Xu Hướng 9/2023 # Viêm Màng Não Mô Cầu: Bệnh Dễ Phát, Nguy Hiểm Cao, Cẩn Thận Đề Phòng # Top 16 Xem Nhiều | Xfsq.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Viêm Màng Não Mô Cầu: Bệnh Dễ Phát, Nguy Hiểm Cao, Cẩn Thận Đề Phòng # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Viêm Màng Não Mô Cầu: Bệnh Dễ Phát, Nguy Hiểm Cao, Cẩn Thận Đề Phòng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xfsq.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thời tiết khí hậu lạnh và khô làm cho vi khuẩn tăng nhanh và gây bệnh cho con người. Riêng ở các nước thuộc khu vực nhiệt đới như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia… bệnh thường gia tăng đột biến khi có sự thay đổi đột ngột của thời tiết như thời điểm cuối mùa khô, đầu mùa mưa.

Phát hiện sớm nhiễm não mô cầu

Theo thạc sĩ, bác sĩ Đinh Thạc, Bệnh viện Nhi đồng 1 chúng tôi vi khuẩn có thể tấn công vào bất kỳ cơ quan nào của cơ thể để gây bệnh, dấu hiệu và triệu chứng đặc hiệu của bệnh tùy thuộc vào cơ quan bị vi khuẩn xâm chiếm. Hai bệnh thường gặp là viêm màng não và nhiễm trùng huyết do não mô cầu.

Với bệnh nhân vị viêm màng não mô cầu thường bị sốt cao đột ngột trong khoảng 39 – 40 độ. Vì thế, nếu trẻ đang sinh hoạt, chơi đùa bình thường bất ngờ sốt cao, phụ huynh cần lưu ý. Khi trẻ than đau đầu dữ dội nhất là vùng trán và sau gáy, đau nhiều khiến trẻ quấy khóc rất nhiều kèm theo biểu hiện nôn ói thâm chí bỏ ăn, bỏ bú, người mệt mỏi. Đặc biệt, dấu hiệu cổ cứng thường đặc trưng cho tình trạng viêm màng não. Trẻ dưới 12 tháng tuổi có thể xuất hiện dấu hiệu thóp phồng khá đặc trưng.

Đối với nhiễm trùng huyết do não mô cầu thường bệnh khởi phát đột ngột, bệnh nhân sốt cao kèm triệu chứng ớn lạnh, rét run nhiều lần, nhức đầu, nôn ói, đau khớp, đau cơ đặc biệt đau nhiều ở sống lưng và hai chân. Bệnh nhân có mạch nhanh, thở nhanh và có thể có huyết áp thấp.

Biểu hiện nổi bật nhất của bệnh là tử ban, xuất hiện trong khoảng 75% các trường hợp, trong vòng một hai ngày sau sốt. Tử ban có màu đỏ hoặc tím thẫm, bờ không tròn đều, kích thước thay đổi từ 1 – 2 mm đến vài cm, bề mặt bằng phẳng không gồ lên mặt da, có khi có hoại tử vùng trung tâm. Vị trí tử ban phân bổ khắp người, nhiều nhất ở vùng nách, hông, quanh khớp (khuỷu, gối, cổ chân). Đôi khi tử ban có dạng bóng nước (nốt phỏng) hoặc lan tràn rộng lớn như hình bản đồ.

Cả hai thể bệnh vừa nêu đều nguy hiểm và có thể diễn tiến theo chiều hướng nặng rất nhanh, xấu nhất có thể gây tử vong trong vòng 24 giờ. Nên khi nghi ngờ trẻ bệnh, phụ huynh phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Phòng ngừa nhiễm não mô cầu

Để tránh nguy cơ trẻ nhiễm bệnh não mô cầu, phụ huynh cần giữ vệ sinh cho trẻ thật tốt. Khuyến khích trẻ lớn và người lớn nên xúc miệng thường xuyên bằng dung dịch nước muối loãng (nước muối sinh lý), rửa tay sạch, mang khẩu trang ở những nơi công cộng, che miệng khi ho, hắc xì hơi,…

Bên cạnh đó, phụ huynh cần cho trẻ tiêm chủng vắc xin phòng bệnh, đây là một trong những phương pháp phòng bệnh hiệu quả và chủ động bằng thuốc chủng ngừa não mô cầu sẵn có tại Việt Nam.

Theo Thanhnien

Cẩn Thận Khi Ghé Thăm Những Bãi Biển Nguy Hiểm Nhất Thế Giới

Đó thường là những điểm du lịch sinh thái, bãi biển có cảnh quan đẹp và độc đáo nhưng tiềm ẩn nguy cơ từ những loài vật có nọc độc, loài cây “châm chích” hoặc nước nhiễm phóng xạ.

Đảo Fraser – Australia

Nếu bạn chỉ nghĩ rằng đảo là một cồn cát nhô ra khỏi đại dương thì nó có thể lớn hơn nhiều so với tưởng tượng của bạn. Hòn đảo này cũng có rừng mưa nhiệt đới mọc trên cát, nhiều hồ nước ngọt và là một trong số ít những nơi hiếm hoi ở Úc có thể nhìn thấy những chiếc thuyền hoang dã. Đảo Fraser khá lớn với chiều dài khoảng 120 km và rộng 24 km.

Tuy nhiên bãi biển này tiềm ẩn nguy cơ bởi một số loài vật có thể gây chết người. Đặc biệt là loài sứa Irukandji với vết chích nếu nặng có thể khiến nạn nhân nôn mửa, thậm chí xuất huyết não. Trên bãi biển cũng thường xuất hiện các bầy chó hoang Dingo khá hung dữ.

Cape Tribulation – Australia

Là khu vực ven bãi biển nằm trong Công viên quốc gia Daintree, các bãi biển của Cape Tribulation kết hợp với rừng nhiệt đới tạo cảnh quan độc lạ cho du khách đi thuyền tới chiêm ngưỡng rạn san hô Great Barrier, hoặc đi bộ theo các tuyến đường mòn trên sườn núi Sorrow.

Tuy nhiên ngay cái tên Cape Tribulation (có nghĩa là Mũi Hoạn nạn) cũng đã cảnh báo về nguy cơ có thể đến từ cây “châm chích” (loài thực vật trong họ tầm ma Urticaceae), cá sấu, đà điểu đầu mào Australia, rắn độc.

Tại đây xuất hiện một lượng cá sấu nước mặn thường xuyên nhắm đến đối tượng là con người. Bên dưới nước cũng có rất nhiều sứa lớn có thể gây ảnh hướng đến da khi chạm vào.

Những con chim ẩn nấp dưới cát cũng có thể tấn công du khách bằng móng vuốt khổng lồ nếu bạn đi dạo trên bãi biển.

Bikini Atoll – Micronesia

Bikini Atoll là một rạn san hô vòng bao gồm 23 hòn đảo bao quanh khu đầm phá ở trung tâm, thuộc quần đảo Marshall của Micronesia (quốc gia ở tây Thái Bình Dương). Micronesia nổi tiếng với những bãi biển rợp bóng cây cọ xanh mướt và các tour lặn biển thám hiểm xác tàu đắm, di tích cổ.

