lá 1-2m, chia nhiều thùy lông chim, các thùy trên cùng đính nhau.
Cụm hoa dạng bông mo phân nhánh, mo rụng sớm. Trên cụm hoa, hoa đực nằm phía trên, hoa cái phía dưới.
Quả cau có hình cầu, dài 4-5cm, vỏ quả phía ngoài màu xanh hóa xơ, phần hạt dạng nội nhũ, xếp cuốn.
Bộ phận sử dụngChọn quả cau già để lấy hạt và vỏ quả. Hạt phơi khô hoặc sấy khô. Khi dùng, bạn nên ngâm nước 2-3 ngày cho nở mềm. nên thay nước ngâm mỗi ngày và không ngâm trong đồ sắt vì có chất tanin, vớt ráo thái mỏng và phơi cho thật khô.
Vỏ quả đem rửa sạch, ủ mềm qua đêm xẻ nhỏ, phơi khô ráo. Hoặc có thể tẩm thêm rượu sao lên hoặc nấu thành cao đặc. Nên bảo quản nơi khô ráo, thỉnh thoảng cũng cần xông lưu huỳnh để tránh mọt.
Thành phần hóa học, tác dụng dược lýTrong hạt cau chó chứa các dầu béo chiếm 10-15%, protid 5-10%, glucid 50-60%, tanin 15%. Các alcaloid ở dạng kết hợp chủ yếu là aracolin, arecadin, guvacin, guvacolin, arecolidin. Trong vỏ quả cau chứa: arecolin, arecaidin, guvacolin, guvacin, isoguvacin, arecolidin
Chữa giun sánArecolin là hoạt chất chính trong hạt cau và vỏ cau. Đây là chất cường đối giao cảm, tương tự như muscarin. Có tác dụng làm tăng tiết dịch và co đồng tử. Ở liều thấp, chất này gây kích thích thần kinh. Còn ở liều cao, thì làm ức chế, liệt thần kinh. Chất này cũng làm tăng nhu động ruột, làm tê bại hoạt động của giun sán giống như nicotin, bằng cách ức chế hạch thần kinh, khớp thần kinh cơ nên sán không thể bám vào thành ruột được.
Chữa xơ gan báng bụngTrong một nghiên cứu được tiến hành gần đây về hiệu quả lâm sàng của một số vị thuốc y học cổ truyền, đã ghi nhận. Vị thuốc đại phúc bì (vỏ cau) và phục linh thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa xơ gan báng bụng. Do đại phúc bì có khả năng hành thủy, hạ khí, đưa thấp dịch thủy thũng ở bì phu, vùng rốn ra ngoài qua đường tiểu tiện.
Chữa ăn uống không tiêuQuả cau và vỏ quả cau đều là những vị thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa, chống nê trệ đường tiêu hóa thường dùng.
Chữa tiểu khóĐại phúc bì có tính hành thủy, hạ khí mạnh, nên bài tiết được nước đình trệ toàn thân. Nên thường được ứng dụng trong các trường hợp tiểu khó, bí tiểu, phù thũng.
Hạ huyết ápDo vỏ quả cao có khả năng lợi thủy mạnh nên làm giảm được thể tích lòng mạnh, có vai trò giống như thuốc lợi tiểu trong việc hạ huyết áp.
Tác dụng theo y học cổ truyềnHạt cau có vị cay đắng, chát, tính ấm.
Tác dụng tiêu tích, trừ thủy, sát trùng, trừ giun sán.
Vỏ cau vị cay, tính ôn, quy vào hai kinh tỳ vị. Tính hoãn, nhưng sức hạ khí tương đối mạnh, bài tiết nước đình trệ ra khắp vùng da bụng. Dùng để hành thủy, hạ khí.
Bài thuốc chữa sốt rétHạt cau 2g, thường sơn 6g, cát căn 4g, thảo quả 1g, sắc với 600ml nước, còn lại 200ml uống 3 lần trong ngày.
