Bạn đang xem bài viết Ý Nghĩa Cây Hồng Môn Trong Phong Thủy Và Trong Thực Tiễn được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Xfsq.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cây hoa hồng môn là cây cảnh được trồng khá nhiều để lấy hoa và để làm cảnh trang trí. Ngoài giá trị về kinh tế, cây hồng môn cũng có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người và còn được sử dụng như một cây phong thủy tài lộc được nhiều người yêu thích. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online (NNO) sẽ giúp các bạn hiểu hơn về ý nghĩa cây hồng môn và ý nghĩa hoa hồng môn trong phong thủy cũng như trong thực tiễn.
Ý nghĩa cây hồng môn trong thực tiễnNếu các bạn để ý sẽ thấy hoa hồng môn là loại hoa được sử dụng rất phổ biến hiện nay, hoa hồng môn có thể dùng cắm bình hoặc trang trí thêm trong lẵng hoa rất đẹp. Chính vì được sử dụng phổ biến nên có thể nói rằng giá trị kinh tế của cây hồng môn rất tốt. Đây là một ý nghĩa rất thiết thực hiện nay.
Ngoài ý nghĩa cây hồng môn về kinh tế, cây hồng môn cũng là cây xanh nên có tác dụng làm trong lành không khí, lọc không khí bụi bẩn trong nhà rất tốt. Loại cây này cũng lọc được nhiều hợp chất bay hơi trong không khí là tác nhân gây ra ung thư. Cây còn hấp thu được cả các sóng điện từ phát ra từ smartphone, tivi, tủ lạnh, lò vi sóng, … Chính những công dụng này nên cây hồng môn trồng làm cảnh có ý nghĩa cũng rất thiết thực giúp bảo vệ sức khỏe của bạn và cả gia đình.
Với những ý nghĩa thực tiễn trên, cây hồng môn được nhiều người yêu thích trồng làm cảnh, trang trí nhà cửa, sân vườn và cũng được dùng làm quà tặng trong nhiều dịp như khai trương cửa hàng, mừng tân gia hay mừng sinh nhật đều rất có ý nghĩa.
Ý nghĩa hoa hồng môn trong phong thủyCây hoa hồng môn trong phong thủy được xếp vào nhóm cây tài lộc. Những cây thuộc nhóm cây tài lộc là những cây mang ý nghĩa về thịnh vương, tiền tài giúp gia chút hút tài lộc vào nhà. Cây hồng môn cũng vậy, khi trồng làm cây phong thủy trong nhà sẽ giúp gia chủ có thêm tài lộc, thịnh vượng, thăng quan tiến chức và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Tất nhiên, ý nghĩa cây hồng môn nói chung là như vậy nhưng với màu sắc hoa khác nhau thì mỗi loại hoa lại mang ý nghĩa khác nhau.
1. Ý nghĩa của cây hồng môn đỏ
Cây hồng môn đỏ có màu đỏ rực của mo hoa rất đặc trưng. Màu đỏ là màu của quyền lực, sức mạnh đồng thời cũng là màu của sự may mắn, thịnh vượng, đại cát. Ở một số trường hợp, màu đỏ còn đại diện cho sự tà ác, máu và lửa. Tuy nhiên, trong phong thủy thì màu đỏ của cây hồng môn được đánh giá là điềm báo may mắn giúp gia chủ thuận lợi trong công việc cũng như trong cuộc sống. Không chỉ vậy, màu đỏ của cây hồng môn rất nổi bật nên được khá nhiều người yêu thích trồng làm cảnh tạo điểm nhấn cho ngôi nhà.
2. Ý nghĩa hoa hồng môn trắng
Màu trắng là màu của sự thanh thiết, trong sáng và cũng là màu gắn liền với sự ngây thơ, thuần khiết của người con gái. Chính vì thế, hoa hồng môn trắng mang ý nghĩa của sự trong sáng, nhẹ nhàng, thanh khiết. Nếu bạn là một người có tính cách nhẹ nhàng thì sẽ rất hợp với loại hồng môn này đấy.
3. Ý nghĩa cây hồng môn tím
Màu tím là màu pha trộn giữa màu xanh và màu đỏ. Màu xanh là một màu lạnh còn màu đỏ lại là màu nóng nên màu tím này là một màu khá đặc biệt tượng trưng cho sự huyền bí và sáng tạo. Đã từng có thời gian màu tím là màu của sự quyền quý, sang trọng và chỉ có những người lắm tiền nhiều của mới sử dụng màu này. Nói tới đây, chắc các bạn cũng đã biết ý nghĩa của hoa hồng môn tím rồi đúng không. Loại hoa này mang ý nghĩa của sự sáng tạo và sang trọng. Tất nhiên, không phải ai cũng hợp với loại hoa này và nó chỉ hợp với những người có đủ sự tinh tế và thực sự yêu thich màu sắc này.
4. Ý nghĩa cây hồng môn xanh
Màu xanh lá là màu tượng trưng cho thiên nhiên. Tuy vậy, lại không có nhiều loại hoa có màu xanh lá vì màu này không nổi bật và không thu hút được côn trùng lui tới. Nói về ý nghĩa của màu xanh lá cũng như ý nghĩa hoa hồng môn xanh thì loại hoa này có ý nghĩa tượng trưng sự an toàn và sự hòa hợp với thiên nhiên.