Bãi biển Skeleton – Namibia

Bãi biển Skeleton của Namibia là một trong số ít những địa điểm được mọi người mong chờ đến. Dọc theo bờ biển này có rất nhiều vụ đắm tàu, nhắc nhở mọi người về mức độ nguy hiểm của dòng hải lưu.

Nhưng đó không phải là mối nguy hiểm duy nhất, trên bờ những kẻ săn mồi nguy hiểm như sư tử và linh cẩu thường đi lang thang tìm thức ăn. Con người thường bị những con vật đói khát này tấn công. Trong khi đó, dưới nước có đến 11 loài cá mập khác nhau.

8 Lưu Ý Quan Trọng Nhất Về Bệnh Viêm Não Nhật Bản

Điều trị viêm não Nhật Bản

Hiện nay, bệnh viêm não Nhật Bản chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Việc điều trị viêm não Nhật Bản chủ yếu là điều trị triệu chứng như chống phù nề não, an thần cắt cơn giật, hạ nhiệt, hồi sức hô hấp và tim mạch, chống bội nhiễm.

Chống phù não

Công tác chống phù não được thực hiện bằng cách truyền các dịch ưu trương để tăng áp lực thẩm thấu, rút nước ở tổ chức, tế bào và khoang gian bào vào lòng mạch. Trong trường hợp phù não nặng, co giật, các bác sĩ có thể dùng Corticoid để bình thường hóa sự thẩm thấu của mạch máu, chống tích lũy nước và muối ở tổ chức não.

An thần và cắt cơn giật

Để an thần và cắt cơn co giật, các bác sĩ có thể sử dụng Seduxen qua sonde hoặc tiêm bắp thịt, tĩnh mạch. Ngoài ra, các bác sĩ còn có thể dùng dung dịch liệt hạch truyền tĩnh mạch nhỏ giọt Aminazin + Thiantan + Spartein. Trong trường hợp bệnh nhân lên cơn co giật nhiều thì có thể dùng gardenal.

Hạ nhiệt

Phương pháp hạ nhiệt cho bệnh nhân viêm não Nhật Bản là cởi quần áo cho bệnh nhân, chườm đá vào bẹn, nách, cổ, quạt. Ngoài ra, các bác sĩ còn có thể dùng các thuốc hạ nhiệt bằng đường uống qua sonde, truyền tĩnh mạch hoặc thụt giữ qua trực tràng.

Hồi sức hô hấp và tim mạch

Để giúp bệnh nhân hồi sức hô hấp và tim mạch, các bác sĩ cho thở oxy, lau hút đờm dãi, và sẵn sàng hô hấp viện trợ khi gặp tình trạng rối loạn nhịp thở nặng hoặc ngừng thở. Bên cạnh đó, các bác sĩ còn bổ sung nước điện giải kịp thời theo hematocrit (dung tích hồng cầu) và điện giải đồ; dùng thuốc trợ tim mạch và thuốc vận mạch khi cần thiết.

Ngăn ngừa bội nhiễm, dinh dưỡng, chống loét

Tùy vào trọng lượng cơ thể bệnh nhân mà các bác sĩ sử dụng lượng kháng sinh phù hợp. Các kháng sinh có khả năng ngăn ngừa bội nhiễm như ampixilin hoặc Cephalosporine thế hệ 3. Bên cạnh sử dụng thuốc, người thân nên thường xuyên lau rửa da, vệ sinh răng miệng, thay đổi tư thế nằm của người bệnh và có thể dùng thêm đệm cao su bơm hơi để vào các điểm tỳ đè của cơ thể để hạn chế tình trạng viêm loét da. Để đảm bảo sức khỏe của người bệnh, chế độ dinh dưỡng phải đảm bảo đầy đủ đạm và vitamin.

Điều trị viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là gì ?

Điều trị viêm não Nhật BảnĐiều trị viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền theo đường máu, gây nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương ở người lớn và trẻ em do virus viêm não Nhật Bản thuộc nhóm B họ Togaviridae, giống Flavivirus gây ra. Virus viêm não Nhật Bản có kích thước 15 – 22 – 50 nanomet, là loại virus không chịu nhiệt, bất hoạt ở nhiệt độ 56 độ C trong 30 phút và 2 phút ở nhiệt độ 100 độ C. Virus có thể tồn tại trong thời gian lên đến vài năm ở trạng thái đông lạnh.

Loài động vật mang mầm bệnh viêm não Nhật Bản thường là gia súc như lợn, trâu bò, ngựa,… và chim hoang dã. Muỗi sẽ bị nhiễm virus gây bệnh viêm não Nhật Bản sau khi hút máu từ các loài động vật bị bệnh, sau đó truyền sang người thông qua vết muỗi đốt.

Có hơn 30 loài muỗi trung gian truyền bệnh vi rút viêm não Nhật Bản, đặc biệt là Culex tritaeniorhynchus thường sinh sản trên ruộng lúa, đầm lầy và các vũng nước nông khác. Ở nước ta, loài muỗi Culex truyền bệnh này xuất hiện đa số ở miền Bắc, tăng nhiều vào những tháng thuộc mùa nóng. Muỗi Culex có mật độ cao ở các vùng đồng bằng và trung du, sinh sản mạnh nhất là vào mùa hè (chủ yếu từ tháng 3 đến tháng 7) và hoạt động mạnh vào buổi tối. Vì vậy, viêm não Nhật Bản là một bệnh có ổ dịch thiên nhiên ở khắp nơi.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm não Nhật Bản là trẻ em do có hệ miễn dịch yếu hơn người lớn và chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản đầy đủ.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ đang điều trị viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là gì ?

Chế độ dinh dưỡng cũng rất cần được chú trọng trong giai đoạn điều trị bệnh viêm não Nhật Bản giúp trẻ có sức đề kháng tốt để chống chọi với căn bệnh nguy hiểm này. Bố mẹ nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm sau:

Thức ăn dễ tiêu

Trẻ bị viêm não Nhật Bản thường sốt cao, buồn nôn, thậm chí có thể kèm tiêu chảy, đi ngoài lỏng. Vì vậy cần cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu nhưng vẫn đầy đủ khoáng chất để cơ thể trẻ không bị suy nhược.

Bổ sung muối khoáng

Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào. Muối khoáng tham gia vào thành phần cấu tạo enzim đảm bảo quá trình trao đổi chất và năng lượng. Muối khoáng thường có trong trứng, sữa, rau quả tươi. Có thể hầm xương lấy nước, sử dụng muối iốt để chế biến thức ăn cho trẻ bị viêm não Nhật Bản.

Bổ sung vitamin C

Vitamin C giúp hạn chế các biến chứng của bệnh viêm não Nhật Bản. Trong thực phẩm giàu vitamin C có chứa các chất chống oxy hóa. Chất này sẽ giúp chống lại các gốc tự do làm suy yếu hệ miễn dịch ở trẻ. Vitamin C còn hỗ trợ cơ thể chống nhiễm trùng. Vì vậy nên bổ sung vitamin C cho trẻ đang điều trị viêm não Nhật Bản.