Bài thuốc chữa phù thũng, bụng chướng đầy, thở khó, tiểu ítVỏ quả cau (đại phúc bì), Vỏ rễ dâu (tang bạch bì), Vỏ quýt (Trần bì), Vỏ gừng (khương bì) mỗi loại 12g. Sắc với 300ml nước, còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Bài thuốc chữa khó tiêu, đầy chướng bụngHạt cau và sơn tra mỗi loại 10g, sắc uống.
Bài thuốc chữa giun đũaHạt cau sao lên, tán nhỏ, uống lúc bụng đói 2-3 lần trong ngày với nước sắc vỏ quả cau.
Bài thuốc chữa trẻ em chốc đầuHạt cau mài ra phơi khô, trọn với dầu mè, bôi lên chỗ chốc đầu.
Khi cho vỏ cau vào thuốc sắc thì nên lấy vải sạch bọc lại cột chặt để tránh lông lẫn vào trong thuốc, khi uống sẽ đâm vào cổ họng.
Gần đây Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã công bố danh sách những tác nhân nguy cơ được coi là làm tăng khả năng gây ra ung thư. Trong danh sách đó ngoài việc hút thuốc lá, uống bia rượu, ăn thịt chế biến sẵn. Thì tục ăn trầu cau (nhai với vôi, có hoặc không có thuốc lào) cũng là nguy cơ quan trọng.
Ở Đài Loan, cũng có nghiên cứu cho rằng arecoline và arecaidine có trong cau có thể gây ra đột biến trên DNA dẫn đến tăng nguy cơ ung thư. Do đó hiện nay ngành y tế đang khuyến cáo mọi người bỏ tục ăn trầu cau để phòng tránh ung thư vòm họng.
Tuy nhiên, quả cau từ xưa đã là vị thuốc hiệu quả trong điều trị bệnh lý giun sán, phù thũng, bí tiểu, khó tiêu. Nên nếu sử dụng đúng cách, đúng liều thì vẫn đạt hiệu quả chữa bệnh mà không gây hại.
Quả cau là một dược liệu đã được ứng dụng từ rất lâu trong đông y, chủ trị giun san, phù thũng, tiểu khó, ăn không tiêu. Tuy nhiên, gần đây có những tranh cãi về độc tính có trong quả cau. Người sử dụng quả cau làm thuốc nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.
Top 7 Thuốc Tẩy Giun Cho Mèo Hiệu Quả Và An Toàn Nhất
Thuốc tẩy giun Virbac Exotral là loại thuốc được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay, với loại thuốc này được sử dụng cho cả chó và mèo điều trị các bệnh ký sinh trùng gây ra do các loài giun như giun đũa, giun móc, sản dây, sán xơ mít,..
Thành phần của thuốc tẩy giun này bao gồm Niclosamide, Levamisole, và tá dược.
Cách sử dụng
– Thuốc tẩy giun này phụ thuộc vào cân nặng của chó hoặc mèo, cứ 5kg cân nặng của chó hoặc mèo tương ứng với 1 viên thuốc. Lưu ý, thuốc tẩy giun này được sử dụng trước khi ăn. Bạn có thể cho chó hoặc mèo uống nguyên viên hoặc trộn vào trong thức ăn.
– Đối với chó hoặc mèo con thì bạn nên cho uống mỗi tháng một lần trong 2 tháng đầu tiên vì chó con dễ bị tái nhiễm giun lại.
– Còn đối với chó hoặc mèo lớn thì bạn nên xổ 3-4 lần/năm để phòng chống tái nhiễm.
Giá bán: 55.000 đồng
Thuốc tẩy giun sán cho chó mèo – Bio Rantel là sản phẩm thuộc Bio-Pharmachemie có tác dụng loại bỏ giun ký sinh trong ruột của chó hoặc mèo như giun đũa, giun móc, giun tóc, sán dây,…
Thành phần có Praziquantel và Pyrantel Pamoate
Cách sử dụng
– Đối với mèo nên xổ 1 lần duy nhất, cứ 4 kg cân nặng tương ứng với 1 viên thuốc tẩy giun. Chúng ta cho uống trực tiếp hoặc có thể trộn chung với thức ăn.