5. Ý nghĩa hoa hồng môn hồng
Màu hồng là màu của mộng mơ, màu của tình yêu và sự lãng mạn. Nói về ý nghĩa của hoa hồng môn hồng thì loại hoa này mang sự đồng cảm, lãng mạn, tinh khiết và ngây thơ. Bên cạnh đó, hồng môn hồng cũng mang ý nghĩa về một tình yêu đẹp. Màu hoa này khá nhẹ nhàng và hợp với hầu hết mọi người yêu hoa.
Cây Hồng Môn Có Ý Nghĩa Gì? Vai Trò Của Cây Hồng Môn Trong Phong Thủy?
Trong thời gian gần đây, cây xanh phong thủy dường như đã trở thành một trong những vật không thể thiếu trong nhà, vừa tăng tính thẩm mỹ cho căn nhà, lại vừa cải thiện sức khỏe cho cả gia đình, và còn góp phần mang đến vượng khí cho chính bản thân gia chủ.
Nguồn gốc của cây hồng mônCây Hồng môn là giống cây cón xuất xứ từ Ecuador và Colombia. Tên gọi khoa học của cây Hồng môn là Anthurium, là chi lớn nhất của họ ráy Araceae với khoảng trên dưới 800 loại cây khác nhau được phân bố dọc theo vùng Trung và Nam Mỹ.
Hiện tại, cây được trồng khá nhiều ở nước ta với mục đích chính là làm cảnh và bổ sung phong thủy cho ngôi nhà.
Cây Hồng môn có xuất xứ từ Ecuador và Colombia
Cây Hồng môn được chia thành 3 loại chính: cây Tiểu Hồng môn, Trung Hồng môn và Đại Hồng môn. Tùy theo sở thích cũng như diện tích khác nhau của chỗ trưng bày mà bạn có thể lựa chọn loại cây Hồng môn sao cho phù hợp nhất.
Tương truyền, ngày xưa cây Hồng môn được S.M.Damon – một nhà truyền giáo người Anh cất công đem từ Colombia đến Hawaii, và cây Hồng môn đã nhanh chóng nhận được sự yêu thích của đông đảo người dân nơi đây, và thường được gọi với cái tên thân thương là “trái tim Hawaii”, và trở thành một trong những giống cây đặc trưng cho xứ đảo Hawaii.
Ý nghĩa phong thủy của cây Hồng mônKhi chưa xét tới yếu tố phong thủy, cây Hồng môn là loài cây tượng trưng cho tình yêu. Màu đỏ đặc trưng của hoa Hồng môn, cùng với hình dáng bông hoa như một hình trái tim nhỏ, nên hoa Hồng môn thường được dùng để tặng nhau nhằm mục đích thổ lộ tình cảm của bản thân.
Trong phong thủy, cây Hồng môn tượng trưng cho lòng hiếu khách, mối quan hệ của các thành viên trong gia đình,…Ngoài tên gọi Hồng môn, cây còn một số tên khác như: cây Môn hồng, cây Vĩ hoa trong, cây Buồm Đỏ,…
Tùy thuộc vào màu sắc các bông hoa khác nhau mà có sự khác biệt nhất định về ý nghĩa phong thủy của cây Hồng môn.
Tùy thuộc vào màu sắc các bông hoa khác nhau mà có sự khác biệt về phong thủy của cây Hồng môn
Thông thường, cây hoa Hồng môn đỏ là cây hoa thể hiện sự nhiệt tình, ấm áp, lòng hiếu khách nồng nàn. Trong khi đó, những cây hoa Hồng môn cam lại là biểu tượng của sự sáng tạo, đem mê và niềm tin vào tương lai. Thông thường, trong phong thủy học, cây hoa Hồng môn cam có thể đem đến cho gia chủ niềm tin về sự làm ăn phát đạt, an khang và thịnh vượng. Còn những cây hoa Hồng môn hồng lại có ý nghĩa, biểu tượng cho sự lãng mạn, tình yêu ngọt ngào, thể hiện những giá trị thiêng liêng nhất trong tình yêu.
Như vậy, cây hoa Hồng môn đỏ và Hồng môn cam được trồng phổ biến nhất trong nhà và nơi làm việc. Đặc biệt là khi khai trương cửa hàng, công ty, doanh nghiệp,…bạn sẽ rất dễ bắt gặp hình ảnh của những chậu hoa Hồng môn cam nhỏ xinh. Còn Hồng môn hồng thường được gia chủ đặt trong phòng ngủ với mong muốn đem lại sự thăng hoa trong tình yêu, gắn kết mối quan hệ của vợ chồng.
Ngoài yếu tố phong thủy, cây Hồng môn còn có chức năng thanh lọc không khí, nên nhanh chóng trở thành một trong những loài cây phổ biến được trồng trong nhà, đặt trên bàn làm việc, xuất hiện ở công ty, các quán cà phê,….