Vitamin C có nhiều trong trái cây như: cam, quýt, bưởi, dưa đỏ, dâu tây, kiwi… Nếu trẻ không thể ăn trực tiếp, có thể xay nhuyễn hoặc vắt lấy nước để trẻ uống.

Ngoài ra vitamin C cũng có ở các loại rau xanh như bông cải xanh, cà chua… Có thể dùng để nấu canh cho trẻ.

Bổ sung vitamin nhóm B

Vitamin B là chất cần thiết ở trẻ đang điều trị viêm não Nhật Bản. Vì chúng hỗ trợ cung cấp năng lượng trong cơ thể, trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào. Ngoài ra vitamin B còn góp phần điều hòa tâm sinh lý, giúp chống lại những tâm cảnh tiêu cực, mỏi mệt, ủ rũ. Điều này đặc biệt cần thiết với trẻ bị viêm não Nhật bản.

Vitamin B có nhiều trong trứng, thịt gà, chuối, rau xanh, trái cây họ cam quýt. Bên cạnh đó còn có trong các loại ngũ cốc, gạo lứt; các hạt như lạc, hạt điều, óc chó…

Những điểm cần lưu ý:

Nên chế biến thức ăn dạng lỏng hoặc nhuyễn để trẻ dễ ăn và dễ tiêu hóa.

Đối với trẻ bị viêm não Nhật Bản còn đang bú mẹ, vẫn tiếp tục cho trẻ bú. Nếu không bú được thì có thể đút cho trẻ bằng thìa.

Khi cho trẻ ăn phải thận trọng với hội chứng trào ngược dạ dày thực quản. Hội chứng này dễ gây sặc cho trẻ.

Trong trường hợp bệnh tình trẻ trở nặng hoặc lâm vào hôn mê, có thể nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch. Nhưng lưu ý hạn chế lượng dịch đưa thẳng vào cơ thể nhưng vẫn phải đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng.

Cần theo dõi sát sao tình trạng bệnh của trẻ bị viêm não Nhật Bản. Nếu xuất hiện chuyển biến xấu cần báo ngay với bác sĩ điều trị.

Viêm não Nhật Bản nguy hiểm như thế nào ?

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ đang điều trị viêm não Nhật Bản

Bệnh viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong cao: 25% ở các nước nhiệt đới và 50% người bệnh có các di chứng thần kinh – tâm thần. Tử vong do viêm não Nhật Bản thường xảy ra trong những ngày đầu, khi bệnh nhân có triệu chứng hôn mê sâu, co giật, tổn thương hành não. Chính vì vậy, người thân cần quan tâm, lưu ý đến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời khi có dấu hiệu viêm não Nhật Bản.

Nếu qua được giai đoạn này các triệu chứng giảm dần nhưng có đến 50% số bệnh nhân sẽ phải “sống chung” với biến chứng viêm não Nhật Bản về thần kinh và tâm thần. Cụ thể:

Viêm đường hô hấp: Khi bị virus viêm não Nhật Bản B tấn công, hệ miễn dịch của người bệnh bị suy yếu và không hoạt động hiệu quả, từ đó nhiều vi sinh vật dễ tấn công và gây bệnh. Tình trạng bội nhiễm thường xuất hiện trên người bệnh viêm não nhật bản, trong đó nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt là viêm phổi, viêm phế quản, là cơ quan phổ biến nhất. Viêm phổi nặng thường gặp ở những bệnh nhân phải nằm lâu, bất động tại giường.

Di chứng thần kinh và tâm thần như bại hoặc liệt tay chân, rối loạn phát âm, giật động kinh, rối loạn phối hợp vận động, suy giảm trí nhớ, rối loạn tâm thần, giảm khả năng nghe… Đặc biệt, di chứng muộn có thể xuất hiện sau vài năm hay thậm chí vài chục năm là động kinh và Parkinson.

Hôn mê sâu: Di chứng viêm não Nhật Bản nặng nề này có tiên lượng rất kém.

Suy kiệt nặng: Đây là hệ quả của việc phải nằm viện trong thời gian dài, dinh dưỡng không được bảo đảm và tình trạng nhiễm trùng nặng nề kéo dài.

Quá trình điều trị có thể bị viêm bể thận, bàng quang do thông tiểu hoặc đặt sonde dẫn lưu; loét và viêm tắc tĩnh mạch do nằm lâu và rối loạn dinh dưỡng.

Viêm não Nhật Bản nguy hiểm như thế nào ?

Các phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản nguy hiểm như thế nào ?

Bệnh viêm não Nhật Bản tuy là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao, nhưng vẫn có thể điều trị khỏi nhờ phát hiện bệnh kịp thời. Một số phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm viêm não Nhật Bản có thể kể đến như:

Xét nghiệm thường quy

Thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra công thức máu, chức năng gan thận. Ở những người bệnh viêm não Nhật Bản, số lượng tiểu cầu giảm, thiếu máu nhẹ, men gan tăng cao và bạch cầu tăng vừa phải ở hầu hết các trường hợp.

Xét nghiệm không đặc hiệu

Để chẩn đoán bệnh viêm não Nhật Bản ở những bệnh nhân rối loạn tri giác, các bác sĩ cần chọc dò thắt lưng để lấy dịch não tủy làm xét nghiệm. Áp lực dịch não tủy tăng, protein tăng nhẹ (60-70 mg%), tế bào tăng nhẹ (dưới 100 tế bào/mm3). Bạch cầu đa nhân có thể chiếm ưu thế vào lúc đầu, nhưng lúc sau tế bào lympho chiếm ưu thế. Tỷ lệ glucose trong dịch não tủy ít thay đổi hoặc chỉ tăng nhẹ.

Xét nghiệm hình ảnh

Bệnh viêm não Nhật Bản còn có thể chẩn đoán nhờ vào xét nghiệm hình ảnh. Bằng cách chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ, ta có thể thấy được những thay đổi ở đồi thị, hạch nền, trung não, cầu não và tủy. Ngoài ra còn có thể đo điện não đồ để ghi nhận ức chế hoạt động não.

Xét nghiệm huyết thanh học

Ngoài các phương pháp xét nghiệm thường quy, không đặc hiệu và xét nghiệm bằng hình ảnh, bệnh viêm não Nhật Bản còn được chẩn đoán nhờ xét nghiệm huyết thanh học. Các kháng thể IgM đặc hiệu của virus viêm não Nhật Bản trong dịch não tủy xác nhận nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương. Kháng thể IgM trong huyết thanh gợi ý nhiễm hoặc cũng có thể là nhiễm chéo với những tác nhân cùng họ như sốt xuất huyết. Kết quả dương tính với bệnh viêm não Nhật Bản thường ít nhất là 9 ngày tính từ thời điểm xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính nhưng vẫn nghi ngờ bệnh, bạn có thể lấy mẫu huyết thanh để xét nghiệm lần hai.