– Mèo con nên tẩy trong khoảng 6, 8 và 12 tuần tuổi, sau đó cứ 3 tháng thì tẩy 1 lần.
– Mèo cái nên tẩy giun trước khi chung mang thai hoặc 10 ngày trước khi sinh sản hoặc sau khi sinh sản khoảng 3 tuần.
– Mèo đực nên nửa năm tẩy 1 lần.
Giá bán: 10.000 đồng
Thuốc tẩy giun Merantel-L có tác dụng tẩy các loại giun đang ký sinh trong ruột của chó hoặc mèo như giun đũa, giun kim, giun móc, sán dây,…
Thành phần có Mebendazol và Praziquantel
Cách sử dụng
Phụ thuộc vào độ cân nặng của chó hoặc mèo mà chúng ta có liều lượng tẩy giun khác nhau:
– Cân nặng từ 5 đến 9kg thì sử dụng 1 viên.
– Cân nặng từ 10 đến 19kg thì sử dụng 2 viên.
– Cân nặng từ 20 đến 30kg thì sử dụng 3 viên.
– Cân nặng trên 30kg thì sử dụng 4 viên.
Giá bán: 15.000 đồng
Thuốc tẩy giun Merantel có tác dụng phòng ngừa các loại giun ký sinh trùng trong đường tiêu hóa của chó và mèo như giun đũa, giun tóc, giun móc,…
Thành phần chính của thuốc có Mebendazole, Praziquantel và Food Blue No 1.
Cách sử dụng
Với loại thuốc này được sử dụng cho chó và mèo dưới 5 kg, sử dụng 1 viên trong vòng 1 đến 2 ngày.
Giá bán: 9.000 đồng
Thuốc tẩy giun Mèo Hanvet Sanpet có tác dụng loại bỏ các loại sán dây, sán hạt dưa và giun tròn ký sinhtrong cơ thể chó, mèo.
Thành phần chính của thuốc này có Praziquantel và Pyrantel Pamoate
Cách sử dụng
– Đối với thuốc này các bạn nên cho chó, mèo uống trước khi ăn. Cứ 1 viên thì tương ứng với 5kg cân nặng.
– Đối với chó mèo con trong khoảng 4, 6, 8 và 12 tuần tuổi nên tẩy thường xuyên, sau đó thì cứ 3 tháng thì tẩy 1 lần.
– Đối với chó mèo lớn thì 2 năm chúng ta tẩy 1 lần.
Lưu ý: Nên tẩy cho chó mèo trước khi chúng giao phối, khoảng 10 ngày trước khi chúng sinh sản và 4 tuần sau khi chúng sinh sản.
Giá bán: 51.000 đồng
Thuốc tẩy giun cho mèo Interceptor là loại thuốc sử dụng cho chó trưởng thành có tác dụng ngăn ngừa các bệnh giun đũa, giun móc, giun tròn ký sinh trong cơ thể của chúng.
Với loại thuốc này có hương thơm nên dễ dàng cho chó và mèo sử dụng. Thuốc có hiệu quả sau 4 tuần sử dụng và chúng ta nên cân nhắc khi cho chó hoặc mèo dưới 1kg sử dụng.
Giá bán: 150.000 đồng
Đây là thuốc tẩy giun và có thể trị ve, rận cho chó mèo con. Thuốc này có tác dụng phòng tránh các loại ký sinh trong ngoài như giun tròn, giun kim, ve, rận, ghẻ tai,…
Cách sử dụng
Đây là loại thuốc nhỏ giọt nên chúng ta chỉ nên sử dụng một liều lượng nhất định một tháng, nhỏ tại phần cổ ở giữa xương bả vai của chó hoặc mèo thì thuốc sẽ di chuyển đi khắp cơ thể của chúng và ngăn ngừa các loại ký sinh trùng.