Cây Hồng môn hợp với tuổi nàoVới những sắc màu hoa đặc trưng của hoa Hồng môn là màu đỏ, cam, hồng,…không khó để nhận ra cây Hồng môn có ngũ hành thuộc mệnh Hỏa. Mà theo ngũ hành tương sinh tương khắc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ và Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim. như vậy, cây Hồng môn phù hợp nhất với những người có ngũ hành thuộc mệnh Hỏa (tương hợp) và mệnh Thổ (tương sinh).
Cây Hồng môn hợp với những tuổi dưới dây:
Tuổi Tý: Canh Tý (1960 – 2023), Mậu Tý (1948 – 2008)
Tuổi Sửu: Tân Sửu (1961 – 2023), Kỷ Sửu (1949 – 2009)
Tuổi Dần: Bính Dần (1926 – 1986), Mậu Dần (1938 – 1998)
Tuổi Mão: Đinh Mão (1927 – 1987), Kỷ Mão (1939 – 1999)
Tuổi Thìn: Bính Thìn (1976 – 2036), Giáp Thìn (1964 – 2024)
Tuổi Tỵ: Đinh Tỵ (1977 – 2037), Ất Tỵ (1965 – 2025)
Tuổi Ngọ: Canh Ngọ (1930 – 1990), Mậu Ngọ (1978 – 2038)
Tuổi Mùi: Tân Mùi (1931 – 1991), Kỷ Mùi (1978 – 2038)
Tuổi Thân: Mậu Thân (1968 – 2028), Bính Thân (1956 – 2023)
Tuổi Dậu: Kỷ Dậu (1969 – 2029), Đinh Dậu (1957 – 2023)
Tuổi Tuất: Bính Tuất (1946 – 2006), Giáp Tuất (1934 – 1994)
Tuổi Hợi:Đinh Hợi (1947 – 2007), Ất Hợi (1935 – 1995)
Cách chăm sóc cây Hồng mônTrong phong thủy, nếu như cây bị héo, hoặc bị bệnh, chết là một việc xui xẻo, ảnh hưởng đến vượng khí của chính bản thân gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy, nếu như bạn đang sở hữu một chậu cây Hồng môn, bạn nên biết cách chăm sóc, để cây luôn xanh tươi, như vậy không chỉ giúp thanh lọc không khí, bảo vệ môi trường, còn có thể đảm bảo nguồn vượng khí của chính bản thân một cách tốt nhất.
Cây Hồng môn là loài cây ưa bóng râm, khá dễ trồng và chăm sóc, bạn chỉ cần để ý đến một số yếu tố cơ bản như đất, nước và ánh sáng là được.
1. Nước
Cây Hồng môn là những giống cây ưa độ ẩm cao, vì thế, khi trồng cây, bạn nên bảo đảm độ ẩm của đất khoảng 70 – 80%. Nếu quá ít nước, cây sẽ bị khô héo, nếu quá nhiều dẫn đến tình trạng úng cây. Để có thể dễ hình dung hơn, mỗi lần tưới cây Hồng môn, bạn nên tưới khoảng ¾ chậu cây là được.
Lưu ý, tuyệt đối không nên tưới quá nhiều nước cho cây, bởi vì nếu bị thừa nước, cây rất dễ bị úng, thối hoặc nhiễm bệnh, gây khó khăn trong việc cứu chữa, thậm chí còn có thể khiến cây bị chết.
2. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình mà cây Hồng môn có thể chịu được là từ 15 – 30 độ. Nếu thấp hơn sẽ khiến cây không sinh trưởng và phát triển được, hoặc sinh trưởng và phát triển chậm, còn nếu cao hơn thì cây sẽ bị vàng lá, thối lá và chết.
Nếu như bạn đang sở hữu một chậu cây Hồng môn, lưu ý nên hạn chế ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào cây, nhất là ánh nắng mặt vào buổi trưa, rất gay gắt.
3. Đất đồng
Cây Hồng môn phù hợp được trồng trong đất có nhiều phù sa, tươi xốp. Khi trồng cây, bạn có thể trộn thêm ít phân chuồng hoặc phân hữu cơ, xơ dừa, trấu hun,…để giúp cây phát triển tốt hơn.
Đăng bởi: Hàn Tiêu
Từ khoá: Cây hồng môn có ý nghĩa gì? Vai trò của cây hồng môn trong phong thủy?
Ý Nghĩa Cây Mai Vạn Phúc Trong Phong Thủy Nhà Ở, Vườn Cây
Trong phong thủy, Cây Hoa Mai Vạn Phúc (Mai Tiểu Thư) mang ý nghĩa trừ tà, giúp loại bỏ khí độc.
Cây Mai Vạn Phúc, Cách trồng và chăm sóc Cây Mai Vạn Phúc, Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn, Trồng Cây Mai Vạn Phúc, Mai Vạn Phúc
Cây Mai Vạn Phúc trừ tà ma, loại bỏ khí độc
Không chỉ đẹp với vẻ bề ngoài, dễ dàng cắt tỉa, tạo kiểu mà Cây Mai Vạn Phúc còn mang đến cho gia chủ những ý nghĩa tốt đẹp, may mắn, hạnh phúc đúng như cái tên của nó.