Các phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm viêm não Nhật Bản

Triệu chứng của bệnh viêm não Nhật Bản

Các phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm viêm não Nhật BảnCác phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm viêm não Nhật Bản

Giai đoạn ủ bệnh

Viêm não Nhật Bản thường có thời gian ủ bệnh 5-14 ngày, trung bình khoảng một tuần. Trong giai đoạn này, người bệnh thường không có biểu hiện triệu chứng.

Giai đoạn khởi phát

Thời kỳ này của bệnh tương ứng với lúc virus vượt qua hàng rào mạch máu – não và gây phù não, gây ra các biểu hiện hội chứng màng não.

Bệnh khởi phát rất đột ngột bằng sốt cao 39 – 40°C hoặc hơn. Bệnh nhân có thể đau đầu, đau bụng, buồn nôn và nôn.

Trong 1 – 2 ngày đầu của bệnh có thể xuất hiện cứng gáy, tăng trương lực cơ, rối loạn vận động nhãn cầu, lú lẫn hoặc mất ý thức, phản xạ gân xương tăng.

Ở một số trẻ nhỏ, có thể thấy đi lỏng, đau bụng, nôn giống như nhiễm khuẩn – nhiễm độc ăn uống.

Giai đoạn toàn phát

Từ ngày thứ 3 – 4 đến ngày thứ 6 – 7 của bệnh: Virus xâm nhập vào nhu mô não gây phá hủy các tế bào thần kinh, triệu chứng nổi bật trong giai đoạn toàn phát là sự xuất hiện các dấu hiệu tổn thương não và tổn thương thần kinh khu trú (liệt chân, tay; các dây thần kinh sọ não bị tổn thương, đặc biệt là các dây vận nhãn và dây thần kinh mặt (VII)).

Ngày thứ 3 – 4 của bệnh, các triệu chứng của thời kỳ khởi phát không giảm mà còn tăng lên. Bệnh nhân từ mê sảng kích thích, rối loạn ý thức, dần dần đi vào hôn mê sâu.

Các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật cũng tăng lên: Vã nhiều mồ hôi, da lúc đỏ, lúc tái, rối loạn nhịp thở và tăng tiết trong lòng khí phế quản, mạch thường nhanh, yếu, huyết áp tăng.

Bệnh nhân cuồng sảng, ảo giác, kích động, tăng trương lực cơ làm cho bệnh nhân nằm co quắp và có các cơn xoắn vặn, co giật cứng hoặc giật rung các cơ mặt và cơ chi. Một số bệnh nhân xuất hiện trạng thái định hình, giữ nguyên tư thế.

Bệnh nhân thường tử vong trong vòng 7 ngày đầu, những bệnh nhân vượt qua được thời kỳ này thì tiên lượng tốt hơn.

Xét nghiệm cận lâm sàng:

Bạch cầu thường tăng 15.000 – 20.000/mm3, trong đó chủ yếu là bạch cầu trung tính tăng tới 75 – 85%, tốc độ máu lắng tăng.

Chọc dò và xét nghiệm dịch não tủy: Áp lực dịch não tuỷ tăng, dịch trong, protein tăng nhẹ (60 – 70 mg%), tế bào tăng nhẹ (dưới 100 tế bào/mm3), lúc đầu bạch cầu trung tính chiếm ưu thế, về sau lympho chiếm ưu thế, Glucose trong dịch não tuỷ ít thay đổi hoặc tăng nhẹ.

Soi đáy mắt trong giai đoạn cấp tính thường thấy xung huyết gai thị, đôi khi thấy cả phù nề và xuất huyết.

Vacxin phòng viêm não Nhật Bản

Triệu chứng của bệnh viêm não Nhật Bản

Việt nam vẫn là vùng lưu hành dịch viêm não Nhật Bản mà bệnh lại không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân viêm não Nhật Bản. Vì vậy, việc tiêm vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản giúp phòng tránh được nguy cơ mắc bệnh cũng như các rủi ro do bệnh lý gây ra.

Hiện nay tại Việt Nam lưu hành 2 loại vắc xin phòng ngừa viêm não Nhật Bản là:

Jevax (Việt Nam): vacxin bất hoạt

Imojev (Sanofi Pasteur – Pháp, sản xuất tại Thái Lan): vacxin sống giảm độc lực, tái tổ hợp (thế hệ mới).

Jevax là vacxin được sản xuất theo quy trình công nghệ của Viện BIKEN, trường Đại học Osaka, Nhật Bản; do Vibiotech sản xuất. Vacxin này dùng để dự phòng đặc hiệu bệnh viêm não Nhật Bản. Đây là một dung dịch trong, không màu, được chỉ định tiêm cho trẻ từ 1 tuổi trở lên đến dưới 15 tuổi. Đối với trẻ em

Vắc xin Jevax chống chỉ định với những người nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào có trong vắc xin; người bệnh tim, gan, thận; người mắc bệnh tiểu đường, suy dinh dưỡng; người đang có những triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, nhiễm trùng tiến triển; người có bệnh ung thư máu hoặc các bệnh ác tính nói chung; phụ nữ có thai.

Phác đồ tiêm Jevax 3 mũi cơ bản như sau:

Mũi 1: Là liều đầu tiên khi tiêm

Mũi 2: sau mũi 1 khoảng 2 tuần

Mũi 3: sau mũi 2 khoảng 1 năm

Sau đó, nhắc lại mỗi 3 năm/lần cho đến 15 tuổi.

Vắc xin Imojev chống chỉ định với người có tiền sử phản ứng dị ứng với bất kỳ thành phần nào của Imojev; người suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải làm suy yếu miễn dịch tế bào; người nhiễm HIV có triệu chứng hoặc bằng chứng suy giảm chức năng miễn dịch; phụ nữ có thai hoặc cho con bú sữa mẹ.

Phác đồ tiêm vắc xin Imojev như sau:

Có thể sử dụng chủng ngừa nhắc lại 1 liều duy nhất cho TE trước đó đã tiêm vắc-xin Jevax bất hoạt đủ liệu trình cơ bản 3 mũi.

Trường hợp trẻ đã tiêm vắc xin Jevax trước đó muốn đổi sang tiêm vắc xin Imojev:

Nếu đã tiêm 1 mũi Jevax: Tiêm 2 mũi Imojev, trong đó mũi Imojev đầu tiên cách mũi Jevax đã tiêm tối thiểu 2 tuần.

Nếu đã tiêm 2 mũi Jevax: Tiêm 1 mũi Imojev cách mũi cuối Jevax tối thiểu 1 năm.

Nếu đã tiêm 3 mũi Jevax: Tiêm 1 mũi Imojev cách mũi cuối Jevax tối thiểu 3 năm.

Không tiêm nhắc vắc xin viêm não Nhật Bản sau khi hoàn tất lịch tiêm Imojev.

Giống như các loại vacxin khác, khi tiêm vacxin phòng viêm não Nhật Bản cũng có một tỷ lệ nhất định gặp tác dụng phụ:

Phản ứng tại chỗ: Chỗ tiêm có dấu hiệu sưng đỏ hoặc đau.