Giá bán: 230.000 đồng
Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Mít
Múi mít chín có vị ngọt, tính ấm. Còn hạt mít có mùi thơm, có tác dụng thông sữa. Nhựa mít có vị nhạt, có khả năng giải độc và giảm đau hiệu quả. Còn lá mít giúp tiêu hóa và lợi sữa.
Cụ thể, trong thịt của múi mít đã chín chứa những thành phần sau:
0,6 – 1,5% lượng Protein (tùy vào loại mít).
11 – 14% Gluxit (đường đơn như fructos, glucos, cơ thể dễ hấp thụ).
Caroten, Vitamin C, vitamin B2.
Các chất khoáng như: Sắt, Canxi, Photpho.
Còn trong hạt mít phơi khô chứa 70% tinh bột, và các thành phần như: Protein, Lipid cùng các chất khoáng khác.
Mụn nhọt sưng đauDùng 40g lá mít tươi, rửa sạch. Sau đó bạn chỉ cần giã nát, đắp lên phần bị mụn nhọt. Cách làm này sẽ giúp sưng đau hiệu quả.
Sản phụ sau sinh ít sữaTheo Sức khoẻ và Đời sống, lá mít tươi đem nấu nước uống mỗi ngày sẽ giúp các chị em sau sinh tiết sữa nhiều hơn. Hoặc có thể dùng mít non, gọt vỏ, thái lát xào chung với thịt heo. Khi ăn chung với cơm sẽ có tác dụng tiết sữa.
Trẻ bị tưa lưỡiDùng 30g lá mít rửa sạch, phơi khô. Sau đó đốt thành than, trộn chung với mật ong. Đắp hỗn hợp này vào chỗ tưa lưỡi mỗi ngày 2 lần vào sáng hoặc tối trước khi đi ngủ.
Giải rượuDùng 30 múi mít chín, 300g đường + 1 quả chanh tươi. Cho đường vào nồi, nấu cùng với 300ml nước sôi. Đun sôi lên thì cho mít vào đảo đều. Tiếp đó cho nhỏ lửa lại đến khi nước đường sánh lại chung với mít là được.
Để mít nguội, đem đi ướp lạnh. Khi bị xỉn rượu, cho ít mít vào ly, vắt thêm chanh, khuấy đều và ăn sẽ giải rượu nhanh chóng.
Hỗ trợ điều trị hen suyễnDùng lá mít + lá mía + than tre với liều lượng bằng nhau, sau đó mỗi ngày sắc uống 1 thang. Chia ra 3 lần để uống.
Ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa do dùng thức ăn sống lạnh20g lá mít sắc chung với 550ml nước sôi, nấu cho tới khi còn 200ml. Chia nhau uống 2 lần trong ngày. Chỉ cần dùng 5 ngày liền sẽ nhanh hết bệnh.
Tăng cường hệ miễn dịchĂn mít thường xuyên sẽ bổ sung nguồn Vitamin C – tăng cường hệ miễn dịch. Nó có khả năng hỗ trợ chức năng của các tế bào máu trắng, nhờ đó chống lại những vi khuẩn gây bệnh.
Mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên đây là những nhóm người không nên ăn mít để tránh gây hại:
Người hay bị đầy bụng, khó tiêuHàm lượng đường trong mít khá cao, do đó nếu bạn đang bị đầy bụng thì không nên ăn loại quả này để tránh tình trạng nặng hơn.
Người có cơ địa nóngCũng chính do hàm lượng đường cao nên những ai bị cơ địa nóng không nên ăn loại quả này.
Người bị gan nhiễm mỡTheo Vinmec, hàm lượng đường cao trong mít khiến bệnh nhân gan nhiễm mỡ nặng hơn, gây nguy hiểm nếu ăn thường xuyên.