Cây Mai Vạn Phúc có tên khoa học là Tabernaemontana dwarf, thuộc họ Trúc Đào. Cây còn có tên gọi khác là cây Mai Tiểu Thư, cây Mai Chỉ Thiên. Đây là loại cây có xuất xứ từ châu Á, hiện nay đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Mai Vạn Phúc là cây thân gỗ nhỏ, mọc bụi, cây phân thành nhiều nhánh và khi mọc sẽ có dạng hơi giống hình cầu. Cây trưởng thành có chiều cao trung bình khoảng 0,5-1m, lá cây hình trứng có cuống, mọc đối, hẹp ở hai đầu và có màu xanh nhạt. Hoa Mai Vạn Phúc thường có màu trắng, nở quanh năm, hoa khi nở có 5 cánh xòe ra hình mũi mác và tỏa hương thơm. Cây có ra quả, dài khoảng 4cm và có màu đỏ.
Cây Mai Vạn Phúc được sử dụng nhiều để làm cây cảnh, cây trang trí trong vườn. Do cây khi mọc tạo thành dạng hình cầu cho nên rất phù hợp để đặt trong những tòa biệt thự, ngôi nhà đẹp hoặc các công trình nổi tiếng. Ngoài ra cây có thể được sử dụng như một loại cây tiểu cảnh trong nhà, giúp tô điểm thêm cho không gian sống xung quanh.
Để có thể trồng Mai Vạn Phúc, phương pháp được chọn chủ yếu là chiết cành thay vì trồng bằng hạt giống. Điều này giúp tiết kiệm thời gian giúp cây phát triển, giảm được công chăm sóc ngay từ đầu khi gieo hạt giống.
Cây Mai Vạn Phúc không hề kén đất trồng. Tuy nhiên để thuận lợi nhất cho sự phát triển của cây, bạn nên lựa chọn những loại đất có độ tơi xốp tốt, cùng với đó là khả năng thoát nước tốt và tạo sự thông thoáng cho cây.
Mai Vạn Phúc ưa ánh sáng, phù hợp để trồng ở ngoài trời. Tuy nhiên khi thời tiết vào mùa hè, bạn không nên đặt chậu cây dưới ánh nắng trực tiếp từ Mặt Trời, vì rất dễ làm khô héo và chết cây.
Mai Vạn Phúc phù hợp với dải nhiệt độ từ 18-25 độ C để có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu nhiệt độ cao hoặc thấp hơn dải nhiệt độ trên có thể khiến cây chậm ra hoa, cành lá mau bị khô héo.
Cây khá ưa ẩm, do đó bạn cần thực hiện tưới ít nhất 1 lần/ngày vào sáng sớm hoặc khi chiều muộn. Nếu chậu cây đặt ở ban công hoặc trên sân thượng vào mùa hè, bạn có thể tăng thêm số lần tưới để đảm bảo cây có đủ độ ẩm cần thiết.
Bạn có thể tiến hành bón lót cho cây Mai Vạn Phúc bằng phân NPK hoặc phân hữu cơ khoảng 1 lần/tháng. Đặc biệt khi cây bước vào giai đoạn nở hoa thì cần thêm nhiều dinh dưỡng hơn nữa.
Thường xuyên quan sát cây để phát hiện xem cây có bị sâu hoặc côn trùng ăn lá tấn công hay không. Dùng kéo cắt tỉa bớt cành lá thừa, cành lá bị bệnh để tạo hình cầu tròn cho cây. Từ đó giúp chậu Mai Vạn Phúc của bạn thêm đẹp mắt hơn.
Cây Phát Lộc Là Cây Gì ⚡️ Ý Nghĩa Đặc Biệt Trong Phong Thủy
Posted on
Hiện nay, nhiều người coi cây Phát lộc hay cây Phất dụ là một lựa chọn không thể thiếu khi chuẩn bị cây cảnh cho ngôi nhà của mình.Vậy loài cây này có điểm gì nổi bật?
Tên: Phát lộc
Tên gọi khác: Phất dụ, Trúc may mắn, cây Phát tài phát lộc…
Họ: Măng tây (Asparagaceae)
Tên khoa học: Dracaena Sanderiana
Cây Phát lộc
Cây phát lộc thuộc loại thân cỏ, có nguồn gốc từ các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và cả Việt Nam.
Điểm nổi bật của phát lộc là thân cây hình thành từ nhiều đốt ngắn, đều và rỗng bên trong, thường có màu xanh hoặc xanh vàng. Ở mỗi đốt đều có mắt, các nhánh con được mọc ra từ các mắt này. Nhìn chung phân thân khá giống với cây tre nhưng đốt ngắn và mềm hơn.
Cây có lá màu xanh bóng, xen lẫn là các đường gân màu xanh đậm hoặc màu vàng.
Cây có dạng rễ chùm, khá xum xuê, bởi vậy mà nhiều người thường trồng cây phát lộc theo dạng thủy sinh để có thể khoe bộ rễ trắng muốt.
Nhiều người trồng cây phát lộc trong chậu thủy sinh
Về đặc tính, cây sinh trưởng khá nhanh, ưa bóng nên có thể trồng trong nhà, tất nhiên là cây trồng ngoài trời tự nhiên lúc nào cũng tốt hơn.