Phản ứng toàn thân: Đau đầu, mệt mỏi, đau cơ, người ớn lạnh hoặc sốt nhẹ,…

Phản ứng sốc phản vệ: Trường hợp này rất hiếm gặp, rơi vào tỷ lệ 1/ 1 triệu.

Sau khi tiêm xong, cho trẻ nghỉ ngơi, theo dõi 30 phút tại cơ sở tiêm chủng trước khi về nhà. Đồng thời, sau khi về vẫn tiếp tục kiểm tra và theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ ít nhất 24 giờ, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, cần nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời như:

Sốt cao trên 38,5 độ C và không đáp ứng với thuốc hạ sốt.

Sốt kèm theo một số triệu chứng khác: Ho, hắt hơi, chảy nước mũi, ỉa lỏng, phát ban,…

Trẻ bỏ ăn, thở nhanh, khó thở, tím tái,… hay kích thích, quấy khóc liên tục, co giật, li bì, hôn mê,…

Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng với những phản ứng phụ có thể xảy ra sau tiêm. Thực tế, phản ứng phụ sẽ được hạn chế nếu tiêm đúng liều lượng, đường tiêm, đúng thời gian, công tác khám sàng lọc trước tiêm thực hiện tốt. Để đáp ứng được những tiêu chí cần thiết trên, bạn nên lựa chọn cho bản thân và gia đình một trung tâm tiêm chủng uy tín, có đội ngũ bác sĩ điều dưỡng có trình độ chuyên môn cao, dịch vụ tiêm chủng đảm bảo chất lượng.

Cách phòng ngừa virus viêm não Nhật Bản

Vacxin phòng viêm não Nhật Bản

Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp sau đây:

Vệ sinh môi trường sạch sẽ, định kỳ dọn dẹp nhà ở, làm sạch chuồng gia súc để hạn chế nơi trú đậu của muỗi. Nếu có thể, nên dời chuồng gia súc ra xa nhà, xa nơi vui chơi sinh hoạt của trẻ em; phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, loại bỏ các ổ bọ gậy, bãi nước tồn đọng để hạn chế muỗi có chỗ sinh sản và phát triển.

Nên cho trẻ ngủ màn, mặc áo dài tay để tránh muỗi đốt, thường xuyên sử dụng các biện pháp để phòng chống và tiêu diệt muỗi trong các hộ gia đình.

Thường xuyên rửa tay với xà phòng, ăn chín, uống chín.

Thực hiện tốt việc cách ly cũng như hạn chế tiếp xúc với người bệnh và đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh.

Thực hiện tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch. Việc tiêm chủng vắc xin được áp dụng cho người lớn và trẻ em đủ tuổi (từ 12 tháng tuổi trở lên). Theo thống kê và nghiên cứu, trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 2 – 6 tuổi có nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản cao nhất. Để phòng ngừa một cách tốt nhất, trẻ nên được tiêm mũi nhắc lại theo định kỳ 3 năm/lần cho đến khi đủ 15 tuổi.Khi đã mắc bệnh, việc điều trị chủ yếu chỉ tập trung vào việc giảm triệu chứng viêm não Nhật Bản. Chủ động cho trẻ tiêm vắc xin và tuân thủ theo lịch tiêm phòng viêm não Nhật Bản theo khuyến cáo là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.

Đăng bởi: Mạnh Hùng Trần

Từ khoá: 8 Lưu ý quan trọng nhất về bệnh viêm não Nhật Bản

Bệnh Mãn Tính Là Gì? Có Nguy Hiểm Hay Không?

Bệnh mãn tính được định nghĩa rộng rãi là những bệnh lý kéo dài từ 1 năm trở lên. Đồng thời cần được chăm sóc y tế liên tục hoặc hạn chế các hoạt động sinh hoạt hàng ngày hoặc cả hai.

Các bệnh lý mãn tính điển hình như bệnh tim, ung thư và tiểu đường. Đây là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật ở Hoa Kỳ. Chúng cũng là những động lực hàng đầu gây tốn hàng nghìn tỷ đô la chi phí chăm sóc sức khỏe hàng năm của nước này.

Nhiều bệnh mạn tính là do một trong các hành vi nguy cơ sau đây gây ra:

Sử dụng thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc.

Chế độ dinh dưỡng kém, bao gồm chế độ ăn ít trái cây và rau quả. Ăn nhiều muối và chất béo bão hòa.

Thiếu hoạt động thể chất.

Sử dụng rượu bia quá mức.

Bệnh mãn tính thường không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, đôi khi bệnh có thể điều trị được và có thể kiểm soát được. Điều này có nghĩa là người bệnh có thể trở lại các hoạt động thường ngày khi mắc bệnh lý mãn tính. Với một số bệnh lý mãn tính khác, tình trạng bệnh có thể tiến triển nặng hơn theo thời gian. Đồng thời cản trở người bệnh duy trì các hoạt động hàng ngày.

Điều quan trọng cần hiểu là một số người bị bệnh lý mãn tính phải đối mặt với những trở ngại vô hình. Trong khi bề ngoài có thể hoàn toàn khỏe mạnh. Học cách quản lý ảnh hưởng của những căn bệnh mang tính chất mãn tính có thể giúp người bệnh hạn chế các biến chứng. Giảm tối đa các tác dụng phụ. Bất kể mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh là bao nhiêu.

Gánh nặng của các bệnh lý mãn tính đang gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới. Người ta tính rằng, vào năm 2001, các bệnh mạn tính đóng góp khoảng 60% trong tổng số 56,5 triệu ca tử vong được báo cáo trên thế giới. Và xấp xỉ 46% gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Tỷ lệ gánh nặng của các bệnh lý mãn tính dự kiến sẽ tăng lên 57% vào năm 2023.

Gần một nửa trong tổng số ca tử vong do bệnh mạn tính là do các bệnh tim mạch. Bệnh béo phì và đái tháo đường cũng đang có xu hướng đáng lo ngại. Không chỉ vì chúng đã ảnh hưởng đến một tỷ lệ lớn dân số, mà còn vì chúng đang bắt đầu xuất hiện sớm hơn trong cuộc đời.

Người ta dự đoán rằng, đến năm 2023, các bệnh mạn tính sẽ chiếm gần 75% tổng số ca tử vong trên toàn thế giới. Trong đó, 71% số ca tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ. 75% số ca tử vong do đột quỵ. Và 70% của tử vong do bệnh tiểu đường sẽ xảy ra ở các nước đang phát triển. Số người ở các nước đang phát triển mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng hơn 2,5 lần. Từ 84 triệu người năm 1995 lên 228 triệu người vào năm 2025.

Tại Việt Nam, cứ 10 người tử vong thì có đến 7 người do các bệnh không lây nhiễm. Trong đó, 43% số trường hợp tử vong trước 70 tuổi. Gánh nặng bệnh tật do bệnh mạn tính, không lây nhiễm chiếm đến 66% tổng gánh nặng bệnh tật.