Người bị tiểu đườngNhững bệnh nhân tiểu đường được khuyên phải cắt giảm lượng đường, đặc biệt là đường fructozo và glucoze. Tuy nhiên hai loại đường này lại có nhiều trong quả mít, vì thế người bị tiểu đường cũng không nên ăn quả này.
Người bị suy nhược, sức khỏe yếuKhi cơ thể đột ngột nạp nhiều đường khi ăn mít sẽ khiến tim bị mệt, cơ thể khó chịu, đầy bụng và có thể gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Nguồn: Vinmec, Sức khoẻ và Đời sống
7-Dayslim
Cây Mít Cho Nhiều Vị Thuốc Hay
Theo y học cổ truyền toàn bộ cây mít đều sử dụng chữa bệnh. Quả xanh chát làm săn da. Quả chín với các múi mít có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng chỉ khát, trợ phế khí, trừ chứng âm nhiệt. Hạt mít có vị ngọt, tính bình, có mùi thơm, có tác dụng tu dưỡng ích khí, thông sữa. Nhựa có vị nhạt, tính bình, có tác dụng tán kết tiêu thũng, giải độc, giảm đau. Lá mít lợi sữa, giúp tiêu hoá, an thần.
Cây mít được trồng phổ biến khắp nước ta, có rất nhiều loại như mít mật, mít dai, miền Nam còn có loại mít tố nữ. Ngoài giá trị dinh dưỡng, nhiều bộ phận của cây mít còn là vị thuốc. Về giá trị dinh dưỡng, trong thịt múi mít chín có protein 0,6 – 1,5% (tùy loại mít), glucid 11 – 14% (bao gồm nhiều đường đơn như fructos, glucos, cơ thể dễ hấp thụ), caroten, vitamin C, B2… và các chất khoáng như sắt, canxi, phospho. Hạt mít có thể phơi khô làm lương thực dự trữ, chứa tới 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipid, 1,4% các chất khoáng. Lá mít dày, hình bầu dục, dài 7 – 15cm.
Toàn bộ cây mít đều được sử dụng để chữa bệnh.
Thu hái các bộ phận của cây quanh năm. Thường dùng tươi.
Bài 1: Lấy khoảng 40g lá mít tươi, rửa sạch giã nát, đắp lên mụn nhọt đang sưng, sẽ làm giảm sưng đau.
Bài 2: Sản phụ sau khi sinh nếu ít sữa: Dùng lá mít tươi (30 – 40g/ngày) nấu nước uống giúp tiết ra sữa hoặc tăng tiết sữa. Có thể lấy quả mít non gọt vỏ gai, thái lát, đem xào với thịt lợn nạc, nêm thêm gia vị, dùng ăn với cơm. Bài thuốc có tác dụng bổ tỳ, hòa can, tăng và thông sữa, thích hợp cho phụ nữ sau sinh bị ốm yếu, ăn kém, ít sữa. Mỗi liệu trình 3 -5 ngày.
Bài 3: Tác dụng giải rượu.Mít chín 30 múi, đường trắng 300g, chanh tươi 1 quả. Chọn mít dai vừa chín, múi to thịt dày, loại bỏ hạt, thái miếng vuông. Cho đường vào nồi cùng với 300ml nước, đun sôi, cho mít vào đảo đều. Cho nhỏ lửa lại chỉ để sôi lăn tăn, khi mít chín trong, nước đường hơi sánh lại là được. Để mít nguội, đem ướp lạnh. Lúc ăn, lấy mít vào cốc, vắt chanh vào nước đường còn lại, khuấy đều, tưới lên mít, ăn mát lạnh.
Bài 4: Chữa ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa do ăn thức ăn sống lạnh. Lá mít 20g sao vàng sắc với 550ml khi sôi cho nhỏ lửa còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày. Có thể phối hợp với Nam mộc hương 12g, ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 – 50ml.