Đặc biệt, dù có thân đốt nhưng thân cây phát lộc lại khá mềm, bạn có thể dễ dàng uốn nắn theo nhiều hình dáng khác nhau để làm cảnh.
Trong cây phát lộc có chứa thành phần canxi oxylate, đây là thành phần có thể gây ra các vấn đề về lưỡi, môi, mắt, hay họng. Nếu tiếp xúc hay ăn phải có thể gây ngứa miệng, đau họng, nặng thì rối loạn tiêu hóa, khó thở…
Do đó, nếu trong nhà có trẻ nhỏ hay vật nuôi thì cần chú ý vị trí đặt cây để đảm bảo an toàn. Nếu tiếp xúc với nhựa cây thì cần nhanh chóng rửa sạch, còn không may ăn phải thì cần tới trung tâm y tế để thăm khám ngay.
Với màu xanh bắt mắt, thân đẹp, hình dáng đa dạng, không khó hiểu khi cây phát lộc được trồng làm cảnh ở nhiều khu vực.
Bạn có thể trồng cây phát lộc trong các tiểu cảnh, trồng dọc lối đi hay bờ tường. Nếu trồng trong chậu, bạn có thể đặt chậu ở nhiều nơi như bệ cửa sổ, bàn làm việc, bàn tiếp khách… các chậu to có thể đặt ở giếng trời, tiền sảnh, hành lang.
Dù đặt ở đâu, cây phát lộc cũng mang tới sự tươi mới, làm sinh động cảnh quan xung quanh lên rất nhiều.
Cây phát lộc có thể trồng cảnh ở nhiều vị trí
Không chỉ vậy, theo nhiều nghiên cứu thì cây phát lộc còn có khả năng loại bỏ nhiều loại độc tố trong không khí như xylen, ethylbenzene, benzene… từ đó giúp bạn có một không gian sống trong lành.
Ngoài làm cảnh, nhiều người còn dùng những chậu cây phát lộc nhỏ như một món quà tặng ý nghĩa trong các dịp như sinh nhật, tân gia, khai trương hay lễ tết…
Là loài cây có thể sinh sống trong nhiều điều kiện thời tiết, lại có dáng đứng hiên ngang, cây phát lộc tượng trưng cho sự vững chắc, bình an, mang lại vượng khí, năng lượng sống và may mắn cho người trồng.
Trồng cây phát lộc cũng giúp cho gia chủ và người thân ổn định tinh thần, giải quyết các vấn đề về tâm lý.
Là một cây hội tụ đầy đủ các yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, cây phát lộc được xem là mang lại nguồn năng lượng phong thủy phong phú.
Chỉ riêng số lượng cây được trồng trong chậu cũng mang ý nghĩa khác nhau, ví dụ như:
2 cây: mang lại sự ổn định, bền vững trong tình yêu và hôn nhân.
3 cây: giúp cải thiện tinh thần, cho bạn và gia đình luôn cảm thấy hạnh phúc.
5 cây: mang tới sức khoẻ dồi dào, tượng trưng cho sự trường thọ.
8 cây: thích hợp cho những người đang tập trung kinh doanh, giúp công việc thuận lợi, tiền bạc dư giả.
9 cây: tượng trưng cho sự may mắn, vượng khí, mang về tài lộc dồi dào.
Số lượng cây trong chậu mang ý nghĩa khác nhau
Qua những thông tin phía trên thì chắc hẳn bạn cũng biết là hoàn toàn có thể trồng cây phát lộc trong nhà rồi.
Để gia tăng hiệu quả trong việc mang lại vượng khí, bạn nên đặt chậu phát lộc ở phía Đông hoặc phía Bắc căn phòng, như vậy sẽ giúp tinh thần, sức khỏe và may mắn của bạn gia tăng.
Cách trồng cây Phát lộc không hề khó, nếu bạn chưa có cây giống thì có thể mua một chậu nhỏ ở các đại lý cây cảnh, giá cũng không cao lắm. Còn nếu đã có cây lớn, bạn có thể dễ dàng nhân giống bằng cách giâm cành.
Đầu tiên, bạn chọn một cành đã mọc dài, dùng dao sắc loại bỏ các lá ở sát gốc, sau đó cắt cành ở vị trí gần sát gốc cành.
Ngâm cành trong nước có pha dung dịch kích rễ, khi cành bắt đầu ra rễ thì lấy ra đem trồng vào đất hoặc bình thủy sinh, cành sẽ phát triển thành cây mới.
Đất để trồng cây phát lộc không cần quá màu mỡ, chỉ cần đảm bảo độ tơi xốp và khả năng thoát nước. Bạn nên trộn ít cát, sỏi nhỏ, than bùn, xơ dừa và phân hữu cơ để đất đạt đổ chuẩn tốt nhất.
Nếu trồng trông chậu thì cần chọn chậu có kích thước lớn hơn chu vi cây khoảng 5cm, chậu phải có lỗ thoát nước đầy đủ.
Sau khi trồng cành cây xuống đất, bạn nén nhẹ rồi tưới nước thường xuyên để duy trì độ ẩm cho đất.