Người mắc bệnh mạn tính bên cạnh bị ảnh hưởng sức khỏe còn bị ảnh hưởng đến sinh lý và đời sống tinh thần. Khi bị các bệnh nói chung, người bệnh thường hoang mang, lo lắng về tình trạng bệnh tật của mình. Chẳng hạn như mức độ nặng của bệnh, chi phí điều trị bệnh,…

Hiện nay, nước ta có khoảng 12,5 triệu người bị bệnh tăng huyết áp. 2,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Hơn 2 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản. Mỗi năm có gần 125.000 người mới mắc bệnh ung thư.

Trải nghiệm của mỗi người đối với bệnh mãn tính là khác nhau và nó có thể thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, những đặc điểm này thường được chia sẻ ở những người bị bệnh mạn tính:

Điều trị và thay đổi lối sống có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh mãn tính. Tuy nhiên, không có cách chữa khỏi bất kỳ bệnh mạn tính phổ biến nào. Điều đó có nghĩa là, thật không may, không có cách nào để loại bỏ các triệu chứng và bệnh tật hoàn toàn.

Đối với nhiều người, bệnh mạn tính đi đôi với đau mãn tính. Vì nỗi đau của bạn có thể không nhìn thấy đối với người khác, nên nó được coi là “vô hình” hoặc bị che mất. Bạn có thể không thấy đau trong giai đoạn đầu của bệnh, nhưng nó có thể phát triển và tăng dần.

Mỗi loại bệnh mạn tính gây ra một loạt các triệu chứng riêng biệt. Tuy nhiên, nhiều bệnh có chung một số triệu chứng, bao gồm cả mệt mỏi và đau đớn. Bạn có thể dễ dàng mệt mỏi và điều này có thể buộc bạn phải tuân theo “thời gian biểu” của chính cơ thể. Đồng thời phải nghỉ ngơi khi cơ thể có nhu cầu.

Điều này cũng có thể có nghĩa là bạn không thể giữ tất cả các tương tác xã hội của mình như trước đây. Trong một số trường hợp, nó có thể gây khó khăn cho công việc của bạn.

Để điều trị bệnh mạn tính và các triệu chứng, bạn có thể cần đến gặp nhiều bác sĩ chuyên khoa khác nhau. Điều này bao gồm các bác sĩ chăm sóc bệnh hoặc bệnh cơ bản. Các bác sĩ chuyên điều trị những cơn đau. Và các bác sĩ khác có thể giúp bạn khắc phục các triệu chứng và tác dụng phụ.

Cuộc sống hàng ngày với một căn bệnh mạn tính có thể bao gồm các triệu chứng đơn điệu, không thay đổi. Điều đó có nghĩa là bạn có thể phải đối mặt với đau nhức, cứng khớp và các vấn đề khác. Chúng xảy ra ngày này qua ngày khác. Những triệu chứng này cũng có thể trở nên tồi tệ hơn vào ban ngày và trở nên khá khó chịu vào buổi tối.

Trầm cảm có thể phổ biến hơn ở những người mắc bệnh lâu năm. Trên thực tế, có tới một phần ba số người mắc bệnh mạn tính được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm. Nguyên nhân gây ra trầm cảm có thể là do biến chứng của bệnh. Cũng có thể là do lo lắng, buồn bã lâu ngày gây nên.

Nhiều bệnh có thể được coi là mạn tính hoặc lâu dài. Tuy nhiên, không phải tất cả chúng đều có thể gây ra khuyết tật hoặc ngăn cản bạn hoàn thành các hoạt động hàng ngày. Đây là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất:

Hen suyễn, hen phế quản.

Viêm khớp dạng thấp.

Viêm khớp Gout mạn.

Ung thư đại trực tràng

Lo âu mạn tính.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Bệnh thận mãn tính.

Suy tim.

HIV hoặc AIDS.

Ung thư phổi.

Đột quỵ.

Bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Loãng xương.

Bệnh đa xơ cứng.

Xơ nang.

Bệnh Crohn.

Một số bệnh lý tâm thần như: Trầm cảm mạn tính, tâm thần phân liệt, rối loạn nhân cách,…

Sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer.

Bệnh Parkinson.

Động kinh.

Các mục tiêu của chương trình Phòng ngừa và kiểm soát bệnh mãn tính tổng hợp bao gồm:

Tăng cường phòng ngừa và kiểm soát các bệnh mạn tính không lây nhiễm. Bằng cách giải quyết các yếu tố nguy cơ chính. Tập trung vào bốn bệnh không lây nhiễm ưu tiên của WHO. Bao gồm: Bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường và bệnh hô hấp mãn tính.

Giảm tỷ lệ tử vong và mắc bệnh sớm.

Nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt tập trung vào các nước đang phát triển. Thông qua Diễn đàn Toàn cầu và các mạng lưới khu vực phù hợp với chiến lược toàn cầu. Nội dung này đã được Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 53 thông qua.

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh mạn tính chưa chịu kiên trì điều trị, chưa hiểu đúng bản chất của bệnh. Vì vậy, người mắc bệnh mãn tính được khuyến khích nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, không tự ý bỏ thuốc, bỏ điều trị. Khi phát hiện tác dụng phụ của thuốc, hãy trao đổi với bác sĩ để khắc phục. Tuyệt đối không nên tự ý bỏ thuốc.

Để sống chung và lâu dài với bệnh mạn tính, người bệnh nên:

Điều này giúp cho bệnh nhân luôn ở tư thế chủ động khi đương đầu với bệnh mạn tính mà mình đang mắc phải. Từ đó, người bệnh sẽ giảm bớt phần nào lo lắng cũng như sống lạc quan hơn.

Yếu tố tâm lý, tinh thần rất quan trọng. Nó giúp cho người bệnh chung sống lâu dài với căn bệnh mạn tính mà mình đang mắc phải. Người bệnh nên sống vui vẻ, cởi mở. Nên tâm sự với người thân, bạn bè về căn bệnh của mình. Có như thế, người bệnh sẽ nhận được sự chia sẻ, đồng cảm và cảm thông từ mọi người.

Một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học dành cho người mắc bệnh mãn tính đó là:

Tăng cường các loại rau quả tươi để bổ sung các vitamin, muối khoáng cần thiết.

Nên ăn nhiều cá, tối thiểu 2 đến 3 lần trong tuần. Điều này sẽ giúp cơ thể chống lại các biến chứng của bệnh tim mạch và ung thư.

Ăn nhiều chất xơ để chống táo bón, giảm cholesterol máu, chốngxơ vữa động mạch, chống béo phì,…

Hạn chế chất béo động vật, thay bằng các loại dầu thực vật.

Một lối sống khoa học được khuyến khích dành cho những người mắc bệnh mạn tính bao gồm:

Tập thể dục hàng ngày.

Tham gia vào một trong các môn thể thao như bơi lội, bóng chuyền, cầu lông, dưỡng sinh,…

Hạn chế thức khuya.

Nói không với hút thuốc lá cũng như các thức uống có cồn.