Bài 5: Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Lá và vỏ mít, mỗi thứ 20g sắc với 550ml khi sôi cho nhỏ lửa còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Cách Chữa Tinh Dịch Có Màu Vàng Hiệu Quả
Tinh dịch là một hỗn hợp trong hoặc màu trắng đục. Nó được phóng ra khỏi lỗ niệu đạo trong quá trình xuất tinh. Bình thường, tinh dịch có thể trong, màu trắng đục hoặc xám đục. Khi tinh dịch có màu vàng có thể do hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Hoặc có thể đây là chỉ dấu của các bệnh lý đường niệu dục nguy hiểm. Các nguyên nhân gây ra hiện tượng này bao gồm:
Các nguyên nhân sinh lý
Có sự hiện diện của nước tiểu trong tinh dịch. Đây là một hiện tượng thường thấy ở nam giới. Nguyên nhân là do tinh dịch và nước tiểu cùng di chuyển ra ngoài qua một đường niệu đạo. Khi đó, lượng nước tiểu có thể đọng lại và lẫn vào tinh dịch. Hiện tượng này làm cho tinh dịch có màu vàng, không đáng lo ngại.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt. Ở một số nam giới, chế độ ăn có nhiều thực phẩm tạo màu nhân tạo hay tự nhiên có thể làm vàng tinh dịch. Đây cũng là một trường hợp sinh lý bình thường của cơ thể. Thời gian kéo dài của hiện tượng này không quá dài. Việc uống nhiều nước sẽ sớm làm tình trạng này kết thúc.
Tần suất xuất tinh quá ít. Các bác sĩ cho rằng nam giới lâu không xuất tinh có thể lẫn nước tiểu trong tinh dịch. Đây là điều bình thường, chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn rồi hết.
Các bệnh lý mắc phải
Vàng da. Ở những người bị xơ gan hoặc suy tế bào gan, có thể gây ra vàng da toàn thân. Do lượng billirubin được tích tụ trong tinh dịch. Khi phóng ra ngoài sẽ có màu vàng. Việc giải quyết bệnh lý về gan được cho là cách chữa tinh dịch có màu vàng hiệu quả.
Các tình trạng viêm nhiễm. Khi đường sinh dục có tình trạng viêm có thể làm cho tinh dịch có màu vàng. Lúc này, sự hiện diện của bạch cầu và các enzyme của nó trong tinh dịch làm cho tinh dịch có màu vàng hoặc xanh lơ. Người bệnh có thể than tiểu gắt buốt kèm đau khi xuất tinh. Đây đều là các dấu hiệu chỉ ra tình trạng nhiễm Chlamydia, lậu, herpes… Nếu không điều trị kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm.
Cách chữa tinh dịch có màu vàng chủ yếu là điều trị nguyên nhân gây ra triệu chứng. Tùy theo mức độ nghiêm trọng và sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có cách điều trị khác nhau. Trong đó thường kể đến bao gồm:
Điều trị bằng thuốc. Đây là cách chữa tinh dịch có màu vàng không xâm lấn thường được sử dụng. Nếu nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh. Trong một số trường hợp, thuốc giảm đau cũng thường được sử dụng để giảm bớt tình trạng khó chịu cho bệnh nhân. Các bác sĩ thường khuyến cáo trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên ngừng quan hệ tình dục. Điều này sẽ giúp hạn chế lây nhiễm qua bạn tình.
Phẫu thuật. Đây là một phương pháp điều trị có xâm lấn. Được chỉ định trong các trường hợp viêm nhiễm nặng, có nguy cơ biến chứng cao. Đây là một cách chữa tinh dịch có màu vàng được sử dụng cuối cùng, khi các phương pháp kia không hiệu quả.
Điều chỉnh lại chế độ ăn và sinh hoạt. Người bệnh được khuyến cáo dừng các loại thuốc hoặc thức ăn nghi ngờ gây ra tình trạng trên. Việc uống nhiều nước cũng giúp cải thiện tình trạng bệnh. Nam giới được khuyên nên quan hệ tình dục an toàn để phòng tránh các bệnh nguy hiểm.