Trồng cây trong đất
Với lợi thế bỗ rễ xum xuê và trắng đẹp, nhiều người chọn cách trồng cây phát lộc thủy sinh. Cách trồng cũng đơn giản hơn khi bạn không phải chuẩn bị đất.
Đầu tiên, bạn chuẩn bị chậu thủy tinh, đổ nước vào đủ cao để ngập bộ rễ của cây, tốt nhất là từ 3 – 8cm. Pha thêm ít phân bón dạng dung dịch tan trong nước và dung dịch kích rễ.
Cho cây vào chậu, dùng ít sỏi rải phía đáy chậu và chèn lên để cố định vị trí cây. Nếu trồng nhiều cây thì nên dùng dây để cố định các cây với nhau.
Ưu điểm là bạn không cần tưới nước, chỉ cần thay nước mỗi 1 hoặc 2 tuần một lần là cây sẽ sinh trưởng tốt.
Trồng cây thủy sinh
Tưới nước: đừng tưới quá nhiều bởi cây phát lộc không sống được khi rễ bị úng. Tốt nhất là chỉ tưới khi bạn nhận thấy đất khô. Thường thì khoảng 1 lần mỗi tuần, nếu thời tiết nắng nóng thì 2 lần mỗi tuần. Thi thoảng, thay vì tưới nước, bạn có thể dùng bình xịt nước lên lá cây để cấp ẩm là đủ.
Ánh sáng: phát lộc là loại cây ưa mát, bạn nên đặt cây ở những nơi thoáng mát và có ánh sáng gián tiếp. Tránh đặt cây ở nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, thay vào đó, mỗi tuần bạn mang cây ra nắng sớm khoảng 1 – 2 tiếng để cây quang hợp là đủ.
Nhiệt độ: là loài cây ưa ấm ấp, nhiệt độ phù hợp nhất để cây phát lộc phát triển là từ 18 – 32 độ C. Nếu trồng cây trong văn phòng, bạn không nên bật điều hòa ở nhiệt độ thấp quá lâu.
Tạo dáng: với lợi thế là thân cây mềm dẻo, bạn có thể dễ dàng uốn nắn cây phát lộc theo các hình dáng mong muốn. Để việc tạo dáng dễ dàng, bạn cần uốn khi cành đang còn non, dùng dây thép quấn quanh cành và uốn theo ý muốn, khi cây cứng cáp thì có thể tháo thép ra.
Phòng trừ sâu bệnh: trong quá trình chăm sóc, bạn cần thường xuyên cắt tỉa để cây được gọn gàng. Cùng với đó là chú ý quan sát để loại bỏ cành lá khô. Nếu phát hiện sâu bệnh cần mua thuốc về phun để loại bỏ. Thấy lá cây héo úa, ngả vàng thì cần bổ sung dưỡng chất cho cây vì có thể cây đang thiếu dinh dưỡng.
Chăm sóc cây phát lộc không hề khó
Cách chăm sóc cây phát lộc thủy sinh có phần đơn giản hơn rất nhiều. Các yêu cầu về ánh sáng, nhiệt độ tương tự như trồng cây trên đất.
Riêng về tưới nước thì bạn không cần thực hiện, chỉ cần thay nước mỗi 1 – 2 tuần. Khi thay nước bạn nên tranh thủ pha luôn phân bón dạng dung dịch vào nước để tăng dưỡng chất cho cây luôn.
Lượng nước trong chậu luôn cần đảm bảo ngập hết bộ rễ. Nước thay cho cây nên là nước máy đã để lắng 1 ngày, như vậy sẽ đảm bảo nước nuôi cây luôn sạch.
Cây Đại Tướng Quân Là Gì? Ý Nghĩa Cây Đại Tướng Quân Trong Phong Thủy
Hiện nay, nhiều gia đình rất quan tâm đến việc chọn một loại cây để trồng trong vườn của mình sao cho vừa có tác dụng thẩm mỹ mà còn có những tác động tích cực cho chủ nhà. Một trong những loài cây được mọi người săn đón khá nhiều đó chính là cây Đại Tướng Quân.
Tên gọi và nguồn gốcCây Đại Tướng Quân có tên khoa học là Crinum asiaticum L., thuộc họ thủy tiên và thường có các tên gọi khác như cây tỏi voi, cây chuối nước, cây náng,… Chúng có nguồn gốc từ Châu Mỹ được tìm thấy ở Ấn Độ, Indonexia và đảo Molluyc về sau được du nhập vào Việt Nam thời Pháp thuộc.
Tại Việt Nam, cây Đại tướng quân phân bố cạnh bờ sông, suối, ao hồ, sông rạch nơi có đất ẩm ướt, khí hậu mát mẻ. Ngoài ra, cây có vị cay, tính mát còn được thu hoạch để làm thuốc. Một số khách thì được dùng làm cây cảnh.
Đặc điểm hình dángChúng có phần thân hình trụ tròn, là một loài thân thảo mềm. Chiều cao trung bình rơi vào khoảng 1 – 1,5m.
Lá của chúng có hình mũi mác dài tầm 1m, lúc non có màu xanh lục sau đó chuyển dần sang xanh đậm khi về già, mọc theo lớp, chủ yếu tập trung nhiều ở phần trên củ.