Ngủ đủ giấc, trung bình 6 đến 8 giờ mỗi ngày.

Cuộc sống với một căn bệnh mãn tính có thể là một thử thách. Các khía cạnh thể chất tinh thần có thể bị ảnh hưởng từ ít đến nhiều. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ từ các bác sĩ, cũng như bạn bè và gia đình, người bệnh có thể tìm ra kế hoạch điều trị. Đồng thời thay đổi lối sống giúp cuộc sống hàng ngày trở nên thoải mái và dễ dàng hơn.

Điều Trị Bệnh Viêm Da Cơ Địa: Dễ Hay Khó?

Bệnh chàm hay còn gọi là viêm da cơ địa được định nghĩa là tình trạng viêm da mãn tính, tiến triển thành từng đợt. Bệnh có đặc trưng là ngứa và có tổn thương da dạng chàm. 

Bệnh chàm rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên bệnh vẫn có thể xảy ra ở người trưởng thành. Đặc biệt là ở những người có tiền sử bản thân hay gia đình mắc các bệnh có yếu tố dị ứng như: 

Hen.

Viêm mũi xoang dị ứng.

Sẩn ngứa.

Dị ứng thuốc.

Mày đay.

Nguyên nhân của bệnh viêm da cơ địa khá phức tạp. được cho là do quá trình phản ứng của da trên 1 cơ địa đặc biệt dễ phản ứng với dị nguyên ở trong hay ngoài cơ thể.  

Để biết được đâu là phương pháp điều trị cho bệnh viêm da cơ địa. Thì trước tiên chúng ta cần biết đâu là các dấu hiệu cơ bản để có thể nhận biết đúng được bệnh.  

Các biểu hiện đặc trưng của bệnh viêm da cơ địa là mảng hồng ban, mụn nước, kèm theo ngứa dữ dội. Bệnh thường tiến triển từng đợt và gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh.

Các vị trí thường xuất hiện của bệnh là:

Da đầu.

Mặt.

Bàn tay.

Bàn chân.

Bìu.

Âm hộ. 

Đặc biệt vùng không bao giờ bị chàm là vùng niêm mạc. Và bán niêm mạc như môi, qui đầu vẫn có thể bị.

Các triệu chứng của bệnh sẽ khác nhau tùy theo giai đoạn của bệnh viêm da cơ địa. Bệnh viêm da cơ địa sẽ tiến triển qua 6 giai đoạn, bao gồm: 

Hồng ban 

Mụn nước 

Chảy nước, đóng mài 

Lên da non 

Tróc vẩy 

Lichen hóa, vết hằn cổ trâu

6 giai đoạn trên sẽ ứng với 3 giai đoạn lâm sàng là cấp, bán cấp và mạn tính: 

Giai đoạn cấp tính

Trong giai đoạn cấp tính viêm da cơ địa sẽ biểu hiện chủ yếu là những vùng hồng ban đỏ trên da, nổi mụn nước hoặc bóng nước. Kèm theo chảy nước, tiết dịch nhiều, phù nề. 

Giai đoạn bán cấp

Trong giai đoạn bán cấp các biểu hiện chủ yếu là những vẩy da, da non lên, và vùng sang thương da sẽ tiết dịch ít hơn, da đỏ ít, không còn phù nề, khô hơn so với giai đoạn cấp tính.

Giai đoạn mạn tính

Vào trong giai đoạn mãn tính của bệnh vùng da bị cào gãi nhiều lần sẽ tiến triển thành những mảng da dầy lên với bề mặt da có những nếp da dày sừng (hay còn gọi là vết lichen hoá, hằn cổ trâu). 

Qua các biểu hiện trên nếu các bạn thấy trên da mình xuất hiện các triệu chứng như vậy và nghi ngờ mình mắc phải bệnh. Hãy đến ngay các bệnh viên hay phòng khám để được điều trị viêm da cơ địa ngay.

Đặc biệt các bạn cũng cần phải biết rằng chàm vô cùng dễ trở thành mãn tính khó điều trị. Do đó bệnh viêm da cơ địa rất cần phải được chữa trong giai đoạn sớm.

Các nguyên tắc chính để giúp điều trị bệnh viêm da cơ địa. Bao gồm:  

Chăm sóc da để tăng chức năng của hàng rào bảo vệ da bằng thuốc chống khô da, dịu da.

Không dùng quá nhiều các hóa chất tẩy rửa, xà phòng,…

Hạn chế tiếp xúc yếu tố bùng phát bệnh (các kích thích, bụi, lông động vật, thức ăn,…) .

Tránh cào gãi, chà xát.

Chống nhiễm trùng, bội nhiễm: Tắm thuốc tím.

kháng viêm tại chỗ tùy theo giai đoạn (cấp-bán cấp-mạn). 

Chống ngứa: Kháng histamin. 

Bổ sung Vit C, E, Kẽm. 

Kháng sinh khi có nhiễm trùng. 

Kháng viêm.

Đặc biệt đối với trẻ em khi mắc bệnh viêm da cơ địa. Các bậc phụ huynh cần chú ý cố gắng tìm yếu tố khởi phát bệnh chàm ở trẻ để từ đó tránh. 

Chi tiết hơn, trong việc chữa viêm da cơ địa cụ thể sẽ bao gồm các phương pháp điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân.

Tắm hàng ngày bằng nước ấm với chất tẩy rửa có ít chất kiềm. Sau khi tắm nên dùng thêm các loại thuốc để làm ẩm da. 

Sữa làm dịu da (Emollients): sử dụng đối với chàm nhẹ, da chỉ bị khô và/hoặc ửng đỏ. Bôi tại chỗ hoặc tắm toàn thân, từ 1 đến 2 lần một ngày 

Sang thương trong giai đoạn cấp (đỏ, phù nề, chảy nước): dùng dung dịch nước muối sinh lý, thuốc tím loãng, dung dịch màu Eosin 2%, Milian, Castellani 

Sang thương trong giai đoạn bán cấp (đỏ, phù nề tuy nhiên chảy nước ít): dùng kem, hồ nước, dầu kẽm, Vaseline. 

Sang thương trong giai đoạn mạn (dày, thâm, lichen hóa): dùng mỡ hoặc ointment có chứa corticoid.

Thuốc chống ngứa: thuốc kháng Histamin đường uống, dùng khi ngứa nhiều gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt. 

Kháng sinh: chỉ định khi có nhiễm trùng 

Corticoid dùng toàn thân: không nên dùng kéo dài trong trường hợp mãn tính vì có thể gây ra hiện tượng bùng phát bệnh khi ngưng thuốc và gây kém đáp ứng với các phương thức điều trị khác. Có thể chỉ định trong giai đoạn cấp tính với Prednisolone.

Bổ sung Vitamin C, E, Kẽm

Để có thể chữa triệt để bệnh viêm da cơ địa tương đối khó khăn. Chính vì vậy rất cần sự hợp tác của bệnh nhân trong việc tuân thủ điều trị và phòng ngừa bệnh. Mặt khác, khi có người thân hay bạn bè mắc bệnh các bạn nên khuyên họ hãy đến ngay các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng cách, kịp thời. 