Tinh dịch màu vàng có thể gây ra những vấn đề không mong muốn cho người bệnh. Hiểu được tình trạng đó, ngoài các cách chữa tinh dịch có màu vàng nêu trên. Người bệnh nên thực hiện một chế độ ăn và sinh hoạt khoa học. Điều này cũng giúp cải thiện tình trạng tinh dịch màu vàng hiệu quả. Ví dụ như:
Thực hiện chế độ ăn hợp lý. Không sử dụng nhiều các loại thực phẩm tạo màu, rượu bia và thuốc lá
Người bệnh nên uống đủ 2 lít nước một ngày. Đồng thời người bệnh được khuyên nên bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất.
Nam giới nên thường xuyên vệ sinh cơ quan sinh dục. Bạn cũng được khuyến cáo quan hệ tình dục an toàn để tránh các bệnh lây nhiễm không mong muốn
Nếu tình trạng này kéo dài. Bạn nên đến phòng khám để được tư vấn tốt nhất. Tránh dùng các phương pháp không rõ nguồn gốc để chữa bệnh.
Cuối cùng, tinh dịch của bạn màu vàng có thể do rất nhiều nguyên nhân. Đó có thể là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng cũng có thể là chỉ dấu cho các bệnh nguy hiểm. Những cách chữa tinh dịch có màu vàng thường nhắm đến điều trị nguyên nhân và giảm khó chịu cho người bệnh. Nam giới nên thường xuyên tập thể dục, thực hiện chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý để phòng tránh tình trạng nêu trên.
Bạch Mao Căn: Vị Thuốc Từ Cỏ Tranh
Bạch mao căn hay vạn căn thảo mà dân gian hay gọi là rễ cỏ tranh. Được ghi nhận đầu tiên trong “Thần nông bản thảo”. Từ một loài cỏ dại trong vườn và giá trị thật sự của cỏ tranh đang được nghiên cứu ứng dụng. Thành phần chứa nhiều đường và các hợp chất có lợi cho sức khỏe. Với tác dụng cầm máu, lợi tiểu, chống vi khuẩn, chống viêm và điều hòa miễn dịch. Không khó để nhận biết mao căn trong cuộc sống hiện tại với một ly “nước mát”, một món ăn hoặc một vị thuốc thường dùng.
Cỏ tranh thuộc họ lúa. Cây thân thảo sống lâu năm. Thân rễ có nhiều vảy. Vì hình dạng chồi non như mũi giáo dài, nên được gọi là mâu. Mà hoa và rễ lại có màu trắng nên được gọi là bạch mao căn. Hoa, chồi và rễ của bạch mao căn có giá trị dược tính rất cao. Mao căn cũng rất nhiều chủng loại. Hoa nở vào mùa xuân gọi là mao nhưng hoa nở vào mùa thu gọi là gian và đều có vị ngọt như nhau. Thu hoạch vào mùa xuân và mùa thu, sơ chế và phơi khô. Ngoài ra, mao căn còn có thể dùng tươi hoặc sao cháy lên.
Bạch mao căn được xem là “đại ca” trong 10 loại cỏ khó chịu nhất vì chỉ cần 1 đoạn rễ còn sót lại. Chúng có thể phát triển thành cả 1 khu rừng.
Dược lý hiện đại khám phá ra lượng lớn các loại đường. Bao gồm: sucrose, dextrose (glucose) và một lượng nhỏ của fructose, xylose. Điều này dễ nhận biết khi ăn thử 1 đoạn mao căn tươi sẽ cảm nhận được vị ngọt của nó. Các axit đơn: axid xitric, axid oxalic và malic axid. Hơn nữa, nó cũng chứa cancium, mannitol, coixin và arundin. Muối kali phong phú của có tác dụng lợi tiểu tốt.