Hoa của chúng đặc biệt rất nổi bật, thường là 2 màu là trắng và đỏ. Thời gian nở hoa thường rơi vào tháng 3 – 7 hằng năm. Hoa sẽ thường mọc ở phần trung tâm của cây và mọc theo cụm rất lớn trên cùng 1 cuống dài tầm 60cm.Trên một bông thường có 5 – 6 tràng hoa chụm lại trông rất đẹp, tỏa hương thơm ngát. Tuy nhiên, đây lại là loài hoa rất chóng tàn, tầm 2 – 3 ngày là nó đã bắt đầu ủ rũ rồi.
Phần cuống hoa phình ra tạo quả sau khi cánh hoa rụng hết đi. Quả của chúng có nhiều hình thù to nhỏ khác nhau, chủ yếu là hình cầu có màu xanh nhạt.
Tất cả các phần của loài cây này đều có thể sử dụng làm vị thuốc tốt cho sức khỏe, từ hoa, lá cho tới thân, rễ. Sở dĩ chúng có thể trưng dụng hết các phần như vậy là bởi trong mỗi phần của cây đều có những chất hóa học được sử dụng trong y học nhằm bảo vệ sức khỏe con người như: Crinamin, Ambelin trong hoa hay Lycorin và Crinamin trong quả của chúng,…
Chúng đều là những chất được dùng để hỗ trợ chữa trị hiệu quả một số bệnh cho con người, điển hình là một số bệnh như:
Đau nhức xương khớp
Trị các vết máu bầm, máu tụ
Trị viêm họng
Đau mỏi lưng lâu ngày
Trong phong thủy, giống như cái tên Đại Tướng Quân, chúng được người đời truyền lại là được dùng để trấn đất, tức dùng để canh giữ đất đai và cầu bình an cho gia chủ. Theo quan niệm xưa thì cây Đại Tướng Quân sẽ có thể mang lại hạnh phúc và bình an khi hoa nở. Vì vậy, ta có thể thấy chúng thường được đặt ở giữa phòng hoặc trồng trước cửa nhà để phát huy tối đa công dụng của nó.
Bên cạnh đó, chúng là loài hoa có mùi thơm rất nhẹ nhàng, khiến cho mọi người thư giãn rất tốt và chúng có thể giúp thanh lọc không khí nữa. Vì vậy, chúng giúp cho mọi người có được tâm trạng thoải mái, dễ chịu và đầy hứng khởi để bước vào một ngày làm việc mới.
Thời vụ trồng: Cây Đại Tướng Quân thường nở hoa vào mùa hè vào lúc thời tiết mát mẻ hay ấm áp. Do đó, thời gian thích hợp trồng cây nhất là giai đoạn cuối đông, đầu xuân hoặc vào mùa mưa, lúc này khí hậu trở nên bớt khô và nhiều độ ẩm giúp cây sinh trưởng một cách thuận lợi nhất.
Ánh sáng: Cây Đại Tướng Quân là cây ưa sáng và ưa ẩm nên nếu trồng trong nhà, bạn nên tranh thủ cho cây ra phơi nắng sớm và tưới nước đều đặn thường xuyên.
Nhiệt độ: Cây chịu được nhiệt độ nóng và lạnh rất tốt (khoảng từ 25 – 30 độ C) nên có thể trồng cây ở vùng nào cũng được. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh dễ khiến cây khó ra hoa và phát triển theo đúng dự định.
Đất trồng: Cây Đại Tướng Quân là loài dễ trồng và chăm sóc, dễ dàng thích nghi với nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là phải trồng trong loại đất tơi và xốp để đảm bảo thoát hơi nước tốt hơn, giúp cây tránh bị úng rễ và đảm bảo mức độ oxy đủ cho rễ cây hô hấp.
Hố trồng: Để cây được phát triển tốt, trước khi trồng cây nên bón lót bằng phân bón lót trộn với đất cho cây. Đào hố trồng có kích thước 50x50x50 cm.
Giống cây trồng: Giống cây tốt sẽ có thân mập, bầu đất không bị vỡ, lá xanh tốt.
Tưới nước: Thời gian đầu cây con cần nước để phát triển. Vì là cây ưa ẩm nên bạn cần chú ý đến việc bổ sung độ ẩm cho cây, tuy nhiên không cần tưới nước quá nhiều, duy trì tưới 2-3 lần/tuần. Có thể tăng dần số lần tưới vào thời tiết hanh khô.
Advertisement
Bón phân: Không nhất thiết phải bón quá nhiều phân cho cây Đại Tướng Quân, cần chú ý bón phân vào thời điểm trước khi cây ra hoa là được. Có thể dùng phân NPK hay phân chuồng ủ hoai mục để thúc cho cây phát triển tốt hơn, vào thời điểm cây ra hoa sử dụng thêm phân kali để hoa được nở đẹp hơn và lâu tàn.
Chúng cũng là một loài cây có sức khỏe rất tốt bởi rất ít khi bị sâu bệnh. Nếu cây của bạn bị sâu ăn lá thì bạn cũng có thể ngắt lá đó đi để ngăn chặn sâu bệnh.