Viêm Gan C: Phát Hiện, Lây Lan Và Cách Phòng Tránh

Có khoảng 71 triệu người trên toàn cầu đang nhiễm virus viêm gan C mạn tính. Một số đáng kể bệnh nhân nhiễm virus mạn tính sẽ phát triển thành xơ gan hoặc ung thư gan. Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới (WHO), năm 2023 có khoảng 399 ngàn người chết do viêm gan C. Hầu hết tử vong vì xơ gan và ung thư tế bào gan. Vì thế, bài viết sẽ giúp các bạn hiểu hơn về căn bệnh này, đường lây lan và cách phòng tránh.

“Viêm gan” là sự viêm của gan. Gan là cơ quan quan trọng của cơ thể, phụ trách chuyển hóa chất dinh dưỡng, lọc máu và chống sự nhiễm trùng. Khi gan bị viêm hay bị hủy hoại thì chức năng của gan cũng có thể bị ảnh hưởng.

Uống nhiều rượu, nhiễm độc, thuốc, và một số bệnh có thể gây ra viêm gan. Tuy nhiên, viêm gan thường nhất là do virus gây ra.

Viêm gan siêu vi C là sự nhiễm trùng của gan gây nên bởi virus viêm gan C. Tình trạng bệnh cấp tính xảy ra trong vài tháng đầu sau khi nhiễm. Độ nặng của đợt cấp rất thay đổi.

Bệnh có thể rất nhẹ, ít hay không triệu chứng nhưng có khi lại rất trầm trọng phải nhập viện. 20% bệnh nhân nhiễm virus có thể tự làm sạch virus trong 6 tháng đầu mà không cần điều trị.  

Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân nhiễm không tự thanh thải virus, dẫn đến nhiễm mạn tính hoặc suốt đời. Lâu ngày, nhiễm mạn tính gây ra nhiều bệnh trầm trọng gồm bệnh gan, suy gan và ung thư gan.

Virus viêm gan C thường lây từ máu của người bệnh vào cơ thể người chưa từng nhiễm trước đây. Ngày nay, hầu hết nhiễm virus do dùng chung kim tiêm hay bất kì dụng cụ tiêm thuốc nào. Trước 1992, chưa có xét nghiệm tầm soát trước truyền máu, virus có thể lây từ truyền máu, ghép tạng.

Hiếm gặp hơn, sự lây lan của virus qua quan hệ tình dục cũng có thể xảy ra. Bệnh lây qua đường tình dục, HIV, nhiều bạn tình, tình dục thô bạo cũng gây nhiễm virus. Xăm mình, bấm lỗ ở nơi không được cấp phép, dụng cụ không tiệt trùng cũng làm lây lan virus. Bên cạnh đó, khoảng 6% trẻ sơ sinh bị nhiễm virus từ mẹ trong lúc chuyển dạ. 

Nhiều người mắc bệnh hoàn toàn không có triệu chứng và không biết họ bị nhiễm. Nếu có, triệu chứng gồm:

Sốt;

Mệt mỏi;

Chán ăn;

Nôn ói;

Nước tiểu sẫm màu;

Phân bạc màu;

Đau khớp;

Vàng da vàng mắt.

Thời kì cấp tính, triệu chứng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong 2 tuần đến 6 tháng sau nhiễm. Nếu triệu chứng xuất hiện trong thời kì nhiễm mạn tính, đó thường là dấu hiệu của bệnh gan nặng.

Cách duy nhất để biết bản thân mình có nhiễm virus viêm gan C hay không là xét nghiệm máu. Bác sĩ thường cho bạn xét nghiệm máu, gọi là xét nghiệm kháng thể viêm gan C.

Xét nghiệm này nhằm tìm kháng thể chống lại virus viêm gan C. Kháng thể là chất được giải phóng vào trong máu khi một người bị nhiễm trùng. Kháng thể sẽ tồn tại trong máu kể cả khi một người đã thanh thải virus.

Kết quả dương tính có nghĩa là bệnh nhân đã từng nhiễm virus trong quá khứ. Tuy nhiên, một xét nghiệm kháng thể dương tính không có nghĩa là người đó đang nhiễm bệnh.

Một xét nghiệm bổ sung gọi là xét nghiệm HCV – RNA. Dùng để tìm RNA của virus trong máu, xét nghiệm được chỉ định khi muốn biết liệu một người có đang nhiễm virus không.

Xét nghiệm tìm viêm gan C được khuyến khích ở một vài trường hợp đặc biệt, bao gồm:

Được sinh ra trong khoảng từ năm 1945 đến 1965.

Được truyền máu hay được ghép tạng trước năm 1992.

Đã từng được tiêm thuốc.

Người có bệnh gan mạn tính, nhiễm HIV hoặc AIDS.

Có xét nghiệm chức năng gan bất thường.

Có tiếp xúc với máu của người nhiễm bệnh.

Được lọc máu.

Được sinh ra từ người mẹ nhiễm bệnh.

Câu trả lời là có. Tuy nhiên, việc điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Vì thế, bạn nên gặp bác sĩ có nhiều kinh nghiệm để điều trị. Các bác sĩ uy tín sẽ áp dụng nhiều phương pháp mới, cải tiến giúp bạn khỏe mạnh hơn. 

Hiện tại, một số phương pháp điều trị chống virus có thể trị khỏi hơn 90% bệnh nhân. Liệu trình điều trị này kéo dài từ 8 đến 12 tuần. Việc điều trị bệnh giảm ngoạn mục tỉ lệ tử vong ở những người nhiễm virus. Đồng thời, bệnh nhân được chữa khỏi hoàn toàn sẽ giảm nguy cơ xơ gan nặng và ung thư gan.

Hiện tại chưa có vaccine phòng ngừa viêm gan C. Mặc dù vậy, nhưng có nhiều cách để giảm nguy cơ nhiễm virus viêm gan C. Bao gồm:

Tránh dùng chung hay tái sử dụng kim tiêm, ống chích, hoặc bất kì dụng cụ tiêm thuốc nào.

Không dùng dụng cụ cá nhân đã tiếp xúc với máu của người nhiễm virus, dù là một lượng rất nhỏ. Chúng có thể là dao cạo, đồ bấm móng, bàn chải đánh răng hoặc dụng cụ xét nghiệm đường huyết.

Không được xăm mình hoặc bấm lỗ ở những cơ sở không được kiểm định y tế.

Bài viết cung cấp những kiến thức cơ bản nhất cho bạn đọc về bệnh viêm gan C. Chính vì sự nguy hiểm và diễn tiến của bệnh, bạn nên đến các trung tâm y tế ngay khi có triệu chứng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thực hiện các xét nghiệm máu để đảm bảo bản thân không bị lây nhiễm virus trong quá khứ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Viêm Màng Não Mô Cầu: Bệnh Dễ Phát, Nguy Hiểm Cao, Cẩn Thận Đề Phòng trên website Xfsq.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!