3.1. Tác dụng lợi tiểu
Được ghi nhận rất lâu trong y học cổ truyền về tác dụng lợi tiểu của mao căn. Với thành phần chứa nhiều muối kali giúp đào thải một lượng lớn nước ở thận theo gradient nồng độ.
3.2. Chống oxy hóaMao căn chứa lượng polyphenol tương đối lớn và có khả năng chống oxy hóa tốt. Được theo dõi và kiểm soát qua 2 phương pháp Fenton và phương pháp khử kali ferricyanide. Theo đó, gốc -OH là chất có hại nhất đối với cơ thể con người. Và polyphenol trong mao căn xuất sắc vượt qua 2 cửa ải thu gom gốc -OH này.
Cho thấy vai trò của polyphenol trong việc ngăn ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh và rối loạn tim mạch.
3.3. Ngăn chảy máuThành phần trong mao can rút ngắn đáng kể thời gian chảy máu và thời gian đông máu. Bằng hàm lượng cancium có trong rễ. Do đó, đây cũng là một phương thức dân gian chữa các chứng chảy máu cam vào mùa hè. Theo y học cổ truyền, dùng mao căn đã sao đen sẽ làm tăng tác dụng cầm máu của thảo dược này.
Chảy máu chân răng: Cơ thể bạn đang muốn báo động điều gì?
Chảy máu cam (chảy máu mũi): Nguyên nhân, cách xử trí tại nhà
3.4. Giảm viêm nướuHiện nay, với tác dụng cầm máu, chiết xuất Mao căn được thêm vào các sản phẩm chăm sóc răng miệng, cho thấy hiệu quả tuyệt vời trong việc giảm chảy máu nướu.
Trong nghiên cứu hiện tại, kem đánh răng có chứa thành phần thảo dược. Bao gồm Xuyên khung và Mao căn đã được kiểm tra về hiệu quả và độ an toàn. Trong 12 tuần sử dụng hai lần mỗi ngày trong việc cải thiện nướu và vệ sinh răng miệng. Như giảm sự hình thành mảng bám, viêm nướu và chảy máu chân răng. Cụ thể, cải thiện tốt hơn ở răng hàm và răng cửa. Tình trạng viêm nướu càng nghiêm trọng thì hiệu quả càng cao.
3.5. Bệnh thận 3.6. Tăng miễn dịchRễ cỏ tranh có thể làm tăng đáng kể tỷ lệ thực bào và tăng số lượng tế bào T. Trong khi đó khích thích phóng thích interleukin-2. Điều này chỉ ra rằng Rhizoma invatae có lợi cho việc tăng cường chức năng miễn dịch.
Trà mao căn ngân hoa: dùng 40g rễ tranh tươi và 20g kim ngân hoa. Nấu 100ml nước sôi và cho 2 loại thảo dược vào. Thêm 20g đường phèn và lọc bỏ cặn. Trà mao căn ngân hoa có thể giúp thanh nhiệt và giải độc, thanh họng, thích hợp khi cảm lạnh do virus, viêm amidan cấp tính và mãn tính.
Người có triệu chứng lạnh bụng, cảm lạnh, buồn nôn không nên sử dụng Bạch mao căn như một thức uống hằng ngày.
Đôi khi sử dụng lượng lớn trong thời gian dài cũng gây tình trạng chóng mặt hoặc buồn nôn thoáng qua.
Bạch mao căn một loại cỏ gần gũi với nhiều tác dụng hay. Như là cầm máu, lợi tiểu, chống vi khuẩn, chống viêm và điều hòa miễn dịch. Nguồn nguyên liệu dễ tìm và tương đối an toàn vệ sinh nếu được thu hái, chế biến hiệu quả. Tuy nhiên cần cẩn trọng khi sử dụng và nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn áp dụng vào điều trị bất cứ tình trạng gì.
Cập nhật thông tin chi tiết về Quả Cau: Vị Thuốc Chữa Giun Sán, Phù Thũng trên website Xfsq.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!