Cây Ngũ Gia Bì Trong Phong Thủy Có Ý Nghĩa Gì? Cách Trồng Và Chăm Sóc?
Ngũ gia bì là loại cây thân nhỏ, chiều cao có thể lên đến 2m. Cành cây vươn dài và có rất nhiều gai. Lá ngũ gia bì mọc so le từng chùm, có hình bầu dục hoặc thuôn, mỗi chùm khoảng 3-5 lá. Cây ngũ gia bì cũng có hoa và quả. Hoa ngũ gia bì mọc ở đầu cành, màu trắng lục, cánh hình tam giác. Quả có hình cầu dẹt và khi chín lên có màu đen.
Mang đến không gian thư thái
Trong phong thủy, trồng cây ngũ gia bì trong nhà sẽ mang đến một không gian thư thái, thoáng mát cho gia đình bạn. Bởi lá cây luôn xanh tốt quanh năm, căn phòng của bạn sẽ luôn trở nên thoáng đãng, sạch sẽ, và mang đến cho bạn sự thoải mái, tươi tắn đấy.
Cây ngũ gia bì sẽ giúp thanh lọc không khí, đồng thời cũng có tác dụng trong việc hạn chế sự “tấn công” của các loại côn trùng. Do đó, một chậu cây ngũ gia bì đặt trong phòng khách sẽ giúp không gian xanh mát hơn.
Bên cạnh đó, nếu đặt một cây ngũ gia bì trên bàn làm việc, đầu óc bạn cũng sẽ trở nên tỉnh táo và minh mẫn hơn. Đặt cây ngũ gia bì trên bàn làm việc sẽ giúp bạn có thêm năng lượng để giải quyết công việc nữa đấy.
Hút tài lộc và vượng khí
Ngoài ý nghĩa trên thì trong phong thủy, cây ngũ gia bì còn có ý nghĩa đối với việc thu hút tài lộc và vượng khí cho gia chủ. Nếu muốn thay đổi vận may trong công việc và cuộc sống, hãy thử đặt một chậu cây ngũ gia bì lên bàn làm việc hoặc trong văn phòng của bạn.
Loại cây này sẽ giúp ngôi nhà của bạn có nhiều vượng khí hơn, đồng thời cũng mang đến sự ổn định, thuận lợi cho con đường tài vận của bạn. Bên cạnh đó, trồng loại cây này cũng mang đến sự may mắn, thịnh vượng cho gia chủ, giúp củng cố tiền bạc, quản lý và giữ vững tài khí. Cũng theo các chuyên gia phong thủy, trồng cây ngũ gia bì trong nhà, mọi người trong gia đình sẽ có sức khỏe tốt hơn, luôn hòa thuận và có tinh thần thoải mái, vui vẻ.
Đặc biệt, điều này rất chính xác với những người tuổi Dần, bởi ngũ gia bì được xem là bùa hộ mệnh cho người tuổi này và những người thuộc mệnh Mộc.
Không chỉ có ý nghĩa đặc biệt trong phong thủy mà cây ngũ gia bì còn rất dễ trồng và chăm sóc nữa đấy. Bạn không cần phải tốn quá nhiều công sức chăm bón mà cây vẫn có thể sinh trưởng phát triển xanh tốt quanh năm.
Cây ngũ gia bì rất ưa ánh sáng, tuy nhiên bạn không nên trồng cây dưới ánh sáng gắt của những ngày hè. Nếu trồng cây ngoài trời, bạn có thể tạo lưới che màu đen để bảo vệ cây. Còn nếu bạn trồng cây trong nhà, tốt nhất hãy để cây ở cửa sổ, và hàng tuần cũng nên đưa cây ra ngoài hấp thụ ánh nắng tự nhiên.
Cây có khả năng thích ứng tốt với môi trường xung quanh. Song khoảng nhiệt độ lý tưởng cho cây là từ 20 – 30 độ C.
Như nhiều loại cây trồng khác, cây ngũ gia bì cũng rất ưa nước. Nếu cây của bạn được trồng ngoài trời, hãy tưới cây mỗi ngày 1 lần. Còn nếu trồng trong nhà, bạn chỉ nên tưới 2 lần là được. Mỗi lần tưới nên cách nhau một khoảng thời gian để tránh vi khuẩn sinh sôi do đất ẩm quá lâu.
Để giúp cây mọc tốt hơn, bạn có thể trộn thêm vào đất trồng một ít xơ dừa, phân bò hoặc tro. Điều đó sẽ giúp đất thông thoáng hơn.
Thông thường, người ta sẽ trồng cây ngũ gia bì bằng cành. Sau khoảng nửa tháng, rễ cây sẽ mọc dài ra và cây nảy thành mầm mới.
Advertisement
Ngũ gia bì rất dễ bị phá hoại bởi rầy nâu khi cây bắt đầu ra lá non. Khi đó, bạn có thể cắt bỏ những lá bị phá hoại đi rồi dùng thuốc trừ rầy tiêu diệt chúng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Ý Nghĩa Cây Hồng Môn Trong Phong Thủy Và Trong Thực Tiễn trên website Xfsq.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!